TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - 25 năm ngày sụp đổ bức tường ô nhục Bá Linh
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

25 năm ngày sụp đổ bức tường ô nhục Bá Linh

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoảnh Khắc Cuộc Sống
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
SNOW WHITE



Ngày tham gia: 29 Oct 2007
Số bài: 3689

Bài gửiGửi: Sat Nov 08, 2014 11:35 pm    Tiêu đề: 25 năm ngày sụp đổ bức tường ô nhục Bá Linh

25 năm ngày sụp đổ bức tường ô nhục Bá Linh
(9 tháng 11, 1989 - 9 tháng 11, 2014)


Dân chúng tây Bá Linh tiếp tục buổi cầu nguyện của họ trên đỉnh của bức tường Bá Linh trước Cổng Brandenburg vào ngày 10 tháng 11 năm 1989

Hình: Reuters



Bắt đầu từ ngày 14 tháng 8 năm 1961, những người lính Quân đội nhân dân Đông Đức đã dựng một hàng rào dây thép gai để cắt ngang đường phố để chuẩn bị cho việc xây dựng Bức tường Bá Linh. Các ụ bê tông đầu tiên được dựng lên ngày 17 tháng 8

Hình: Getty Images


Ngày 13 tháng Tám năm 1961, bức tường Bá Linh được dựng lên một cách vội vàng chia đôi thủ đô Đức, trở thành biểu tượng của chiến tranh lạnh giữa phương tây tự do và cộng sản độc tài cai trị Đông Đức. Bức tường được xây dựng bất ngờ và nhanh chóng đã đã gây ngạc nhiên cho dân chúng Bá Linh.

Biên giới giữa Đông và Tây Đức bị đóng cửa vào lúc 2h sáng ngày 13/8.



15 Tháng Tám 1961: Một người lính Đông Đức trẻ tuổi trong bộ quân phục tác chiến - đầu đội nón sắt, tay nắm chặt khẩu súng - cùng với đồng đội đứng gác ở giao điểm Bernauer Strasse. Anh lại gần hàng rào dây kẽm gai, bí mật ra dấu với các phóng viên ở phía Tây Bá Linh là anh muốn đào tẩu. Các ký giả, phóng viên ở phía Tây hiểu ngay “mật hiệu” này, bèn tìm cách kéo sự chú ý của các người lính Đông Đức khác bằng cách giơ cao máy ảnh tỏ ý muốn chụp hình họ. Những quân nhân này liền quay lưng lại phía ranh giới để không bị chụp hình. Lập tức người lính trẻ nhanh như cắt đã phóng mình nhẩy vọt qua hàng rào kẽm gai cao 1,20 mét. Gần như một phép lạ, anh đã qua được phía Tây - bình an.

“Nay tôi đã là một người Tự Do”. Cùng với những lời hân hoan này, anh đã tung chiếc nón sắt lên không trung và liệng khẩu súng ra vệ đường - giữa tiếng reo mừng vang dậy trời đất của dân chúng Tây Bá Linh. Trong khi đó các “cựu” đồng chí của anh vẫn đứng ngây người như không hiểu sự gì vừa xẩy ra.

Nhiếp ảnh viên Peter Leibing của hãng thông tấn AP đã chụp được giây phút anh lính trẻ Đông Đức này vượt tuyến đến được “bến bờ” Tự Do và đoàn tụ với gia đình đã kịp sang Tây Đức từ vài ngày trước khi biên giới bị đóng cửa. Bức ảnh đã trở thành một chứng tích lịch sử của giá trị Tự Do.

Hình: Peter Leibing/AP



22 tháng 8 năm 1961: Hai công nhân Dông Đức đang gắn mảnh chai thủy tinh trên đỉnh của bức tường cao 15-foot để ngăn chặn đồng chí thoát sang phương Tây

Hình: AP


Bức tường được xây dựng để ngăn chặn làn sóng 3,5 triệu người Đông Đức đã bỏ phiếu bằng chân và đào thoát từ khỏi chế độ Cộng sản sang thế giới tự do.



28 tháng 8 1961: Dân chúng Tây Bá Linh lo lắng vẫy tay chào đồng hương Đông Bá Linh qua hàng rào mới.

Hình: Rex Features



07 tháng 10 năm 1961: Một quân nhân Tây Đức đứng trước bức tường ô nhục bằng bê tông chia Đông và Tây Bá Linh tại Bernauer Strasse, trong khi những công nhân Đông Đức đang tăng thêm chiều cao của bức tường.

Hình: AP


Đã có 4 đợt xây dựng và hiện đại hóa bức tường ô nhục dài 155 km, từ dây thép gai, tường xây xi-măng cốt sắt cao 3.4m, đến hàng rào điện và điện tử, bãi mìn cá nhân, mìn chống tăng. Bức tường có 302 trạm canh, đường đi tuần tiễu, với 1,000 con chó được huấn luyện kỹ, có 12,500 quân biên phòng, 1,000 mật vụ, cảnh sát, quân cảnh, trang bị nhiều súng tiểu liên, 48 súng cối, 48 đại bác, 114 súng phun lửa, 567 xe bọc thép, 156 xe tăng... ngày đêm bảo vệ cẩn mật.

Bức tường đi qua nhiều địa hình phức tạp, cắt đôi 193 đường phố, qua nhiều sông hồ, có những vùng hoang vu lau sậy rộng, những vùng cấm, đầy mìn và hệ thống báo động.



Ngày 04 tháng 10 năm 1961: Hai hướng đạo sinh Tây Đức tổ chức một buổi cầu nguyện cho Bernd Luenser, đã bị chết khi ông nhảy từ mái nhà của Bernauerstrasse 44 (ở Đông Bá Linh) xuống vỉa hè của đường phố ở Tây Bá Linh.

Hình: Rex Features


Tổng cộng đã có 1,135 người bị bắn chết khi vượt tường, trong đó có 1/3 là phụ nữ và trẻ em; có 75,000 người bị giam trung bình 2 năm tù vì đã có ý định và hành động từ bỏ Đông Bá Linh sang phía Tây.



16 tháng 10 năm 1961: Một người dân Đông Đức tỵ nạn công sản trèo qua bức tường Bá Linh.

Hình: AP




15 tháng sáu năm 1962: vài trẻ em tây Bá Linh đang chơi trò "xây dựng Bức tường Ô Nhục", bắt chước theo những gì mà các em đã thấy.

Hình: Rex Features



23 tháng 7 năm 1962: Chiến tranh bằng tiếng ồn: Một xe van với hàng loa của tổ chức Tây Bá Linh SAS đến bức tường Bá Linh đang được xây dựng. Ngay sau đó, một chiếc xe cảnh sát Đông Đức phóng đến và mở nhạc ồn ào cùng với lời tuyên truyền cho chủ nghĩa Cộng sản.

Hình: Keystone



17 tháng 8 1962: Peter Fechter bị bắn khi đang cố gắng trốn thoát sang phương Tây. Các phóng viên phương Tây đã chụp lại cảnh gần một giờ trước khi các lính canh Đông Đức khiêng Peter Fechter đi.

Hình: AP



Ngày 26 tháng 6 năm 1963: Tổng thống Mỹ John Kennedy đến xem đoạn hàng rào kẽm gai của Bức Tường Ô Nhục.

Hình: AP



Ngày 18 tháng 12 năm 1963: Dân chúng Tây Bá Linh xếp hàng xin giấy phép sang thăm bạn bè và thân nhân ở Đông Bá Linh vào dịp Giáng sinh.

Hình: Terry Fincher/Hulton Archive



Nhiếu cuộc trốn chạy ly kỳ từ Đông sang Tây Bá Linh: như sinh viên kiên trì đào đường hầm dài 6 km luồn dưới chân tường, và hàng chục người đi thoát trước khi bị lộ. Có người buộc nối chăn lại là dây để từ tầng gác 8 tụt xuống đất sang bên kia bức tường đang xây dựng. Nằm dưới gầm toa tàu điện hay dùng xe tải ẩn dấu người vượt qua trạm kiểm soát. Ước tính có đến 5.000 vụ đào thoát tìm tự do qua bức tường ô nhục đã được thực hiện.

1965: Hai người đàn ông đang mở một cái trống được ba người dân Tây Đức sử dụng để mang bạn gái của họ vượt biên giới sang Tây Bá Linh.

Hình: Getty Images



11 tháng 3 năm 1985: Mikhail Gorbachev, 54 tuổi, trở thành nhà lãnh đạo của Liên Xô và mở đường cho cải cách.

Hình: GETTY IMAGES



12 tháng 6 năm 1987: Gần cổng Brandenburg, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan tuyên bố đòi hỏi: "Ông Gorbachev, hãy phá đổ bức tường này đi".

Hình: Getty Images



7 tháng 10 năm 1989: lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev, trái, ôm hôn Erich Honecker, chủ tịch Đảng Cộng sản Đông Đức, trong lễ kỷ niệm kỷ niệm 40 năm thành lập nước Cộng hòa nhân dân Đông Đức ở Đông Bá Linh. Trong lần viếng thăm này, Gorbachev khuyên Honecker hãy chú ý đến khuynh hướng của thời đại. Honecker bị lật đổ ngày 18 Tháng 10 năm 1989 và Đông Đức đã ra thông báo dân chúng có thể được sang thăm thân nhân ở Tây Đức vào tháng sau, dẫn đến sự sụp đổ của Bức tường Bá Linh.

Hình: DPA/AFP



Harald Jäger, trung tá biên phòng Đông Đức đã khóc sau khi ra lệnh mở cửa tường Bá Linh cách đây 25 năm mà không có đổ máu.

Hình: REUTERS /Fabrizio Bensch


Vào lúc 23h30 ngày 9 tháng 11 năm 1989, trước sức ép của hàng chục nghìn người dân Đông Bá Linh, trạm kiểm soát đầu tiên của bức tường Bá Linh đã được mở, đánh dấu bước khởi đầu xóa bỏ ngăn cách hai miền đông và tây nước Đức. Trung tá Haral Jager, chỉ huy trạm kiểm soát Bornholmer Strass đã ra lệnh mở cổng chắn cho dân chúng qua lại.

Haral Jager cho biết trước khi ra cái quyết định đã làm xoay chuyển lịch sử đó, ông đã mất hàng tiếng đồng hồ không sao có được một lời giải thích hay mệnh lệnh của cấp trên, trong khi đó ở bên ngoài 20.000 người đang ùn ùn kéo đến trạm kiểm soát đòi được quyền sang tây Bá Linh.

Khi đã đủ nhận thấy chuyện không bình thường ông tự nhủ phải tự xoay sở và thế là Haral Jager quyết định ra lệnh cho 46 binh sĩ biên phòng dưới quyền chỉ huy của ông mở thanh sắt chắn ngang để cho đám đông đi qua. Sau đó ông lùi lại phía sau và để cho nước mắt cứ thế trào ra. Đó là những giọt nước mắt nhẹ nhõm khi thấy cuối cùng thì đã không có đổ máu, những giọt nước mắt vì cảm thấy cấp trên bỏ rơi, nhưng đó cũng là nước mắt tuyệt vọng của một con người từ lâu nay vẫn tin vào ý tưởng Cộng sản.



Ngày 10 Tháng 11 năm 1989: Một hàng dài xe hơi Đông Đức Trabant qua trạm kiểm soát Charlie vào Tây Bá Linh đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt của dân chúng Tây Bá Linh.

Hình: AFP



Ngày 11 tháng 11 năm 1989, bộ đội biên phòng Đông Đức bất động khi người biểu tình Tây Đức kéo đổ một đoạn của bức tường ô nhục gần công trường cổng Potsdamer Square.

Hình: AFP



12 tháng 11 năm 1989: Một bộ đội biên phòng Đông Đức kể một chuyện vui với một cảnh sát Tây Đức (trái) tại Potsdamer Platz, một địa điểm mới vào Tây Đức được mở.

Hình: AFP



15 Tháng 11 năm 1989: Một người dân Bá Linh giơ cao búa và đục ở phía trước bức tường ô nhục tại Cổng Brandenburg.

Hình: AFP



20 tháng 11 năm 1989: Marianne Kopper (Đông Bá Linh) và chồng Wolfgang Spitz (Tây Bá Linh) vẫy tay với các phóng viên khi tổ chức lễ cưới ở ngoại ô Đông Bá Linh sau sự sụp đổ của Bức tường ô nhục.

Hình: Patrick Hertzog/AFP



Novermber 21, 1989: Một cảnh sát Đông Đức nhìn qua một lỗ được đục trên bức tường Bá Linh bên cạnh cổng Brandenburg

Hình: Getty Images



31 tháng 12 năm 1989: Một bé gái đang đục Bức tường Bá Linh vào đêm giao thừa đón năm mới.

Hình: Steve Eason/Hulton Archive



Những mảnh tường của Bức tường Bá Linh được trưng bày để bán tại thành phố Teltow, gần Bá Linh.

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoảnh Khắc Cuộc Sống Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân