TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Những Tấm Lòng Vàng
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Những Tấm Lòng Vàng

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Lan Mimosa



Ngày tham gia: 21 Feb 2010
Số bài: 685

Bài gửiGửi: Sun Jan 05, 2014 3:47 pm    Tiêu đề: Những Tấm Lòng Vàng

Vào đêm giáng sinh, ông Jonnie Wright, giám đốc điều hành của công ty tư vấn bán hàng The Buyosphere, bang Iowa, Mỹ đã ăn mặc như một người đàn ông vô gia cư và tặng tiền những người đi đường.




Ông Wright bất chấp đêm giáng sinh giá lạnh ngồi ở đường phố như một ông lão ăn xin và cho tiền ngược lại những ai có ý định giúp ông lão.

Ông Wright trao cho những người đi đường muốn giúp đỡ ông một phong bì một bức thư có chữ kí của ông, và kèm theo 100$ hay 10$ như là phần thưởng.

Vị giám đốc tốt bụng này cho biết đã chuẩn bị 50 chiếc phong bì với tổng tiền 1000$ và ông nhận được từ người đi đường 363.02$, 3 bánh mì xúc xích, 2 chiếc bánh, một quả táo và một đôi vớ.

Rob Taylor, một người dân thành phố Des Moines cho hay, anh đã không thể tin được khi mở chiếc phong bì ra. Lập tức anh gọi vợ mình và kể cho cô nghe về điều kỳ diệu.

Để giải thích cho hành động kỳ lạ này, ông Wright cho biết đây là cách để ông vinh danh những con người có tấm lòng nghĩa hiệp, và ông đã có ý định này từ lâu.

Wright viết trên Facebook của mình . "Sẽ không bao giờ phai trong trái tim tôi khoảnh khắc hào hiệp và tình thương yêu đồng loại, những khuôn mặt yêu thương nhẹ nhàng khi họ đặt những đồng tiền khó khăn kiếm được vào tay tôi".

Tất cả số tiền mà vị giám đốc nhận được từ người đi đường, ông đã nhân đôi nó lên và dành tặng cho hội Bethel Mission, hội những người vô gia cư địa phương.



(theo Nydailynews/Huffington)
Về Đầu Trang
Mai Dung



Ngày tham gia: 08 Dec 2011
Số bài: 179

Bài gửiGửi: Mon Jan 06, 2014 3:49 am    Tiêu đề:

Những tấm lòng vàng và Phép màu giá bao nhiêu ( của Henry Chang st ) là những chuyện hay thật hay , đáng đọc .
Cám ơn Lan
Mimosa .
Về Đầu Trang
Lan Mimosa



Ngày tham gia: 21 Feb 2010
Số bài: 685

Bài gửiGửi: Mon Jan 06, 2014 5:30 pm    Tiêu đề:

Thành thật cảm ơn lời cám ơn của Mai Dung .

LM
Về Đầu Trang
Lan Mimosa



Ngày tham gia: 21 Feb 2010
Số bài: 685

Bài gửiGửi: Sun Jan 12, 2014 2:02 am    Tiêu đề: Cuốc xe cuối cùng

Cuốc xe cuối cùng



Một tài xế taxi ở thành phố New York, Mỹ đã kể câu chuyện này:


Tôi đến địa chỉ được thông báo và bấm còi. Sau khi đợi vài phút, tôi lại bấm còi lần nữa. Vì chuyến này là chuyến cuối cùng trong ca làm việc của tôi nên tôi chỉ nghĩ đến việc muốn ra về cho nhanh. Thế nhưng, thay vào đó tôi lại để xe ở công viên, rồi bước lại gần cửa nhà và gõ cửa… “Đợi một phút” – giọng một người già, có vẻ đã yếu trả lời. Tôi còn nghe thấy tiếng kéo lê cái gì đó trên sàn nhà.
Một lúc sau cánh cửa mở ra. Một bà lão người nhỏ nhắn khoảng 90 tuổi đang đứng trước mặt tôi. Bà mặc một chiếc váy hoa và đội một chiếc mũ tròn có gắn mạng che bằng lưới trên đầu – giống như vừa bước ra từ một bộ phim của những năm 40.
Bên cạnh bà là một chiếc va ly nhỏ bằng ni-lông. Căn hộ trông như không có ai sống nhiều năm. Tất cả đồ đạc đều được phủ bằng giấy.
Không có đồng hồ trên tường, không có đồ trang trí hay đồ dùng trên các kệ. Ở góc nhà là chiếc hộp các-tông đựng đầy ảnh và đồ thủy tinh.
“Anh giúp tôi mang túi ra xe chứ?” – bà nói. Tôi mang chiếc va ly ra xe rồi quay lại đỡ bà lão.
Bà cầm tay tôi và chúng tôi đi chậm rãi về phía lề đường.
Bà lão liên tục cảm ơn tôi vì đã giúp đỡ. “Không có gì” – tôi nói. “Cháu chỉ cố gắng đối xử với khách hàng như cách mà cháu muốn mọi người đối xử với mẹ cháu”.
“Ồ, anh là một chàng trai tốt bụng” – bà nói. Khi đã vào trong xe, bà lão đưa tôi địa chỉ rồi đề nghị: “Anh có thể lái xe đi qua trung tâm thành phố được không?”
“Đó không phải là con đường ngắn nhất bà ạ!” – tôi trả lời.
“Ồ, không sao. Tôi không vội. Tôi đang trên đường đến nhà dưỡng lão”.
Tôi nhìn qua gương chiếu hậu. Mắt bà hơi ướt. “Tôi không có gia đình” – bà tiếp tục nói bằng giọng nhẹ nhàng. “Bác sĩ nói rằng tôi không còn nhiều thời gian nữa”. Tôi lặng lẽ vào số và tắt đồng hồ đo mét.
“Bà muốn đi con đường nào?” – tôi hỏi.
Hai giờ sau, chúng tôi đã đi vào thành phố. Bà chỉ cho tôi tòa nhà mà bà đã từng làm việc như một người điều hành thang máy.
Chúng tôi đi qua khu nhà mà bà và chồng từng chung sống khi họ mới cưới. Bà đề nghị tôi đi qua một cửa hàng mà trước kia từng là phòng khiêu vũ mà bà luyện tập thời còn con gái.
Thỉnh thoảng bà bảo tôi đi chậm lại trước một tòa nhà hay một góc phố nào đó, rồi bà ngồi nhìn chăm chăm vào bóng tối, không nói gì.
Khi ánh Mặt trời đầu tiên dần hé ở đường chân trời, bà đột nhiên nói: “Tôi mệt rồi. Giờ chúng ta đi thôi”.
Chúng tôi tiếp tục đi trong im lặng tới địa chỉ mà bà đã đưa. Đó là một tòa nhà thấp, giống như một ngôi nhà nghỉ dưỡng nhỏ, có đường lái xe bên dưới một mái hiên.
Hai hộ lý bước ra xe ngay khi chúng tôi đến. Họ trông có vẻ lo lắng khi nhìn từng cử động của bà.
Chắc chắn họ đang mong bà tới.
Tôi mở cốp xe và đặt chiếc va ly ở cửa. Bà lão được dìu vào chiếc xe lăn.
“Tôi nợ anh bao nhiêu?” – bà vừa lấy ví vừa hỏi.
“Không gì cả” – tôi nói
“Anh cũng phải sống chứ” – bà trả lời.
“Cháu còn có những khách hàng khác” – tôi nói.
Không chút chần chừ, tôi cúi xuống và ôm bà. Bà cũng ôm tôi rất chặt.
“Anh đã mang lại cho một bà già nhỏ bé những phút giây hạnh phúc. Cảm ơn anh” – bà nói.
Tôi nắm chặt tay bà, rồi bước đi trong ánh sáng mờ mờ của buổi sáng sớm. Cánh cửa đóng lại phía sau tôi, giống như âm thanh của tiếng đóng cửa một cuộc đời.
Tôi không đón thêm khách vào ca làm việc đó. Tôi lái xe và miên man suy nghĩ. Suốt cả ngày hôm đó, tôi gần như không nói câu nào. Nếu bà lão gặp phải một lái xe nóng tính hay một người thiếu kiên nhẫn thì sao? Nếu tôi từ chối đề nghị của bà, hay lại bấm còi thêm một lần nữa rồi bỏ đi thì sao?
Thoáng suy nghĩ, tôi cho rằng tôi chưa từng làm một việc nào quan trọng hơn thế trong đời mình.
Chúng ta thường nghĩ rằng cuộc sống của chúng ta đầy những khoảnh khắc tuyệt vời. Nhưng những khoảnh khắc tuyệt vời ấy lại thường được bao bọc bởi cái vỏ đời thường, bình dị mà người ta thường coi là những chuyện vặt vãnh.



•Nguyễn Thảo (Theo Elite Daily)
Về Đầu Trang
Lan Mimosa



Ngày tham gia: 21 Feb 2010
Số bài: 685

Bài gửiGửi: Mon Jan 13, 2014 3:06 pm    Tiêu đề: Đại Hạ Giá

Đại Hạ Giá


Thời buổi này còn cái gì không hạ giá nhỉ? Sách vở, quần áo, đồ điện tử v...v... hạ giá! Tôi cầm mảnh bằng đại học cạ cục mãi chưa tìm ra việc làm, cũng nhào ra vỉa hè bán sách đại hạ giá. Từ Victor Hugo, Leon Tolstoy, Tagore, Dostoievski... đến Khái Hưng, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng... cả thảy đều bị hạ nằm la liệt. Lắm lúc ngồi chồm hổm nhìn xuống các tên tuổi từng vang bóng một thời, tôi thầm hỏi:

- Nên cười hay nên khóc, thưa chư liệt vị?



Cách đây ít lâu, một ông lão hình dáng tiều tụy mang đến bán hai pho sách dày. Một cuốn là Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh do Khai Trí tái bản. Cuốn kia là Petit Larousse Illustré in tại Paris năm 1973. Sách còn tinh tươm lắm, hẳn chủ nhân đã xài rất kỹ. Thấy giá rẻ, tôi mua. Loại ấn bản này đây, gặp loại khách biên biết, bán cũng được lời.

Ngoài bìa và một số trang ruột của mỗi cuốn, đều có ấn dấu son hình ellipse: Bibliothèque - Đô Bi - Professeur. À, té ra ông lão vốn từng là giáo chức. Thảo nào! Cất tiền vào ví rồi mà ông cứ dùng dằng nuối tiếc, ngoảnh lại nhìn những tài liệu - tài sản phải đứt ruột bán đi. Ngoái mãi mấy lần rồi ông mới dắt chiếc xe đạp cà tàng đạp về. Mắt ông đỏ hoe. Lòng tôi chợt se lại!



Chiều 25 Tết. Ngồi cạnh các danh tác tôi vẫn lim dim, thấp thỏm, chồm hổm ra đấy. Qua đường không ai thấy, lá vàng rơi trên giấy. Sài Gòn chả có mưa bụi cho đủ khổ thơ Vũ Đình Liên. Nhưng bụi đường thì tha hồ, đủ khổ thứ dân lê lết vệ đường như tôi.

- Anh mua bánh bò, bánh tiêu?

Một chị hàng rong đến mời. Tôi lắc đầu. Bỗng chị sững người chăm chú nhìn vào hai bộ từ điển. Chị ngồi thụp xuống, đặt sề bánh bên cạnh, cầm hết cuốn này đến cuốn kia lật lật. Rồi chị hỏi giá cả hai. Ngần ngừ lúc lâu, chị nói:

- Anh có bán... trả góp không?

- Trời đất ơi! Người ta bán trả góp đủ thứ, chứ sách vở, sách đại hạ giá ai đời bán trả góp? Vả lại, tôi nào biết chị là ai, ở đâu?

- Tôi cần mua cả hai - chị nói tiếp - xin anh giữ, đừng bán cho người khác. Khi nào góp đủ, tôi sẽ lấy trọn. Anh thông cảm làm ơn giúp tôi.

Thấy lạ, tôi hỏi chuyện mới vỡ lẽ. Đô Bi chính là thầy cũ của chị hàng rong. Chị Tám (tên chị) bất ngờ thấy có dấu son quen, hiểu ra hoàn cảnh của thầy, bèn nảy ý chuộc lại cho người mình từng thọ ơn giáo dục. Song, bán bánh bò bánh tiêu nào được bao nhiêu, lại còn nuôi con nhỏ, không đủ tiền mua một lần nên chị xin trả góp.

Tôi cảm động quá, trao ngay hai bộ từ điển cho chị Tám:

- Chị hãy cầm lấy, kịp làm quà Tết cho thầy. Tôi cũng xin lại đúng số vốn mà thôi, chị à.

- Nhưng...

- Đừng ngại, chị trả góp dần sau này cũng được.

Chị lấy làm mừng rỡ, cuống quít trả tôi một ít tiền.

- Chao ôi, quý hóa quá! Cảm ơn... cảm ơn... anh nhá!

Mai lại, chị Tám trả góp tiếp. Chị kể :

- Thầy Bi thảm lắm... Gần Tết, cô lại ngã bệnh... Thầy nhận sách, mừng mừng tủi tủi tội ghê, anh à!... Thầy cũ trò xưa khóc, khóc mãi!

Tôi vụt muốn nhảy cỡn lên và thét to:

Hỡi ông Victor, ông Lev, ông Dostoievski... ơi! Ông Khái, ông Vũ, ông Ngô... ơi! Có những thứ không bao giờ hạ giá được! Có những người bình thường, vô danh tiểu tốt nhưng có những kiệt tác không hạ giá nổi, đó là  "TẤM LÒNG".


(sưu tầm)
Về Đầu Trang
Lan Mimosa



Ngày tham gia: 21 Feb 2010
Số bài: 685

Bài gửiGửi: Thu Jan 16, 2014 4:04 pm    Tiêu đề: "Đừng được nắng rồi... quên mưa"

"Đừng được nắng rồi... quên mưa"



Anh là người con trai duy nhất của gia đình vượt biển tìm tự do, tưởng chết sau nhiều ngày lênh đênh trên biển dữ.

Anh tỉnh dậy và thấy mình đang nằm trên vai một người mặc chiếc áo đồng phục Hội Hồng Thập Tự. Người ấy xốc anh lên, chạy dọc theo ven biển của đảo xanh.

Sống sót, được một gia đình cư dân Mỹ nhận làm con nuôi, Steve Hòa Phạm đi học, đi làm. Dấu hiệu chữ thập đỏ trên chiếc áo ân nhân in đậm trong trí nhớ đã thúc đẩy anh lao vào công việc thiện nguyện ngoài giờ làm ở hãng, đêm đêm xách nôi hai con nhỏ đi họp thay vợ bận đi làm.

Có người bảo ra ứng cử vào hội đồng thành phố nhưng anh nói "không". Anh thật sự hài lòng khi trở thành nhân viên Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ năm 2005, một nghề "tiền ít, việc nhiều". Anh hạnh phúc vì người bạn đời của anh không ngăn cản chồng ngày đêm lo lắng cho người khác, nhất là cộng đồng Việt Nam mình. Chị hiểu anh rất rõ: một người sẵn lòng sống chết với tha nhân, ngoài trách nhiệm trước hết đối với vợ con.


Xưa...

Tôi còn nhớ, vào mùa Thanksgiving, một gia đình Mỹ đến trại tị nạn mở rộng vòng tay đón tôi về nhà. Buồn cười là thấy tôi đi một mình, lúc đó tôi khoảng 19 tuổi, phái đoàn Mỹ hỏi "sao mày đi một mình?". Một lý do thôi, tôi một mình vượt biển sau năm 1975 trong khi bố và anh ruột - quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, đang ở tù cộng sản.

Tôi đến Mã Lai, được phái đoàn Mỹ phỏng vấn, chấp thuận cho chuyển trại đến Phi   Luật Tân rồi sang Nam California. Cám ơn đất nước này rất nhiều, cám ơn những người sẵn sàng cưu mang tôi mặc dù họ không biết tôi là ai. Tôi cám ơn thượng đế cho tôi đến được mảnh đất này, được người dân Mỹ nhân hậu mở cửa đón tôi về nuôi. Hồi đó tôi không biết tiếng Anh nên nói chuyện với mẹ và các anh chị em người Mỹ phải ra dấu nhiều hơn.

Có lần tôi đem cất quả chuối xanh, đến khi đoán đã tới độ chín vàng có thể ăn được thì không thấy đâu. Lục mãi mới nhìn thấy quả chuối trong thùng rác. Họ nói "chuối hư rồi, làm sao ăn?" Tôi nói: "Không, chuối chín vàng rục thì tôi mới ăn được". Tập quán Mỹ - Việt khác nhau nhiều lắm. Có món tôi phải dùng đũa mới ăn được.

Tôi luôn nhủ lòng "đừng được nắng rồi quên mưa". Tôi thường tự hỏi "nhờ đâu mình được như ngày hôm nay cho nên luôn cố gắng làm được gì cho người khác hôm nay thì ráng làm". Mình không mang đôi dép của người ta thì sẽ không hiểu hoàn cảnh của họ. Vì vậy mà tôi không tiếc công lao giúp đỡ người khác, xem Hoa Kỳ là quê hương thứ hai của mình.

Người mẹ nuôi của tôi tên Jessica Griswold, có 4 người con. Khi chưa gặp tôi, mẹ nuôi bị hư thai. Bác sĩ nói nguyên nhân vì bà lớn tuổi và khuyên đi kiếm con nuôi. Bà âm thầm tới văn phòng xã hội, được hướng dẫn đến dò tìm con nuôi trong danh sách người tị nạn. Bà gặp và đưa tôi về ở tại thành phố Pasadena, đặt cho tôi tên Steve - thay cho đứa con đã mất khi còn trong bụng mẹ. Sau này bà bị bệnh Parkinson, dọn về tiểu bang Virginia ở với người con gái. Tôi sống với gia đình Mỹ được mười mấy năm, đi học, đi làm, lấy vợ rồi mới tách ra. Tôi nghĩ, từ đôi bàn tay trắng nay có nhà cửa, vợ con đàng hoàng, có công ăn việc làm, còn muốn gì nữa...

Thời gian đầu, gia đình mẹ nuôi gọi tôi tên Hòa. Về sau, bà khuyên tôi nên lấy tên Mỹ cho dễ nói chuyện và bảo tôi chọn tên Steve. Khi tôi nhập tịch, Hòa là tên đệm, tên chính là Steve, nguyên tên họ là Steve Hòa Phạm.


Gia đình Mỹ cho tôi nhiều thứ trong khi nhìn quanh mình, tôi thấy có nhiều người Việt Nam có 2 - 3 căn nhà nhưng không muốn mở cửa giúp người tị nạn. Vì vậy mà tôi nghĩ mình cần phải lo toan để giúp người khác, mà nghĩ thì làm chứ không phải nghĩ rồi để đó.

Khi bị bệnh nặng lại sắp sang tiểu bang khác với người con gái, bà gọi tôi đến bên giường hỏi xem "có gì buồn lòng không". Tôi nói "không". Bà tâm sự rằng làm cha mẹ không bao giờ hoàn hảo, ngoài 4 đứa con ruột, 2 trai, 2 gái, bà phải săn sóc tôi và hãnh diện vì tôi là một người công dân tốt. Bà nhắc tôi nhớ ngày đầu tiên gặp tôi, mấy đứa con ruột của bà trố mắt nhìn tôi, không hiểu tại sao bà lại đón một thằng bé châu Á da vàng mũi tẹt về nhà. Bà dặn dò tôi: "Sau này có cơ hội thì giúp lại cho người khác mà không đòi hỏi điều kiện gì hết".
Tôi quỳ xuống giường khóc và hứa với bà. Lời hứa đó là động lực thúc đẩy tôi hy sinh vì tha nhân. Tôi nhớ lời dặn dò của bà, "người mày mà mày không thương thì đừng mong dân tộc khác thương yêu dân tộc mày".

Ở gia đình mẹ nuôi, tôi đi học, đi làm. Mỗi đứa ở riêng, tự lo giặt giũ. Nhiều tháng trong túi tôi chỉ còn vài đồng bạc. Nhiều dịp cả nhà đi coi phim với nhau theo lệ hàng tháng, tôi không có tiền mua vé, giả vờ nói "phải ở nhà làm bài".

Một hôm bà vô phòng tôi đóng cửa lại và hỏi, "Có phải con không có tiền đi xem phim không?". Tôi ôm bà nói: "Mẹ đúng là mẹ nên mới hiểu con". Bà nói: "Mẹ không thể cho con tiền trước mặt những đứa con khác được mà chỉ có thể cho lén lút như thế này", và bà cho tôi tiền để sau đó tôi cùng đi xem phim với các anh chị nuôi của mình.

Tôi vẫn nhớ câu bà nói: "Mẹ giúp con mà không đòi hỏi gì hết và không cần biết con là ai".


Tôi làm thợ tiện, sáng đi học, chiều về đi làm bằng xe bus. Bà theo đạo Tin Lành, tôi là người Công Giáo. Cuối tuần bà chở tôi đến nhà thờ của bà trước, sau đó chở tôi đến nhà thờ Công Giáo. Rồi trong khi chờ tôi dự lễ, bà chở con của bà đi shopping. Bà cũng ân cần hỏi tôi có cần đi shopping không.

Khi có gia đình, ai cũng nghĩ đến gia đình trên hết. Thật ra, tôi đến với Hội Hồng Thập Tự vì một cơ duyên. Tôi vẫn nhớ mình đã đi trên một con tàu trải qua 4 ngày đêm trên biển hết cả nước. Thuyền trưởng bảo mọi người cầu nguyện.
Tất cả đều ngất xỉu. Tôi cũng đã bất tỉnh. Chúng tôi được một chiếc tàu lạ kéo vào bờ biển Mã Lai. Khi tỉnh lại, tôi thấy có người đang xốc, vác mình trên vai. Họ vác mọi người từ tàu lên bờ, vất nằm thành một đống.

Người cứu tôi thoát chết là một nhân viên Hội Hồng Thập Tự. Tôi không quên hình ảnh đó, tới bây giờ bỗng dưng làm việc cho Hồng Thập Tự, mặc đồng phục Hồng Thập Tự đi làm, nghĩ ngộ quá. Đúng là quả đất tròn. Tôi luôn hãnh diện về công việc của mình hiện nay.

Trong thời gian đầu, tôi làm thảo chương viên điện toán, vừa học vừa làm, suốt 17 năm. Thời gian rảnh đi làm thiện nguyện viên, săn sóc các ông bà cụ ở nhà dưỡng lão, những nơi cần được giúp đỡ.

Đến năm 2005, Hội HTT tuyển người, cơ duyên đưa tôi vào Hội. Tôi là người nộp đơn cuối cùng và cũng là người được nhận cuối cùng. Họ nói lương không cao. Tôi thảo luận với vợ để cô hiểu công việc này cực và tiền bạc ít, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới ngân khoản tài chính gia đình. Thế nhưng vợ tôi nói: "Em hiểu anh, trái tim anh luôn dành cho những người đau khổ", và cô chấp nhận cho tôi làm việc này, bớt đi nhiều thú vui chơi.

Thu nhập ít đi, nhưng tôi thấy hạnh phúc. Sau giờ làm việc cực nhọc, tôi về nhà, lăn ra ngủ như một đứa trẻ thơ, không suy nghĩ gì hết. Có những đợt đêm nào tôi cũng làm việc tới khuya để giúp người bị cháy nhà. Về nhà lúc 2 - 3 giờ sáng, tắm rửa xong lại lăn vào giường ngủ liền, có lẽ nhờ không lo phiền, không ganh đua với ai. Đó là phần thưởng quý báu mà Thượng đế dành cho tôi chăng. Tôi thấy có người làm việc lắm tiền nhiều của, nhà cao cửa rộng nhưng đêm đêm nằm vắt tay lên trán.

Sau biến cố 911, đất nước cho mình đủ thứ lại gặp nhiều nạn tai, tôi ôm con đi họp đêm để hỗ trợ công tác từ thiện, có lúc phải xách con đi họp vì bà xã làm đêm. Tôi cho mỗi đứa cái bình sữa để chúng nằm yên cho mình họp. Mỹ nói "no pain, no gain", từ khổ sở mới thấy hạnh phúc của mình là quý giá.

Ba ruột của tôi sang Mỹ được một năm thì mất. Hai năm sau, mẹ ruột tôi cũng qua đời. Khi mẹ mất, tôi và các anh đưa hài cốt bà cụ về Việt Nam. Tôi chỉ về Việt Nam đúng một tuần. Hai người anh, hai người chị ruột của tôi đều đã ở bên này, thỉnh thoảng chúng tôi cũng gặp nhau.

Tôi may mắn có hai cha mẹ Việt và Mỹ. Tôi học được bài học cách giáo dục, săn sóc con cái từ người mẹ Việt Nam của mình. Lúc nào cũng phải nghĩ tới vợ con. Mình đã tạo ra nó thì mình phải có trách nhiệm với nó. Khi có vợ con thì phải lo cho gia đình. Xây dựng hạnh phúc gia đình ở đây khó lắm vì gia đình Việt phải sống hai nền văn hóa có nhiều dị biệt. Một số gia đình tan vỡ vì không thích nghi được hoàn cảnh mới.

Bố ruột tôi vẫn khuyên: "Người tốt ít lắm và người xấu không mời cũng tới". Hồi xưa bố ruột hay đưa tôi đến trại cải huấn, muốn con nhìn gương mà tránh, học bài học từ những thiếu niên lỡ lầm. Ông khuyên tôi thấy người khác làm sai không nên coi họ là người thấp hèn để khinh chê, mà thấy để tránh đi vào con đường đó.

Sang đây tôi lại học được rất nhiều ở bà mẹ Mỹ... Lúc rỗi rảnh, bà ngồi tâm sự, kể chuyện để nhắc nhở tôi luôn về gương hy sinh cho tha nhân.
Tôi nghĩ rằng người Việt Nam mới qua thường mặc cảm đến sau, trong thời gian ngắn nên mở cửa ra ngoài để nhanh chóng hội nhập. Phải thích cuộc sống của mình ở đây trước, phải học hỏi về nền văn hóa Hoa Kỳ, rồi giúp người Mỹ học hỏi về nền văn hóa của mình.


...Nay

Tôi là chuyên viên giao tế của Hội và là người Việt Nam đầu tiên chịu trách nhiệm khối châu Á - Thái Bình Dương, ngoài khối Mỹ Latinh.

Tôi thiết kế các chương trình, tổ chức hội họp, vận động mọi người tham gia, trong đó có chương trình cứu thương. Trong lúc chờ đợi bác sĩ, việc sơ cứu nạn nhân ngay tại chỗ rất quan trọng. Sau này, nhiều người vỡ lẽ ra, khi gặp tai biến mới cần đến Hội HTT, và Hội thực hiện nhiều chương trình giúp đỡ người bị nạn một cách thiết thực như cung cấp mền, khăn, tiền, đưa họ đến khách sạn gần đó để tạm trú để tránh thiên tai.

Ngân quỹ hoạt động của HTT do dân gửi tặng, chỉ sử dụng khi cần. Nhân viên HTT chưa tới 20 người còn thiện nguyện viên thì cả trăm.
Khi trở thành nhân viên Hội Hồng Thập Tự, chúng tôi muốn giúp mọi người ngăn ngừa những tổn thất khi thiên tai xảy ra, phải biết cần chuẩn bị cái gì để tự lo cho chính mình. Hội yêu cầu tôi làm gạch nối giữa họ với cộng đồng Việt Nam, truyền bá nhận thức, phương cách đối phó với thiên tai.

Tôi rất mừng vì giới trẻ Việt tham gia việc thiện nguyện cho Hồng Thập Tự ngày càng đông. Năm 2005, thiện nguyện viên người Việt và các sắc dân châu Á khác chưa tới 5%. Tôi tổ chức nhiều cuộc họp trong giới trẻ để tiếp xúc, quảng bá các chương trình ích lợi của Hội Hồng Thập Tự. Tôi làm việc với các hội đoàn, thực hiện nhiều chương trình quảng bá hoạt động của Hội tại các trường trung học, đại học... Ba năm sau, giới trẻ Á Châu, và Việt Nam tăng lên 60%, trở thành khối đông nhất hiện nay, nhiều hơn cả Mỹ trắng. Tôi đọc được mấy con số đó mừng nhảy tưng muốn đụng nóc nhà.

Năm đầu tiên tổ chức các chương trình thiện nguyện, tôi cảm thấy hoạt động của cộng đồng Việt Nam rời rạc, mỗi hội đoàn tự làm riêng để phô trương tổ chức của mình mà không mở rộng cho cả cộng đồng. Tôi nghĩ, đã tới lúc không thể nói "cộng đồng của tôi", mà là "cộng đồng của chúng ta".

Tôi đang vươn tới ước vọng là "ở đâu có cộng đồng Việt thì nơi đó có Hội Hồng Thập Tự". Trước đây, trong một đợt vận động, có em nói "ba má không muốn tôi tham gia hoạt động cộng đồng vì nhức đầu lắm, nhiều chuyện lắm". Tôi khuyên em: "Chính vì thực tế đáng buồn đó nên chúng tôi mới cần đến em. Xin em đừng thấy khó khăn, đừng vì những lời nói tiêu cực mà bỏ cuộc".

Vào Hội Hồng Thập Tự, tôi hiểu Hội có thể đưa tôi đến những nơi nào cần. Cho nên khi còn làm việc ở đây thì tôi cố gắng mang hết tấm lòng ra phục vụ, suốt từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều mỗi ngày. Có thể nói, tôi khám phá ra nhiều điều thú vị. Có những túi cứu cấp muốn người Việt Nam mua dùng thì phải mang nó đến tận tay, để người ta thấy, sờ rồi mới mua. Hàng đã được đưa về Little Saigon, chỉ có hơn $30, nhưng khi gặp thiên tai thì $3000 cũng không có mà mua.

Tôi không mê làm chính trị, không muốn trở thành chính khách. Có người khuyên, nhưng tôi nghĩ tôi không làm chính trị gia được. Tôi yêu Hội Hồng Thập tự, hội thiện nguyện chứ không phải cơ quan chính phủ như nhiều người lầm tưởng. Hội lúc nào cũng có mặt trong mọi cuộc chiến tranh mà không chính phủ nào đuổi họ ra khỏi lãnh thổ của mình được. Dấu chữ thập đỏ tiêu biểu cho hội ở mọi nơi, từ trường học đến bệnh viện... mà người ta tưởng lầm là biểu tượng ngành y tế, cũng như người ta tưởng lầm tôi là bác sĩ. Không phải vậy.

Chương trình phát triển thiện nguyện viên trong giới trẻ là thành tựu lớn nhất của chúng tôi, chiếm tỉ lệ 65% ở Quận Cam. Đó cũng là cơ hội để các em sinh hoạt trong một hội có tiếng tăm tại các trường trung-  đại học. Các em học phương cách hô hấp nhân tạo, phòng chống thiên tai, băng bó vết thương.

Tôi cám ơn các phụ huynh và nói lợi ích sau này khi các em cần việc làm. Chỉ cần xác định rằng từng là thiện nguyện viên Hồng Thập Tự thì các em gây được cảm tình ngay. Hội Hồng Thập Tự là một phần cơ hội tiến thân của các em nhỏ. Các em muốn vào đại học cũng cần.

Hội đã yêu cầu tôi đến các trường học, chùa, nhà thờ, bất cứ nơi nào có sinh hoạt, kể cả các hội người già để quảng bá hoạt động của Hội. Hàng tháng chúng tôi tổ chức 3 lớp học. Hội bành trướng được nhờ thiện nguyện viên, dần dần lan rộng khắp mọi người.

Khó khăn lớn của chúng tôi là không được các thủ lĩnh, người đứng đầu có lòng hợp tác. Không bao nhiêu người sẵn lòng chìa tay ra cho chúng tôi. Đó là điều đáng buồn. Vì thế mà tôi hướng đến giới trẻ, giúp các em hiểu lợi ích việc làm của chúng tôi.

Tôi nghĩ cộng đồng chúng ta thiếu đoàn kết nên không mạnh. Người lớn dạy người trẻ chúng tôi, nói với con cháu nên đoàn kết qua thí dụ "không thể bẻ từng chiếc đũa nếu cầm cả nắm đũa, nhưng tách ra từng chiếc thì bẻ gãy như không". Tôi cũng thấy không bao nhiêu người trợ giúp cho các trường Việt ngữ để con em mình giỏi tiếng Việt.

Tôi cũng tự nhủ, ngày nay mình được sung sướng, chớ quên ngày xưa mình tay trắng. Tôi từng là người tị nạn, ở đảo nhìn ra biển chờ đợi ngày qua ngày được lên máy bay sang quốc gia thứ ba, ngày ngày ngửa tay xin thực phẩm cứu trợ. Vì vậy mà tôi tự thấy đây là cơ hội để làm việc giúp người tị nạn.

Tôi vẫn nói với hai đứa con, một trai, một gái, một mới vào trung học, về con đường tôi đã trải qua. Tôi nói rằng ở đất nước Việt Nam cộng sản hiện nay, trẻ em không biết tự do là gì, rằng chúng tôi từng sống trong nghịch cảnh: cháu có bà ngoại ở thành phố gần đó nhưng muốn đi thăm phải xin giấy đi đường.

Tôi đưa con của tôi đến dự các cuộc họp của cộng đồng Phi châu, Mễ Tây Cơ để các cháu hiểu vì sao có sự dị biệt, và cần tập ăn các món lạ. Tôi dặn con: không đi vòng vòng trong một vòng nhỏ, mà phải đi khám phá, gặp nhiều cộng đồng khác để hòa đồng vì Hoa Kỳ là hiệp chúng quốc. Các con tôi nay cũng là thiện nguyện viên của Hội HTT.

Cách giáo dục con cái rất khó vì sự lúng túng của mình làm cho con cái mình gặp khó khăn. Ở đây cái gì dùng chữ "dạy" thì phải có giấy phép, trừ việc sinh con và nuôi con tới 18 tuổi là việc không cần... giấy phép, có nghĩa là đứa nhỏ tốt hay xấu là do mình, do cha mẹ. Trường chỉ dạy văn hóa. Mình cho nó học tiếng Việt hay không, cho đi nhà thờ hay không, và cháu có "biết trước biết sau" hay không, đều do mình.

Con gái tôi có lúc hỏi "tại sao bạn con ngủ ở nhà người khác được, còn con thì không?". Tôi nói, "vì con là người châu Á, chứ không phải Mỹ". Tôi nhấn mạnh rằng "bạn của con tới nhà mình ngủ thì được, nhưng con tới nhà của bạn ngủ lại đêm thì không".

Có một dịp, tôi vào nhà dưỡng lão đút cơm cho các cụ, gặp một bác trai từ sáng đến trưa không chịu ăn uống gì, cũng không chịu nói chuyện. Tôi vào phòng chào hỏi, chúc mừng ông nhân ngày lễ Cha. Tôi hiểu ra, vì ông giận các con không tới thăm nên gay gắt với mọi người. Tôi đút cơm, ông không chịu ăn, bảo đó không phải nhiệm vụ của tôi, và đặt điều kiện tôi phải cho ông đánh một cái. Ông đánh vào vai tôi, mắng tôi "đồ bất hiếu" rồi mới chịu ăn.

Tôi dắt ông vào phòng. Ở đầu giường ông dán đầy hình ảnh con cháu làm lễ tốt nghiệp. Ông nghẹn ngào nói với tôi: "Xưa bác ép con của bác học giỏi, đứa nào bây giờ cũng có bằng cấp, có đứa làm bác sĩ đấy. Bây giờ bác ân hận lắm. Bác không cần các con bác học giỏi. Nó bán hambuger mà biết đến cha mẹ vẫn quý hơn người học cao chức trọng, mà luôn nói phải dự tiệc tùng này nọ, để đến chiều trễ tràng mới tới chúc mừng cha của mình. Nó thành tài nhưng không thành nhân, vì chúng nó bất hiếu".

Nghe câu nói đó mà tôi rớt nước mắt. Tôi cũng nói với con của tôi như vậy, rằng tôi không cần bằng cấp của con, con đi lính mà thành nhân, thành một con người tốt, biết nhịn trên nhường dưới, còn hơn thành bác sĩ, kỹ sư mà ăn ở bất nhân, lâm cảnh tù đày, làm chuyện xấu xa mà người học ít có thể không làm.


Tôi hãnh diện vì tôi học được nền luân lý đạo đức Việt trước 1975, vì được sống ở trại tị nạn nếm mùi đau khổ, không có gì trong tay, cho nên bất cứ gì có được trong cuộc sống này đối với tôi cũng vô cùng quý giá.


Phụng Linh/Viễn Đông (ghi theo lời kể)
Về Đầu Trang
Lan Mimosa



Ngày tham gia: 21 Feb 2010
Số bài: 685

Bài gửiGửi: Sat Jan 25, 2014 3:22 pm    Tiêu đề: Cậu bé đánh giầy

Cậu bé đánh giầy
(Không rõ tên tác giả)




Ông nhà giàu dạo bước

Trên phố quen hoàng hôn

Gặp chú đánh giày buồn

Lam lũ gầy khổ sở



Chú bé năn nỉ mời

Ông đánh giày cho con

Kiếm vài đồng bạc lẻ

Mua cơm nuôi em nhỏ



Chạnh lòng thương trẻ khó

Ông lơ đãng gật đầu

Có đáng là bao nhiêu

Vài ba đồng tiền lẻ



Giày xong ông móc ví

Đưa tờ 200 ngàn

Chú bé cầm ngần ngừ

Ông chờ con đi đổi



5 đồng thôi ông hỡi

Đủ bữa tối hôm nay

Anh em con gặp may

Xin ông chờ một chút …



Đã qua 30 phút

Cậu bé không trở về

Ông lắc đầu : chán ghê

Trẻ nghèo hay gian lắm …



Cơm tối xong đứng ngắm

Trăng mới mọc gió hiu

Trong vườn hoa thơm nhiều

Quên bực mình trẻ gạt …



Chuông cửa reo, tiếng quát

Đi chỗ khác mà xin

Nghèo khổ biết phận mình

Lộn xộn tao bắt nhốt …



Ông thong thả cất bước

Thấy một nhóc gầy gò

Đang mếu máo co ro

Giống thằng bé khi nãy …



Có việc gì đấy cháu

Từ từ nói ta nghe

Anh bảo vệ yên nha

Đừng làm trẻ con sợ …



Thằng bé con ấp úng

Hồi chiều nay anh tôi

Cầm tiền của ông rồi

Băng qua đường đi đổi



Chẳng may bị xe cán

Gãy mất chân rồi ông

"Một trăm chín lăm đồng"

Bảo tìm ông trả lại



Anh tôi giờ nằm liệt

Chỉ muốn xin gặp ông …

Một lần nữa chạnh lòng

Rảo bước theo thằng bé



Đến ổ chuột xập xệ

Gặp thằng anh đang nằm

Mặt xanh tái như chàm

Thở ra tuồng hấp hối



Nói gấp hơi như vội

Xin ông thương em con …

Cha mẹ đã không còn

Con đánh giày nuôi nó …



Nay không may con khổ

Chỉ xin ông việc này ! …

Cho em con đánh giày

Mỗi ngày cho ông nhé …



Kiếm lấy vài đồng lẻ

Mua cơm sống mà thôi …

Chợt thằng anh duỗi tay

Hơi thở lịm như tắt …



Ông già trào nước mắt

Ta sẽ lo em con

Cho ăn học bình thường

Như bao đứa trẻ khác



Cứ bình tâm an lạc

Bệnh viện tiền ta cho …

Thằng anh đã xuội lơ

Hồn bay về thiên giới



Nhân cách nghèo cao vợi

Môi nhợt thoáng nụ cười

Nó sống trọn kiếp người

Dù nghèo nhưng tự trọng

Bao người giàu-danh vọng

Đã chắc gì bằng đâu ! …

(sưu tầm)
Về Đầu Trang
Lan Mimosa



Ngày tham gia: 21 Feb 2010
Số bài: 685

Bài gửiGửi: Sun Jan 26, 2014 3:40 pm    Tiêu đề: Cậu bé 8 tuổi đã anh dũng hy sinh để cứu sống 6 người khỏi đám cháy

Một cậu bé 8 tuổi người New York được ca ngợi như một anh hùng sau khi cứu 6 người khỏi một căn nhà lưu động ( trailer home) đang cháy và thiệt mạng khi đang cố cứu người thứ bảy, là ông nội của bé.




Tyler Doohan đã thuyết phục được mẹ cho ngủ đêm với ông nội . Hỏa hoạn bùng phát vào sáng sớm ngày 20/1, khoảng sau 4h sáng. Căn nhà lưu động đó có tổng cộng 9 người khi đám cháy xảy ra. Nhà chức trách tin rằng Tyler đã đánh thức mọi người và ít nhất 6 thành viên gia đình đã thoát nạn gồm cả một bé 4 tuổi và 6 tuổi.

Ngay khi thoát ra ngoài, mọi người cho hay, Tyler nhận thấy ông nội bé chưa ra khỏi nhà và cậu đã quay lại để giúp ông. Lúc 4h45 lính cứu hỏa có mặt song Tyler và ông nội lúc đó đã thiệt mạng bên trong ngôi nhà.

"Cháu khiến tôi rất tự hào, thực sự tự hào. Tuy nhiên, tôi muốn cháu trở lại", mẹ của Tyler là Crystal Vrooman nói. "Tất cả những gì tôi có thể nghĩ là, làm thế nào con thở được. Tôi mừng vì cháu ra đi với những người cháu yêu mến...Tyler không ra đi đơn độc".

Những người thoát nạn đã được đưa tới một bệnh viện địa phương để chữa trị những vết thương nhỏ.

Trưởng nhóm lính cứu hỏa Chris Ebmeyer nói: "Trần nhà phía trước đã sập xuống. Ở phía sau, nơi có một phòng ngủ, chúng tôi tìm thấy xác một người đàn ông trên giường. Đứa trẻ nằm cách đó một chút. Cậu bé đã cứu 6 người khác".

Nguyên nhân vụ cháy hiện đang được điều tra, song nhà chức trách cho rằng nó có thể do chạm điện.



•Hoài Linh
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Sun Apr 06, 2014 3:42 pm    Tiêu đề: Vị "thánh ăn xin" 99 tuổi được cả thế giới ngưỡng mộ

Suốt nhiều thập kỷ qua, cụ ông Dimitrov Dobrev (99 tuổi) vẫn cần mẫn đi bộ hàng chục km mỗi ngày để ăn xin, nhưng không phải cho mình mà để làm từ thiện.


Cụ ông Dimitrov Dobrev (hay mọi người vẫn thường gọi cụ với cái tên thân mật là ông Dobri) được người dân phong tặng là "vị thánh" làng Baylovo. Ông là nhà hảo tâm nổi tiếng không chỉ ở Bulgaria mà còn trên toàn thế giới.




Chân dung người đàn ông tốt bụng.

Cụ ông Dimitrov Dobrev thường ngày vẫn đi bộ hàng chục km để xin tiền làm từ thiện.

Dù bị mất thính giác trong Thế chiến II và năm nay đã bước sang tuổi 99, nhưng cụ ông Dobri vẫn cần mẫn đi bộ hàng chục km từ ngôi làng của mình đến các thành phố, khu vực khác để xin tiền.  

Không màng đến lạnh giá hay mưa bão, cụ ông Dobri chỉ mặc đúng bộ quần áo tự làm và đôi giày đã sờn, ngày ngày cần mẫn, kiên trì đi xin và tích cóp từng đồng xu lẻ.



Hành động thương yêu mà cụ dành cho 1 cậu bé.


Hàng tháng, toàn bộ số tiền xin được ông lại cất giữ cẩn thận để làm từ thiện. Còn trong cuộc sống thường ngày, ông chỉ sống dựa vào khoản tiền lương hưu (khoảng hơn 2,3 triệu đồng VN một tháng) và một vài món đồ mà những nhà hảo tâm dành tặng ông như bánh kẹo, hoa quả.

Cụ Dobri đã cống hiến nhiều chục năm để xin tiền giúp đỡ những trẻ em mồ côi, các nhà thờ trên khắp Bulgaria.

Chính nhờ sự hy sinh và việc làm đầy ý nghĩa này mà trong nhiều thập kỷ qua, ông đã quyên góp được rất nhiều tiền cho việc phục hồi và duy trì những tu viện, nhà thờ và giúp đỡ phần nào cho cuộc sống khó khăn của các trại trẻ mồ côi tại Bulgaria.

Mặc dù được cả thế giới biết đến với tấm lòng cao thượng nhưng cụ ông Dobri vẫn rất khiêm nhường.

Cụ Dobri có 4 người con, nhưng 2 người con của cụ đã qua đời. Với tấm lòng hết mình vì sự nghiệp từ thiện, cụ Dobri đã từng hiến tặng toàn bộ đồ đạc trong nhà cho nhà thờ. Chính hành động này của cụ đã từng khiến những người trong gia đình vô cùng tức giận.

Hiện, cụ Dobri đã chuyển đến sống ở căn nhà nhỏ trong nhà thờ St. Cyril and Methodius ở làng Baylovo – chỉ cách vài mét ngôi nhà của Elin Pelin.



Bên trong căn nhà đơn sơ của cụ Dobri.


Dù có giường nhưng cụ vẫn thích được nằm dưới sàn nhà và không sử dụng bất cứ đồ đạc hiện đại nào. Khi ghé thăm căn nhà nhỏ của cụ, phóng viên chỉ thấy 1 mẩu bánh mì, một miếng khoai tây - và với cụ, như vậy là đủ cho bữa ăn của ngày hôm sau.


Câu chuyện về người đàn ông Bulgaria tuyệt vời đã được cả thế giới biết đến và ca ngợi. Để bày tỏ tấm lòng ngưỡng mộ và yêu mến của người dân dành cho vị "thánh ăn xin", họa sĩ đường phố Ernaste Nasimo từ Creatures Urban đã vẽ nên bức chân dung của cụ Dobri tại khu nhà “Hadji Dimitar” ở Sofia.



Tác phẩm của họa sĩ đường phố Ernaste Nasimo nằm trong dự án “Souls in walls" (Tạm dịch: "Linh hồn trên những bức tường”).



(sưu tầm)
Về Đầu Trang
BACH YEN



Ngày tham gia: 05 Aug 2011
Số bài: 228

Bài gửiGửi: Wed Apr 09, 2014 8:21 pm    Tiêu đề:



Những Tấm  Lòng Vàng thật đáng khâm phục . Những câu chuyện thật hay
Cám ơn Lan Mimosa và Thuý Loan đã sưu tầm

Bạ
ch Yến


Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Thu Apr 10, 2014 12:51 pm    Tiêu đề: Cảm ơn chị Bạch Yến

:thankyou:

TL
Về Đầu Trang
Lan Mimosa



Ngày tham gia: 21 Feb 2010
Số bài: 685

Bài gửiGửi: Thu Oct 23, 2014 3:57 pm    Tiêu đề: Một tấm gương đẹp - SỰ CHO ĐI LÀ ĐIỀU QUAN TRỌNG

WESTMINSTER (NV) - “Từ đầu tôi đã là người homeless (Vô Gia Cư) nên tôi biết thân phận người homeless. Tôi hiểu cái lạnh làm mình không ngủ được, cái đói làm mình không ngủ được. Tôi cũng biết mình đã vui như thế nào khi có người đến thăm lúc còn ở trên đảo hoang, dù họ không cho tôi bất cứ cái gì nhưng họ khiến tôi nghĩ rằng vẫn còn có người nghĩ đến tôi.”



Ông Tuyến Nguyễn, người hơn 20 năm cung cấp bữa ăn cho người vô gia cư tại quận Cam, “sống trên đời phải có một chút gì cho đi. Một chút đó chính là cái mình cố gắng.”


Khởi đi từ những suy nghĩ đơn giản như vậy mà ông Tuyến Nguyễn cùng các bạn bè, đồng sự của mình đã bền bỉ hơn 30 năm qua trong công việc cung cấp sách báo cho người dân ở trại tị nạn hàng tháng và thức ăn miễn phí cho người vô gia cư tại khu Civic Center vào mỗi chiều Thứ Ba và Thứ Năm hàng tuần.
Không chỉ vậy, từ 3 năm nay, sau khi người vợ thân yêu qua đời, mỗi tuần ông còn đến bệnh viện UCI để làm thiện nguyện công việc an ủi, động viên tinh thần, cầu nguyện giúp cho những bệnh nhân cô độc tìm lại được niềm tin vào cuộc sống.
Tìm hiểu câu chuyện của ông Tuyến Nguyễn cũng chính là dịp để mỗi người chiêm nghiệm thêm về quan niệm nhân sinh “Sống là phải cho đi.”

Từ câu chuyện những ngày trên đảo hoang

Tuyến Nguyễn là một người đàn ông trên dưới 70 tuổi, có dáng dấp cao ráo, mái đầu bạc trắng và một gương mặt thân thiện.

“Tôi vượt biên năm 1976. Lúc đó chưa có trại tị nạn, nên tôi sống như một người 'homeless' ở Indonesia khoảng một năm. Họ cho tôi ở nhưng không cho tôi đồ ăn. Vì cách của họ là muốn đuổi tôi đi. Thành ra từ đầu tôi đã là người 'homeless' nên tôi biết thân phận của người homeless.” Bằng giọng nói trầm, rõ từng tiếng, ông Tuyến bắt đầu những hồi ức về cuộc đời mình.

Theo lời ông Tuyến, thuyền ông đến một hòn đảo nhỏ ở Indonesia. “Họ đồng ý cho chúng tôi ở lại, nhưng không cung cấp thức ăn và canh chừng chúng tôi 24/24. Chúng tôi chỉ có thể sống trên thuyền và trên hòn đảo đó mà thôi.”

Ðể có thể sống còn, ông Tuyến dùng thuốc tây đổi cho người địa phương để lấy gạo và thức ăn, nước uống.

“Những người dân đó cũng nghèo lắm nhưng họ đã giúp tôi, sẵn sàng cho tôi ngọn rau, củ mì, sẵn sàng đổi cho tôi mấy viên thuốc lấy con cá, lấy tí gạo để tôi có thể sống qua gần 6 tháng, trước khi có sự giúp đỡ từ một hội thánh ở Ðức.” Người đàn ông nói trong lúc những hai bàn tay đan nhau trước mặt, nhớ lại một đoạn đời đã qua.

Ngoài sự thiếu thốn về vật chất, những ngày tháng ở đảo, ông Tuyến Nguyễn còn thấu hiểu hơn ai hết sự trống vắng về tinh thần.
Ông tiếp tục câu chuyện, “Tôi còn nhớ khi tôi nhận được lá thư của một người nào đó gửi đến thì tất cả mọi người đều chia nhau đọc lá thư đó, vì ai cũng muốn chia sẻ tin tức, muốn đọc được chữ Việt Nam.”

Không chỉ vậy, người thuyền nhân năm xưa còn nhớ “có một người đến thăm lúc tôi ở hoang đảo.”

“Cho dù người này không cho tôi cái gì, nhưng tôi cảm động vì nghĩ mình ở trong xó rừng đảo hoang như vậy mà cũng có người tốt quá tới thăm mình. Ðiều đó giúp tôi tin rằng cuộc đời này dù có như thế nào chăng nữa cũng có những người nghĩ đến mình, cũng có những người tốt nhớ tới mình.”
Từ những tâm tư đó, sau khi đặt chân tới Mỹ không bao lâu, người đàn ông mang nặng những suy nghĩ đầy tính nhân bản này đã cùng bạn bè bắt tay ngay vào công việc giúp đỡ tinh thần cho những người vượt biên còn đang ở các trại tị nạn.
Từ sách báo cho các trại tị nạn đến bữa ăn cho người vô gia cư

Thấu hiểu sự thiếu thốn về mặt tinh thần là như thế nào, ông Tuyến Nguyễn cùng bạn bè bắt tay vào thực hiện “chiến dịch gửi tặng sách báo cho đồng bào vượt biển” từ năm 1979 đến tận năm 1991 mới chấm dứt “do các trai tị nạn đóng cửa.”

Ông Tuyến cho biết, “Tụi tôi làm tờ nguyệt san Ðường Sống và in sách học tiếng Anh, tiếng Pháp, mỗi lần cũng đến mấy mươi ngàn bản copy để gửi sang 9 nước Ðông Nam Á. Sách thì tụi tui gửi sang Hải Quân Hoa Kỳ để họ chuyển đến các trại tị nạn giùm. Còn báo thì tụi tôi tự gửi lấy.”

Chi phí cho việc in ấn sách báo và gửi đi cho đồng bào vượt biên được chắt cóp từ “việc đi nhặt ống lon, báo cũ” với sự chung tay của các giáo dân từ các thánh đường quanh vùng Orange County.

Sau hơn 10 năm thực hiện, công việc tặng sách báo này chấm dứt khi các trại tị nạn đóng cửa. Thế nhưng tấm lòng mẫn cảm với những cảnh đời không may dường như chẳng bao giờ khép lại trong con người ông.
Ông Tuyến kể tiếp:

“Sau khi hết làm việc gửi sách báo, có một ngày tôi xem tivi, cũng là mùa Ðông năm 91, tôi thấy người 'homeless' sao khổ quá! Tôi nhớ lại thân phận tôi lúc ở trại tị nạn. Tôi nghĩ chắc cần phải làm cái gì.”

Vậy là ông bàn với vợ, khởi đầu cho một công việc thiện nguyện mà nhiều người Việt Nam sau này cũng noi theo: cung cấp bữa ăn cho người vô gia cư.
Thoạt đầu vợ chồng ông chỉ xin được “donut” và cà phê mang ra mời mấy chục người homeless vào buổi tối, nơi góc đường Walnut và First.
Ông lại trăn trở khi “thấy họ tội nghiệp và đáng thương quá, chỉ ăn 'donut' thôi thì làm sao mà ngủ được.”

Vậy là “vợ chồng tôi đi chợ, đọc báo và cắt những 'coupons,' hễ người ta giảm giá cái gì thì mua cái nấy, như nuôi, thịt hộp hay những loại bánh gì mình có thể làm được thì mua về làm. Bà vợ tôi cứ nấu hai, ba chậu to đem ra mời người ta. Tôi nghĩ họ ăn như vậy mới no.”



Những người vô gia cư nhận phần ăn miễn phí do nhóm của ông Tuyến Nguyễn phục vụ tại Civic Center vào chiều Thứ Ba và Thứ Năm hằng tuần.


Cứ vậy vợ chồng ông, cùng với sự giúp đỡ của một số bạn bè, cứ âm thầm làm công việc “cho ăn” khoảng 40 đến 60 người mỗi tuần tại góc đường Walnut và First trong khoảng thời gian 2, 3 năm, trước khi chuyển đến khu vực Civic Center, nhường địa điểm kia lại cho một nhóm Việt Nam khác cũng muốn thực hiện việc làm có ý nghĩa này.

Từ ngày đó, như đã thành lệ, hằng tuần cứ vào chiều Thứ Năm, sau khi đi làm ra, ông Tuyến chạy về nhà chở những nồi thức ăn vợ ông đã nấu sẵn cho khoảng 200 phần, mang ra góc đường Civic Center để phục vụ bữa ăn miễn phí cho những người vô gia cư sống quanh khu vực đó, mà phần đông là người bản xứ, rất hiếm có người gốc Việt.

“Tôi nghĩ đây không phải là cho, mà chỉ là làm cho đời sống tinh thần người ta được an ủi, làm cho người ta thấy trong một xã hội đầy rẫy những tranh đua như vậy mà cũng có những người nghĩ đến người ta.” Ông Tuyến nói về công việc mình đã và đang làm trong một suy nghĩ giản dị như thế.
Việc mang chút lòng của mình ra san sẻ với những người cơ nhỡ, gặp khó khăn, là chuyện không ít người làm, nhất là vào những dịp lễ Tết. Nhưng để có thể bền bỉ làm công việc này, như ông Tuyến Nguyễn và người vợ quá cố, cùng những bạn bè thân quen của ông đã làm, đều đặn hằng tuần, từ hơn 20 năm qua, không phải là điều ai cũng theo đuổi được.

“Ðiều gì khiến ông có đủ tinh thần và sự kiên trì để thực hiện việc làm mang tính thiện nguyện này trong suốt ngần ấy năm?” Tôi nêu câu hỏi.
Ông Tuyến nghĩ ngợi vài giây trước khi trả lời:

“Có những ông già bà cả không có tiền bạc gì cả nhưng mỗi lần thấy tôi ra thì họ cũng cố đưa cho tôi 1, 2 đồng bảo 'Cầm lấy đi để mua đồ ăn cho những người khác.' Những cử chỉ như vậy làm mình lên tinh thần. Bởi mình thấy có người trân trọng công việc của mình.”

“Thêm một điểm nữa làm tôi nghĩ đến là cộng đồng Việt Nam phải có san sẻ với người ta lúc họ cùng khốn, bởi người ta đã giúp mình lúc ban đầu, lúc mình cùng khốn, thì bây giờ mình cũng san sẻ với người ta một chút. Tôi nghĩ như vậy nên tôi cố tôi làm.” Ông chậm rãi nói tiếp.

Những kỷ niệm vui buồn qua những bữa ăn mang đến cho người 'homeless'

Trong bất kỳ công việc gì, khi người ta đã nặng lòng với nó, xem nó là một phần trong đời sống của mình, không thể khác, thì bao giờ người ta cũng tìm được nhiều kỷ niệm, nhiều niềm vui, để từ đó mà họ có thể tiếp tục bước đi trên con đường mình đã chọn.

Ông Tuyến Nguyễn cũng không ngoại lệ.

Một cặp vợ chồng lấy nhau ngay trên vỉa hè. Ðể rồi vài năm sau trở lại giúp ông, người đàn ông trong đám cưới năm nào đã cho rằng, “Ðây không phải là hè phố mà là Thánh đường.”

Một người phụ nữ homeless muốn được giúp công việc rót nước trong ngày phát thức ăn chỉ với hy vọng “ông cho tôi vài chục cents mua ice cream ăn, vì hôm nay là ngày sinh nhật tôi.”

Một đứa bé 15, 16 tuổi ra xếp hàng thay bố lấy thức ăn vì “chân bố tôi bị thương” và bị vợ đuổi ra đường, cho ông niềm xúc cảm về tình thương của cô bé đối với người cha bất hạnh của mình.

Một người đàn bà homeless bị xe lửa cán chết vì chạy vào đường ray cứu con chó, đã được những người homeless cùng nhau đốt nến cầu nguyện cho, bởi sự luyến tiếc và quý mến mà mọi người đã dành cho người đàn bà vô gia cư này...

Những câu chuyện như vậy, những kỷ niệm như vậy đã khiến người đàn ông này nhớ, khiến ông suy nghĩ, trăn trở về cuộc đời, về con người, nhiều hơn là việc chỉ đưa một bữa ăn đến cho những người chọn lề đường, góc phố làm chốn nương thân trong cảnh túng cùng.

Ông nói, “Có lần tôi hỏi những bạn trẻ làm chung rằng nếu có những người không phải homeless cũng ra ăn luôn thì làm sao? Mấy em bảo 'thôi bác, mình ra đây là muốn đưa tình thương đến mọi người. Cho nên nếu họ đã đến xếp hàng thì kệ cứ để người ta ăn, mình không đặt vấn đề homeless hay không homeless.”

Ðồng lòng cùng nhau như vậy, nên không ai còn phân biệt đâu là homeless, đâu không là homeless, một khi họ có mặt đứng trong hàng, tức họ cần có cái ăn, cần có tình thương.

Tuy nhiên, “tinh thần người bản xứ ở đây rất đáng tự trọng” cũng là điều khiến ông Tuyến suy tư.

Ông kể, “Trước đây tôi hay nói rằng ai không phải homeless thì vẫn được ăn nếu tôi còn thức ăn, nhưng phải nhường cho người homeless ăn trước. Nghe vậy nhiều người tự động ra xếp hàng phía sau. Hay nhiều lúc tôi cho những phần quà như kem đánh răng, bàn chải, xà bông, thấy người nào ngồi tôi cũng đưa, thì có nhiều người bảo 'tôi có rồi, ông giữ lại đưa cho người khác.' Những điều như vậy giúp tôi tiếp tục đi tới mặc dù có rất nhiều khó khăn.”

Một kỷ niệm cũng đáng nhớ của ông là vào “một năm thời tiết rất lạnh,” “Khoảng 2 giờ sáng tôi thấy quá lạnh, mà trong nhà tôi lại có rất nhiều chăn. Thế là tôi đem chăn đi đắp cho những người homeless lúc giữa đêm như vậy. Tôi đắp một thời gian như vậy, cho tới hết mùa Ðông.”

Câu chuyện “người đàn ông mang chăn đi đắp cho người vô gia cư lúc đêm khuya” được kể ra từ người này qua người kia nghe như “chuyện hoang đường.” Thế nhưng “công ty Hyatt Hotel nghe chuyện đó và họ gọi cho tôi.”

Thế là người đàn ông viết nên câu chuyện thần thoại đắp chăn trong đêm được công ty Hyatt Hotel tặng cho “610 cái chăn rất dày và đẹp” để ông tiếp tục mang đi tặng lại những người bất hạnh.

“Sự cho đi là điều quan trọng”

Ông Tuyến Nguyễn chia sẻ bằng giọng tâm tình:

“Có những lần tôi chạy xe mang thức ăn đến, chưa kịp đậu lại, tôi đã nhìn thấy người ta đói quá phải lục thùng rác lấy tí đồ ăn thừa bỏ vào miệng. Nhìn cảnh đó, tôi thấy nếu mình có đầy đồ ăn đây mà mình không mang ra thì mình có điều gì bất ổn rồi. Tôi cố làm là vì lý do có những người cần như vậy. Cuộc đời có nhiều đau khổ, mình làm thì ít ra mình cũng nâng đỡ ít nhất một người.”

Tôi hỏi, “Từ công việc đã làm, ông nhìn về con người, nhìn về cuộc sống như thế nào?”
“Tôi nghĩ người ta nhìn tôi nhiều hơn là tôi nhìn người ta.” Ông trả lời.

Tại sao?

Ông giải thích, “Vì lúc ở trại tị nạn, những người gần tôi cũng là những người nghèo lắm, nhưng họ giúp tôi, họ sẵn sàng cho tôi ngọn rau, củ mì, sẵn sàng đổi cho tôi mấy viên thuốc lấy con cá, lấy tí gạo. Thì đấy là những người đã nhìn tôi. Từ cái nhìn của những người đó, đưa sang cho tôi một cách nhìn đối với người khác. Tôi học được ở người khác cách đối xử với con người, và giờ tôi cũng chỉ thực hiện việc nối dài tình thương đó thôi.”
Ngoài công việc cung cấp bữa ăn cho người vô gia cư, từ 3 năm nay, sau khi người vợ thân yêu qua đời, mỗi tuần ông còn đến bệnh viện UCI để làm thiện nguyện công việc an ủi, động viên tinh thần, cầu nguyện giúp cho những bệnh nhân cô độc tìm được niềm tin vào cuộc sống.



Ông Tuyến Nguyễn (bìa phải) VỚI NIỀM VUI ĐƯỢC LÀM ĐIỀU GÌ ĐÓ CHO NGƯỜI KHÁC: “Sự cho đi là điều quan trọng.” (Trong ảnh là những anh chị em vô gia cư sắp hàng nhận những phần ăn chia sẻ của ông Nguyễn Tuyến)


“Tôi nhớ mãi câu của ông Winston Churchill, "we make a living by what we get, but we make a life by what we give." Và tôi tự nhủ sống trên đời phải có một chút gì cho đi. Một chút đó chính là cái mình cố gắng.”
“Sự cho đi là điều quan trọng.” Người đàn ông có mái tóc trắng xóa, và nụ cười ấm áp nói, trong lúc đôi mắt chứa đầy những yêu thương đang hướng nhìn về hàng người homeless xếp hàng dài dằng dặc chờ nhận những đĩa thức ăn đầy ăm ắp.
Gió chiều Tháng Năm thổi bay những cánh phượng tím rụng đầy một góc Civic Center, mang theo trong nó những nụ cười thân thiện lẫn hàm ơn của cả người cho lẫn người nhận, những ân tình của cuộc đời, chứa chan.



Ngọc Lan
Về Đầu Trang
Lan Mimosa



Ngày tham gia: 21 Feb 2010
Số bài: 685

Bài gửiGửi: Mon Aug 17, 2015 10:35 am    Tiêu đề: Chiếc nhẫn rớt vào giữa giòng đời


Một ngày nọ, ông Billy Ray Harris – một người lang thang không nhà (homeless) 55 tuổi, ăn xin tại đầu một con đường ở tiểu bang Kansas (năm 1861 được công nhận là tiểu bang 34 thuộc miền Trung nước Mỹ). Một cô gái tên Sarah Darling đi ngang qua, cho vào trong chén của ông một ít tiền, nhưng cô không chú ý rằng chiếc nhẫn trên tay cũng vô tình rơi vào chén.


Sau khi Billy thấy, ông muốn bán chiếc nhẫn đi, có chủ tiệm ra giá 4000 đô-la. Đối với một người lang thang mà nói, đó đúng là một số tiền to lớn, nhưng Billy nghe xong lại do dự…
Sau mấy ngày cân nhắc, Billy quyết định đem chiếc nhẫn trả lại cho người đã mất. Ông ngồi đợi và trả nhẫn lại cho Sarah.


Khi Sarah nhận lại chiếc nhẫn đã mất của mình, cô vô cùng cảm kích, bởi vì đó là chiếc nhẫn đính hôn của cô, ý nghĩa vô cùng to lớn. Để tỏ lòng cảm ơn, Sarah và người chồng hứa hôn của mình quyết định quyên tiền cho Billy, giúp ông có một cuộc sống bình thường như mọi người. Lúc ấy, hai người cho rằng có lẽ được vài ngàn thôi, không ngờ nhiều người sau khi nghe câu chuyện đó, đều rất cảm động, ba tháng sau đã quyên được gần 190 ngàn đô-la.


Billy dùng số tiền đó mua nhà, mua xe, nhưng vận may vẫn chưa hết.
Sau khi câu chuyện của Billy được truyền thông đưa tin, người chị thất lạc 16 năm thấy ảnh ông trên tivi, cuối cùng đã tìm được ông. Ông cứ nghĩ rằng người chị này đã qua đời.



Billy và vợ chồng Sarah


Billy và người nhà đoàn tụ.

Cứ như vậy, Billy không chỉ có tiền, tìm lại được gia đình, mà còn có người bạn tốt là Sarah và gia đình cô.



Sau khi Sarah kết hôn, cô có một đứa bé. Cô nói sẽ kể cho con của cô rằng Billy đối với gia đình cô quan trọng thế nào. Hơn nữa, câu chuyện chân thật này sẽ giúp đứa trẻ hiểu được điều gì là đúng, điều gì là sai. Như vậy, nhiều người đã hợp sức để thay đổi cuộc đời một người xứng đáng với sự trợ giúp đó.



Bây giờ, khi mọi người nhìn thấy Billy, họ không phải bố thí nữa, mà là nắm tay ông, chúc mừng ông.
Billy nói, khi nhớ lại nỗi khổ trước kia, ông vô cùng cảm tạ các vị Thần đã cho ông cơ hội này, cho ông quay lại cuộc sống của một người bình thường. Ông sẽ sống thật tốt, để những người trợ giúp ông biết tấm lòng của họ không hề uổng phí.

Đây thật giống một câu chuyện thần thoại, các vị Thần để một kẻ lang thang nhặt được chiếc nhẫn, thử thách lòng tham của ông, kết quả kẻ lang thang vượt qua được cám dỗ, từ đó về sau sống một cuộc sống hạnh phúc.




Qua câu chuyện này, phải chăng có thể nói rằng, khi chúng ta làm việc tốt, bằng cách này hay cách khác chúng ta sẽ luôn nhận được những điều tốt đẹp cho tương lai của mình ?


Nguồn Net
Về Đầu Trang
Lan Mimosa



Ngày tham gia: 21 Feb 2010
Số bài: 685

Bài gửiGửi: Thu Sep 17, 2015 1:28 pm    Tiêu đề: Tưởng nhớ người mang 219 cô nhi ra khỏi Sài Gòn


Hàng trăm người Việt đã đón mừng bà Betty Tisdale tại phòng sinh hoạt của nhật báo Người Việt ở Westminster chiều 30 tháng Tư năm 2010.


Đó là bản tin buổi chiều trên đài truyền hình Hoa Kỳ, nói về bà Betty Tisdale, vừa qua đời ngày 19 tháng Tám năm 2015, hưởng thọ 92 tuổi.

Trong cuộc chiến Việt Nam, bà Betty Tisdale đã cố vận động bằng mọi cách để mang cho được 219 trẻ mồ côi từ cô nhi viện An Lạc ra khỏi Việt Nam trong những giờ phút hấp hối sau cùng của Sài Gòn.

Từ mối duyên nợ gắn bó với cô nhi Việt Nam, điển hình là 5 em bé mồ côi bà nhận làm con nuôi từ năm 1970, trở về Hoa Kỳ bà Betty Tisdale đã sáng lập tổ chức H.A.L.O Helping And Loving Orphans, Giúp Đỡ Và Yêu Thương Trẻ Mồi Côi.

Đó là cách sống của tôi. Bạn phải nghĩ đến kết quả sau cùng của việc bạn đang làm, hãy thực hiện điều gì đó khiến cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn...

Khi loan báo về cái chết của bà Betty Tisdale hôm 19 tháng Tám, bản tin của đài truyền hình tôn vinh bà là một phụ nữ can trường đã cứu vớt biến đổi thật tốt đẹp bao nhiêu cuộc đời bơ vơ non trẻ trên thế giới.

Câu chuyện bà Betty Tisdale và trẻ mồi côi Việt ở cô nhi viện An Lạc sống lại trong trí nhớ người di tản khi bà, năm đó 87 tuổi, xuất hiện trong một buổi tri ân do nhật báo Người Việt tổ chức ở California chiều 30 tháng Tư năm 2010:


Bà Betty Tisdale gặp cộng đồng người Việt
Khoảng 300 người đã đến phòng sinh hoạt của nhật báo Người Việt để gặp gỡ và cảm ơn bà Betty Tisdale mà câu chuyện của bà đăng trên báo người Việt khiến mọi người cảm kích, thán phục.

Tại sao phải đến những 35 năm người Việt ở Hoa Kỳ mới gặp người phụ nữ Mỹ có tấm lòng nhân hậu đối với trẻ mồ côi Việt Nam này. Chủ bút Phạm Phú Thiện Giao của báo người Việt giải thích rằng câu chuyện bà Betty Tisdale thì truyền thông Hoa Kỳ nói rất nhiều mà người Việt thế hệ lớn tuổi cũng biết nhưng trước giờ chưa có một cuộc gặp gỡ nào giữa bà Betty Tisdale với cộng đồng Việt Nam cả:

Một lần, một cô nhi ngày xưa bây giờ đã 35 tuổi tên Vũ Tiến Kinh hiện đang sống ở miền Đông Hoa Kỳ, về lại bệnh viên UCLA để tìm lại người bác sĩ đã cứu mình 35 năm trước. Vũ Tiến Kinh là một trong 219 cô nhi được bà Betty Tisdale đưa sang Hoa Kỳ năm 1975.

Tiếp đó, nhật báo Người Việt đưa tin về buổi gặp gỡ giữa Vũ Tiến Kinh và vị bác sĩ ân nhân đã chăm sóc, cứu sống anh khi anh được bốc qua Hoa Kỳ lúc 4 tháng tuổi:

Và chúng tôi tự hỏi như vậy thì người đưa Vũ Tiến Kinh qua đây là ai. Qua tìm hiểu thì chúng tôi biết đó là bà Betty Tisdale, chúng tôi gởi phóng viên qua tận nhà của bà ở Seattle, Washington, để viết lại những gì đã xảy ra 35 năm trước. Có nhiều người khi đọc về câu chuyện của bà Betty Tisdale thì mới hỏi thêm rất nhiều câu hỏi mà chúng tôi không thể trả lời được nên chúng tôi nghĩ rằng tốt nhất là nên tổ chức một cuộc gặp gỡ với cộng đồng. Đây là cuộc gặp gỡ tại báo người Việt nhưng ban tổ chức gồm nhiều cơ quan truyền thông khác như TV, báo, đài phát thanh Việt ngữ ở Quận Cam.

Cùng đi với bà Betty Tisdale khi đó là cô Liên, một trong 5 em bé mồ côi của cô nhi viện An Lạc, được bà nhận làm con nuôi từ năm 1970, cùng với anh Vũ Tiến Kinh là người đã dẫn đến với câu chuyện Betty Tisdale bốc trẻ mồ côi Việt sang Mỹ

Thật lạ, tôi cũng nghĩ tôi gắn bó với Việt Nam và người Việt biết chừng nào. Những việc tôi đã làm cho trẻ mồ côi Việt Nam, tình cảm và sự khâm phục của tôi đối với bà Vũ Thị Ngải, người sáng lập và giám đốc cô nhi viện An Lạc,có thể chứng tỏ điều đó.

Kể lại những giây phút khó khăn mà có lúc tưởng chừng như bế tắc khi cố vận động với Cơ Quan Di Trú Hoa Kỳ cũng như với chính phủ miền Nam lúc đó hầu có thể đưa một lúc 400 em mồ côi và bà Vũ Thị Ngải, người mà bà Betty Tisdale gọi là bà mẹ nhân ái của trẻ mồi côi ở cô nhi viện An Lạc.

Tiếc thay, bà Betty Tisdale kể tiếp lúc ấy chỉ mang được 219 em sơ sinh và dưới 10 tuổi thay vì hết cả 400 như dự tính.

Ngày 12 tháng Tư 1975, chiếc phi cơ vận tải quân sự chở 219 cô nhi Việt Nam phải đáp khẩn cấp xuống phi trường Los Angeles vì một số em nhỏ quá yếu không thể bay tiếp đến Fort Benning ở Georgia là nơi mà bà Betty Tisdale muốn đưa hết về đó để tìm cha mẹ nuôi cho các em.



Bà Betty Tisdale


Một trong những bé được đưa ra khỏi máy bay lúc ấy, thẳng đến bệnh viện UCLA, chính là Vũ Tiến Kinh mà bây giờ đã lớn và trở thành một giáo viên:

Tôi luôn nhớ ơn và coi bà như một bà mẹ đã ôm tôi trong tay, mang tôi đến một cuộc đời mới 35 năm về trước, khi mà tôi chưa đủ trí khôn để cảm nhận điều gì xảy ra.

Trước một cử tọa đang xúc động lắng nghe từng lời kể của mình, bà Betty Tisdale Tisdale luôn miệng nhắc nhở Madame Ngải, tức bà Vũ Thị Ngải, giám đốc viện mồ côi An Lạc, đã phải ở lại cùng những em nhỏ không đi được.

Bà nói như tâm sự:

Cách đây mấy tuần tôi đi dự một buổi họp mặt của khoảng 60 đứa trẻ An Lạc tôi mang qua Hoa Kỳ mà nay đều đã lớn. Những đứa con ấy gần như không biết gì về Việt Nam, chúng không nói được tiếng Việt trong lúc tôi biết chúng là người Việt

Và rồi bổng dưng như hôm nay, nhờ cuộc gặp gỡ này, bản thân tôi bỗng nhận ra có một cộng đồng người Việt Nam ở Mỹ biết về tôi và rất gần với tôi mà bao lâu tôi không hề nghĩ tới.


Cuốn phim The Children Of An Lac
Năm 1980, câu chuyện 219 ở cô nhi viện An Lạc và bà Betty Tisdale, được quay thành phim với tựa đề The Children Of An Lac. Nữ nghệ sĩ Kiều Chinh, cũng có mặt trong buổi đón tiếp bà Betty Tisdale hồi 2010 ở phóng sinh hoạt báo Người Việt, nói về cuốn phim mà bà được mời giữ một vai trong đó:

Năm 1980 tài tử Ina Bailing, cũng là người đi tới đi lui giúp các trẻ mồ côi và chính bà cũng nuôi một số trẻ mồ côi, bà có viết một script để quay thành phim The Children Of An Lac, nói về cuộc đời bà Ngải và bà Betty Tisdale.

Lúc đó cả bà Ina Bailing lẫn nhà sản xuất là Jay Benson đều rất muốn vai bà Ngải phải là  Kiều Chinh đóng. Nhưng lúc đó Kiều Chinh hãy còn trẻ quá để đóng vai bà Ngải. Bà Ngải thì dáng người nhỏ thấp hơn Kiều Chinh, vì thế sau này họ mời một tài tử Tàu, bà Beulah Ko, đóng vai bà Ngãi, còn Kiều Chinh thì đóng vai người phụ tá của bà Ngải tức là bà Thục. Ngoài ra Kiều Chinh còn đóng một vai trò khác phia sau máy quay phim, tức là người cố vấn về kỹ thuật . The Children Of An Lac sau nay trở thành một cuốn phim mà các trường tiểu học thường chiếu cho trẻ em coi.

Hôm nay Kiều Chính tới đây mục đích để gặp những nhân vậy thật trong chuyện mà mình có cơ duyên đóng về cuộc đời của họ. Điều thứ hai mình cũng tới để cám ơn ân nhân của một số các em đã được họ trông nom bảo trợ.

Tại buổi gặp gỡ và tri ân bà Betty Tisdale ở nhật báo Người Việt 5 năm về trước, rất nhiều người đã xếp hàng để tặng hoa và nói lời cảm tạ đến bà Betty Tisdale. Nhiều người còn tự động đóng góp vào ngân quĩ của H.A.L.O Help And Love Orphans do bà sáng lập để giúp vào công việc thiện nguyện đầy ý nghĩa của bà .

Chị Trâm Anh, mong muốn được ngỏ lời chào ân nhân của những trẻ mồ côi An Lạc ngày trước, bày tỏ:

Tôi cảm kích khi thấy một người đàn bà Mỹ nhỏ thó, trông có vẻ bình thường nhưng đã làm một việc đối với tôi quá sức phi thường.

Cả đời bà giúp và cứu được 219 em mồ côi sang Mỹ, tất cả các em đã thành tài và thành nhân. Trong buổi này một câu bà nói tôi nhớ nhất là cả đời bà tất cả cho Việt Nam. Khi bà nói như vậy thì tôi nghĩ bà nói tới những trẻ mồ côi bất hạnh bên Việt Nam. Bên nước mình bây giờ trẻ mồ côi rất đông, cho nên đến giờ này đã 87 tuổi bà vẫn tiếp tục công việc từ thiện, đến những vùng sâu vùng xa để giúp các em đó. Tôi rất hoan nghênh đồng bào người Việt đã tổ chức buổi họp hôm nay.

Thời gian và sự sống không dành đặc quyền cho bất cứ ai, những người tốt lành cả đời như bà Betty Tisdale rồi cũng đến lúc xuôi tay nhắm mắt trong nỗi tiếc thương của 5 con nuôi Việt Nam của bà.

Có thể nỗi ưu tư mà bà Betty Tisdale mang theo về bên kia thế giới, là những trẻ Việt Nam vì sang Mỹ lúc còn quá nhỏ và không hiểu biết gì về cội nguồn của mình khi lớn lên, sẽ tan biến đi nếu bà có thể nghe lại cảm nghĩ của anh Vũ Tiến Kinh rằng

Bây giờ niềm hạnh phúc là khi bước xuống thành phố Westminster, nơi có nhiều người Việt như mình, chấp nhận mình dù như còn phải học hỏi rất nhiều nữa về cội nguồn của mình.

Hoặc là cảm nghĩ của cô con gái tên Liên mà bà nhận nuôi khi còn ở Việt Nam năm 1970, không ngần ngại thú nhận chừng như cô quá bị Mỹ hóa, không bận tâm đến nguồn gốc và có lúc đã không thỏa hiệp được với bản thân rằng cô là một đứa bé mồ côi người Việt:

Thế nhưng khi cùng mẹ bước ra khỏi máy bay và được ân cần đón tiếp, tôi chợt thấy xúc động vì tình cảm họ dành cho mẹ tôi.

Thật khó diễn tả cảm xúc trong lần đầu gặp gỡ với cộng đồng người Việt, cô Liên nói, vì đã quá nhiều lần cô không chịu nhận mình là Việt Nam dù trong thâm tâm cô vẫn nghĩ không nên nuôi cảm giác như thế. Càng nói chuyện thì càng thấy gần gũi hơn, nhất là sau buổi ăn tối với một số người trong cộng đồng thì cô nghĩ:

Tôi mới tìm thấy một cái gì đó hoặc vừa tìm về một nơi nào đó mà có thể gọi là nhà, tiếng nhà đích thực tôi chưa bao giờ biết đến trước kia.


Thanh Trúc,phóng viên RFA
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Thu Dec 24, 2015 7:21 pm    Tiêu đề: Secret Santa: Larry Stewart

Larry Stewart (April 1, 1948 – January 12, 2007) was an American philanthropist from Kansas City better known as "Kansas City's Secret Santa." After poor beginnings, Stewart — from 1979 through 2006 — made a practice of anonymously handing out small amounts of cash, typically in the form of hundred-dollar bills, to needy people.

Background
Stewart was given a free dinner from owner Ted Horn at Dixie Diner in Houston, Mississippi in 1971 when he was down on his luck, allegedly inspiring Stewart's personal tradition. This in turn began with an impromptu act of kindness by Stewart. He was fired just before Christmas two years in a row, both in 1978 and 1979. Around Christmas of 1979, while nursing his wounds at a drive-in restaurant during a very cold day, he noticed a carhop working the cars outside. He recalled, "It was cold and this carhop didn't have on a very big jacket, and I thought to myself, 'I think I got it bad. She's out there in this cold making nickels and dimes.'" He gave her $20 and told her to keep the change. "And suddenly I saw her lips begin to tremble and tears begin to flow down her cheeks. She said, 'Sir, you have no idea what this means to me.'"
Although he had also donated money to community charities in Kansas City and his hometown of Bruce, Mississippi, he believed in handing out cash directly to people in need because it is something people do not have to, as he said, "beg for, get in line for, or apply for."[citation needed]

Philanthropy
Stewart made his fortune through cable television and long-distance calling. He kept his identity hidden until 2006, when he was diagnosed with esophageal cancer, which later claimed his life. Many suspected that his illness was the reason he decided to "out" himself, but according to Stewart, this is untrue. In an interview on the Dave Ramsey Radio Show, Stewart said he came out because a tabloid was about to reveal his identity, and he wanted to tell his own story before they did.
Stewart's acts of kindness were not restricted to the Kansas City area. He has traveled to other metropolitan areas during times of local tragedy. He went to New York in 2001 after September 11, and to Mississippi in 2005 after Hurricane Katrina devastated the area. After his illness, he began "training" other secret Santas, who were scheduled to give out $65,000 during the 2006 holiday season, in addition to the money Stewart gave out.
His philanthropy has been supported and recognized by a number of well-known people, including Buck O'Neil, George Brett, Oprah Winfrey, and, in 2006 in Chicago, Dick Butkus (who had helped Larry as an "elf" since 2003).

Death and legacy
Stewart died on January 12, 2007 from esophageal cancer, aged 58. Since Stewart's death, his example has inspired others to continue his mission of philanthropy and of being a secret Santa. On Saturday, January 13, 2007, the day after he died, Stewart was given (posthumously) the 2006 John "Buck" O'Neil Award, which is one of several "Legacy Awards" presented by the Negro Leagues Baseball Museum (NLBM). The "Buck O'Neil Award" is presented to a local or national corporate/private philanthropist for Outstanding Support of the NLBM.


Blessed: The Story Of KC's Secret Santa - Part 1 of 6
Uploaded on Nov 11, 2007
He has made dreams come true for thousands of people, handing out $100 bills to total strangers. But this year, Kansas City's Secret Santa is giving up his secret.



Blessed: The Story Of KC's Secret Santa- Part 2 of 6
Uploaded on Nov 11, 2007
Part 2 of 6 - The story of Kansas City's Secret Santa. In this clip, Larry Stewart tells KMBC's Bev Chapman how it all began in Mississippi 35 years earlier



Blessed: The Story Of KC's Secret Santa - Part 3 of 6
Uploaded on Nov 11, 2007
Part 3 of 6 - The story of Kansas City's Secret Santa. In this clip, Larry Stewart talks about moving to Kansas City in 1971 and the first time he handed out cash to strangers.



Blessed: The Story Of KC's Secret Santa - Part 4 of 6
Uploaded on Nov 11, 2007
Part 4 of 6 - The story of Kansas City's Secret Santa. In this clip, Buck O'Neil helps Secret Santa.



Blessed: The Story Of KC's Secret Santa - Part 5 of 6
Uploaded on Nov 11, 2007
Part 5 of 6 - The story of Kansas City's Secret Santa. In this clip, Secret Santa Larry Stewart surprises hurricane victims plus a tribute to fallen firefighter John Tvedten.



Blessed: The Story Of KC's Secret Santa - Part 6 of 6
Uploaded on Nov 11, 2007
Part 6 of 6 - The story of Kansas City's Secret Santa. In this clip, behind the scenes with the Elf squad and a special surprise.



:@:  :@:  :@:  :@:  :@:  :@:  :@:  :@:  :@:  :@:  :@:  :@:  :@:  :@:  :@:  :@:  :@:  :@:


In 2014, an anonymous wealthy businessman, carrying on Stewart's tradition, deputized officers in the Jackson County sheriff’s office to hand out $100 to "deserving suspects": people they identified as likely to especially benefit, for example driving with dented cars. Another goal was helping to heal a rift opening up between the public and the police in the wake of the 2014 shooting of Michael Brown.

CBS Evening News with Scott Pelley Secret Santa
Published on Dec 16, 2014
CBS Evening News with Scott Pelley Secret Santa, a heart-warming news story.


From Wikipedia, the free encyclopedia
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Mon Aug 15, 2016 11:56 pm    Tiêu đề: VOA TIẾNG VIỆT - Ông lão 91 tuổi, 15 năm đan mũ cho người nghèo

Một cụ già 91 tuổi không quản đau ốm, suốt 15 năm qua, đã đan hàng ngàn chiếc mũ len cho những người vô gia cư. Không rõ tới nay ông đã đan được bao nhiêu chiếc mũ vì sau 8 ngàn chiếc, ông đã thôi không đếm nữa. Đang phải chống chọi với căn bệnh ung thư da và một khối u trong thận, nhưng hàng ngày, ông Morrie Boogard vẫn miệt mài đan. Không được nhanh nhẹn như xưa, giờ mỗi ngày ông Boogard chỉ đan được hai chiếc mũ, nhưng đối với ông đan lát là điều tuyệt vời nhất. Với ảnh người vợ quá cố một bên, thùng len một bên, ông Boogard đang cố gắng để tháng 10 này, có thêm nhiều chiếc mũ được trao cho những người vô gia cư.
Con người khiêm nhường này suốt cuộc đời chỉ cho đi mà không hề đòi hỏi nhận lại điều gì. Dù không biết mình còn sống được bao lâu, nhưng ông quyết không để quãng thời gian còn lại trôi qua vô ích.


Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Sun Aug 28, 2016 8:58 pm    Tiêu đề: Tiếp viên có lòng nhân hậu được ‘tip’ $500



Kasey Simmons 32 tuổi, một tiếp viên nhà hàng ở Mỹ đã cho thấy trong cuộc sống này vẫn còn nhiều câu chuyện nhân hậu đáng trân trọng.
Đài CNN ngày 20/8 đưa tin một khách hàng bí ẩn của nhà hàng Applebee ở Dallas, nơi Simmons đang làm việc, đã để lại cho anh khoản tiền ‘tip’ bất ngờ 500 Mỹ kim dù chỉ uống ly nước 0.37 Mỹ kim.
Simmons kể: “Người đó gọi món rẻ nhất trong thực đơn. Một thức uống”. Thông thường tiền ‘tip’ từ 15% đến 20%. Kasey Simmons đã vô cùng ngạc nhiên khi nhận ‘tip’ khoảng 135.135%
Tổng hóa đơn cần thanh toán cho vị khách đó là 0.37 Mỹ kim và tiền ‘tip’ là 500 Mỹ kim. Kèm theo là một tấm khăn ăn với những dòng chữ giải thích về món tiền ‘tip’ rộng rãi này.
Một ngày trước đó, anh Simmon đi mua sắm tại một của hàng tạp hóa địa phương. Tại quầy tính tiền, Simmons đã chú ý đến một khách hàng khác – một phụ nữ lớn tuổi – rõ ràng đang rất buồn.
Những khách hàng khác bước qua thờ ơ nhưng Simmons không làm vậy. Chàng trai vốn vui tính, thích đem lại tiếng cười cho người khác, đã dừng lại nói chuyện với người phụ nữ này.
Bà ấy đã không giải thích vì sao bà buồn nhưng Simmons đã khiến tinh thần bà trở nên tốt hơn và anh thậm chí đã trả tiền mua đồ cho bà.
Simmons cho biết: “Chỉ có 17 Mỹ kim nhưng không phải vì món tiền đó. Đó là về việc quan tâm đến người khác”.
Qua những điều viết trên khăn ăn, Simmons biết được người thưởng tiền ‘tip’ cho Simmons là con gái của bà cụ kể trên. Trong khăn ăn để lại cho Simmons, người này giải thích lý do vì sao mẹ của cô buồn, rằng hôm đó là ngày giỗ năm thứ 3 của ba cô và mẹ của cô cố gắng sinh hoạt bình thường dù bà vẫn buồn vì cái chết của chồng.

Simmons nghẹn ngào khi đọc lời viết trên khăn ăn: “Vào một trong những ngày buồn nhất của năm, anh đã khiến ngày này của mẹ tôi trở nên thật tuyệt vời. Anh khăng khăng đòi trả tiền. Nói với bà ấy rằng bà là người phụ nữ đẹp. Tôi chưa từng thấy mẹ tôi cười nhiều như thế kể từ khi cha tôi mất”.

Lòng tốt của Simmons đã tạo nên sự khác biệt và người con gái của bà cụ muốn Simmons biết điều đó. Simmons vẫn không biết tên của người mà mình đã giúp đỡ nhưng anh biết rằng một việc làm đơn giản của mình đã tạo nên một điều vô giá.


Thời báo
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân