TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - THÂN GỬI ANH TÔN THẤT TUỆ
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

THÂN GỬI ANH TÔN THẤT TUỆ

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Fri Feb 13, 2015 7:58 am    Tiêu đề: THÂN GỬI ANH TÔN THẤT TUỆ



THÂN GỬI ANH TÔN THẤT TUỆ


     
THÂN GỬI ANH TÔN THẤT TUỆ (2)

      Trước hết em xin thưa với anh: Em rất cảm mến anh vì em giống anh ở chỗ thích nghiên cứu những vấn đề học thuật và tư tưởng – ít ra là Phật học (Buddhology). Vì thế em gác lại công việc (dịch ba cái giấy tờ cho thân chủ đi nước ngoài đoàn tụ ấy mà, không gấp lắm!) để viết thư cho anh. Vui lắm. Nhờ trang webDuyTan mà anh em mình có dịp chia xẻ nhau những hiểu biết về Phật học.
      Bây giờ có hai mục em nói với anh.

      1- Về 14 câu hỏi Phật không trả lời.
      Như anh đã viết, anh đang có kinh bộ nguyên thủy (Nikàya) bản Việt dịch của cố HT Thích Minh Châu (có luôn chữ ký của ngài) thì anh cũng thấy rõ rồi khi đối chiếu với diễn dịch của Santina, em không nhắc lại, em chỉ muốn nói điều này:

      Kinh mà Satina gọi tên Chulamalukya Sutta không biết ông ta đọc thẳng bản chữ Pàli hay bản chữ Hán hay qua bản dịch tiếng Anh, nhưng nếu đọc bản Pàli thì tựa kinh phải là Cùla-Mà lunkyaputtasuttam (bên dưới chữ l có dấu nặng và bên trên chữ n cũng có dấu nặng nữa, em không có font chữ Pàli nên không thể gõ thêm dấu nặng trên hoặc dưới) – chữ PUTTA có nghĩa là đứa con trai, Tàu dịch là TỬ. HT Minh Châu giữ nguyên (và tựa kinh là Màlunkya tiểu kinh – Màlunkyasuttam; có dấu nặng bên trên chữ n), còn sư cô Trí Hải dịch là Man đồng tử là vậy.

      Em nói bản chữ Pàli hay bản chữ Hán là như vầy: trong bản chữ Pàli, kinh Cula-Màlunkyaputtasuttam được xếp vào kinh số 63 trong tổng cộng 152 kinh của Majjhima Nikàya (Trung Bộ kinh). Trong bản chữ Hán - Bộ Trung A-hàm, kinh này được gọi là KINH TIỄN DỤ xếp vào kinh số 221 trong tổng cộng 222 kinh (là kinh cuối cùng có tên KINH LỆ mà không có bản tương đương nào so với Majjhima Nikàya).

      Nếu anh có bộ Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh (Việt dịch) khổ lớn chữ vừa do Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc xuất bản năm 2000 bởi HT Thích Tịnh Hạnh (sinh năm 1940, được HT Thích Minh Châu chọn đi du học ở Đài Loan từ năm 1969, từ đó thầy định cư ở đó luôn) đứng ra chịu trách nhiệm cho dịch trường ở Việt Nam và ấn loát ở Đài Bắc, anh sẽ thấy kinh này (Kinh Tiễn Dụ) nằm ở tập 3 trong số 69 tập của bộ đại tạng này. Kinh Tiễn Dụ này ở tập 3 nằm từ trang 939 đến 944. Kinh Trung A-hàm gồm 2 tập với tổng cộng 1622 trang = 906 tr (tập 1) + 956 tr (tập 2) khổ lớn so với 69 tập ngót nghé 69. 000 trang của toàn bộ Đại tạng kinh này! [Đây là bộ đại tạng kinh đầu tiên của nước nhà, sau Trung Hoa vài trăm năm và Nhật Bản gần một trăm năm. Đó là chưa kể tạng Luận và Luật gồm 120 tập ngót nghét cũng gần 120. 000 trang sắp thành hình trong năm nay. Một công trình quá vĩ đại mà thầy để lại cho đời sau].

      Lại nữa, nếu anh đối chiếu kinh Tiễn Dụ trong Bộ Trung A-hàm tập 3 của bộ Đại Tạng Kinh Việt Nam nói trên với kinh Tiễn Dụ trong Trung A-hàm tập 3- Tiểu tạng Thanh văn (nxb Phương Đông, Việt Nam, 2009, khổ 14x20 chữ vừa) do TT Tuệ Sỹ dịch & chú giải, từ bản chữ Hán, có đối chiếu với bản chữ Pàli thì kinh này nằm từ trang 725 đến 734 và lời dịch giống như nhau tức là cùng một dịch giả. Như anh biết đấy, TT Tuệ Sỹ (sinh năm 1943) là một tu sĩ thông tuệ và lỗi lạc hàng bậc nhất hiện còn sống của Phật giáo Việt Nam; thầy rất thông thạo chữ Hán, Pàli, Sanskrit và Tạng ngữ chưa kể các sinh ngữ khác như Anh, Pháp, Đức và Nhật không qua trường lớp nào cũng như chẳng có Ph. D gì cả như Peter Della Santina. Thầy đã dịch trọn bộ A-hàm với tựa: Tiểu tạng Thanh văn, gồm 4 bộ: Trường A-hàm (1008 tr.), Trung A-hàm (2510 tr.), Tạp A-hàm (2511 tr.) và Tăng nhất A-hàm (1622 tr.) tổng cộng = 7651 trang chưa kể tập Tổng Mục cho mỗi bộ kinh (với đầy đủ chữ Pàli, Hán và Sanskrit) (Trường: 426 tr., Trung: 286 tr., Tạp: 330 tr., và Tăng nhất: 278 tr. = 1320 trang) ngót nghét 10. 000 trang.

      Tương tự như vậy kinh Màlunkyasuttam bản dịch của HT Minh Châu cũng có trong Đại Tạng Kinh Việt Nam – Nam Truyền, tập 2, nxb Tôn Giáo, 2012; từ trang 521 đến trang 526.

      2- Như vậy, anh thấy đó, cũng là Kinh Trung Bộ tuy khác nhau về từ ngữ (Nikàya của văn hệ Pàli và Àgama của văn hệ Sanskrit hay A-hàm của văn hệ Hán ngữ) nhưng văn hệ Pàli chỉ có 152 kinh trong khi văn hệ Hán có đến 222 kinh (bản chữ Sanskrit hầu như không còn). Khác xa nhau quá. Có lẽ chính vì vậy mà cố HT Thích Minh Châu (1920-2012) khi được sang du học Ấn Độ từ năm 1952 đến 1963, ngài đã trình luận án tiến sĩ với nhan đề: The Chinese Madhyma Àgama and The Pàli Majjhima Nikàya – A comparative study [/b[b]](So Sánh Trung Bộ kinh chữ Pàli và Trung A-hàm chữ Hán) tại Bihar University năm 1961 và đã được chấm đậu với hạng tối danh dự với lời ban khen của hội đồng giám khảo ; trước đó vào năm 1958 ngài đã đậu thủ khoa đặc hạng danh dự Cao học Pàli cũng tại đại học này, được gọi là Nalanda mới (Nava Nalanda Mahavihara) ; và đã được chính Tổng thống Ấn Độ đích thân trao văn bằng tiến sĩ văn học Pàli. Quả là một vinh dự cho nước nhà. Trong Lời nói đầu của luận án, giáo sư S. Mookerrjee, Viện Trưởng (của Nava Nalanda Mahavihara) đã viết: Công trình của ngài đã thật sự mở rộng ra một chân trời cho kiến thức của chúng ta (His work has really extended the horizon of our knowledge) (xin xem The Chinese Madhyma Àgama and The Pàli Majjhima Nikàya – A comparative study. Sách dày ngót 400 trang khổ lớn, chữ nhỏ ; Viễn Đông Tân Ấn Quán, Saigon, ấn loát & phát hành năm 1964).

      Đó chỉ nói về các tập kinh được cho là nguyên thủy hay gần nguyên thủy nhất do chính Đức Phật Thích Ca thuyết, chứ chưa nói đến các kinh khác thuộc Phật giáo các bộ phái (hay còn gọi là Phật giáo đại chúng, Phật giáo đại thừa). Theo sử sách, cuộc kiết tập kinh Phật lần đầu tiên xảy ra tại thành Vương Xá (Rajagrha) ngay sau khi Đức Phật nhập niết bàn và trong cuộc kiết tập ấy có sự tranh luận rất gay gắt. (Xin xem 2500 Year of Buddhism, India, 1956 ; bản Việt ngữ 2500 năm Phật giáo, Nguyễn Đức Tư & Hữu Song dịch – nxb Văn hóa Thông tin, 2002; trang 50).

      3- Đấy, anh thấy không. Quá phức tạp và rối rắm so với The Holy Bible của Ki-Tô giáo hay The Noble Qu’rân của Hồi giáo và Bhagavat Gìtà của Ấn giáo ; họ chỉ có mỗi một cuốn kinh thôi.
      Còn đạo Phật, từ những lời dạy nguyên thủy rất giản dị và thực tiễn của Đức Thích Ca Mâu-ni nhằm giúp con người diệt các khổ đau mang tính chất đạo đức học, thì trải qua bao nhiêu thế kỷ sau đó được các đại sư Ấn giáo phát triển thành môn siêu hình học với quá nhiều kinh luận dẫn đến các mê-cung chằng chịt khiến cho những người sơ cơ bước vào dễ bị lạc lối. Chính vì thế cuối cùng TÍN NGƯỠNG DI-ĐÀ xuất hiện với Đấng Chí tôn là Phật A-Di-Đà, và giờ đây đa phần Phật tử chỉ biết có Phật A-Di-Đà mà thôi với câu niệm hằng đêm và mỗi buổi sớm mai: Nam-mô A-Di-Đà Phật giống như đạo Chúa với câu: Lạy Cha của con ở trên trời, danh Cha được thánh, nước Cha được đến, ý Cha được nên, xin Cha cho con chén cơm ăn đủ ngày... hoặc Hồi giáo với: In the Name of Allàh, the Most Gracious, the Most Merciful. You (Alone) we worship, and You (Alone) we ask for help (for each and everything). Guide us to the Straight Way; và Ấn giáo với lời cầu nguyện: Hare Krishna Hare Krishna, Krishna Krishna, Hare Hare.  

   Với em, em chỉ biết có TÂM ĐIỂM O giữa hai trục tung và hoành giao nhau trên đồ thị. Chính nơi đó LONG THỌ (một vị Bồ-tát kiệt xuất của Phật giáo đại chúng bộ, với Thuyết Nhất Thiết Không –Sarvasùnyavàda) gọi là:

      Bất sinh diệc bất diệt
      Bất thường diệc bất đoạn
      Bất nhất diệc bất dị      
      Bất lai diệc bất xuất.

     (Cưu-ma-la-thập thế kỷ thứ V Hán dịch từ chữ Sanskrit)
 
      Nơi đó cũng là CỐC THẦN BẤT TỬ (theo Lão giáo) trong tận cùng trái tim ta, trái tim tượng trưng cho YÊU THƯƠNG, TỪ ÁI.    

      Chào anh, chúc anh vui khỏe và tinh tấn.
      ĐỖ KIM PHỤNG (Feb. 13th 2015)



Về Đầu Trang
tonthattue



Ngày tham gia: 17 Jul 2010
Số bài: 209
Đến từ: Georgia USA

Bài gửiGửi: Thu Feb 19, 2015 1:32 pm    Tiêu đề: (thư của dokimphung)


Cùng thân hữu xứ Tây Đô,

Tôi có mầy điều rời rạc, không đầu đuôi gợi lên từ bài tham luận của bạn.
a) Theo sự nghiên cứu của Hội Cư Sĩ Nhật, Soka Gakai International SGI) thuộc tông Nhật Liên (Nichiren) trong tất cả các tôn giáo, kinh PG là consistent nhất (không mâu thuẩn trước sau). Tôi nghĩ nên nói thêm ngoại trừ kinh Koran (vì mới nhất và mọi tín đồ phải dùng một ngôn ngữ là Arab, không ai được khuyến khích dịch thuật hay bàn luận. Phái sufism có làm khác chút đĩnh).

Chỉ nói chuyện riêng của PG, những mâu thuẩn coi trầm trọng nhưng chỉ là những mặt nhỏ của một quả cầu, (multi scopic globe)). Nói mọi thứ cho hụt hơi rồi phá chấp; nói vô ngã cho đến gần chết thì thuyết chân ngã, rồi phá chấp: kinh điển đại thừa phương quảng vừa là thuốc bổ vừa thuốc độc. Tục đế là gì, chân đế là gì. Luận lý tây phương A = B và không thể = B trong lúc Á Đông nhìn theo động tính: sắc bất dị không rồi sắc tức thị không. Ngôn ngữ không thể chụp hết chụp trọn chân lý toàn diện.

Các kỳ quy tập kinh điển lệ thuộc vào người tổ chức qui tập. Cũng theo hội SGI, Ngài Ca Diếp chỉ chú trọng đến đời sống tăng già, đóng cửa mà tu nên không tha thiết với các kinh khác. Nếu Ngài Xá Lợi Phất còn sống thì có sự khác biệt (tình cờ Nhan Hồi chết trước Không Tử, mãi đến một thế hệ nữa mới có Mạnh Tử). Cho đến ngày nay, dòng PG chạy qua phía Đông (Tàu Nhật…) thích Ca Diếp, và hay nói Ca Diếp cười mà chứng đạo. Trong lúc ấy hướng xuống Nam thì thích XLP hơn; do đó cách thức trình bày và thuyết giảng cũng có phần khác nhau. Ví dụ, Kinh Dì Đà –dù ai nói ngửa nói nghiêng –cũng ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ ở Á Đông. Tuy không chính danh là kinh 100%, Kinh Na Tiên (thảo luận giữa Nagasena và vua Melinda) là một kinh chính của tiểu thừa Miến Điện và Tích Lan, lại ít được biết ở Á Đông.

Những kinh điển quy tập sau thì bị cho là của Long Thụ, không phải là của Phật. Phật đi khắp nơi và khẩu thuyết; mỗi nơi cũng tùy sở thích mà nhớ cái nầy nhiều hơn cái kia. Ví dụ bạn thích tango thì không chú ý đến valse. Mặt khá các đệ tử lúc Phật còn sống vẫn chia nhau đi giảng, lập lại những gì đã nghe, cũng như một nữ tu nghe Phật đem về cho một bà trong hoàng cung nghe (kinh Phật Thuyết như vầy????).

b) Ngày nay chính tại VN mới là cái ổ đi tầm bậy. Thích Nhất Hạnh đã xem như viết lại Tâm Kinh. Thích Trí Quang dịch Pháp Hoa không sai nhưng thêm vào chính văn những điều đáng lẽ để ở cước chú. Bạn nghĩ gì khi các thế lực thông tin lăng xê (lancer) học thuyết Phật Giáo Nguyên Chất; nguyên chất như nước mắm nhĩ Phan Thiết? PG o ri gin tú nớp ba dăng co cát xế? Chính sách sửa sách vở, sửa di tích lịch sử v.v… cũng không tha bỏ kinh Phật. Sách của Đặng Trung Còn không còn như xưa.

Phật Thích Ca nê han??????????đối chiếu với các bản dịch cũ mới biết chuyện rất xưa: Phật nhập Niết Bàn (mở đầu kinh Niết Bàn). Tôi không biết chữ Phạn, chữ Tàu, nhưng tôi nghĩ thầy nầy rất giỏi tiếng anh: weed danh từ = cỏ dại; động từ = nhổ cỏ dại. Nê han là niết bàn (đọc theo tiếng Tàu); cũng là nhập niết bàn và rồi ra sẽ là xuất niết bàn. Đây là khuynh hướng Tàu hóa, dùng chữ Tàu với nghĩa của Tàu, hiện nay các bản dịch truyện chưởng đã khác biệt với chuyện dịch 1980 (không kể trước 75).

Có thầy đã dùng hai chữ “bổn môn” đã có từ thời Tri Di, Thiên Thai Tông để chỉ phần chính của Pháp Hoa, cót lõi tại phẩm 16 Như Lai Thọ Lượng. Thầy dùng hai chữ nầy làm thành một loại quan trọng gồm các phẩm chính như phẩm phương tiện, tuy phẩm nầy thuộc tích môn. Học thuật phải tôn trọng trước sau để tránh hiểu sai. Sự phân chia tích môn (sakumon) và bổn môn (honmon) thuộc về luận đã giúp hành giả biết rất nhiều về cuốn kinh căn bản nầy. Tích môn, chỉ là cái bóng theo nghĩa đen nhưng vẫn có các chương quan trọng như hiện bảo tháp. Thầy có thể  làm bản tóm lược các chương chính mà, nếu không dùng, thí cứ để nguyên các chữ ấy cho người khác dùng để hiểu công trình nghiên cứu các nước qua bao thế kỷ.

c) Theo kinh Pháp Hoa, khi thuyết giảng PG không nên nói về các tín ngưỡng khác. Tuy nhiên với danh hiệu học hỏi tôi xin có vài dòng về Bible. Bible thật sự không đơn thuần chỉ là một Bible. Phức tạp vì sự kết tập viết lách, trong quan niệm hành đạo, trong quan niệm chủng tộc. Ba tôn giáo Do Thái Giáo, TCG và Islam đều tự nhận và công nhận là ba tôn giáo chính yếu gọi là tôn giáo Abraham (Abrahamic religion), từ ông Bành Tổ Abraham. Nhưng sự chia rẻ đến mức nào ai cũng biết.

Bà vợ của Abraham quá già không có con, cho nên Chúa bảo bà phải đem cô thị tỳ Hagar cho chồng làm vợ và cô hầu đã đẻ bé trai Ishmael. Sau đó Sarah là vợ chính đến lược mình 86 tuổi lại có con, tên là Isaac. Khi đã có con nối dõi, Sarah ép chồng đuổi hai mẹ con Hagar. (chuyện rất bình thường, Do Thái không chủ trương viết lại Bible mà vẫn giữ những sự việc rất người). Dòng chính tiếp tục, Jacob cháu nội của Isaac, đổi tên thành Israel. Tôi chưa nghiên cứu kịp có phải vì tên nầy mà người Do Thái tự cho cái tên Israelites và xem mình là chính gốc truyền từ huyết hệ Abraham. Dòng của cô tớ gái thì gọi là Ishmaelites. Người sáng lập đạo Hồi, Muhamad nói rằng ông ta là hậu sinh của Ishmael. Phía Israellites ngày nay không những không chịu cho Ismaelites nằm trong phả hệ Abraham mà còn gọi họ là Arabic, dựa vào thực tế Hồi Giáo phát sinh và bành trướng trong các dân tộc Arab và dùng tiếng Arab trong Koran và nghi thức.

Bible của Do Thái là bản dịch qua tiếng Hebreux từ những cổ ngữ mà họ cho là ngôn ngữ của Thượng Đế. Rồi từ Hebreux dịch qua tiếng Hy Lạp. Từ xưa đến nay vẫn truyền tụng rằng bản Hy Lạp chính xác tuyệt đối gọi là Septuagint (ngữ căn 70). Bảy mươi nhà dịch thuật được đưa vô 70 phòng riêng dùng trí nhớ mà dịch qua Hy Lạp; bảy mươi nhà tiên tri ấy có 70 bản dịch giống nhau từng chấm phết.

Trong dòng Israelite, nổi tiếng nhất là vua David (tức là người tý hon David thắng người khổng lồ Goliath) lập kinh thành Jerusalem bên ngoài biên giới Palestine; con là vua Salomon kế nghiệp mới xây đền đài xa xỉ. Vatican công nhận Jesus là hậu sinh của David, hồng y VN Nguyễn Văn Thuận ghi nhận điều nầy.

Ở một mặt khác, ngày nay nhiều học giả bên trong và ngoài Vatican đang làm sống dậy tính chất Do Thái (jewishness) của Jesus mà Vatican cố tình phủ nhận. Các Tân Ước được viết làm sao mà có một Jesus chống lại Do Thái và giải thích Tân Ước chống lại Cựu Ước. Cựu ước không nói tác giả nhưng Tân Ước thì nói rõ của Paul, Mark,  Luc… Tôi không rõ nhưng nghĩ rằng Do Thái không tha thiết gì với Tân Ước.

Những vấn đề thần học được nêu ra không lâu sau khi vua Constantine đưa TCG lên vị trí độc tôn. Nhà vua theo “hiến pháp” là vị thủ lãnh tối cao của mọi tôn giáo đã cho triệu tập các đại hội, dĩ nhiên có phe thắng, phe thua bị trừng trị. Hiện nay có hai cái nhìn về Tân và Cựu Ước của giới Tin Lành và cái nhìn thực tiển của Vatican.

Thứ nhất Cựu ước chỉ là lịch sử của Do Thái. Người Christians chi biết Tân Ước, xuất hiện vào thời Jesus, là một căn cứ vững chắc để hiểu và hành đạo của Đấng Cứu Thế.

Thứ hai, Cựu Ước là cái gốc, Tân Ước chỉ là cái ngọn; không có gốc làm sao có cành; cựu ước mới là nền móng của đức tin.

Hai nhóm theo hai chủ trương nầy nói rằng dưới con mắt bình dân, Vatican trên thực tế không coi trọng Bible vì có cathechisme riêng cho giáo dân học ví như thế nào là Chúa Cha, thế nào là tội tổ tông một cách đơn giản mà không cần tra cứu Bible. Giữa năm 2014 một tác giả đã luận rằng sự khác biệt trong cách nhìn Bible đã làm cho giáo dân của Roma ít khi nói đến Jesus trong khi Jesus có trên môi người Christians bất cứ lúc nào mở miệng.

Xin xem thêm:  từ jerusalem đến rome
Web Page Name

Về Đầu Trang
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Fri Feb 20, 2015 9:29 am    Tiêu đề: Thưa anh Tôn Thất Tuệ

Anh TUỆ thân mến,

Phải chi anh đừng viết bài này . Phải chi anh đừng nói về Phật giáo nguyên thuỷ (mà anh gọi là "nguyên chất" có vẻ mỉa mai quá) . Phải chi anh đừng nói về kinh Pháp Hoa vân vân và vân vân . Phải chi anh đừng viết về the Holy Bible vân vân và vân vân .

Anh viết về những vấn đề ấy (mà anh chưa nghiên cứu cẩn thận, chứ chưa nói phải đến nơi đến chốn) cũng giống như cách đây nửa thế kỷ NGUYỄN VĂN TRUNG (sinh năm 1930, ngời đạo Thiên Chúa, đang ở Canada) viết luận án tiến sĩ của ông ta về Phật giáo (tựa : Le conception Bouddhisme du devenir) mà ông ta chẳng biết mô tê gì về Phật giáo cả với sách tham khảo cho luận án không có cuốn nào bằng chữ Pàli , Sanskrit hay Hán văn; chỉ toàn mấy cuốn loại kiến thức phổ thông QUE SAIS JE ? của Pháp lại đệ trình (soutenir de thèse) tại Đại học Thiên chúa giáo Louvain, nước Bỉ) ! bị Phạm Công Thiện (1941-2011) phê bình gay gắt trong HỐ THẲM TƯ TƯỞNG (1967) không dám lên tiếng .

Tôi viết như vậy là vì có mấy em đồng hương & đồng môn quê ở Ninh Thuận, cũng là thành viên nồng cốt của website Duy Tân, phàn nàn với tôi về bài này của anh .

Chào anh
ĐKP
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân