TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - TÂM-NGUYÊN TƯ- ĐIỂN VIÊT-NAM
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

TÂM-NGUYÊN TƯ- ĐIỂN VIÊT-NAM

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> TÌM HIỂU VĂN HỌC
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Thu Nov 20, 2014 8:37 am    Tiêu đề: TÂM-NGUYÊN TƯ- ĐIỂN VIÊT-NAM

TẦM-NGUYÊN TỰ-ĐIỂN VIỆT-NAM

Trong bài trước về GS Lê Ngọc Trụ, chúng tôi nói mình không đủ khả năng để viết về hai tác phẩm tuyệt hảo của thầy là cuốn tự điển này và Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị , vì thế hôm nay chúng tôi chỉ xin được trích dẫn những câu những đoạn trong Tầm Nguyên Tự Điển Việt Nam để chúng ta và hậu duệ suy ngẫm .

Tầm Nguyên Tự Điển Việt Nam , bìa cứng, dày 857 trang khổ 14.5 x 20.5, chữ nhỏ, xuất bản 1994 do NXB TP/HO CHI MINH City.

Trong Lời Giới Thiệu , Thu Giang Nguyễn Duy Cần (1907-1998) nguyên giáo sư kiêm Trưởng Ban Triết học Đông phương Đại học Văn khoa Sai-Gon trước 1975 viết (chúng tôi đánh dấu ngang nối đúng y như trong tác phẩm) :

Anh Lê-Ngọc-Trụ trước đây là bạn rất thân của tôi.  Khi tôi làm Tổng Thơ-ký Ủy-ban Điển-chế Văn-tự, có phận-sự soạn-thảo cho Bộ Văn-hóa và Giáo-dục một bộ Từ-điển Việt-Nam để làm khuôn-mẫu, thì anh Trụ nhận làm Trưởng ban Ngôn-ngữ.

Suốt một đời học-giả , Anh chuyên về môn Ngôn-ngữ.  Anh rất yêu khoa Ngôn-ngữ, tất cả các bạn văn miền Nam thuở ấy đều đọc chánh-tả theo Anh, và cũng nhờ thế mà Anh được mời dạy Ngôn-ngữ ở Đại-học Văn-khoa và Đại-học Sư-phạm Sài-Gòn.
” (tr. VI).

Sang phần DẪN dài 68 trang, chúng tôi xin trích ra những đoạn  GS Lê Ngọc Trụ viết để thấy tấm lòng của ông với đất nước và   với TIẾNG VIỆT MẾN YÊU .

1- Ngôn-ngữ và văn-tự có ảnh-hưởng rất lớn và có quan-hệ mật-thiết đến cuộc hưng-vong của giống-nòi. Cho nên đối với những dân-tộc tân-tiến, càng văn-minh, họ càng chú-trọng đến ngôn-ngữ văn-tự. Dân tộc nào mà lời nói, câu văn, cách viết có sự mạch-lạc, mẹo-mực rõ-ràng, chứng-tỏ đã có một trình-độ văn-hóa cao[/i]. (tr.1)

2- [i]Song đối với tiếng Trung-Hoa, nhưng không mượn tiếng Trung-Hoa, nghĩa là không mượn thẳng qua tiếng nói, giọng đọc (langue parlée) là lại mượn nơi chữ Hán, phát âm theo giọng Việt thành tiếng Hán-Việt. Như thế nói rằng tiếng Việt do gốc tiếng Trung-Hoa thì không đúng, phải nói rằng :”Phần lớn tiếng Việt chuyển từ gốc Hán-Việt” mới đúng hơn và đó là điểm đặc-biệt, là tinh-thần tự-cường, tự-chủ của dân tộc Việt-Nam, thể-hiện trong ngôn-ngữ vậy.”(
tr.16)

Sau khi đối chiếu và so sánh các từ gốc Hán-Việt – nó quá chuyên môn về ngữ học với các thuật ngữ chuyên ngành, chúng tôi không tiện trích ra – GS Lê Ngọc Trụ viết :

3- Phần lớn tiếng Hán-Việt khởi bằng Nh, Ng thì giọng Trung-Hoa là D (xin ghi là Y) như : nhân (…) đọc là dành hay yành; nhất (…) đọc là dách hay yách; nguyệt (…) đọc là dụt hay yu-itt) . Và có lẽ nhờ  vậy mà tiếng Việt không trở thành tiếng Trung-Hoa. (tr.27)

Đến phần gốc-tích dân-tộc Việt-Nam, ông bác bỏ ý kiến của Léonard Aurousseau dựa vào sử sách Trung-Hoa  cho rằng “ gốc tích dân Việt-Nam  ở tại Chiết-Giang lần xuống phía Nam, hợp với dân bản-xứ “ bằng  cách trích dẫn lời của Phạm Quỳnh (1982-1945) để phản bác quan điểm này, xin trích như sau :

Nhưng khi xét về phương-diện ngôn-ngữ, thì ta phải tự hỏi như ông Phạm Quỳnh trong bài “Xét về cội-rễ tiếng Việt-Nam” như sau:

“Bọn dân Việt hồi đó, rợ Bách-Việt là thủy-tổ cho dân Việt-Nam đó, nói tiếng gì ? Nếu là tiếng Trung-Hoa thì không hiểu làm sao mà biến mất hẳn đi mà xuất-hiện ra một thứ tiếng khác hẳn tiếng Trung-Hoa.  Nếu không phải là tiếng Trung-Hoa, thì các rợ Bách-Việt ấy tất phải có một hay nhiều thứ tiếng thổ-âm riêng.  Nhưng vậy thì làm sao trong suốt các rợ Bách-Việt ấy duy có người Việt-Nam, tuy sau này còn phải nội thuộc Trung-Hoa  đến ngàn năm nữa mà vẫn  giữ được tiếng nguyên-âm, còn thời các rợ khác ở Nam phương nước Tàu bỏ mất đi hết để nói tiếng Trung-Hoa cả ? Nếu ta thừa nhận cái thuyết của ông Léonard Aurousseau, thì cái vấn-đề tiếng nói đó tưởng cũng khó giải quyết vậy
.” (tr. 12)

Sau đó GS Lê Ngọc Trụ tiếp :” Như thế dân tộc Việt-Nam có từ lâu đời sinh sống tại đồng-bằng Bắc-Việt, nhóm người Việt miền Chiết-Giang  mới đến sau và bị đồng-hóa, chứ họ chẳng phải là gốc-tích tổ-tiên của Việt-Nam như ông  Léonard Aurousseau đã nêu trên.” (tr. 12).

Về nguồn gốc dân tộc  và ngôn ngữ Việt Nam ông viết rất dài, nhưng vì khuôn khổ của trang web chúng tôi chỉ có trích dẫn bấy nhiêu thôi .

Để thay lời kết, chúng tôi xin trích ra vài địa danh nước ngoài đã được thuần Việt :

- A-Phú-Hãn (A Fu-ú Hal- tiếng Phổ-thông- người Hoa phiên âm chữ Afghanistan )  bây giờ tiếng Việt XHCN gọi là : Áp-ga-ni-xtăng.
- Ai-Cập (Ai Chi-I – tiếng Phổ-thông - người Hoa phiên âm chữ Egypt).
- Aí-Nhĩ-Lan (Aí Ờ-r Lal – tiếng Phổ-thông - người Hoa phiên âm chữ Ireland) bây giờ tiếng Việt XHCN gọi là : Ai-Len.
- Hung-Gia-Lợi (Hu-úng Ngà Lei – tiếng Quảng-Đông - người Hoa phiên âm chữ  Singapore) bây giờ tiếng Việt XHCN gọi là : Hung-ga-ri.
- Hương-Cảng (Hư-ớng coong– tiếng Quảng Đông ) bây giờ tiếng Việt XHCN gọi là : Hồng-Công.
- Luân-Đôn (Lu-ẩn tu-ân– tiếng Phổ-thông - người Hoa phiên âm chữ  London).
- Luc-Xâm-Bảo (Lôù Xấm Pôủ– tiếng Quảng-Đông - người Hoa phiên âm chữ  Singapore) bây giờ tiếng Việt XHCN gọi là : Luých-xăm-bua.
- Mạc-Tư-Khoa (Mó Xư Khơ - tiếng Phổ-thông- người Hoa phiên âm chữ  Moskva )  bây giờ tiếng Việt XHCN gọi là : Matxkơva
- Tân-Gia-Ba (Xánh Ca Pó – tiếng Quảng Đông -người Hoa phiên âm chữ  Singapore) bây giờ tiếng Việt XHCN gọi là : Xin-ga-po.
- Thụy-Điển (Xu-ồi tỉl– tiếng Quảng Đông – do chữ Sweden)
- Thụy-Sĩ (Xu-ồi Xi-ì– tiếng Quảng Đông – do chữ Switzerland)

Còn nhiều lắm xin chỉ trích bây nhiêu thôi.
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> TÌM HIỂU VĂN HỌC Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân