TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - THƯ GỬI ANH TÔN THẤT TUỆ
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

THƯ GỬI ANH TÔN THẤT TUỆ

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Fri Oct 24, 2014 3:43 am    Tiêu đề: THƯ GỬI ANH TÔN THẤT TUỆ

NHÂN ĐỌC BÀI CỦA ANH TÔN THẤT TUỆ

Nhân đọc bài “Bình An và Bình Loạn” của Tôn Thất Tuệ, thấy có câu “Chẳng phải phướn hay gió động mà tâm động” , làm  chúng tôi nhớ đến  bài DUY TÂM của Lương Khải Siêu, mà GS Trần Trọng San đã dịch và cho chép vào quyển HÁN VĂN , do Bắc Đẩu, Saigon, xuất bản năm 1970. (Xin mở ngoặc : cuốn Hán Văn này trong đó có rất nhiều bài  mà GS đã từng giảng dạy cho các sinh văn khoa năm dự bị ban cử nhân văn khoa niên học 1966-1967 và trước đó).

Tôi chỉ chép lại đoạn có liên quan đến câu mà anh  Tuệ viết.

Bản chữ Hán (rất tiếc chúng tôi không có FONT chữ Hán) :

Hữu nhị tăng nhân phong dương sái phan, tương dữ đối luận, nhất tăng viết phong động,nhất tăng viết phan động, vãng phục biện nạn, vô sở quyết.  Lục tổ đại sư viết “Phi phong động, phi phan động, nhân giả tâm tự động.”(sđd. trang 347)

Trần Trọng San dịch : “Có hai vị tăng, nhân gió thổi bay tung lá cờ của nhà chùa, cùng nhau bàn luận.  Một vị nói rằng gió động, một vị nói rằng cờ động; phân biệt gạn hơi quẩn quanh, không quyết định nổi.  Lục tổ đại sư nói rằng : Không phải là gío động, (mà chính là) lòng người nhân tự động.” (sđd. trang 351)

Sẵn đây, chúng tôi chép tiếp luôn đoạn sau cũng trong bài đó mà chúng tôi thấy rất hay, như  sau :

“…Như thế biết có vật mà không biết có mình. Biết có vật mà không biết có mình , thế gọi là mình bị vật sai khiến, cũng gọi là “nô lệ trong lòng”.  Vì thế bậc hào kiệt không có niềm kinh lớn, không có nỗi mừng  lớn, không nó nỗi khổ lớn, không có niềm vui lớn, không có mối lo lớn, không có nỗi sợ lớn.  Những bậc đó sở dĩ làm được như thế, há có thuật nào khác đâu ? Cũng chỉ là hiểu rõ cái chân lý “Tam giới duy tâm” mà thôi, biết diệt trừ tên nô lệ trong lòng mà thôi. Nếu hiểu được ý nghĩa ấy thì ai ai cũng đều có thể là hào kiệt.”  (Trần Trọng San dịch, sđd. trang 352.)

Và thêm một điểm này nữa. Cũng trong bài ấy, anh Tuệ có nói đến Long Thọ.  Tôi không biết đó là Long Thọ nào ? Vì trong lịch sử Phật giáo có hai ngài Long Thọ (cũng đều là NÀGÀRJUNA cả, Ấn Độ mà).

1- LONG THỌ của Trung Quán tông, ở thế kỷ I-II, với ba đại siêu phẩm để lại cho đời : Trung quán luận tụng, Thập nhị môn luận và Đại trí độ luận.
2- LONG THỌ của Mật tông (hay Kim Cang thừa) không thấy nói ông sống vào lúc nào, chỉ nói là ngài thuộc một trong 84 vị Ma-ha Tất-đạt – Mahàsiddha - (Đại thành tựu giả); và 84 vị này sống trải dài từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XII.

Sau cùng, cho phép nhé : bài anh viết có mấy ý mới và hay lắm.
Về Đầu Trang
tonthattue



Ngày tham gia: 17 Jul 2010
Số bài: 209
Đến từ: Georgia USA

Bài gửiGửi: Fri Oct 24, 2014 9:04 pm    Tiêu đề:

Cùng thân hữu Đỗ Kim Phụng (dokimphung),
Tôi chỉ viết loẹt quẹt cho vui. Thiệt ra nay qua thân hữu tôi mới biết thêm một Ngài Long Thọ thứ hai.
Ngài Long Thọ mà tôi biết thường được gọi là Đệ Nhị Phật, luận sư danh tiếng trong lịch sử PG. Như thân hữu viết, Ngài có những bộ luận như vậy, và không có bộ nào mang tên vô thường.
Câu viết của tôi chỉ chú ý nói Ngài đã nhiều lần trong vòng bảy năm cố gặp vua mà nói đạo lý, vì một ông vua có đạo lý thì triệu vạn dân được nhờ. Tôi giả định Ngài biết về vô thường hơn bất cứ ai, có lẽ chỉ sau Phật Thích Ca mà thôi.
Cảm ơn thân hữu đã đọc và tiếp đón bài viết với hảo ý.
Về Đầu Trang
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Sat Oct 25, 2014 2:16 am    Tiêu đề: THÂN GỬI TUỆ

TUỆ thân mến,

Rất vui khi thấy Tuệ chân thành nói như vậy .  Tuệ thấy đó, mình đã viết cho Tuệ : bài viết có ý lạ và hay lắm .  Viết về Phật pháp mà viết như thế là hay lắm đó, vừa dí dỏm vừa dẫn người đọc (nhất là người sơ cơ quá rối rắm trước muôn ngàn kinh điển Phật giáo) dễ đi vào CỐT LÕI  của cuộc đời, đó tính VÔ THƯỜNG của con người và vũ trụ .  Đọc kinh luận Phật pháp phải tiêu hoá và trở thành chất bổ dưỡng cho TRÍ TUỆ như Tuệ là quí lắm .

Chúc Tuệ viết nhiều bài đại loại như vậy nhé .  Tuệ may mắn được thân sinh đặt tên là TUỆ - Phạn ngữ là PRAJNA - cũng là có DUYÊN với Phật Pháp rồi .  

Thân chào,
ĐỖ KIM PHỤNG
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân