TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - ANGELA MERKEL(Thủ Tướng Đức Quốc), Đàn bà dễ có mấy tay !
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

ANGELA MERKEL(Thủ Tướng Đức Quốc), Đàn bà dễ có mấy tay !

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7360

Bài gửiGửi: Fri May 16, 2014 1:11 am    Tiêu đề: ANGELA MERKEL(Thủ Tướng Đức Quốc), Đàn bà dễ có mấy tay !


ANGELA MERKEL(Thủ Tướng Đức Quốc), Đàn bà dễ có mấy tay !


ANGELA MERKEL,

Đàn bà dễ có mấy tay

Tuần lễ cuối tháng ba đầu tháng tư vừa rồi, Tập Cận Bình, Chủ tịch Trung Quốc đến thăm ba nước Pháp, Đức, Bỉ.

Paris là điểm dừng chân đầu tiên. Ông giành ưu tiên này cho Pháp quốc bởi cách đây tròn 50 năm, tháng Giêng năm 1964, tổng thống Pháp, tướng Charles De Gaule là nguyên thủ phương Tây đầu tiên ban ân huệ cho Mao, công nhận nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Để tỏ lòng hiếu khách, Pháp không những trải thảm đỏ tận chân cầu thang máy bay, mà còn trải lòng ra đón. Yến tiệc xa hoa chưa từng có tại lâu đài Versailles nguy nga. Buổi hòa nhạc Trung Hoa tại nhà hát Opera. Dạ tiệc, khiêu vũ lu bù trong cung điện Roi-Soleil tráng lệ. Champagne trào bọt trắng lòa với những hợp đồng chục tỷ Euro.

Khác hẳn Pháp, người Đức đón Tập không ồn ào, xa xỉ, nhưng cũng vẫn giành được những hợp đồng không thua kém. Đặc biệt là bà Thủ tướng Angela Merkel đã ghi hai bàn thắng ngoạn mục, mà vẫn giữ đúng những nghi lễ ngoại giao.

Bàn thắng thứ nhất: Tập muốn sử dụng chuyến thăm Đức để gây một sức ép, buộc Nhật phải thừa nhận những tội lỗi đã gây ra cho Trung Quốc trong Thế chiến II. Để thực hiện ý đồ này, Tập khéo léo mời bà Angela Merkel cùng đến thăm đài tưởng niệm nạn nhân chiến tranh Holocaust. Bà Merkel khôn ngoan nhận ra ngay ý đồ. Bà đáp: “Ngài có thể đi một mình vào lúc rảnh rỗi”. Bà không dại gì tham dự vào vòng xoáy ma quái của những cuộc chơi do Tập bày ra. Bị từ chối thẳng thừng, Tập cười lịch sự, nhưng trong lòng hẳn cay đắng lắm.

Bàn thắng thứ hai: Trong bữa ăn tối chia tay, ở mục tặng quà lưu niệm, bà Merkel tặng Tập một tấm bản đồ Trung Quốc cổ, do nhà bản đồ học người Pháp Jean-Baptiste Bourguignon vẽ vào năm 1735, dựa trên những khảo sát địa lý của các nhà truyền giáo Dòng Tên, và được xuất bản tại Đức vài năm sau đó.

Tập cầm quà trong tâm trạng nửa cười nửa mếu. Trên tấm bản đồ có ghi “China Proper” (Trung Quốc chính thức) trong đó không có Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông, Điếu Ngư, hay biển Đông. Riêng đảo Đài Loan và Hải Nam được vẽ bằng một màu khác, ngụ ý rằng hai hòn đảo này chưa thuộc quyền kiểm soát hoàn toàn của nhà Thanh lúc đó.

Những nội dung trên tấm bản đồ này lại trái ngược với quan điểm chính thức của chính quyền do Tập đang điều hành. Theo họ thì Tân Cương, Nội Mông, Tây Tạng, Đài Loan, Điếu Ngư, và biển Đông là “lãnh thổ lịch sử không thể chối cãi của Trung Quốc”.

Hơn nữa, những chi tiết trên bản đồ lại gợi ra bao vấn đề. Bản đồ được vẽ năm 1735 là năm Hoàng Đế Càn Long trị vì. Ông là một nhân vật kiệt xuất nhất trong triều đại nhà Thanh, mà vẫn chưa thể kiểm soát nổi những vùng miền nói trên thế thì làm sao có thể gọi là “lãnh thổ lịch sử từ thời cổ đại”, “không thể tách rời”, “không thể chối cãi”.

Tổng thống Pháp François Hollande tiếp Tập lịch sự đến mức ông không dám nhắc đến chuyện “nhân quyền” mà Tập vốn ghét cay ghét đắng. Còn bà Thủ tướng Đức Angela Merkel đã chẳng ngại ngùng đánh thẳng vào lòng kiêu hãnh bành trướng không phải của riêng Tập mà cả dân tộc Đại Hán.

Báo chí phương Tây gọi món quà bản đồ là “cú tát tai của Merkel” có lẽ cũng không ngoa.

Quả là:

“Đàn bà dễ có mấy tay,

Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan? ”

(Sưu tầm)


Về Đầu Trang
NGUYEN H VUI
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 20 Feb 2011
Số bài: 33

Bài gửiGửi: Fri May 16, 2014 12:21 pm    Tiêu đề: RE: "Đàn bà dễ có mấy tay"

-Cám ơn em Mai Thọ đã khen tặng Bà Thủ Tướng Đức Angela Merkel
-Xin gởi thêm một Bài báo về chuyện Bà Thủ tướng Angela Merkel  tặng Chủ Tịch Trung Quốc bản đồ không có Hoàng Sa và Trường Sa:


Vì sao Đức tặng TQ bản đồ không có Hoàng Sa?





Một tấm bản đồ cổ về Trung Quốc mà Thủ tướng Đức tặng ông Tập Cận Bình nhân dịp ông thăm châu Âu đang trở thành chủ đề tranh luận khi nó mâu thuẫn với cách người Trung Quốc nhìn nhận về những ranh giới lịch sử.

Thủ tướng Đức Angela Merkel tặng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tấm bản đồ Trung Quốc thế kỷ 18. Ảnh: Getty Images
Trong bữa tiệc tối 28/3, bà Angela Merkel đã tặng Chủ tịch Trung Quốc tấm bản đồ vẽ năm 1735 được in tại Đức. Tác giả là họa sĩ người Pháp Jean-Baptiste Bourguignon d'Anville. Bản đồ cổ là một phần trong hàng loạt tác phẩm của d’Anville, dựa trên các thông tin thu thâp được của những nhà truyền giáo Dòng Tên ở Trung Quốc.
Đây là món quà hoàn hảo cho một thượng khách tới thăm? Có thể là như vậy. Nhưng kể từ khi nó được trao đổi, các trang mạng Trung Quốc đã tranh luận gay gắt về món quà này. Rằng tại sao bà Merkel lại chọn lựa đặc biệt như vậy? Thông điệp gửi gắm là gì?
Với sinh viên chuyên ngành sử Trung Quốc, thời gian ra đời tấm bản đồ rất dễ nhận thấy. Đó là lúc hoàng kim của triều đại nhà Thanh, nhất là khi Càn Long lên nắm quyền. Ông chủ trương cuộc mở rộng quân sự về phía Tây và Bắc. Nhưng sau khi ông qua đời năm 1799, giai đoạn lụi tàn của triều đại này cũng bắt đầu.
Tiếp theo là các ranh giới. Bản đồ 1735 của d’Anville có chú thích bằng chữ Latinh có nghĩa là “Trung Quốc chuẩn” cho thấy chủ yếu là vùng dân cư người Hán, không có Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ hay Mãn Châu. Biên giới phía Nam kéo dài đến sát đảo Hải Nam.
Và tất nhiên, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng không hề có trong bản đồ này.
Một công dân mạng Trung Quốc bình luận, tấm bản đồ quà tặng là “cái tát” từ bà Merkel. “Chúng tôi luôn được nói rằng, một số khu vực là phần không thể tách rời của Trung Quốc từ thời cổ đại, nhưng Merkel nói với chúng tôi là thậm chí ở thế kỷ 18, những khu vực này vẫn không thuộc về Trung Quốc”.
Số khác thì lý luận, đó là do người vẽ bản đồ, và Thủ tướng Merkel “không có ý gì đặc biệt”. “Thời điểm đó, các nhà truyền giáo không được phép đi tới những vùng này”.
Khác lạ là, khi tin tức về tấm bản đồ lan rộng ở Trung Quốc, bằng cách nào đó nó lại biến ra khác biệt. Rất nhiều báo chí Trung Quốc khi đưa tin về món quà của bà Merkel đã đưa ra tấm bản đồ thể hiện rõ một đế chế ở thời đỉnh cao với lãnh thổ gồm Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ và nhiều vùng rộng lớn của Siberia.
Theo tạp chí Foreign Policy, đây là tấm bản đồ của hoạ sĩ người Anh John Dower, được công ty Henry Teesdale & Co. tại London xuất bản năm 1844 và chắc chắn không phải là món quà mà Thủ tướng Đức tặng ông Tập. Tuy nhiên, sai sót này không được giải thích.
Cả hai phiên bản quà tặng của bà Merkel đều xuất hiện trên những phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc đem lại những đánh giá khác nhau. Hạo Kiên,một phóng viên tài chính nói rằng, tấm bản đồ “là món quà khá khó xử”. Tác giả Hiếu Trình thì chỉ trích bà Merkel cố “hợp pháp hóa các phong trào đòi độc lập của Tây Tạng, Tân Cương”. Còn kiến trúc sư Lưu Côn bình luận: “Người Đức chắc chắn có động cơ phía sau”. Một người khác thì hỏi: “Tại sao có thể thế này? Tây Tạng, Tân Cương ở đâu? Ông Tập phản ứng thế nào?”.
Thái An (theo Time, Foreign Policy
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân