TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - TQ thử thành công tên lửa siêu tốc . (Biết Người - Biết Ta)
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

TQ thử thành công tên lửa siêu tốc . (Biết Người - Biết Ta)

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7315

Bài gửiGửi: Thu Jan 16, 2014 2:30 am    Tiêu đề: TQ thử thành công tên lửa siêu tốc . (Biết Người - Biết Ta)


TQ thử thành công tên lửa siêu tốc .
(Biết Người - Biết Ta)

Tên lửa Long March-F2 rời bệ phóng Tửu Tuyền mang theo tàu Thần Châu 10




BBC - Cập nhật: 14:40 GMT - thứ tư, 15 tháng 1, 2014

Trung Quốc vừa cho bay thử thành công thiết bị mang tên lửa siêu tốc với đầu đạn hạt nhân có khả năng xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ hiện thời, theo báo Bấm South China Morning Post (SCMP) dẫn tin từ Ngũ Giác đài.

Khí cụ bay siêu tốc (HGV) của Trung Quốc bắt chước theo chiếc “WU-14” của Hoa Kỳ, được phát hiện trong lúc bay với vận tốc 10 lần vận tốc âm thanh trong không phận Trung Quốc.

Phát ngôn viên của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, Trung tá Jefferey Pool nói với trang Bấm Washington Free Beacon: “Chúng tôi vẫn thường theo dõi các hoạt động quốc phòng của nước ngoài và chúng tôi có biết về vụ thử nghiệm”, tuy nhiên ông không cho biết thêm chi tiết.

Theo so sánh của tờ Bấm Daily Star, với vận tốc này, khí cụ bay có thể chỉ mất 45 phút bay từ Bắc Kinh tới thủ đô Washington.

Chủ tịch Ủy ban Vũ khí của Hạ viện Hoa Kỳ và hai thành viên cấp cao khác đã bày tỏ lo ngại về vụ thử nghiệm của Trung Quốc, theo Washington Free Beacon đưa tin hôm 14/01.

“Trong khi việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng diễn ra hết lượt này tới lượt khác làm ảnh hưởng tới tiến bộ kỹ thuật của Hoa Kỳ, Trung Quốc và các quốc gia đối thủ khác đang cố gắng đạt ngang bằng với Hoa Kỳ; trong một số trường hợp thậm chí còn có vẻ đã dẫn trước chúng ta, ” theo một tuyên bố của ba nhân vật trên.

'Quan trọng chiến lược'

Xe tự hành Thỏ Ngọc

Khoa học không gian của Trung Quốc phát triển ngày càng nhanh

Các chuyên gia quân sự Trung Quốc cũng tuyên bố cuộc thử nghiệm là bước đột phá, theo SCMP.

Vụ thử này có nghĩa rằng Trung Quốc trở thành quốc gia thứ hai chỉ sau Hoa Kỳ đã thử nghiệm thành công HGV có khả năng mang tên lửa đầu đạn hạt nhân với vận tốc trên Mach 10 (khoảng trên 3402. 9 m/s).

Loại vũ khí này từ lâu đã được các chuyên gia an ninh coi là làm thay đổi cục diện do có thể bắn trúng mục tiêu trước khi mọi hệ thống tên lửa phòng vệ hiện thời kịp phản ứng.

Một khi được đưa vào sử dụng, nó có thể đẩy mạnh một cách đáng kể lực lượng và chiến lược tên lửa sẵn có của Trung Quốc.

Nó được thiết kế để có thể mang tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Khi đạt tới độ cao tiểu quỹ đạo nhất định, tàu bay và tên lửa tách rời nhau và phần mũi sẽ bay tới mục tiêu với vận tốc khoảng 12. 359 cây số trên giờ.

Nga và Ấn Độ là hai quốc gia cũng đang sản xuất loại vũ khí này.

Hồi năm 2010 Hoa Kỳ cho thử Lockheed HTV-2, loại khí cụ bay tương tự có khả năng đạt vận tốc Mach 20 (khoảng 6805. 8 m/s).

Cuộc thử nghiệm vào hôm 09/01 cho thấy Trung Quốc đã rút ngắn khoảng cách với các nhà khoa học Hoa Kỳ, do quốc gia này “đầu tư khổng lồ” vào dự án, theo SCMP.

Báo này cũng dẫn lời Giáo sư Vương Túc Huy, nhà nghiên cứu kiểm soát không lưu siêu thanh ở Đại học Hàng không Nam Kinh, rằng bà không hề ngạc nhiên về tin này do Trung Quốc đã khá sẵn sàng về công nghệ.

Một chuyên gia ngành hàng hải ở Bắc Kinh nói vũ khí siêu nhanh đóng vai trò quan trọng chiến lược đối với Trung Quốc.

Ông Lý Khiết được tờ báo ở Hong Kong dẫn lời nói vũ khí siêu thanh vốn có rất nhiều vấn đề kỹ thuật, “và chưa có quốc gia nào có thể chế tạo ra [vũ khí siêu tốc] sẵn sàng dùng được trong thực tế”.


Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7315

Bài gửiGửi: Wed Jan 22, 2014 10:19 pm    Tiêu đề: Đằng sau sức mạnh quân sự của TQ

Đằng sau sức mạnh quân sự của TQ

Hải quân Trung Quốc ngày nay vẫn không thể so với Hải quân Nhật cách đây hơn nửa thế kỷ về khả năng tự lực.

Với ngân sách quốc phòng khổng lồ khoảng 200 tỉ USD/năm (chỉ sau Mỹ), Trung Quốc đang dồn hết “công lực” cho hiện đại hóa quân đội. Tàu chiến, máy bay, máy bay không người lái (UAV)… xuất xưởng ào ạt như người ta sản xuất xúc xích! Tuy nhiên, nếu nghĩ rằng kỹ thuật quân sự Trung Quốc đã đạt đến trình độ cao thì thật lầm. Hầu hết máy bay, tàu chiến của họ chỉ có cái vỏ, còn ruột bên trong thì toàn “hàng ngoại”!

Phóng sự của Reuters (ngày 19/12/2013) cho biết, Đức, Pháp và Anh là những nước đang cung cấp thiết bị quân sự nhiều nhất cho Trung Quốc, nếu không kể Nga. Hầu hết tàu chiến hiện đại của Trung Quốc hiện chạy bằng động cơ diesel của Pháp và Đức. Khu trục hạm Trung Quốc trang bị giàn sonar, trực thăng diệt tàu ngầm và tên lửa đất đối không của Pháp.

Trong khi đó, chiến đấu cơ và máy bay diệt hạm chạy bằng động cơ Anh. Thế hệ máy bay do thám mới nhất được trang bị hệ thống radar cảnh báo sớm của Anh. Và một số trực thăng vận tải lẫn trực thăng chiến đấu được đánh giá là tốt nhất đều dựa vào thiết kế của Eurocopter, chi nhánh thuộc Tập đoàn Hàng không quốc phòng khổng lồ EADS của châu Âu.

Đặc biệt, loại thiết bị chiến lược mà Trung Quốc đến nay vẫn không thể tự làm mà phải mua là động cơ tàu ngầm. Trong các tàu lớp Tống và lớp Nguyên do Trung Quốc tự đóng, người ta thấy có động cơ diesel của Hãng MTU Friedrichshafen GmbH (Đức). Cùng với 12 chiếc tàu ngầm lớp Kilo nhập từ Nga, sức mạnh hải quân Trung Quốc tập trung ở 21 chiếc tàu ngầm chạy bằng động cơ Đức này.
Theo dữ liệu các thương vụ vũ khí mà Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) thu thập, tính đến cuối năm 2012, MTU đã cung cấp 56 động cơ diesel cho tàu ngầm Trung Quốc…

Về lý thuyết, Trung Quốc vẫn nằm dưới luật cấm vận vũ khí của phương Tây từ sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989, nhưng trong khi Mỹ kiểm soát chặt chẽ các thương vụ chuyển giao kỹ thuật quân sự cho Trung Quốc thì châu Âu lại lỏng lẻo hơn.
Trong 10 năm (tính đến năm 2011), theo số liệu chính thức, giới sản xuất châu Âu đã được cấp phép xuất khẩu số vũ khí trị giá gần 3 tỉ euro (4,1 tỉ USD) cho Trung Quốc, trong đó không chỉ có các thiết bị quân sự mà còn cả máy bay, tàu chiến, thiết bị chụp ảnh, xe tăng, hóa chất quân sự và đạn dược. Pháp và Anh là hai nước "chịu chơi" nhất trong các thương vụ vũ khí với Trung Quốc.
Riêng Pháp, nước này chiếm gần 2 tỉ euro giá trị các thương vụ được cấp phép. Anh đứng hạng nhì với gần 600 triệu euro và theo sau là Ý với 161 triệu euro. Giá trị các thương vụ thật ra khó kiểm chứng trong thực tế, vì một số nước, trong đó có Anh và Pháp, không công bố những con số này.
Ngoài ra, thống kê thương vụ vũ khí châu Âu lại không bao gồm các thiết bị kỹ thuật kép (dùng trong dân sự lẫn quân sự); và trong nhiều trường hợp, những thiết bị này bán không cần giấy phép, chẳng hạn một số động cơ tàu ngầm, tương tự với trường hợp phần mềm thiết kế hàng không mà trong thực tế có thể được dùng cho chiến đấu cơ, oanh tạc cơ và UAV.

Tại sao Trung Quốc phải nhập?

EU không có cơ chế nhất quán để kiểm soát và theo dõi những thương vụ chuyển giao kỹ thuật kép. Do đó, trong tổng giá trị hàng hóa trị giá 143,9 tỉ euro xuất từ EU sang Trung Quốc năm 2012, khó có thể biết đâu là hàng kỹ thuật kép. Với giới sản xuất vũ khí châu Âu, Trung Quốc là thị trường béo bở và họ tận dụng khai thác. Vậy thôi.
Một trong những ví dụ là trường hợp MAN Diesel & Turbo (Đức). Năm 2012, MAN loan bố họ cung cấp động cơ cho hai tàu vận tải thuộc Cơ quan Kiểm soát -theo dõi hàng hải vệ tinh Trung Quốc (trực thuộc Bộ tổng quân trang, nơi giám sát các cuộc nghiên cứu và phát triển vũ khí cũng như quản lý mọi hoạt động quân sự lẫn không gian Trung Quốc). Phát ngôn viên MAN cho biết hãng đã sản xuất khoảng 250 động cơ cung cấp cho hải quân Trung Quốc…

Kỹ thuật hạn chế khiến Trung Quốc gần như chỉ có thể đóng được vỏ tàu ngầm.

Quả thật kỹ thuật quân sự Trung Quốc vẫn còn kém quá xa so với trình độ thế giới hiện nay và nếu không sắm đồ ngoại thì có lẽ 100 năm nữa Hải quân Trung Quốc vẫn chỉ có thể quanh quẩn ở vùng cận duyên. Họ đã nếm mùi thương đau từ kinh nghiệm riêng. Đầu năm 2003, một chiếc tàu ngầm hỏng được phát hiện trôi lềnh bềnh nửa chìm nửa nổi tại biển Bột Hải ở duyên hải Bắc Trung Quốc. Khi vớt nó lên, người ta nhận thấy tất cả 70 người trong thủy thủ đoàn đều thiệt mạng.
Nguyên nhân gây nên thảm kịch chỉ được thông báo ngắn gọn là "lỗi kỹ thuật". Điều gì đã thật sự xảy ra với con tàu lớp Minh mang số 361, một phiên bản mà Trung Quốc sao chép từ tàu ngầm Nga?
Hầu hết ý kiến chuyên gia đều tin rằng tất cả là do lỗi từ động cơ. Hệ thống động cơ đã không tắt tức thì khi tàu trồi lên khiến oxy bị "hụt" và gây tử vong cho toàn bộ thủy thủ đoàn. Sau sự kiện trên, Trung Quốc không dám mạo hiểm chế tạo động cơ tàu ngầm. Vậy là bắt đầu từ tàu ngầm lớp Tống tự đóng, Trung Quốc phải nhập động cơ MTU, mang về ráp tại xưởng đóng tàu Vũ Xương bên bờ Dương Tử.
TTVN (Reuters)
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân