TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - NGHĨ VỀ HÌNH, TƯỢNG và KINH PHẬT
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

NGHĨ VỀ HÌNH, TƯỢNG và KINH PHẬT

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Mon Jun 09, 2014 5:24 am    Tiêu đề: NGHĨ VỀ HÌNH, TƯỢNG và KINH PHẬT

NGHĨ VỀ HÌNH, TƯỢNG và KINH PHẬT

Nhân đọc bài của Diệu Huyền (Dự án xây dựng tượng Di Lặc), bỗng dưng tôi có vài ý nghĩ như sau, viết ra để cùng các bạn chia sẻ nhé :

1- Phật Di-lặc chưa ra đời làm sao ta  biết mặt mũi đâu  mà vẽ hình tô tượng ? Trong khi Kinh Kim Cương dạy : Nhược dĩ sắc kiến ngã, Dĩ âm thanh cầu ngã, Thị nhân hành tà đạo,Bất năng kiến Như-Lai. (Bốn câu trên chắc ai cũng hiểu nghĩa rồi, khỏi dịch)

2- Còn 32 hóa thân của Bồ Tát Quan Âm trong Kinh Pháp Hoa thì sao ? Ta vẽ hóa thân nào ? Chưa kể  theo Phật giáo Tây Tạng thì Đức Quan Âm có đến bảy tỉ , bảy trăm bảy mươi bảy triệu, bảy trăm bảy mươi bảy ngàn, bảy trăm bảy mươi bảy hóa thân (7,777,777,777.00)  !  

3- Rõ ràng Phật giáo có nhiều khuynh hướng trái ngược hẳn nhau  (Tịnh độ , Thiền và Mật tông) .

4- Rồi trong khi Phật giáo nam tông  dựa vào năm kinh : Trường  bộ kinh, Trung bộ kinh, Tăng chi bộ kinh, Tạp bộ kinh và Tiểu bộ kinh (gọi chung là văn-hệ Pàli , NIKÀYA) ; thì Phật giáo bắc tông, cũng các kinh ấy nhưng văn-hệ Sanskrit-Hán thì gọi là AGÀMA nhưng chỉ có bốn kinh : Trường A-hàm, Trung A-hàm, Tạp A-hàm và Tăng nhất A-hàm .  Bản Pàli thì còn, bản Sanskrit thì không còn hay rất ít ! Chưa kể đến các bộ kinh lớn như : Kinh Bát-nhã, Kinh Hoa-nghiêm, Kinh Đại bảo tích v.v… Tất cả các kinh thuộc Phật giáo bắc tông (hay gọi là Đại thừa) được gom lại trong ĐẠI TANG KINH mà Trung Hoa và Nhật Bản đã có từ rất lâu đời.  May mà Việt Nam ta cũng có cơ duyên góp mặt với  kho tang kinh tạng thế giới với  Bộ Đại Tạng Kinh Việt Nam, gọi cho đúng tên là Linh Sơn Pháp bảo Đại Tạng kinh (đã xuất bản năm 2000, ấn loát tại Đài-Loan do HT Thích Tịnh Hạnh chủ trì) , gồm 69 tập ngót nghét gần 70.000 trang ! Nghe nói Ngài sẽ cho ra mắt vào cuối năm nay hay đầu năm tới 120 tập nữa : gồm Luận tạng và Luật tạng; có lẽ khoảng 120.000 trang  .  Quá trời ! Người  mới bước chân vào thấy choáng ngợp luôn ! Trong khi hai tôn giáo có số tín đồ đông đảo nhất thế giới là đạo Chúa và đạo Hồi, mỗi bên chỉ có một kinh (The Bible và  The Qu’ran).

5- Đứng trước một rừng kinh điển như thế, mình không hiểu kinh nào là của Ngài Thích-Ca , giáo chủ của Phật Giáo, kinh nào đời sau làm ra. Truyền thống Phật giáo Việt Nam ta từ lâu đời chỉ biết các kinh dịch từ Hán-tạng như A-di-đà kinh, Vô lượng thọ kinh, Kim cang kinh, Pháp hoa kinh v.v... Đến khoảng 1964-1965 khi ngài Thích Minh Châu du học ở Ấn Độ về bắt đầu dịch và xuất bản các kinh thuộc văn-hệ Pàli, gọi là NIKÀYA, thì đa phần Phật tử đều ngạc nhiên xen lẫn thích thú.  Rồi khi Phật tử đọc các kinh ấy thấy nội dung khác rất xa các kinh theo truyền thống Việt Nam bấy lâu nay (ví dụ như không thấy Phật A-di-đà, Phật Di-lặc, Bồ Tát Quan Thế Âm, Bồ Tát Đại Thế Chí v.v..), họ bèn thắc mắc : Vậy đâu  là những lời dạy  nguyên thủy của Đức Phật Thích Ca ?

6- Những thắc mắc ấy đã được chính ngài Thích Minh Châu   giải đáp như sau :

Chúng tôi dịch Kinh Pali, không vì mục đích muốn ủng hộ hay không muốn ủng hộ một học phái nào, một lập trường nào.  Mục đích của chúng tôi chỉ muốn giới thiệu những Kinh điển có thể được xem là nguyên thủy hay gần nguyên thủy nhất, để người đọc có thể tìm hiểu lời dạy chân chánh của đức Phật, khỏi qua ống kính của một học phái nào, dầu Ấn Độ, Trung Hoa hay Việt Nam.”(Trường Bộ Kinh, tập I, trang III, Tu thư đại học Vạn Hạnh Saigon, xuất bản năm 1973).

Cũng trong phần “Lời Giới Thiệu” ấy, ngài viết tiếp : “ Chúng ta đừng có mắc bẫy các vị Bà La Môn Ấn Độ đã tìm cách gán cho chữ “Tiểu Thừa”, để loại ra những lời Phật dạy căn bản, như một số lớn Phật tử đã bị mê hoặc, không dám đọc những lời Phật dạy…” (Sách đã dẫn trang IV).  

Ngài viết tiếp :” Đạo Phật đâu có phân biệt Tiểu Thừa Đại Thừa, đâu có chia đôi Chân đế Tục đế. Những sự phân chia này chỉ là hậu tác phẩm, hoặc của các giáo sĩ Bà La Môn mang danh Phật tử muốn loại bỏ những gì tinh túy nhất của đạo Phật không cho Phật tử học và tu, hay của một số đệ tử Phật muốn làm tổ sư một giáo phái, nên đề xướng các chủ thuyết lấn át những lời dạy nguyên thủy của đức Phật.” (sđd, trang V).

Sau cùng, Ngài nói :” Đạo Phật là Đạo đến để mà thấy chớ không phải Đạo đến để nhờ người khác thấy hộ, Đạo của người có mắt (Cakkhumato), không phải Đạo của người nhắm mắt, Đạo của người thấy, của người biết (Passato Jànato) không phải là Đạo của người không thấy, không biết (Apassato Ajànato). “ (sđd, trang IV).

Trước khi tạm chia tay, tôi cũng muốn nói thêm rằng sở dĩ tôi trích dẫn những lời của cố HT Thích Minh Châu (1920-2012) là vì Ngài, không những là bậc thạc học, thạc đức với cả di sản đồ sộ Phật học lưu lại cho đời, mà vì Ngài đã để lại cho kho tàng Phật học thế giới tác phẩm vĩ đại “THE CHINESE MADHYMA ÀGAMA AND THE PÀLI MAJJHIMA NIKÀYA” (A Comprehensive Study ) (tạm dịch : So sánh Kinh Trung A-hàm chữ Hán và Trung Bộ kinh chữ Pàli). (để xem kinh nào nguyên thủy hay gần nguyên thủy nhất của  Phật Thích Ca). Tác phẩm này nguyên là luận án tiến sĩ (doctoral thesis) đệ trình tại Đại học Bihar (được gọi là Tân Na-lan-đà, Nava Nalanda Mahavihara, Ấn Độ, nơi mà hồi thế kỷ thứ VII ngài Huyền Trang (600-664)  đã từng du học và nghiên cứu).  Luận án này được toàn thể hội đồng giám khảo chấm đậu hạng Tối Danh Dự  cùng với lời ban khen của hội đồng giám khảo, năm 1961 (tác phẩm này đã được cho in năm 1964 tại Saigon, dày khoảng 400 trang, chữ nhỏ khổ lớn). Trước đó, để chứng minh có khả năng cổ-ngữ Pàli, ngài đã học và đã đậu thủ khoa đặc hạng danh dự văn bằng Cao-học Pàli, năm 1958 (M.A. in Pàli , first graduate with special honours, Bihar University, 1958).

(Xin nói thêm : cổ ngữ Pàli là môn rất khó ngay cả đối với người bản xứ Ấn Độ, thế mà trong vòng chỉ một năm ngài đã đỗ thủ khoa.  Mà muốn lấy văn bằng này để nghiên cứu Phật học nguyên thủy, ngài phải học văn bằng Cử nhân Anh văn chuyên biệt, tức là chuyên về ngôn ngữ Phật học gồm cả tiếng Sansckrit, Bihar University, 1957.)  

Và sau cùng cũng nên nói thêm, Ngài là đại đệ tử của cố đại lão Hòa-thượng Thích Tịnh-Khiết (1890-1973), vị Tăng-thống đầu tiên của Giáo Hội PGVN. Trong tang lễ của vị đệ nhất Tăng-thống, ngài được suy cử làm Trưởng Ban Tang Lễ, một chức vụ đủ nói lên tầm vóc của ngài.

Thôi, tạm ngưng nhé, hẹn một dịp nào đó khi có  có cơ duyên.

ĐỖ KIM PHỤNG
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân