TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - BẢN ĐÀN THÔN DA (Nguyễn Hữu Hùng)
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

BẢN ĐÀN THÔN DA (Nguyễn Hữu Hùng)

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
SNOW WHITE



Ngày tham gia: 29 Oct 2007
Số bài: 3689

Bài gửiGửi: Tue Jun 03, 2008 10:41 am    Tiêu đề: BẢN ĐÀN THÔN DA (Nguyễn Hữu Hùng)

BẢN ĐÀN THÔN DA

Nguyễn Hữu Hùng-Toronto

Buổi chiều mùa Đông với những cơn tuyết đổ khắp cả mặt đường, trên khắp cùng các nóc nhà; phủ kín những thân cành cây khô khan, lấp lánh trắng như những cành bông vãi.Con đường vắng tanh, không một bóng người đi lại.Cảnh vật càng thêm cô đơn và vắng lặng. Tuy chiều muộn nhưng bầu trời vẫn còn sáng, một thứ ánh sáng mờ nhạt phản chiếu do lớp tuyết bao phủ khắp cả mặt đất càng làm cho cảnh vật thêm nét u hoài, càng gây cho tâm hồn của kẻ lữ thứ như tôi lâng lâng hòa cùng một thứ cảm giác say mê như đang thưởng thức một bản nhạc thiền vị nhẹ nhàng. Một vài con chim còn sót lại bơ vơ bay tìm những mái ấm cho một đêm tuyết đổ.Loài chim có biết nó bơ vơ như con người chăng ?, hay chỉ có con người mới biết bơ vơ trên cõi đời này.Bơ vơ với những sợ hãi và bơ vơ trong sáng tạo? Riêng tôi càng bơ vơ thì tôi càng yêu đời và yêu người nhiều hơn lúc nào vì chính lúc bơ vơ đó là lúc mà tôi sống cho tôi nhiều nhất.Cũng như, hàng ngày tôi vẫn sống vẫn thở nhưng không biết mình thở viø nó vẫn tự nhiên thở ra và thở vào với một lượng oxy không đủ cho cuộc sống.Chính lúc ngồi im lặng và bơ vơ mới biết rằng mình đang thở và đang sống.

Những giọt cà-phề đắng nhưng nó trở thành ngọt dịu như những giọt mật ong mới hái từ thân cây mang vào khi mà tôi vừa hóp từng ngụm cà-phê vừa đọc lại cuốn Bản Đàn Thôn Dã của André Gide.Tôi đã đọc mấy lần rồi và mỗi lần đọc vẫn cảm thấy tâm hồn thanh thoát nhẹ nhàng để rồi hoa từ ái nở rộ bay đến tận tam thiên đại thiên thế giới, hòa nhập vào vũ trụ và rồi trở lại trần gian, nhập vào những hang cùng ngõ hẻm ,nơi của những con người sinh ra với bao nỗi bất hạnh của một kiếp người.Bây giờ mới biết tất cả con người dù bất hạnh hay không , giàu nghèo hay quyền uy cao tột cũng chỉ là con người sống trong nỗi bơ vơ và hoàn toàn bất lực trước thiên nhiên.André Gide đã thấy và đã thể hiện tính từ ái qua câu chuyện gần như sống thực trong thế giới của con người. Câu chuyện nói về vị mục sư đem hết những lòng từ ái của mình nuôi nấng và dạy dỗ một người con gái mù và câm điếc để rồi cô gái ấy trở thành một con người bình thường trong xã hội.Vị mục sư cũng đã trải qua những cơn sóng gió trong gia đình để hoàn thành xứ mạng nhưng tâm hồn ông vẫn an nhiên tự tại.

Câu chuyện thật đơn giản và không có một chút nào gọi là nương theo kinh điển hay dạy người ta phải học và hành động theo từ ái nhưng chính nó đã thể hiện trọn vẹn tính từ ái hay nói theo Lão Tử “ Đạo khả đạo phi thường đạo“,hay theo lời Chúa đã nói :” Người khỏe mạnh không cần thầy thuốc, mà người đau ốm mới cần. Hãy về học cho hết ý nghĩa của câu này:Ta muốn lòng nhân chứ không cần tế lễ”, ( Mt 9, 11-) , hay “ Đạo bản vô ngôn.Ngôn thuyết thị vọng “.( Huyết Mạnh Luận- Bồ Đề Đạt Ma)

André Gide đã chết và đã sống lại, nhân vật mục sư cũng đã chết và đã sống lại trong cái tinh thần đạo bản vô ngôn ấy.Chính cái tâm từ ái mới có thể chuyển hóa con người từ muôn lượng kiếp và khai thị ngộ nhập cho cuộc sống hiện tại.Từ ái, tự nó bộc phát một cách tự nhiên , một sự cảm ứng say sưa như khi nghe một bản nhạc vừa ý hay nỗi rung động trước sự gặp mặt người mà mình yêu thích.Nó không thể do ai trao lại cho mình và cũng chẳng phải mất công đọc ngàn lần trang kinh điển mới có. Từ ái chỉ phát khởi không do động lực nào, nó chỉ là một hiện tượng tự nhiên như có hoa thì phải có mùi thơm của nó.

Hãy đốt hết tất cả các kinh điển dạy về từ ái,chỉ để lại cuốn Bản Đàn Thôn Dã này đi vào trong tận cùng hố thẩm của kiếp người, vào sâu tận tâm hồn của con người rồi cũng đốt nó luôn không còn để lại một dấu vết gì cả mới thể hiện tinh thần từ ái vô ngôn tức.”Phùng Phật sát Phật” của thiền vô ngôn.Tất cả các tôn giáo đều dạy con người làm từ ái nhưng chiến tranh mỗi ngày càng gia tăng ác liệt và chiến tranh nguyên tử cũng có cơ hội bùng nổ bất cứ lúc nào.Chỉ khi nào từ ái được đánh thức, bùng nổ từ trong tâm hồn sâu kín của con người thì mới hi vong không còn chiến tranh nữa. Chiến tranh sẽ bay theo những cơn mưa phùn đi về cõi hư vô bất tận.

Sống tự nhiên là sống theo lẽ đạo. Đạo là từ ái, là vô ngôn.Cái vô ngôn chỉ có thể hiểu được bằng thực chứng tâm linh. Con người phải trải qua những nỗi cô đơn hơn nữa trong từng giây phút tỉnh giacù ,theo dõi từng hơi thở mới có thể thấy được đạo là gì chứ không thể thấy qua bằng kinh điển hay văn từ. Con người phải sống trong cô đơn mới có sáng tạo.Sáng tạo là tỉnh giác, là sự tỉnh thức của nội tâm trong những đêm đài triền miên mê ngũ, trong trạng thái này, con người sống như chết. Tỉnh giác làm con ngưởi sống lại trong cái sống, trở về với trạng thái thiên nhiên, có hoa thì phải có mùi vị của nó.

Phật và Chúa không dạy chúng ta làm từ ái mà chính các ngài đã đánh thức chúng ta, đánh thức cái tâm từ ái của mình để nó vượt lên trên cõi đời thơ mộng này,vừa làm người, vừa sống cho người và cho mình.Phật và Chúa không phải là những đấng có hình tướng có thật như con người mà chỉ là những hình ảnh tượng trưng cái chân thiện mỹ,cái lẽ sống phù hợp với thiên nhiên, thể hiện của từ ái, của đạo bản vô ngôn Hình ảnh của vị mục sư với tính từ ái là thể hiện tình thương của Chúa hay từ bi của đức Phật thể hiện trọn vẹn trong sự rung động tự nhiên bộc phát đối với một người con gái bất hạnh thương tâm này.

Con đường của chúng ta đi và sống hàng ngày tuy không có những hoa thơm như mùa Xuân ở vùng trời Bắc Mỹ, nhưng chúng ta hãy biến nó thành những vườn hoa với muôn ngàn hoa thơm cỏ dại, sớm cùng hòa nhập vào vũ trụ bay đến tận tam thiên đại thiên thế giới để tác phẩm Bản Đàn Thôn Dã không còn là một tác phẩm bơ vơ trong dòng sinh mệnh con người. Nó sẽ biến cuộc đời thành cuộc đời và chúng ta trở thành chính chúng ta, đón nhìn nhau trong niềm tin yêu với những nụ cười hồn nhiên của đứa bé lên ba.Một tác phẩm văn chương tuy không là một quyển kinh điển nhưng lại chứa đựng tất cả những tinh túy cụ thể định hướng cho con người sống trong xã hội nhất là xã hội hiện tại rất cần đến tình người mới giải quyết được những bế tắc trước sự diệt vong của nhân loại. Tình người sẽ xóa tan bức tường vô hình ngăn cách giữa con người với con người vì quan niệm quốc gia, chủng tộc, tôn giáo, văn minh hay lạc hậu. Con người sẽ trở về với chính con người trong tư duy chính kiến, nhân bản và nhận thấy bản thể không có sự khác biệt. Nó là cái thường hằng, không dơ không sạch, không lớn không nhỏ, không bị chi phối bởi thời gian và không gian..Đó chính là cái tâm từ ái hay là Phật tánh như trong kinh Ma Ha Bát Nhã Tâm Kinh .

Nguyễn Hữu Hùng
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân