TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - HUYỀN DIỆU (3) : Cảm nghĩ về con đường ĐẠO
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

HUYỀN DIỆU (3) : Cảm nghĩ về con đường ĐẠO

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Mon Feb 09, 2015 5:59 am    Tiêu đề: HUYỀN DIỆU (3) : Cảm nghĩ về con đường ĐẠO

HUYỀN DIỆU (3) :
CẢM NGHĨ VỀ CON ĐƯỜNG ĐẠO

Chúng ta đang đi tìm gì (What we are seeking ?) – chúng tôi xin được  dùng câu nói của Jiddu Krishnamurti trong chương mở đầu cho quyển The First and Last Freedom , mà đối với hằng triệu người Đông cũng như Tây (dĩ nhiên trong số đó có chúng tôi) là quyển Kinh cho nhân loại của thế kỷ XX và XXI .

Cuộc đời là một sự tương giao gắn kết không thể nào sống cô lập yên ổn trong một nơi nào đó rồi giảng giải những điều mà chính mình không chứng kiến và chia xẻ với đồng loại trong xã hội đầy bi thương và chịu đựng – nhất là ở những nước đói nghèo và bất công.

Với người theo Phật giáo xin hãy đọc lại đoạn sau đây  trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharmapundarikasutra - gọi tắt là Pháp Hoa ), một trong bốn 4 quyển kinh lớn của Phật giáo đại thừa  ; Phẩm thứ 10 (Pháp Sư) . Để tránh mất thì giờ quí bạn tôi chỉ ghi lại lời Việt dịch thôi :

Dược Vương ! Nếu có thiện nam tử thiện thiện nữ  nhân nào, sau khi Như Lai diệt độ, muốn vì tứ chúng thuyết kinh Pháp Hoa này thì phải thuyết như thế nào ? Người thiện nam tử hay thiện nữ nhân đó phải :
- Vào nhà Như Lai
- Mặc y Như Lai
- Ngồi tòa Như Lai
Rồi mới vì tứ chúng mà giảng rộng kinh này.  
Nhà Như Lai  chính là tâm đại từ bi đối với tất cả chúng sinh.  
Y Như Lai chính là lòng nhu hòa nhẫn nhục .
Tòa Như Lai chính là nhất thiết pháp không.”


Xin lưu ý rằng trong kinh không hề đề cập phải là tỳ-kheo hay sa-môn - những vị xuất gia tu-hành - mới giảng hay nói kinh này ; mà đó phải là thiện nam tử hay thiện nữ nhân , những người có tấm lòng tốt, hay nói rộng hơn những người có lòng thương cảm đồng loại .

Những người mà : Khi ăn chén cơm này tôi cầu xin cho tất cả mọi người có chén cơm như tôi, khi lên giường trước khi ngủ tôi cầu xin cho tất cả mọi người có được một giấc ngủ yên bình để có sức khỏe ngày mai làm việc và, sáng sớm mai vừa thức dậy tôi cầu xin cho mọi người có được việc làm để nuôi sống bản thân và gia đình. Hay là : Tôi xin cầu nguyện cho tất chúng sinh được an lạc không bệnh khổ, mau thành tựu các hạnh lành và rời xa những ác pháp. Xin cầu nguyện cho tất cả những người ở đầu đường xó chợ đói khát có chén cơm ăn áo mặc như tôi hiện nay. Xin cầu nguyện cho những người   vì bệnh tật mau sớm chấm dứt những đớn đau về thể xác.

Hoàn toàn không có  bất kỳ một xin xỏ nào với Ơn Trên để cho riêng cá nhân mình cả; vì nếu  tin tưởng có Ơn Trên – và tin tưởng rất  mãnh liệt – thì phải hiểu rằng có bao giờ Ơn Trên lại thiên vị cho người ích kỷ đâu !  

Đối với tôi trọn 28 phẩm của Kinh Pháp Hoa chỉ có phẩm thứ 10 này mới là  mật ý của Kinh thôi . (Tôi không quan tâm về việc các sử gia Phật học nói rằng kinh này được viết ra để chống đối với giáo lý của Tiểu Thừa ).

Hãy đọc lại  : từ các lời dạy của Jiddu Krishnamurti ngược dòng thời gian  về với Đức Phật hay Chúa Jesus ta thấy lúc nào các Ngài cũng kêu gọi YÊU THƯƠNG (hay TỪ BI, TỪ  ÁI, BÁC ÁI v.v..) và các Ngài giáng lâm cũng vì lòng YÊU THƯƠNG vô bờ đối với chúng sinh trên quả đất này .

Để tạm chấm dứt, tôi xin gợi ý để quí bạn thấy  thêm rằng : chỉ có kinh Phật giáo nguyên thủy mới mở đầu bằng : Này các tỳ-kheo; còn các kinh Phật giáo đại thừa (hay còn gọi là Phật giáo các bộ phái) chỉ dùng : các thiện nam tử, thiện nữ nhân.  Hoặc khi thuyết pháp đức Phật chỉ thuyết cho hàng bồ tát (bodhisattva) – tức là những người đã hoàn toàn quên mình để hy sinh cứu khổ chúng sinh.  Chỉ có những bậc đại trí đại bi này mới xứng đáng nghe những kim ngôn của Phật mà thôi.

Cũng từ đó, chúng ta cũng đừng thắc mắc tên của từng vị bồ-tát hay từng vị Phật ; dù là bồ tát Quan Âm, bồ tát Văn Thù, bồ tát Phổ Hiền v.v.. ; hay dù là Phật Đa Bảo Như Lai, Phật Đại Nhật Như Lai v.v.. đó  chỉ là các danh xưng để cho chúng sinh (vốn quen với hình hài sắc tướng) dễ nhớ thôi.  Khi đi vào các mê-cung của Phật giáo đại thừa (vốn chỉ còn lại bản dịch chữ Hán,  nguyên bản Sanskrit không tìm thấy ) ta phải hiểu theo cách nói của Trung Hoa cổ thời : Ý TẠI NGÔN NGOẠI hay ĐỪNG LẦM NGÓN TAY TA CHỈ MẶT TRĂNG LÀ MẶT TRĂNG  v.v.. .  Chúng ta vẫn nhớ lời của Đạo Đức Kinh : Vô danh thiên địa chi thủy mà .

Cũng chính vì tính chất quá trừu tượng và mênh mông của kinh điển đại thừa như thế nên về sau xuất hiện TÍN NGƯỠNG DI-ĐÀ
(với hai kinh : Vô Lượng Thọ kinh và A-Di-Đà kinh, chủ yếu là bản chữ Hán) dành cho những ai tin tưởng có một Đấng Tối Cao (tức Phật A-Di-Đà ) luôn luôn phù hộ và che chở cho chúng sinh, như cách nói của một vị cao tăng Việt Nam : Chỉ cần niệm 6 chữ NAM MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT là đủ  .

Ôi, sao mà có quá nhiều con đường ĐẠO vậy ?  Bao nhiêu tín ngưỡng là bấy nhiêu con đường .  

Tây Đô, chiều tắt nắng bên bờ sông Hậu
(Feb. 09th 2015)
ĐKP
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân