TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Nụ Cười
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Nụ Cười
Chuyển đến trang 1, 2  Trang kế
 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Mon Dec 02, 2013 6:26 pm    Tiêu đề: Nụ Cười

Nụ Cười  


Trong tiếng Anh từ “smile” có nghĩa là nụ cười; bạn có biết nụ cười được tạo nên từ những yếu tố nào?

- Sweet: ngọt ngào.
- Marvellous: tuyệt diệu.
- Immensely likeable: khả ái.
- Loving: đáng yêu
- Extra special: ngoại biệt

Nụ cười tưởng chừng như rất bình thường nhưng lại là món quà vô giá mà tạo hóa đã hào phóng ban tặng cho loài người. Chúng ta sẽ sống thế nào khi không biết cười? Chúng ta sẽ biểu lộ sự vui mừng bằng cách nào nếu không có nụ cười?
Nụ cười có thể xua tan mọi đau buồn, hàn gắn mọi vết thương, làm dịu đi nỗi cô đơn và quan trọng hơn hết là mang mọi người đến gần nhau hơn...
Nụ cười là thứ tài sản quí giá mà không phải ai cũng dễ dàng có được nếu chẳng chịu mở rộng lòng mình để đón nhận nó... Hãy tạo cho mình nụ cười bằng những việc làm có ý nghĩa, bạn sẽ thấy cuộc đời này tuyệt diệu biết chừng nào!
Bạn có thể làm cho bản thân mình trở thành một con người mới: buổi sáng thức dậy mỉm cười, mỉm cười bước ra khỏi nhà, mỉm cười khi gặp gỡ người khác, khi làm việc mỉm cười, khi nghỉ ngơi cũng mỉm cười - tất cả điều này là một thói quen tốt. Mỉm cười là một niềm vui mà tự bạn có thể thực hiện được.
Khi bạn tặng nụ cười cho người khác, bạn có thể sẽ cảm nhận được niềm vui chân chính, người khác có được sự cổ vũ khích lệ của bạn, tâm tình của họ cũng có thể vì thế mà phấn chấn. Bạn hãy nhanh chóng tìm niềm vui đến cho người khác vì một thế giới thêm tươi đẹp, vì một trái tim muốn biểu lộ niềm vui, chúng ta mỉm cười!

10 lý do để mỉm cười:

- Mỉm cười đẹp hơn cái nhíu mày của chúng ta.
- Mỉm cười làm chúng ta vui vẻ thêm.
- Mỉm cười khiến ngày tháng chúng ta đã và sắp đi qua trở nên có ý nghĩa.
- Mỉm cười giúp ích đối với việc kết bạn.
- Mỉm cười biểu thị sự thân thiện, dễ gần.
- Mỉm cười tạo nên một ấn tượng tốt cho người khác.
- Mỉm cười với người khác, người khác cũng sẽ mỉm cười với bạn.
- Nếu bạn mỉm cười thì bạn càng trở nên tự tin và thu hút hơn.
- Nụ cười của bạn sẽ làm giảm bớt sự lo lắng của người khác.
- Một nụ cười có thể giúp bạn có tình yêu đích thực.  

(sưu tầm)
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Sun Jan 05, 2014 12:32 pm    Tiêu đề:

Bài sưu tầm về chuyện cuối tuần  ĐI ĂN TIỆM của Gene Perret . Gene Perret là một nhà văn chuyên viết chuyện cười đồng thời cũng là một nhà sản xuất phim ở Mỹ từ đầu thập niên 1960 . Nổi tiếng với  "The Carol Burnett Show"(1967), "Love, American Style"(1969) và "Bob Hope: The First 90 Years"(1993)    

Chúc cả nhà cuối tuần vui vẻ và gặp nhiều may mắn hơn Gene Perret .

TL




ĐI ĂN TIỆM
Gene Perret

Đi ăn tiệm là một điều thú vị phải không các bạn? Người ta nấu nướng mọi thứ cho bạn, dọn lên trên bàn cho bạn thưởng thức... và rồi sau đó còn dọn dẹp, rửa chén cho bạn nữa chứ !... Đã thì thôi !... Tất cả những điều bạn phải làm chỉ là nhai, nuốt, và sau cùng là trả tiền !  Nhưng thưa các bạn... những điều tôi vừa kể trên đã cuốn theo chiều gió hết rồi !... Và đây là câu chuyện của tôi...

Một chiều cuối tuần nọ, sau khi lãnh lương, tôi bèn quyết định một cách hạnh phúc, là thay vì nấu ăn ở nhà như thường lệ, tôi sẽ rủ cô bạn gái đi ăn tiệm.  Xin thưa với các bạn đó là lần đầu tiên tôi đi ăn tiệm !  Khi tôi đến tiệm ăn thì trời ơi... tôi có cái cảm tưởng như là đang lạc vào bát quái trận đồ của Hoàng Dược Sư trên Đào Hoa Đảo.  Người hầu bàn, ăn mặc còn sang trọng hơn tôi nữa, chào đón tôi:

"Xin chào quí khách, 2 người phải không ạ?"

Tôi hãnh diện đáp: "Vâng, 2 người !"

Anh ta hỏi tiếp: "Hút thuốc hay không hút thuốc?

Tôi trả lời ra vẻ như không bao giờ hút thuốc:

"Không, tôi không hút thuốc !"

Người hầu bàn tiếp tục hỏi:

"Ngài thích ngồi ở khu vực trong nhà, hay ngoài trời ?"

Tôi trả lời như là mình có một quyết định đúng đắn:

"Tôi thích ngồi ở trong hơn là ra ngoài !"

Anh ta phụ họa:

"Đúng đấy, thưa ngài !"  Rồi hỏi tiếp:

"Ngài thích ngồi ở phòng ăn chính, ở bao lơn có mái che, hay là trong khu nhà kiếng chan hòa ánh nắng của chúng tôi ?"

Đến đây thì tôi hơi lúng túng:

"Hmm... để coi !..."

Anh ta đề nghị:

"Tôi có thể sắp cho Ngài ngồi ở khu nhà kiếng với phong cảnh tuyệt vời !"

Tôi hưởng ứng và đi theo anh ta:

"Tôi nghĩ anh nói đúng đấy !"

Anh ta lại hỏi tiếp:

"Bây giờ Ngài thích nhìn ra sân golf, hay muốn nhìn cảnh mặt trời lặn trên bờ hồ, hay là cảnh núi non hùng vĩ ?..."

Tôi nghĩ thầm là lần này hãy để nó chọn phứt đi cho xong, đỡ phải lúng túng:

"Chỗ nào anh thấy đẹp là được rồi !"

Thật ra anh ta đặt chúng tôi ngồi hướng về sân golf, hay bờ hồ, hay núi non gì đó tôi cũng cóc biết ,vì lúc đó trời bên ngoài đã tối .

Lúc sau, một người hầu bàn khác trẻ hơn, cũng ăn mặt bảnh hơn tôi, đến bàn tôi và nói:

"Kính chào quí khách. Tôi là Paul. Chiều nay tôi sẽ phục vụ quí khách. Quí khách có muốn ngồi ngắm cảnh thêm vài phút trước khi đặt món ăn hay không ?"

Tôi nói ngay:

"Không, tôi đang đói lắm !  Tôi là dân lao động ! Mang lên cho tôi một dĩa thịt bò với rau và khoai tây nướng !"

Anh ta hỏi thêm:

"Ngài muốn dùng thêm súp, hay rau trộn ?"

Tôi đáp ngay: "Rau !"

Anh ta cứ hỏi:

"Chúng tôi có rau xanh nhiều loại, củ dền đỏ, cà chua... Ngài có thích trộn với tôm không ?"

Tôi xẳng giọng: "Rau xanh thôi, OK ?"

Anh ta đáp: "Vâng thưa Ngài !  Có dầu giấm không ?"

Tôi không muốn kéo dài cuộc khẩu cung này nữa:

"Bất cứ cái gì cũng được !"

Anh ta cứ nói:

"Chúng tôi có dầu giấm kem Ý, phó mát xanh, giấm chua Pháp...

Tôi cướp lời:

"Đem bất kỳ thứ nào làm tôi ngạc nhiên là được !..."

Anh ta vẫn đứng đó:

"Dầu giấm kem Ý là loại đặc biệt của chúng tôi !  Như thế có được không thưa Ngài ?"

Tôi cộc lốc: "Ừ !"

Anh lại hỏi: "Còn khoai tây thì sao ?..."

Tôi thừa biết cái gì sắp xảy ra, nên không muốn anh ta đứng lải nhải nữa:

"Tôi chỉ muốn khoai tây nướng mà thôi, hiểu chưa ? Không có cái giống gì kèm theo nữa hết !"

Anh ta cứ hỏi: "Không bơ, Không kem chua à ?"

Tôi gằn giọng: "Không !"

Anh ta vẫn hỏi: "Không để hành luôn à ?"

Tôi hết chịu nỗi nên phải quát lên:

"Không !  Anh không hiểu tôi nói gì à ?  Tôi không muốn cái gì với khoai tây hết !  Cứ mang ra cho tôi khoai tây nướng với thịt bò là được rồi !"

Anh ta lại chỉa mũi dùi sang thịt bò:

"Ngài muốn 200 gram, 250 gram hay 350 gram thưa Ngài ?"

Tôi trả lời cho có: "Bao nhiêu cũng được !"

"Ngài muốn tái, tái vừa vừa, vừa, vừa chín, hay chín hẳn, thưa Ngài ?"

Tôi không thể nào chịu được nữa:

"Ê !... Tao nổi cơn rồi đấy nhé !..."

Anh ta vẫn không tha tôi: "Ngài thích cải xanh, bắp, hay cà rốt chung với thịt bò ?"

Như giọt nước làm tràn ly nóng giận, tôi ném khăn ăn xuống đất, đứng phắt lên, xắn tay áo, xông vào anh ta, và giở giọng võ biền:

"Ê !... Mày muốn ra ngoài sân chơi tay đôi không, thằng dai như đỉa kia ?"

Trời ơi, đến nước này mà anh ta cũng không thể không hỏi ý kiến tôi:

"Vâng, thưa Ngài !  Ngài thích ở bãi đậu xe, ngoài đường nhỏ, hay đường lớn đối diện với nhà hàng, thưa Ngài ?"

Tôi nói: "Tao thích ngay tại đây !...", và đấm anh ta một cái !  Anh ta né, rồi phản công bằng một cú móc tay trái vào hàm tôi... Các bạn thân mến, đó là lần đầu tiên trong cái đêm nghiệt ngã đó anh ta đã không hỏi tôi thích bị đấm ở đâu ?... Tôi choáng váng ngã xuống ghế trong khi các người khác tới kéo anh hầu bàn đó ra !

Tôi có cảm giác ai đó nới lỏng cà vạt tôi ra, mở nút áo cổ và vả nhẹ vào mặt tôi... Khi tôi hoàn tỉnh, tôi thấy trước mặt tôi là gương mặt lo âu của viên phụ trách các tên hầu bàn đêm đó !…  Ông ta xin lỗi ráo riết, và đề nghị mua nước uống cho tôi, gọi y tá hay bất cứ cái gì tôi muốn...

Tôi lúng túng nói: "Không, không... đừng gọi ai đến hết... cho tôi ly nước là được rồi !..."

"Vâng thưa Ngài, có ngay !", ông ta hớn hở đáp lại sự đòi hỏi quá dễ thực hiện của tôi.

Và ông ta tiếp: "Ngài thích nước suối nhập cảng, nước soda, nước chanh, hay nước lọc ?"
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Wed Jan 08, 2014 1:06 am    Tiêu đề: Những kẻ ngớ ngẩn

1. Ăn trộm xăng xe bằng cách dùng miệng hút

Cái giá phải trả cho việc ăn cắp xăng... bằng miệng của một người đàn ông sống tại thành phố Seattle, tiểu bang Washington, Mỹ, có khi còn lớn hơn rất nhiều so với giá trị xăng mà anh ta lấy được.
Cảnh sát đã phát hiện một người đàn ông trong tình trạng nằm co quắp bên cạnh chiếc xe hơi, xung quanh lênh láng xăng tràn ra. Được biết, người đàn ông này đã nảy ra ý định ăn cắp xăng có trong xe nhưng anh ta lại sử dụng một ống cao su để hút xăng ra bằng miệng.

Chủ nhân của chiếc xe hơi từ chối khởi kiện vì cho rằng đó là hành động ngớ ngẩn nhất từng gặp. Và có lẽ sức khỏe bị ảnh hưởng cũng là hình phạt quá đủ cho tên trộm dại dột này.

2. Tên cướp "ngố " nhất

Trang tin tức tội phạm Ann Arbor đưa tin về một vụ tống tiền "ngố " nhất từng diễn ra tại một tiệm bán thức ăn nhanh Burger King ở Ypsilanti, Michigan, Mỹ.

Theo đó, vào khoảng 5 giờ sáng, tên tội phạm bước vào tiệm với súng trên tay. Hắn yêu cầu thu ngân phải giao toàn bộ tiền mặt cho hắn. Tuy nhiên, thu ngân viên này đã làm hắn phải thất vọng khi thông báo không thể mở khóa két nếu không có order của khách mua hàng.
Sau đó, tên tội phạm đành phải cắn răng mua hành tây chiên. Và hắn lại phải tiếp tục thất vọng lần 2 khi nhân viên thông báo món này không nằm trong thực đơn của bữa sáng.
Quá thất vọng vì số "đen" của mình, tên tội phạm đành tay không bỏ đi.

3. Đi cướp tiền mà còn bị lỗ nặng

Xuất hiện trong bộ dạng của người mua hàng, một tên cướp bước vào cửa hàng Circle-K ở tiểu bang Louisiana, Mỹ, và gợi ý đổi 20 USD sang tiền lẻ.
Lợi dụng lúc nhân viên thu ngân mở két đựng tiền ra, tên cướp lập tức chĩa súng về phía nhân viên thu ngân và yêu cầu đưa toàn bộ số tiền mặt có trong két.
Sau khi hả hê với "thành tích" của mình, tên cướp bỏ đi với khoản tiền cướp được mà quên mất 20 USD ban đầu của hắn. Tuy nhiên, thật nực cười là tổng số tiền hắn cướp được chỉ có... 15 USD mà thôi.

4. 20 người bị lừa vào bệnh viện tâm thần để thay thế vai cho 20 người điên trốn trại

Sau khi dừng chân tại một quán bar bất hợp pháp, một tài xế người Zimbabwe phát hiện 20 bệnh nhân tâm thần mà anh ta đang chịu trách nhiệm đưa từ Harare đến Bulawayo đã trốn thoát.

Tuy nhiên, do không muốn thừa nhận sự tắc trách của mình, tài xế này lại đến một trạm xe bus gần đó và mời những hành khách lên xe miễn phí. Sau khi lừa được đủ 20 người lên xe, anh ta chở thẳng những người tỉnh này vào bệnh viện tâm thần. Ngoài ra, anh ta còn không quên nhắn nhủ với các nhân viên trại tâm thần rằng những "bệnh nhân" này rất dễ bị kích động nên thường có trí tưởng tượng rất phong phú.

Và khó hiểu nhất là cho tới 3 ngày sau vụ việc mới vỡ lở và bị phát giác.


(sưu tầm)
Về Đầu Trang
Lan Mimosa



Ngày tham gia: 21 Feb 2010
Số bài: 685

Bài gửiGửi: Wed Jan 08, 2014 8:36 pm    Tiêu đề: Câu chuyện không có muối

Một lần tôi vào cửa hàng thực phẩm, thấy bán bia Pinđen. Đây là loại bia ngon nhất ở Tiệp Khắc mà tại Bra-ti-xla-va không mấy khi có bán. Tất nhiên tôi phải tận dụng dịp may hiếm có này mà mua nhét đầy cặp da. Tôi khệ nệ xách chiếc cặp da nặng trĩu cố leo lên xe điện, thì gặp ngay bác hàng xóm. Ông ta chào và nhìn chiếc cặp căng phồng của tôi nói ngay:

- Xin chúc mừng bạn mua được hàng hiếm. Có cái gì hay đấy?

- Ồ, cái món vô bổ này ấy mà - Tôi nói cho qua chuyện vì không muốn nhận cái tiếng là con sâu bia, hay người thích say sưa.

Nhưng ông bạn tôi đã tò mò đưa tay nhấc thử cặp:

- Úi dà! Nặng thật! Cái gì mà nặng như muối mỏ vậy?

Tôi vớ ngay lấy ý đó của ông hàng xóm và nói bừa:

- Bác đoán đúng đấy.

- Nhưng bác mua làm gì lắm muối thế? Chẳng lẽ đó là thứ khan hiếm hay sao?

Đâm lao phải theo lao, tôi đành tiếp tục phịa ra rằng nghe nói mỏ muối bị cháy phải đóng cửa. Nhà hết muối ăn, nên tôi lo mua dự trữ phòng xa.

- Thế cơ à? - Ông hàng xóm ngạc nhiên và có vẻ lo lắng - Vậy thì tôi cũng phải mua ngay mới được.

Trên xe điện lúc đó có hai bà nội trợ nghe trộm được câu chuyện của chúng tôi. Tôi thấy họ nháy mắt ra hiệu cho nhau gì đó, nhưng tôi chẳng quan tâm gì.

Một tuần sau, ở nhà tôi hết muối ăn thật. Sáng hôm đó, tôi lại ra cửa hàng hỏi mua muối.

- Bác ơi, muối để ở đâu hả bác?

- Ông này như người ở cung trăng mới rơi xuống hay sao, muối đã hết mấy hôm nay rồi.

- Lạ nhỉ, sao lại hết cơ chứ?

- Sao à? - Người bán hàng trả lời - Người ta kéo đến như một đàn châu chấu, ai cũng nhắc đến chục cân thì làm sao mà không hết. May mà tôi cũng thủ được vài gói cuối cùng chứ không thì cũng đến ăn nhạt mất thôi.

Tôi đành đi lùng ở tất cả các cửa hàng thực phẩm, nhưng không đâu có cả, và nghe được nhiều lời giải thích khác nhau:

- Cháy mỏ muối.

- Ở vườn bách thú mới đưa về chục con dê núi, chúng ăn một ngày hết hàng tạ muối.

- Mưa ngập ướt hết kho muối rồi, phải chờ ít lâu nữa mới có muối khô.

- Người ta làm hồ nước mặn cho khách du lịch, bao nhiêu muối đổ xuống đó mà cũng chưa ăn thua gì.

- Ở chợ nông trang bán tới hai cua-ron một cân muối.

vân vân...và vân vân .....

Khi tôi thấy trong nhà ăn tập thể của xưởng chúng tôi các lọ muối cũng đều trơ đáy cả, thì tôi mới biết tình hình thật là nghiêm trọng.

Tôi la rầm cả phân xưởng:

- Các bạn ơi! Đừng có điên mà đi tích trữ muối nữa! Lỗi tại tôi cả. Muối ở nước ta sản xuất thiếu gì. Rồi lại có bán đầy cửa hàng thôi.

Nhưng chẳng ai thèm nghe tôi cả. Người ta còn cho tôi là "ấm đầu" nữa cơ chứ. Cả ông hàng xóm của tôi cũng bảo rằng dưới cái mũ của tôi hình như lâu nay có gì lộn xộn thật.



( sưu tầm - Truyện hài hước Tiệp Khắc)
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Sat Jan 18, 2014 2:34 am    Tiêu đề: NHIỆM VỤ CỦA CON DÂU ... thời nay

NHIỆM VỤ CỦA CON DÂU ... thời nay


Bữa tối tại nhà của chú rể, mọi người đang nhiệt liệt đón tiếp nàng dâu mới về.

Cô dâu bắt đầu lên tiếng:

"Mến chào tất cả người nhà thân thương của con. Con rất cám ơn mọi người đã đón tiếp con vào gia đình mới một cách nồng nhiệt. Trước hết, con xin mọi người hãy an tâm là sự gia nhập của con quyết sẽ không làm thay đổi đời sống và những công việc bình thường hằng ngày của tất cả mọi người trong nhà."

Bố chồng hỏi:

"Ý của con là..?"

Con dâu trả lời:

"Ý con muốn nói là những người rửa chén nên tiếp tục rửa chén. Những người giặt áo quần cũng xin giữ yên như vậy. Ai phụ trách nấu cơm thì xin đừng vì sự có mặt của con mà ngưng nấu cơm. Còn ai lo chuyện quét dọn thì vẫn tiếp tục quét dọn."

Mẹ chồng hỏi:

"Thế thì cô đến đây để làm gì?"

Nàng đâu bình tĩnh trả lời:

"Dạ, con ấy à? Công việc của con là đến đây làm vui lòng con trai của mẹ, thế thôi !"



(sưu tầm)
Về Đầu Trang
Lan Mimosa



Ngày tham gia: 21 Feb 2010
Số bài: 685

Bài gửiGửi: Sun Jan 19, 2014 1:34 pm    Tiêu đề: Đi với ma mặc áo giấy

Người khách bước vào phòng giám đốc chào và nói rất tự nhiên:

- Xin chào Is-can-dơ Ma-gie-no-vich, thủ trưởng vẫn khoẻ chứ ạ? Vừa rồi em đã nộp đơn xin thủ trưởng nhận em vào cái chỗ ghế còn trống ấy, thủ trưởng xem thế nào?

- Có, tôi đã nhận được đơn - Ông giám đốc đáp - Nhưng có thể là cậu không hợp với chức vụ ấy.

- Như thế nghĩa là ông không nhận em vào chỗ ghế khuyết?

- Không.

- Như vậy là ông đã quyết định một cách đúng đắn đó - Người khách nói và bước đến bên bàn ngồi xuống chiếc ghế cạnh đấy - Bởi vì ai thu nạp một kẻ ranh ma như em đều có tội với Nhà nước. Nếu ông muốn biết tại sao, thì em xin thú thật rằng, cái tính em khó sống nổi một ngày nếu không đánh lừa ai, nếu không vơ vét bỏ túi một cái gì. Cái tác phong ấy như một chứng bệnh kinh niên ở em. Nhưng điều tai hại là cho tới nay chưa có đoàn kiểm tra nào phát hiện được những cái bị hụt do em cuỗm... Nhưng em tin rằng, ở cơ quan này, dưới tài lãnh đạo của thủ trưởng may ra em có thể sửa được. Đôi khi em có đấu tranh với bản thân, với sự cám dỗ, nhưng con sói dù có ra khỏi rừng thì lông nó vẫn xám, đánh chết cái nết không chừa... - Người khách dừng lại có vẻ xúc động, lấy tay châm chấm nước mắt - Lại còn cái tác phong nịnh bợ, đút lót cấp trên nữa chứ. Ví dụ, ở phòng thủ trưởng mới đây nhất, tháng nào em cũng "bỏ quên" trăm rưỡi rúp, khi thì trong ngăn kéo bàn, khi thì dưới tờ báo. Cứ thứ bảy em thường mang biếu thủ trưởng cũ của em khi thì chai rượu cô-nhắc, khi thì hộp bánh ga-tô, lúc thì hộp trứng cá đỏ... Người khách lại xúc động và im bặt.

Bỗng giám đốc hỏi một cách đột ngột:

- Chẳng lẽ chưa lần nào cậu bị người ta phát hiện ư?

- Không, chưa hề một lần nào cả, chỉ có thủ trưởng cũ của em biết.

- Thôi được, cậu cứ chuẩn bị hồ sơ lý lịch. Coi như tôi nhận cậu vào chức vụ đang trống. Thử xem tài nghệ cậu sẽ phát huy được như thế nào với tôi...
     


( sưu tầm -  Truyện hài hước Nga )
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Wed Jan 22, 2014 3:47 pm    Tiêu đề: Thiếu

Thiếu



Moritj Saphir (1795-1858) là nhà văn hài hước nổi tiếng người Đức . Có lần ông cãi nhau với một nhà thơ. Ông nhà thơ này vốn ghét nhà văn, đã châm biếm:

- Thưa ngài Saphir, ngài viết chỉ vì tiền. Còn tôi viết vì danh dự !

- Vâng . Mỗi chúng ta viết chính vì cái chúng ta thiếu ! Ông từ tốn đáp.


(sưu tầm)
Về Đầu Trang
Lan Mimosa



Ngày tham gia: 21 Feb 2010
Số bài: 685

Bài gửiGửi: Thu Jan 23, 2014 8:01 pm    Tiêu đề: Thư gởi ông Trời

Ngôi nhà - ngôi nhà duy nhất trong thung lũng - nằm tụt vào bên trong sườn đồi núi thoai thoải. Từ độ cao này, người ta có thể nhìn thấy dòng sông, cạnh đó là bãi san hô, và cánh đồng bắp chín được điểm tô bằng những chấm hoa đậu đỏ, những chấm hoa luôn báo hiệu một mùa gặt hái tốt lành.

Đất bây giờ cần một cơn mưa lớn, hay tệ lắm cũng phải là một cơn mưa rào. Suốt cả buổi sáng, Lencho - người nông dân dày kinh nghiệm với ruộng đất mùa màng hơn ai cả - không làm được một điều gì ngoài cái việc cứ đảo mắt nhìn lên bầu trời về phía đông bắc.

- Thế nào cũng phải mưa một chút, bà ơi.

Người đàn bà đang chuẩn bị để sửa soạn bữa ăn trưa, trả lời:

- Vâng, tôi cũng mong Ông Trời ban ơn.

Đứa con trai lớn tuổi nhất đang làm việc ngoài đồng, trong khi những đứa nhỏ thì chơi quanh quẩn trước hiên nhà, cho đến khi người đàn bà gọi to:

- Về ăn cơm...

Trong bữa ăn, giống như Lencho tiên đoán, những giọt nước mưa bắt đầu rơi xuống. Phía đông bắc từng cuộn mây khổng lồ đang dần dần kéo đến. Không khí thật trong lành và dễ chịu.

Gã bước ra ngoài, đi xuống bãi san hô với mục đích được đón nhận những giọt mưa rớt trên chính thân thể mình. Khi về lại nhà, gã reo lên:

- Thiệt không phải là trời mưa nước mà mưa tiền, những đồng tiền mới toanh! Mỗi hạt mưa to là đồng mười xu, hạt nhỏ là đồng năm xu..."

Lencho ngắm nhìn cánh đồng bắp cùng những chấm hoa đậu đỏ chìm đắm trong cơn mưa với vẻ hài lòng trên khuôn mặt. Bỗng dưng trời trở gió ầm ầm, những giọt mưa biến thành những cục nước đá rơi xuống lộp độp. Những cục nước đá to tròn này giống y hệt những đồng tiền bằng bạc rơi từ trời cao xuống đất. Mấy đứa con trai của gã chạy tuôn ra giữa cơn mưa, thi nhau nhặt nhạnh những hạt mưa đá như những hạt trân châu.

- Trời càng lúc càng xấu - gã than thở, rầu rĩ - Tôi hy vọng cơn mưa đá tạnh sớm.

Nhưng cơn mưa đá không tạnh sớm chút nào. Hơn một tiếng rưỡi đồng hồ mưa đá rơi lộp độp trên mái nhà, trên khu vườn, trên sườn đồi, trên cánh đồng bắp, trên khắp thung lũng. Mọi vật mọi thứ trở nên trắng xoá như có ai rắc muối lên khắp nơi. Bao nhiêu cây cối trong làng đều trơ trụi lá. Bao nhiêu cây bắp đầy trái và những hứa hẹn đều bị mưa đá phá hủy tan tành. Tất cả hoa đậu đỏ đều rụng rơi lả tả. Cõi lòng Lencho tan nát. Khi trời quang mây tạnh, gã đứng giữa cánh đồng và nói với những đứa con trai của mình:

- Giặc châu chấu còn không phá hại tệ đến mức này... Cơn mưa đá đã tàn phá tất cả rồi... Các con ơi: năm nay chúng ta sẽ không có lấy một hột bắp, một hột đậu mà ăn...

Tối hôm ấy thật là buồn thảm:

- Bao nhiêu công lao, giờ thì công dã tràng!

- Không ai có thể giúp chúng ta!

- Năm nay cả nhà sẽ đói mất thôi...

Nhưng trong trái tim của tất cả mọi người sống trong căn nhà bé nhỏ giữa thung lũng ấy còn một tia hy vọng: Ông Trời sẽ giúp.

- Đừng buồn rầu quá sức, dù chúng ta coi như là đã trắng tay. Hãy nhớ rằng không ai chết đói!

- Đúng rồi. Người ta hay nói: không ai chết đói...

Suốt đêm, Lencho chỉ nghĩ đến một niềm hy vọng: Trời giúp, và mắt Ông Trời, như gã vẫn được dạy bảo từ thưở nhỏ, thấy được mọi thứ, mọi điều trên thế gian này. Ông Trời còn nhìn thấy xuyên qua trái tim và lương tâm con người nữa kia mà.

Lencho là một gã quê mùa, hiền lành, chất phát như một con bò. Dù làm việc như trâu, nhưng gã vẫn biết đọc biết viết. Chiều ngày hôm sau, Chủ Nhật, sau một ngày làm việc quần quật, tin chắc rằng mình có Trời hộ mệnh, gã bắt đầu viết một lá thơ. Chính gã sẽ mang vào phố, tự tay mình gởi đi.

Một lá thơ gởi cho Ông Trời.

"Thưa Ông Trời", gã hí hoáy, "Nếu Ông Trời không giúp con, thì con và cả gia đình sẽ đói năm nay. Con cần một trăm đồng Peso để mua hạt giống gieo lại trên ruộng, và cũng đế nuôi sống cả nhà trong khi chờ bắp đến mùa, vì cơn mưa đá..."

Ngoài bì thơ gã để: "Gửi Ông Trời", gã nhét tờ thơ vào phong bì, và còn lo xa hơn, đi vô tận phố gởi. Đến bưu điện, gã mua một con tem, cẩn thận dán rồi bỏ lá thơ vào thùng.

Một nhân viên bưu điện, là người phát thơ và cũng là người phụ việc trong bưu điện, vừa cầm lá thư đến mang đến cho ông xếp của mình vừa cười ha hả. Lần đầu tiên trong cuộc đời làm nghề "bưu điện" bao năm của hắn, hắn được thấy một cái địa chỉ như thế này. Ông Xếp - một người đàn ông mập tròn và đôn hậu - nhìn phong thơ cũng lăn ra cười nghiêng ngửa. Nhưng liền lập tức ông trở nên nghiêm trang, tay gõ nhè nhẹ lên phong thư trên bàn, ông phán:

- Thật là một niềm tin đáng quý! Tôi ước gì tôi cũng có niềm tin vào Ông Trời như anh chàng viết lá thư này. Tin tưởng tuyệt đối vào Trời Đất như anh ta. Hy vọng và tin bằng một cách duy nhất mà anh biết: Liên lạc với Ông Trời!

Và, Ông Xếp không muốn niềm tin trong sáng vào Ông Trời bị sụp đổ tan tành, nếu lá thư không phát được. Ông nghĩ ra một sáng kiến: trả lời thư. Nhưng khi mở thư ra xem, ông thấy rằng chỉ trả lời suông bằng lòng nhân đạo, bằng giấy và mực thì không đủ. Nhất định không thay đổi ý kiến: Ông động viên tất cả mọi nhân viên trong bưu điện, mỗi người một ít, quyên góp tiền để giúp cho Lencho. Chính ông cũng bỏ ra một phần lương của mình, ông còn quyên góp vận động bạn bè "làm việc phước thiện".

Dù cố gắng hết sức mình, Ông Xếp vẫn không tài nào quyên góp đủ 100 đồng peso, ông đành gởi cho người nông dân toàn bộ số tiền quyên góp, được hơn năm mươi mấy đồng. Ông Xếp bỏ những tờ giấy bạc vào phong bì thơ, dán lại. Ngoài bì thơ ông ghi người nhận là Lencho với địa chỉ, còn nơi người gởi thì ông chỉ để một chữ duy nhất: ÔNG TRỜI.

Chủ nhật tuần sau, Lencho đến bưu điện sớm hơn thường lệ. Gã hỏi có thơ nào gởi cho gã hay không. Cũng vẫn người phát thơ ấy tận tay giao lá thơ cho hắn, trong khi ở bên trong, Ông Xếp vô cùng hài lòng. Cái hài lòng của một người tự nhận biết mình vừa ẩn danh làm một việc phước thiện cao cả. Ông nhìn ra cửa văn phòng mình.

Lencho không tỏ một chút ngạc nhiên nào khi gã mở phong bì thơ và nhìn thấy những tờ bạc gởi từ Ông Trời - như Ông Xếp tưởng. Gã giận dữ khi đếm tiền... Ông Trời không thể nào lầm lỗi kinh khiếp như thế này được, không thể nào Ông Trời lại bài bác yêu cầu của gã!!!

Liền lập tức, Lencho bước tới quày hàng, trước khuôn cửa sổ, gã xin giấy mực. Ngồi xuống ngay cái bàn công cộng đặt trong bưu điện, gã bắt đầu cắm cúi viết, cặp chân mày chau lại, run run vì sự cố gắng tối đa gã phải tập trung để diễn tả cho hết những suy nghĩ trong đầu mình. Khi viết xong, gã trở lại quày, và trước khung cửa sổ gã mua một con tem. Lè lưỡi liếm tem, đặt con tem ngay ngắn lên bì thơ, gã đưa nắm tay đấm cái "rầm" lên phong bì.

Khi lá thơ lọt vào thùng thì Ông Xếp lật đật chụp lấy, mở ra đọc. Thơ viết:

"Gởi Ông Trời:
Số tiền con xin Ông Trời, chỉ có bảy đồng Peso đến tay con mà thôi. Xin Ông Trời gởi cho con phần còn lại, vì con đang cần số tiền này lắm lắm. Nhưng Ông Trời đừng gởi qua đường bưu điện nữa, vì cái đám nhân viên bưu điện là một đám lưu manh !
Lencho."



( sưu tầm  -  chuyện hài nước Mễ Tây Cơ )
Về Đầu Trang
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Wed Jan 29, 2014 10:32 pm    Tiêu đề:

Những nụ cười dễ thương ...
Cám ơn Lan Mimosa


Tặng Lan Mimosa cành Đào đầu xuân
Về Đầu Trang
Lan Mimosa



Ngày tham gia: 21 Feb 2010
Số bài: 685

Bài gửiGửi: Thu Jan 30, 2014 2:56 pm    Tiêu đề:

Cám ơn Mây tím .
Gởi Mây tím nhánh Mai vàng để mừng Tết Giáp Ngọ .






Lan Mimosa
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Mon Feb 03, 2014 5:12 pm    Tiêu đề:

Một điều đơn giản

Trên chuyến tàu từ Châu Âu sang Mỹ, mọi người đều mệt mỏi vì bị sóng biển nhồi lắc. Riêng có một người gương mặt thật bình thản ngồi hút thuốc, nghe nhạc. Mọi người thêm thán phục khi biết được đó chính là Albert Einstein (1879 - 1955). Một người mạnh dạn hỏi:

- Thưa ngài, trong thuyết tương đối, nhiều và ít được hiểu như thế nào ạ?

- Ồ, có gì đâu. Đơn giản thế này nhé: mấy trăm cọng tóc trên đầu là ít. Nhưng trong một chén nước uống mà chỉ có vài ba cái tóc cũng là nhiều.



(sưu tầm)
Về Đầu Trang
Lan Mimosa



Ngày tham gia: 21 Feb 2010
Số bài: 685

Bài gửiGửi: Thu Feb 06, 2014 12:10 am    Tiêu đề: Xếp hàng - tác giả Aziz Nesin

Xếp hàng
Tác giả   Aziz Nesin là nhà văn chuyên viết chuyện hài của Thổ Nhĩ Kỳ



Tôi vòng từ cửa hiệu "Hàng nội hoá" ở phố Bacchêcana sang nhà Bưu điện mới và thấy một dòng người xếp hàng dài lũ lượt. Hàng người như một cái đuôi! Mà không phải chỉ là một cái đuôi thường, đây là một cái đuôi có xoắn có nút hẳn hoi, như là một cái đuôi ngựa thồ.

Ngã tư bị nghẽn tắc. Bọn tài xế thò tay ra cửa sổ, đập thình thình vào thành xe, càu nhàu:

- Đúng lúc này thì cấm còi! Các cậu cứ phóng qua cái đám này xem sao nào!

Còi nào cho lại được, có bắn cao xạ cũng chẳng ăn thua. Đoàn xe dùng chắn sốc gạt người để mở đường tiến lên với tốc độ mỗi mét 5 phút, có khi còn ít hơn.

- Chen đi đâu thế!

- Nhìn đằng trước kia!

- Nhìn đằng sau xem!

- Đứng vào hàng đi!

- Hàng nào?

- Hàng nào chẳng được, cần gì!

- Bạn ơi những người này không sao bảo cho biết phép văn minh được. Chúng ta đang ở thế kỷ 20. Mà thế nào là thế kỷ 20? Là văn minh. Thế nào là văn minh? Văn minh thứ nhất là bom nguyên tử, thứ hai là xếp hàng. Muốn sao thì sao bạn cũng phải nắm được hai thứ này. Cẩn thận! Khéo bước hụt đấy!

- Không, ông bạn ơi, chưa đủ đâu. Văn minh còn là cả ni lông, chất dẻo, kẹo cao su. Ngoài ra, xin báo cáo với ngài là cả quần áo tắm nữa... Cẩn thận, mù à? Dẫm ngay vào chỗ chân rộp của người ta!...

- Còn lưỡi dao cạo an toàn "Gilét" thì sao? Các ngài quên à? Đã nói đến văn minh là phải đến "Gilét".

- Thế còn "hu-la-húp?" Này, đừng có chen, đồ khỉ!

- Tôi biết rõ một điều: chừng nào chúng ta còn chưa biết cách xếp hàng thì còn chưa ra người gì cả. Ối! Lách đi đâu thế này?... - Đằng sau có người quát:

- Dẹp ra một tí! Bẩn đừng có trách!

Một người qua đường bảo bạn cùng đi:

- Đã có hàng thì phải xếp mới được.

Nghe lời khuyên thông tuệ đó, tôi cũng đứng vào. Thật ra là thế này: Chỉ cần anh dừng lại một cái là đằng sau có một hàng nối ngay lập tức.

- Lạy Trời phù hộ cho cái người nghĩ ra xếp hàng!

- Đừng quên tắc-xi đấy nhé! Xếp hàng là một, tắc-xi là hai.

Bà lão đứng trước tôi hỏi:

- Xếp hàng để mua gì thế này?

- Mua gì chẳng được? Đã có hàng thì cứ xếp.

- Chắc chắn người ta sẽ bán cho một thứ gì đấy.

Mấy phút sau chính cái người nói câu đó lại hỏi người bên cạnh:

- Cậu biết xếp hàng mua gì không?

Rồi anh ta lại phải trả lời đúng câu hỏi của một người khác:

- Mua gì chẳng được.

Một người nói:

- Không có hàng thì làm sao dẹp nạn đầu cơ.

Một người khác hùa theo:

- Cái bọn đầu cơ làm cho chúng ta khách kiệt! Ai nghĩ ra cái lối xếp hàng này hay thật...

Hai anh cảnh sát, một đứng cuối, một đứng đầu hàng luôn miệng hô:

- Đừng ồn!

- Đứng vào hàng!

- Dẹp ra vào xe đi!

Chúng tôi nối bước nhau tiến lên, đúng hơn là nối nhau từng tấc đất mà tiến. 9h sáng tôi có hẹn gặp một người. Bây giờ đã gần 9h.

- Này ông bạn, ông đến sau tôi. Đừng có làm trò cù lần như thế!

- Có nhà ông cù lần thì có, ông bạn chí tôn ạ. Tôi đứng đây từ bẩy giờ sáng.

Người này đến cũng chen lên trước, người kia đến cũng chen lên trước, tôi đã không thèm nói, nhưng xem ra không nói không được. Một người đứng trong hàng nói:

- Cuộc đời là thế, bạn ơi, không làm gì được đâu. Như tôi đây ăn lương nhà nước đã 22 năm. Những bọn nhãi ranh hôm qua, nay đã là trưởng phòng, giám đốc cả. Ai cũng thế, cứ đến là chen lên trước...

- Xin lỗi ông, sắp bán gì thế?

- Chà ! Chính tôi cũng chẳng biết nữa. Đứng hai tiếng rồi, người bảo bán lốp ô tô, người lại bảo bán dầu hoả.

- Tôi mua lốp làm gì?

- Cái nhà cô này, thế mà cũng đòi nói! Nếu thánh Ala đã cho ta lốp thì ắt mai đây sẽ cho ta cả chiếc ô tô.

- Liệu có bán cả 4 chiếc lốp một lúc không đấy?

- Cái đó thì không biết. Chưa ai ra khỏi hàng, có ai mà hỏi.

- Thế họ chuồn đi đằng nào cả?

- Người ta cho ra cửa sau để khỏi chen lấn.

Đến 10h30. Dòng người mỗi lúc một dài.

- Nếu bán lốp thì phải có giấy cơ đấy. Không giấy không bán cho đâu.

- Giấy nữa? Giấy của Đảng dân chủ à? Sáng danh Chúa chúng ta đều là người dân chủ cả đấy!

- Bán dầu thì thèm vào đứng.

- Bán gì chẳng được, miễn là có.

- Dầu đựng vào túi à? Ác thật, nhà có can mà không mang đi kia chứ.

- Lấy tích-kê đã, rồi chạy về lấy can vẫn kịp.

- Lại còn tích-kê nữa cơ à?

- Cậu ở đâu ra mà nghe thế? Chẳng nhẽ người ta biếu không cho cậu hẳn! Đừng có hòng!... Này, còn phải nói thế nào nữa, đừng xô anh em thế!...

- Xin lỗi anh, đằng sau họ đẩy đấy.

- Ông hiểu cho, tôi còn có việc cần...

- Việc cần!... Xem ông ấy kìa! Theo ông, những người khác đều ăn không ngồi rồi cả hay sao? Ai chả có việc. Ông cứ chờ đấy, chẳng sao cả đâu.

- Tôi xin hỏi, không biết đến trưa có mua được không nhỉ?

- Tôi nghĩ rằng... Chen đi đâu thế này? Anh muốn ngồi lên vai tôi à?

- Không kính lão tí nào. Giáo với chả dục!

- Hẳn là ông ngoài 40?

- Sao anh lại nghĩ thế?

- Bởi vì khi người ta ngoài 40 xuân, người ta thường cho rằng trên đời không còn ai lịch sự và tử tế cả...

- Ông có biết bán gì không?

- Insulin.

- Insulin ?  Nó là cái gì thế?

- Thuốc chữa bệnh tiểu đường.

- Vậy tôi dùng làm gì? Của nợ!

- Người anh em gàn quá đấy! Thế nào là của nợ? Cứ mua đi rồi sau bán lại. Ông Giunưu hàng xóm nhà tôi chỉ có thế mà giàu to đấy. Mua ở đây có 2 đồng rưỡi mà bán được những 25 đồng.

- Các ông biết không, thế hóa ra nước nhà có những lĩnh vực hoạt động mới.

- Thế ông nghĩ sao? Này, xếp hàng không phải là chuyện đùa đâu. Người ta đi xếp hàng mà xây được nhà đấy... Bỏ cái cùi tay ra khỏi đầu tôi đi!

- Tốt nhất là ông cất cái đầu ra khỏi cùi tay tôi thì có.

- Xin lỗi, ông làm ơn cho biết người ta bán gì vậy?

- Vải thô.

- Vải thô gì?

- Gì nữa? Mỹ chứ còn gì. Bây giờ cái gì cũng Mỹ cả.

- Không phải vải thô đâu. Không biết cũng đòi nói. Xi măng!

Bà già đứng trước tôi nổi giận:

- Không phải vải thô, không phải muối, cũng không phải dầu hỏa. Các người không nghe đài hả?

- Nghe chứ. Nhưng sao?

- Ngài thị trưởng cấm mọi thứ xếp hàng, trừ xếp hàng mua cà phê thì được. Bây giờ không còn xếp hàng gì khác ngoài cà phê nữa.

Cái tin cà phê truyền như điện trong đám xếp hàng.

- Cà phê à? Hay quá nhỉ!

- Cà phê thì tôi xếp hàng 2 ngày cũng được. Cứ phải là mua được rồi mới chịu đi.

- Lệnh thế này: chỉ được phép xếp hàng mua cà phê thôi. Xếp hàng mua cái khác là bị trừng phạt!

11h trưa... Chỉ còn độ mươi bước nữa là đến quầy hàng. Các rèm cửa sổ đều buông kín nên không biết bên trong làm gì.

- Người ta có bán nhiều không?

- Mỗi người 50g.

- Đừng hòng. Mỗi người 50g thì làm sao đủ cho mọi người được.

- Được có 50g thì riêng tôi, tôi chẳng thể đứng lâu như thế này được.

- Thì cốt sao được 50g đi. Rồi sau mình cho thêm 2 cân đậu vào, trộn đều lên, thế là có 2 cân rưỡi cà phê hảo hạng rồi.

Một người bảo bạn:

- Này, mình quên không mang tiền, cậu đưa mình 2 đồng rưỡi đi.

Người kia đáp:

- Được thôi, nhưng không phải cho vay: cậu đưa cho mình nửa suất cà phê của cậu.

Người la, người kêu cứu, người bị chen bẹp, người đánh rơi ví, người bị lạc bạn... Tóm lại, đủ mọi cách trên đời!... Người ta xô đẩy mọi phía, chèn ép mọi phía... Cuối cùng, tôi cúi đầu xuống chui vào dưới tấm rèm sắt hé mở.

Người bán hàng hỏi bà già trước tôi:

- Cụ mua số mấy?

- Lại còn số nữa?

- Không số sao được? Cụ ơi, mau lên, hết giờ rồi. Nói đi cụ!

- Đã xay rồi à? Cháu ơi, bảo họ xay cho già mịn vào nhé. Mịn nhất ấy...

- Mịn hay không thì cũng thế thôi, cụ ạ. Chỉ còn đằng có tuyết thôi.

- Cha mẹ ơi, già này sống đến bạc đầu mà chưa bao giờ thấy cà phê có tuyết cả.

- Cà phê gì nữa? Cháu hỏi cụ mang số mấy cơ mà?

- Số 35. Cho già loại có nơ ấy...

- Cụ lại nói chuyện gì vậy?

- Thế không phải cháu hỏi số giày à?

- Cháu bán mũ, cụ ơi, mũ ấy mà...

Người bán hàng lấy mũ trong hộp ra.

- Cha mẹ ơi, già mua mũ làm gì? - bà già nói - mà lại là mũ đàn ông nữa chứ... à, mà thôi, đã xếp hàng chắc là rẻ hơn. Thôi, cứ cho già một chiếc, già mua cho thằng con trai. Bao nhiêu ấy nhỉ?

- 68 đồng 7 hào 3.

Bà cụ trả tiền và lấy một cái mũ màu cà phê.

Bây giờ đến lượt tôi. Người bán hàng nói:

- Mũ của Ý đấy thưa ông, ngày mai ông không mua nổi nữa đâu. Bây giờ mua cái gì cũng thế, không phải là dễ. Ông chọn mau lên...

Đông cũng như hè, có bao giờ tôi đội mũ đâu. Nhưng, nghĩ một tí, tôi quyết định rằng nếu đã xếp hàng thế này hẳn là phải rẻ, tôi liền mua một cái.

Người đứng sau tôi kêu ầm lên vẻ nóng ruột, tựa hồ người ta sắp bán hết mất mũ, không còn đến lượt anh ta nữa:

- Cho tôi 4 chiếc đấy nhé. Một chiếc số 56 và ba chiếc số 57. Màu nâu hoặc màu be.

Tôi trả 68 đồng 7 hào 3 xu và lấy một cái. Lối ra đầu kia. Phải trèo lên một cái cầu thang rồi đi cửa sang phố khác. Lúc ấy là 12h kém 15. Mua được cái mũ rẻ tôi mừng quá quên cả mệt.
Tôi ôm hộp mũ đi cho đến chiều tối. Lúc 5h chiều, tôi ra bến ca nô về nhà. Đến quầy vé tôi nghe thấy có người gọi tôi:

- Giepđét!

Tôi quay lại thì ra anh Buckhan - gương lé, bạn học cũ với tôi. Anh ta bị đuổi khỏi trường Lixe vì hạnh kiểm xấu.

Tôi sẽ kể chuyện của anh ta cho các bạn nghe.
Dưới chân bàn anh ta đặt một cái gương con để ngắm đùi các cô giáo. Một bữa anh ta bị phát hiện và bị đuổi học. Từ đấy anh ta mang cái biệt hiệu "gương lé". Lâu lắm rồi tôi không gặp anh ấy.

- A, Buckhan, xin chào! Thế nào, khoẻ chứ?

- Cám ơn, cũng khá.

- Bây giờ cậu làm gì?

- Phò phạch.

- Phò phạch gì?

- Có gì làm nấy. Mình phò bọn con buôn đi bán hàng ế. Chẳng hạn, hôm nay mình giúp một thằng Do Thái bán chạy 970 cái mũ.

Nghe đến chữ "mũ" tôi đã giật mình, bèn hỏi:

- Cậu bán thế nào?

- Dễ thôi. Hàng của người ta 3 năm xếp xó. Trong làng buôn ai cũng biết mình cả. Hắn ta đến chỗ mình. Đôi bên thoả thuận 25% lãi suất. Đến 3h chiều mình bán hết trơn. Cầu trời phù hộ cho hắn, hắn phải trả mình 850 đồng. Đáng lẽ mình được 900 đồng, nhưng cửa kính quầy hắn bị vỡ, thiệt hại chia đôi.

- Nhưng cậu làm sao bán được đống hàng ấy?

- Chỉ cần vài ba đồng là mình thuê được chừng 15 thằng ma cà bông. Trong nửa giờ bọn ấy tổ chức được một dây xếp hàng trước cửa hiệu. Cũng chả đến nửa giờ đâu. Ai đi qua thấy xếp hàng cũng đứng lại. Cậu biết không, ở nước ta bây giờ người ta đâm mê xếp hàng. Mà khi đã xếp hàng rồi thì đuổi họ cũng không được... Sau đó thì cậu biết đấy... Như chiều nay chẳng hạn: chúng nó bán được hết mũ và đóng gọn cửa hàng. Dân chúng mua như cướp ấy. Vất vả lắm mới kìm được. Bọn ngốc nhiều lắm, bạn ạ.

- Đúng đấy - tôi liền đồng tình.

- Cậu không thể hình dung có bao nhiêu thằng ngốc trên đời.

- Hình dung được chứ. Lại còn những thằng ngu đến mức...

- Thật là vô khối giống lừa.

- Nhiều thật, nhiều thật, bạn ạ.

- Giá cậu được nhìn mặt những thằng ngốc ấy...

- Nhìn làm quái gì? Mình biết thừa rồi. Nhưng loại mũ ấy có rẻ được chút nào không?

- Rẻ gì, thứ ấy cửa hàng nào chả có.

- Mình cũng muốn xem... Không, không phải phải xem lũ ngốc đâu, mình muốn xem mũ ấy...

- Còn 15 phút nữa ca nô mới đến. Đi với mình, mình sẽ chỉ cho cậu xem mũ ấy trong các cửa hàng.

Tôi nhìn những ô kính tủ hàng mà không dám tin mắt mình nữa: ở đâu cũng toàn thứ mũ tôi vừa mua sáng nay. Giá đồng loạt: 68 đồng 7 hào 3 xu.

- Như thế nghĩa là đáng lẽ được mua thoải mái trong bất cứ cửa hàng nào thì bọn ngốc kia nhất thiết phải chen lấn nhau xếp hàng, huých đạp lẫn nhau, xé quần xé áo của nhau rồi mới mua được vẫn thứ hàng đó với giá cả đó - tôi hỏi, giả bộ như không có chuyện gì xảy ra cả. Trên đời này nhiều thằng ngốc thật đấy.

- Ngốc khổ ngốc sở ấy chứ! Ngày mai mình sẽ đi bán điếu cho cửa hàng Grant. Lão còn ế đến hàng ngàn chiếc chứ không ít.

- Điếu cũng mua à?

- Bọn ngốc ấy cái gì chẳng mua. Bát điếu cũng mua mà thậm chí đến xe điếu cũng mua hết, miễn là xếp hàng. Mình chỉ sợ độc có một điều.

- Điều gì?

- Sợ không đủ hàng bán. Đám người ấy phá nhà chứ chẳng chơi.

Tôi với Buckhan - gương lé trở về chỗ ca nô. Đến nơi anh ta hỏi:

- Cậu cầm cái gì thế?

Tôi dấu hộp ra sau lưng để anh ta khỏi nhìn thấy cái nhãn.

- Mua một đôi dép về đi ấy mà - tôi trả lời qua quít.

Về nhà tôi để mũ lên bàn. Lúc làm việc thỉnh thoảng tôi ngẩng đầu lên nhìn. Một mặt nó gợi nhớ cái xuẩn ngốc của tôi, mặt khác, nó cũng là một nguồn an ủi thật hú vía? Suýt nữa ngày mai tôi đi mua một cây xe điếu thì sao? Biết dùng nó làm gì cho được?



(SƯU TẦM)
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Wed Apr 16, 2014 2:11 pm    Tiêu đề: Câu chuyện có nhiều thành ngữ, tục ngữ ...

Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, đứng núi này  trông núi nọ, già kén kẹn hom, ghét  của nào trời trao của ấy. Chị nọ  phận hẩm duyên ôi, kết tóc xe tơ với một anh chàng mặt nạc đóm dày, xấu ma chê quỷ hờn lại đần độn, ngốc nghếch, vô tâm vô tính, ruột để ngoài da, thiên lôi chỉ đâu đánh đấy, mười tám cũng ừ mười tư cũng gật, học chẳng hay, cày chẳng biết, lúng túng như thợ vụng mất kim, chỉ được cái sáng tai họ điếc tay cày là giỏi!

Trăm dâu đổ đầu tằm, giỗ tết cúng bái trong nhà, công to việc lớn ngoài xóm, hai sương một nắng, tất bật quanh năm, một tay chị lo toan định liệu. Anh chồng thì như gà què ăn quẩn  cối xay, lừ đừ như ông từ vào đền, như cỗ máy không giật không động. Giàu vì bạn, sang vì vợ, hàng xóm láng giềng kháo nhau: ”chàng ngốc thật tốt số, mả táng hàm rồng, như mèo mù vớ được cá rán”.

Chị vợ mỏng mày hay hạt, tháo vát đảm  đang, hay lam hay làm, vớ phải chàng ngốc đành nước mắt ngắn nước mắt  dài, đèo sầu nuốt tủi, ngậm bồ hòn làm ngọt cho qua ngày đoạn tháng. Nhiều lúc tức bầm gan tím ruột, cực chẳng đã, chị định một liều ba bảy cũng liều, lành làm gáo vỡ làm muôi, rồi anh đi đường anh, tôi đi đường tôi cho thoát nợ. Nhưng gái có chồng như gông đeo cổ, chim vào lồng biết thuở nào ra, nên đành ngậm đắng nuốt cay, một điều nhịn chín điều lành, tốt đẹp phô ra xấu xa đe lại, vợ chồng đóng cửa bảo nhau cho êm cửa êm nhà, sao nỡ vạch áo cho người xem lưng, xấu chàng hổ ai?

Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ  thứ ba tu chùa. Biết chồng tại gia không trót, liền trổ tài điều binh  khiển tướng dạy chồng một phen, những mong mở mày mở mặt với bàn dân  thiên hạ, không thua anh kém chị  trong họ ngoài làng.
Một hôm ngày lành tháng tốt, trời quang mây tạnh, giữa thanh thiên bạch  nhật, chị vợ dỗ ngon dỗ ngọt bảo chồng đi chợ mua bò, không quên dặn đi dặn lại: đến chợ phải tuỳ cơ ứng biến, xem mặt đặt tên, liệu cơm gắp mắm, tiền trao cháo múc, đồng tiền phải liền khúc ruột kẻo lại mất cả chì lẫn chài.

Được lời như cởi tấm lòng, ngốc ta mở cờ trong bụng, gật đầu như búa máy, vội khăn gói quả mướp lên đường quyết phen này lập công chuộc tội. Bụng bảo dạ, phải đi đến nơi về đến chốn, một sự bất tín vạn sự bất tin, ngốc quàng chân lên cổ đi như chạy đến chợ. Chợ giữa phiên, người đông như kiến, áo quần như nêm, biết bao của ngon vật lạ, thèm rỏ dãi mà đành nhắm mắt bước qua. Hai tay giữ bọc tiền khư khư như từ giữ oản, ngốc nuốt nước bọt bước đến bãi bán bò.

Sau một hồi bới lông tìm vết, cò kè bớt một thêm hai, nài lên ép xuống,  cuối cùng ngốc cũng mua được 6 con bò. Thấy mình cũng được việc, không  đến nỗi ăn không ngồi rồi báo vợ hại con, ngốc mừng như được của. Hai năm rõ mười, ai dám bảo anh ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như  mèo mửa. Nghĩ vậy, ngốc ung dung leo lên lưng con bò đi đầu, mồm hô miệng hét diễu võ dương oai, lùa đàn bò ra về mà lòng vui như hội.

Giữa đường sực nhớ lời vợ dặn, suy đi  tính lại, cẩn tắc vô áy náy, ngốc  quyết định đếm lại đàn bò cho chắc ăn. Ngoảnh trước ngó sau, đếm đi đếm  lại, đếm tái đếm hồi chỉ thấy có 5 con, còn một con không cánh mà bay đi mất. Toát mồ hôi, dựng tóc gáy, mặt cắt không còn giọt máu, ngốc vò đầu gãi tai, sợ về nhà vợ mắng cho mất mặn mất nhạt rồi lại bù lu bù loa kêu làng kêu nước mà than thân trách phận, ngốc về nhà với bộ mặt buồn thiu như đưa đám.

Thấy chồng về, chị vợ tươi như hoa ra đón, nhưng ngốc vẫn ngồi như bụt mọc trên lưng con bò đi đầu, chắp tay lạy vợ như tế sao:
- Mình ơi, tôi đánh mất bò, xin mình tha tội cho tôi…
Nhìn chồng mặt như chàm đổ mình dường giẽ run, chị vợ không khỏi lo vốn liếng đi đời nhà ma, liền rít lên như xé lụa:
- Đồ ăn hại. Đàn ông con trai mà trói gà không chặt. Làm sao lại để bò sổng?
Sợ thót tim, nhưng ngốc vẫn lấy hết sức bình tĩnh để phân trần:
- Tôi mua tất cả 6 con, họ giao đủ 6, bây giờ đếm mãi vẫn chỉ 5 con.Nhìn ngốc ta vẫn ngồi như đóng đinh trên lưng bò, chị vợ hiểu rõ đầu đuôi cơ sự, dở khóc dở cười bảo chồng:
- Thôi xuống đi! Thiếu đâu mà thiếu, có mà thừa một con thì có!


(sưu tầm)
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Thu Apr 24, 2014 2:41 pm    Tiêu đề: Hình ... "VUI"

Bác sĩ trong hình dưới đây có tài "THIÊN NHĨ THÔNG", do đó chỉ cần đặt ống nghe lên người bệnh nhân chứ không cần để vào tai thì cũng biết bệnh nhân thở như thế nào.
Cô Y tá đứng bên cạnh cũng khá thâm hậu. Bình thường người ta bắt mạch để đếm nhịp mạch thì phải dùng 2 ngón tay trỏ và giữa, đặt ngay bên dưới bàn tay phía dưới ngón tay trỏ của bệnh nhân với tư thế nhẹ nhàng chứ không được nhấn mạnh, thế nhưng cô dùng hết 4 ngón tay và đặt ngay chính giữa cổ tay của bệnh nhân và đè thật mạnh...







(sưu tầm)
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Sun Apr 27, 2014 1:27 pm    Tiêu đề: Mark Twain sang Pháp

Mark Twain sang Pháp



Trong chuyến đi Pháp, Mark Twain lên tàu hỏa đến Dijon. Vì mệt và buồn ngủ, ông đề nghị người soát vé đánh thức ông dậy khi tới Dijon. Biết là mình sẽ ngủ rất say, Mark Twain dặn kỹ:

- Có thể tôi sẽ phản đối to tiếng khi ông cố đánh thức tôi dậy đấy! Nhưng đừng bận tâm, dù thế nào cũng cứ cho tôi xuống tàu nhé!

Khi Mark Twain thức dậy thì tầu đã chạy qua Dijon và đang vào ga Paris. Ông rất bực, chạy đến chỗ người soát vé mắng gay gắt:

- Suốt đời tôi chưa bao giờ cáu giận như thế này.

Người soát vé dửng dưng nhìn Mark Twain và nói:

- Lão người Mỹ mà tôi cho xuống ở ga Dijon ấy, còn cáu gấp đôi ông ấy chứ.



(sưu tầm)
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Wed May 07, 2014 11:27 am    Tiêu đề: Những kẻ buôn thuốc phiện ngốc nghếch

Trong bất cứ thời đại nào, phạm tội và tội phạm bao giờ cũng là hành vi và loại người bị người ta lên án và khinh rẻ. Thế nhưng, cũng có không ít những trường hợp các vụ phạm tội lại khiến cho những người chứng kiến được phen cười ra nước mắt ...


Những kẻ buôn thuốc phiện ngốc nghếch


Một ngày, cảnh sát của thành phố Wichita thuộc bang Kansas của Mỹ nhận được một cú điện thoại lạ. Người đàn ông trong điện thoại bằng một giọng tỉnh khô khai báo với cảnh sát rằng, một bọn cướp gồm 5 tên có vũ trang đã đe dọa và cướp đi số thuốc phiện trong nhà của chúng. Ban đầu, cảnh sát còn cho rằng, đó là một cú điện thoại trêu đùa của một tên rỗi việc, tuy nhiên, cùng với một người phụ nữ, người đàn ông trong điện thoại cố gắng để thuyết phục cảnh sát tin rằng mình đang nói thật.

Theo những gì hắn kể thì 5 tên cướp có súng và bịt mặt đã đột ngột ập vào căn hộ của bọn chúng và cướp toàn bộ số thuốc phiện trữ trong nhà. Người phụ nữ này còn miêu tả một cách chi tiết rằng, bọn cướp đã bỏ chạy khỏi căn hộ trên một chiếc Cadillac tồi tàn màu trắng và đánh rơi không ít thuốc phiện ở dọc đường sau khi một tên trong số chúng bị cướp cò làm cho những người khác sợ chết khiếp.

Có lẽ, vì quá tức giận vì bị cướp giữa ban ngày, cũng có thể vì quá tiếc số thuốc phiện bị cướp và cũng có thể vì viên đạn cướp cò bay ra khỏi nòng súng khiến hai người này hồn siêu phách lạc mà quên đi rằng, việc tàng trữ thuốc phiện trong nhà là điều phạm pháp. Và ngay lập tức, hai tên buôn thuốc phiện ngốc nghếch này đã phải lãnh đủ hậu quả cho cú gọi điện dại dột của mình.

Lần theo địa chỉ của cú điện thoại được gọi đến, cảnh sát Wichita đã tìm ra và tóm gọn cặp đôi buôn thuốc phiện ngốc nghếch. Người đàn ông tên John, 32 tuổi, sống cùng vợ y, Janet 29 tuổi trong một căn hộ tồi tàn ở ngoại ô Wichita.

Khám xét căn hộ, nơi đã diễn ra vụ cướp thuốc phiện được khai báo, cảnh sát vẫn tìm được rất nhiều chất gây nghiện khác được cất giữ rất kín đáo. Kết quả cuối cùng, ngoài việc tàng trữ các chất gây nghiện trái phép, cặp đôi này còn bị cáo buộc dính líu đến hàng loạt tội danh về buôn bán thuốc phiện gồm cả việc bán chất gây nghiện gần trường học. Với những tội danh này, cái giá phải trả cho cú điện thoại xốc nổi của cặp đôi này có thể sẽ lên tới 10-12 năm tù giam.



(sưu tầm)
Về Đầu Trang
Lan Mimosa



Ngày tham gia: 21 Feb 2010
Số bài: 685

Bài gửiGửi: Thu May 08, 2014 8:02 pm    Tiêu đề:

Đầu bếp có bằng cấp


Tấn Xuyên

Dạo bước trên phố, tự nhiên cảm thấy bụng đói thì vừa lúc tôi bước gần đến một nhà hàng đặc sản. Một năm trước, tôi đã có dịp thưởng thức tại đây món gà tần hạt sen thơm tho béo ngậy, cho đến nay vẫn không thể nào quên.

Trong nhà hàng vắng lặng, cô bán vé mặt lạnh như tiền ngồi trong quầy ngáp vặt. Mua vé xong, tôi ngồi đợi nửa giờ, rồi nửa giờ nữa, đến nửa giờ thứ ba thì được bưng ra món gà tần hạt sen mà tôi mong đợi. Bụng đói cồn cào, tôi hăng hái cầm đũa, định bụng ăn một bữa ra trò, nào ngờ vừa gắp miếng thịt gà đầu tiên vào miệng đã muốn nhè ra vì có mùi hắc khó nuốt. Vận dụng đức tính kiên trì, tôi cố nghiến răng nhai đúng ba phút mà không tài nào nghiền đứt miếng thịt.

Tôi bê nguyên cả bát gà tần tức giận đi xuống nhà bếp thì thấy một chàng trai mặc áo choàng trắng đang ngồi chăm chú đọc tiểu thuyết. Tôi đặt bát gà tần trước mặt cậu ta, hỏi:

- Đầu bếp đâu?

Cậu ta ngước mắt trả lời lạnh lùng:

- Tôi đây.

- Món gà này không thể ăn được. Cậu thử nếm xem, nước thì nhạt, thịt thì dai không tài nào nhai được.

Cậu ta ngạc nhiên nói:

- Quái lạ nhỉ, tôi theo đúng lý luận pha chế trong sách dạy, này nhé: 3 lạng thịt gà, nửa lạng hạt sen, 5 gam muối bọt, 2 muỗng cà phê nước tương, ngoài ra còn thêm gia vị như ớt bột, mì chính, rượu Thiệu Hưng, đường, hạt tiêu....

Tôi cắt lời:

- Mặc kệ cậu, dù sao thì thịt gà vẫn chưa nhừ.

- Không thể thế được, dù sao tôi cũng đã tốt nghiệp đại học ăn uống, có bằng cấp hẳn hoi.

Tôi chỉ còn biết thở dài, nhưng cố gặng hỏi:

- Những đầu bếp khác đâu?

- Đều đi đốt lò, rửa bát cả rồi. Giờ đây là thời đại khoa học kỹ thuật, không có bằng cấp thì không thể làm đầu bếp. Khi bình xét chức danh, Công ty ăn uống chúng tôi có 126 đầu bếp không có bằng cấp, đều cho nghỉ việc hết.

Bụng đói cồn cào, tôi bước nhanh ra khỏi nhà hàng, vừa đi vừa lo cậu đầu bếp trẻ có bằng cấp nhận ra tôi vì người khách đang khiển trách cậu chính là ông Phó chủ tịch Hội đồng xác định chức danh!



Tấn Xuyên
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Sun May 18, 2014 3:42 pm    Tiêu đề: Quà tặng

Quà tặng
Chàng trai Scotlan nói với người yêu:

- Anh mong rằng món quà mà anh sắp tặng em sẽ làm cho ngón tay em thêm xinh đẹp.

- Cám ơn anh, nhưng đừng mua thứ đắt tiền quá!

- Không đâu! Em có trông thấy một cái giũa móng tay đắt tiền bao giờ chưa...!?



(sưu tầm)
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Mon May 19, 2014 12:34 pm    Tiêu đề: Mua sách

Mua sách



- Bà chủ ơi, cho hỏi cuốn "Gia đình hạnh phúc" nằm ở dãy nào ?
- À, cuốn đó thuộc thể loại khoa học giả tưởng, dãy số 1
- Thế cuốn "Đạo vợ chồng" thì sao ?
- Dãy số 2 loại võ thuật đấm đá cạnh ngăn nhu đạo + hiệp khí đạo .
- Còn cuốn "Cách tiết kiệm để mua nhà " ?
- Loại tổng hợp chứng vọng tưởng, trong thể loại sách tâm thần, dãy số 8
- Thế còn cuốn " Làm thế nào để thăng quan tiến chức " ?
- Đó là loại sách tội phạm nằm ở dãy thứ 3
- Cuốn "Người vợ đảm đang " ?
- Dãy số 5, truyện thần thoại
- Vậy cuốn sách nổi tiếng "Đàn ông là trụ cột gia đình" ?
- Xin lỗi ông, ở đây chúng tôi không bán truyện cổ tích !



(sưu tầm)
Về Đầu Trang
Lan Mimosa



Ngày tham gia: 21 Feb 2010
Số bài: 685

Bài gửiGửi: Tue May 20, 2014 11:48 pm    Tiêu đề: Biết ơn vạn bội

Biết ơn vạn bội


Aziz Nesin


- Bạn thân mến. Tôi mới quen một thiếu phụ. Duyên may thật sự!

- Nàng đẹp lắm hả?

- Còn phải hỏi. Anh xem, ảnh của nàng đây.

- Đẹp thật đấy!... Cố gắng, đừng bỏ lỡ đấy.

- Hẳn đi chứ!... Anh có biết tôi say đắm đến thế nào không.

- Nhưng nàng có chú ý đến anh không?

- Hẳn là có...

- Thế thì phải chinh phục ngay trái tim nàng.



o O o



- Tình hình thế nào, có gì hay không đấy?

- Tuyệt lắm. Hôm nọ tôi đã kể anh nghe rằng tôi có một nàng...

- A, thế nào rồi?

- Tôi yêu, yêu đến mất trí.

- Nhưng nàng có yêu anh không?

- Chưa biết.

- Phải làm sao cho nàng yêu anh!

- Làm thế nào?

- Điều ấy thì tôi có thể bàn với anh được. Thứ nhất là quà tặng. Phụ nữ bao giờ cũng thích được quà. Đầu tiên có thể là hoa, đặc biệt là tử đinh hương... Sau đó đến một thứ quí hơn... Và nhớ thường xuyên nói với nàng rằng nàng rất thông minh.

- Hay đấy, tôi sẽ cố theo lời anh nói.



o O o



- Trời ơi, tôi không biết nói sao để cám ơn anh cho hết!

- Mọi việc tốt đấy chứ?

- Bạn thân mến, anh thật hiểu lòng dạ đàn bà. Tôi đã làm theo đúng ý anh. Nàng đối với tôi hoàn toàn có thiện cảm rồi. Anh bảo tôi làm gì bây giờ?

- Anh phải mời nàng xem phim. Nhưng phải chọn phim đừng nghiêm túc quá, có thể là một chuyện gì bi thảm, một hài kịch nhẹ nhàng, hoặc một màn vũ nhạc gì đó. Xem xong nhất thiết phải đi ăn kem va-ni. Nhớ rằng trong túi anh luôn luôn phải có sô-cô-la và phải mời nàng ăn luôn.

- Thế nào tôi cũng làm đúng lời anh dặn. Tôi yêu đến hoá điên rồ.



o O o



- Hôm qua bọn tôi xem phim. Vào rạp tôi mời kẹo sô-cô-la. Nàng bằng lòng lắm. Xem xong vào hàng bánh kẹo ăn kem va-ni. Nàng bảo tôi là hạng đàn ông có thẩm mỹ tinh tế. Tuần này bọn tôi định đi chơi xa. Anh khuyên tôi đi hướng nào nhỉ?

- Theo tôi, các bạn nên ra đảo Hoa cương. Nên thuê hai con la mà cưỡi. Sau đó ra bãi tắm. Rồi đi khiêu vũ. Nhưng nhớ chỉ mời nàng nhảy valse thôi đấy.

- Lạy Chúa!... Làm sao tôi chinh phục được người đàn bà ấy nhỉ!

- Anh cứ theo đúng lời tôi, mọi việc đâu sẽ vào đấy!

- Tôi thật không biết cám ơn anh thế nào cho hết.

- Không cần... Tôi chỉ muốn truyền kinh nghiệm cho anh thế thôi.



o O o



- Thế nào, các bạn có đi chơi không đấy?

- Đi chứ!... Tuyệt vời lắm! Nhưng tôi không gặp may...

- Sao vậy?

- Hóa ra nàng có chồng rồi. Chúng tôi chỉ dạo chơi thôi, chẳng có gì hơn nữa.

- Thế nàng có yêu chồng không?

- Không đâu, nàng bảo chồng thô lỗ, ngu độn như lừa, chẳng hiểu gì hết, đối với anh ta, tâm hồn phụ nữ là một buồng tối.

- Một thiếu phụ đáng thương! Vì sao nàng không ly dị đi?

- Nàng bảo nếu tôi đáng tin thì ngay hôm nay nàng sẽ nộp đơn ly dị! Tôi không biết mình phải làm gì...

- Chớ để mất nàng!



o O o



- Công việc của anh thế nào?

- Anh đừng có hỏi. Bọn tôi chưa một lần nào hôn nhau. Nàng nhút nhát quá. Nhưng tôi cảm thấy nàng yêu tôi.

- Tiếp tục tặng quà đi. Mua nước hoa đắt tiền vào, chẳng hạn nước hoa "Xan đan" ấy. Sau đó... tôi cũng không biết... mua một loại vải đẹp đi... Hầu hết phụ nữ thích màu xanh lơ hoặc là xanh nhạt.

- Ngộ chồng nàng biết thì sao?

- Làm gì mà đoán ra được? Chính nàng nói hớ ra rằng hắn ta là một gã khờ kia mà. Nếu anh muốn tôi sẽ đi chọn vải giúp anh...

- Hay quá... Ta đi luôn nhé!



o O o



- Tình hình thế nào rồi?

- Tốt quá anh ạ! Tôi đưa nước hoa, nàng bảo đúng là thứ nàng thích nhất. Tôi tặng vải, nàng sướng rơn lên. Bạn ơi, tôi đang hớn hở như một cậu học trò. Anh bảo tôi phải làm gì để có nàng trọn vẹn?

- Anh hãy đọc cho nàng nghe những vần thơ của Iakhi Kêman. Phải thề thốt sẽ lấy nàng làm vợ. Phải hối thúc nàng mau mau ly dị gã khờ kia.



o O o



- Lâu nay anh trốn biệt đi đâu thế?

- Bận quá, không gặp anh được. Nàng ly dị rồi đấy!

- Thế anh vẫn quyết lấy nàng đấy chứ?

- Tất nhiên.

- Vậy thì phải nhanh nhanh lên, kẻo...



o O o



- Tôi không biết lấy gì đền đáp ơn anh. Hôm qua chúng tôi làm lễ thành hôn rồi. Anh đã cho tôi một hạnh phúc lớn quá. Tôi đã có được gia đình, có vợ, có người yêu thương...

- Người anh em của tôi ơi. Tôi phải cám ơn anh mới đúng, chính anh đã cho tôi hạnh phúc lớn lao. Chính anh đã giúp tôi thoát được khỏi cái con vợ yêu quái của tôi đấy!



Aziz Nesin
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Thu May 22, 2014 1:56 pm    Tiêu đề: Dòng sông không sâu

Dòng sông không sâu



-Một lữ khách đi ngựa đến một dòng sông xa lạ. Ông ta hỏi một thiếu niên xem dòng sông ấy có sâu không.
- Không đâu .  Chú bé đáp, và người kỵ mã bắt đầu vượt sông.
Nhưng ngay sau đó ông nhận ra cả người lẫn ngựa đều phải bơi trối chết.
Khi người lữ khách đã tới bờ bên kia, ông quay lại hét lên :
- Tao cứ tưởng mày nói là sông không sâu.
- Ðúng thế mà .  Chú bé đáp, - nước sông này chỉ ngập ngang bụng lũ vịt của ông cháu thôi.



(sưu tầm)
Về Đầu Trang
Lan Mimosa



Ngày tham gia: 21 Feb 2010
Số bài: 685

Bài gửiGửi: Sat May 24, 2014 11:37 pm    Tiêu đề:

Cái kính


Aziz Nesin


Một hôm, cách đây chừng bảy tám tháng, có người bạn hỏi tôi:

- Tại sao anh không đeo kính?

- Tại sao tôi phải đeo?

- Tuổi anh bây giờ là phải đeo rồi chứ còn sao nữa. Không đeo, đến lúc mắt hỏng nặng, không nhìn thấy gì đâu!

Từ lúc người bạn đó ra về, mắt tôi tự dưng mờ hẳn. Nhìn gần nhìn xa đều không rõ nữa.

Lâu nay tôi vẫn thầm mong cho tóc chóng rụng, cho trán hói đi. Rồi đeo thêm chiếc kính vào cho ra dáng trí thức. Vì tôi cho như thế là dấu hiệu của một anh trí thức. Ngay như anh bán thịt bây giờ mà để trán hói và mang kính vào, tôi cho trông cũng không khác gì giáo sư đại học! Nhưng cái mơ ước ấy của tôi không thực hiện được, vì tóc tôi mỗi ngày một dày thêm. Thế thì ít ra tôi cũng nên sắm cái kính mà đeo vậy. Ai nhìn thấy tôi, người ta phải bảo: bác học đấy!

Vậy là tôi đi khám đốc-tờ. Khám xong, ông này bảo tôi:

- Anh bị cận thị! 1,75 đi-ốp!

Theo đơn ông ta dặn, tôi sắm một cái kính. Nhưng cứ động đeo vào là tôi thấy mặt mày sa sầm, buồn nôn không chịu được. Thậm chí có lần, nói vô phép các bạn, tôi nôn thật! Nôn thốc nôn tháo, nôn ra cả mật xanh mật vàng. Không đeo thì không nhìn thấy gì, mà đeo thì tuy nhìn thấy được, nhưng lại bị cảm giác buồn nôn. Thật đúng là khổ!

Một ông bạn khác thương hại bảo tôi:

- Tôi có thể giới thiệu với anh một ông bác sĩ giỏi. Anh hãy đến ông ta khám xem!

Ông bác sĩ này xem mắt tôi, rồi xem chiếc kính.

- Thằng cha lang băm nào cho anh đơn mua cái kính này thế? Có phải anh bị cận thị đâu!

- Thế tôi bị làm sao ạ?

- Viễn thị! 2 đi-ốp!

Tôi lại mua kính mới. Ðeo chiếc kính này tôi không còn thấy chóng mặt buồn nôn nữa, nhưng lúc nào cũng bị chảy nước mắt. Ðâm ra mắt tôi lúc nào cũng đỏ hoe; như khóc ai vậy. Tôi bị cái cảm giác thương xót rất lạ. Cặp kính này chỉ có đeo để đi đưa đám là hợp.

Một ông bạn thân tỏ vẻ ái ngại cho tôi:

- Thế này thì cậu đến mù mất! Cậu phải đi khám bệnh viện nhà nước xem sao! Ở đấy họ khám cẩn thận. Lại có giáo sư nhãn khoa nữa, chứ không như mấy ông bác sĩ tư!

Bệnh viện nhà nước quả là có khác thật: máy móc nhiều, mà dụng cụ cái gì cũng sáng loáng.

Tôi được một giáo sư khám. Tôi kể cho giáo sư nghe cái bất hạnh của tôi:

- Người thì bảo tôi là cận thị, người thì bảo là viễn thị!

Giáo sư giận lắm :

- Quân ngu! Anh không phải cận thị, cũng không phải viễn thị, mà là loạn thị!

Theo đơn của giáo sư, tôi mua đôi kính khác. Cặp kính này tôi đeo vừa lắm, trông cái gì cũng rõ. Phải mỗi tội bây giờ cái gì cũng như lùi hẳn ra xa. Mấy bức tường trong căn buồng tôi sống hàng chục năm nay dường như bị lùi xa đến hàng ba chục thước. Tôi giơ tay chực bắt tay người quen, nhưng không sao với tới được. Ðịnh viết, giấy đã chạy xa khỏi tay đến hai thước. Nhìn vật gì cũng thấy bé tí xíu. Người thì chỉ bằng hạt đậu ván... Nhưng hại nhất là tôi không ăn uống gì được. Vì vừa ngồi vào bàn là đĩa thức ăn đã chạy đi xa hai chục thước rồi. Mùi súp nóng bốc ngay dưỡi mũi, nhưng cứ cầm thìa chực múc, thì bát súp đã ở cách xa hàng hai mét! Tôi không ăn uống cử động gì được nữa. Một anh bạn phải dắt tay tôi đến một bác sĩ khác tốt nghiệp ở Mỹ về. Khám xét cẩn thận xong ông ta bảo tôi:

- Ðứa nào cho anh đơn mua cái kính này đây? Ðúng là đồ lang vườn dốt nát ! Anh cứ kiện lên phòng công tố cho nó bỏ mẹ!

- Thôi! Cứ để thượng đế trừng phạt hắn! - Tôi nói.

Tôi lại thay kính mới. Bây giờ mắt tôi nhìn cái gì cũng hóa hai. Nhà tôi đang bảy người, bỗng nhiên thành mười bốn. Mỗi người lại có một người giống hệt mình. Thật tôi chưa bao giờ thấy chuyện lạ như vậy. Chả lẽ lại có những người giống nhau đến mức độ như thế hay sao? Vô lý quá! Nhìn xuống chân thì thấy bốn chiếc ủng, nhìn bàn tay thì thấy có mười ngón!

Tôi đến một ông bác sĩ khác. Ông này học ở Ðức về.

- Ai bảo anh đeo kính này?

- Làm sao ạ?

- Sai chứ còn sao nữa!

Hóa ra một mắt tôi bị viễn, còn mắt kia thì cận. Vị danh y mới lại ghi cho tôi chiếc kính khác. Bây giờ tôi không phân biệt được sáng tối nữa. Xung quanh tôi tối như hũ nút.

- Ðứa dốt nào ghi cho anh chiếc kính này vậy hả? Mắt anh hoàn toàn bình thường, có làm sao đâu?

- Nhưng tôi không thấy gì cả! Tối cứ như bưng ấy!

- Thế là anh bị quáng gà thôi, chứ chẳng có làm sao hết!

Lại uống thuốc, lại tiêm, lại kính mới... Bây giờ các vật ở xa trông lại hóa gần. Chân đáng lẽ leo lên tàu thủy, thì lại bước ngay xuống biển... Vì tàu chưa cập bến, nhưng trông cứ như đã ngay sát bờ. Không còn viên bác sĩ nào trong tỉnh là tôi chưa tìm đến! Ông này bảo mắt phải tôi cận, mắt trái viễn thì ông khác nói ngược lại. Ông trước kêu bị loạn thị thì ông sau phán là bị đục nhân mắt. Ðeo kính của cái ông bảo tôi bị đục nhân mắt, thì cái gì cũng ra màu xanh cả. Có ông còn đoán tôi bị chứng mù màu. Nhìn phía trước nhìn sang bên, nhìn xa nhìn gần, cái gì cũng biến thành hai, màu sắc lẫn hết. Ði trên đường thẳng mà tôi có cảm giác như bước xuống cầu thang, mỗi bậc cách nhau hàng bốn năm chục phân. Tôi cứ phải bước từng bước dài như lạc đà vậy.

Một lần, đang đi trên cầu, thế quái nào tôi bước hụt một cái, ngã lăn quay xuống dưới. Vì cứ tưởng những bậc cầu thấp hơn đến một mét. Cái kính bị văng đi làm tôi không nhìn thấy gì nữa. Cái gì cũng mờ mờ ảo ảo. Người ta đỡ tôi dậy:

- Cái kính của tôi đâu rồi? - Tôi hỏi.

Họ tìm thấy kính đưa cho tôi. Tôi đeo kính vào thì... Chúa ơi!... Mọi vật bỗng trở nên sáng sủa rõ ràng quá ! Vật nào đúng vật nấy, rõ mồn một! Rõ như chưa bao giờ tôi có thể nhìn rõ vậy. Hay kính của người khác chăng? Không! Ðích thị kính của tôi đây mà! Ðúng gọng sừng to màu đen đây! Tôi sướng không sao tả được! Bây giờ thì đừng hòng tôi bước chân đến một anh bác sĩ mắt nào nhé! Tôi đã đọc được cả mấy dòng chữ nhỏ nhất trên báo và nhìn rõ cả tên chiếc tàu thủy đậu tít ngoài xa. Tôi đi về nhà, lòng vô cùng sung sướng.

- Kính của anh sao thế kia? - Vợ tôi hỏi.

- Làm sao?

Tôi bỏ kính ra xem. Ngón tay thò qua được cả lỗ gọng! Té ra mắt kính đã bị vỡ rơi mất rồi mà tôi không biết.



(sưu tầm)
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Wed May 28, 2014 1:35 pm    Tiêu đề: Bữa ăn trưa - William Somerset Maugham

William Somerset Maugham, (25.1.1874 – 16.12.1965) là nhà văn, kịch tác gia người Anh. Ông là một trong những nhà văn nổi tiếng, được ưa chuộng nhất trong thời đại của mình, và là tác giả được trả tiền nhuận bút cao nhất trong thập niên 1930.


Bữa ăn trưa



Tôi gặp bà ta ở rạp hát. Nếu không có người nhắc thì có lẽ tôi cũng không nhận ra bà ta nữa vì hình như lâu lắm rồi tôi đã gặp bà ta một lần.

Bà ta vui vẻ nói với tôi :

- Lâu lắm rồi chúng ta mới lại gặp nhau. Thời gian qua như bay! Chúng ta chẳng còn ai trẻ cả. Ông có nhớ lần đầu tiên chúng ta gặp nhau không? Cái lần mà ông mời tôi dùng bữa trưa đấy!



Tôi có nhớ không nhỉ?


Hồi đó, cách đây hai mươi năm, tôi đang ở Paris. Tôi trọ trong một căn nhà nhỏ ở khu Latin, nhìn ra một nghĩa địa, và kiếm ăn chỉ đủ qua ngày. Bà ta đọc được một tác phẩm của tôi và viết thư cho tôi nói về tác phẩm ấy. Tôi viết thư trả lời ngay, cám ơn bà nhiều. Và sau đó tôi nhận được một thư nữa của bà, nói rằng bà có chuyện phải ghé đến Paris, muốn được tiếp xúc thảo luận với tôi, nhưng vì thời giờ của bà ta hạn hẹp nên chỉ có thể gặp tôi vào trưa thứ Năm tuần tới, thế tôi có thể dùng bữa trưa với bà ta tại nhà hàng Foyot ở Paris chăng?

Foyot là nhà hàng mà các nghị sĩ Pháp thường đến dùng bữa, nó ngoài tầm tay của tôi rất xa, tôi chưa bao giờ nghĩ đến chuyện vào ăn ở đấy. Nhưng tôi thấy đi ăn với một phụ nữ say mê tác phẩm của mình thì cũng thích lắm, vả tôi còn trẻ, chưa biết nói lời từ chối với phụ nữ bao giờ.

Tôi còn được tám mươi francs để sống cho đến cuối tháng đó. Mà một bữa ăn trưa ở Foyot tồi nhất cũng phải mười lăm francs. Nếu tôi nhịn cà phê suốt hai tuần thì cũng có thể đãi bà ta một bữa ăn trưa vậy.

Tôi bèn trả lời là sẽ gặp bà ở nhà hàng Foyot lúc mười hai giờ rưỡi thứ Năm tuần tới.

Bà ta lúc ấy bốn mươi tuổi, hấp dẫn nhưng không trẻ lắm để có thể làm tôi bị cú sét gì quá đáng. Hàm răng bà ta rất đều và đẹp, làm tôi rất chú ý. Bà nói, khá nhiều, nhưng vì toàn là nói về tôi và tác phẩm của tôi nên tôi rất chú ý nghe.

Nhưng lúc nhà hàng đưa bảng giá các món ăn ra, thì tôi hơi ngỡ ngàng, đắt hơn tôi tưởng rất nhiều. Song bà ta làm tôi hơi vững tâm khi bà bảo:

- Bữa trưa tôi không bao giờ ăn gì đâu.

Tôi vội đáp:

- Ô, bà đừng nói thế chứ!

- Nếu ăn, tôi cũng chỉ ăn một món thôi. Tôi thấy thiên hạ ngày nay sao mà ăn nhiều quá. Vâng, nếu có thể, tôi chỉ ăn món cá nhỏ thôi. Chẳng biết ở đây họ có món cá hồi chăng?

Vì là đầu mùa cá hồi, nên trên bảng thực đơn chưa thấy có ghi món này. Tôi hỏi người hầu bàn xem có thể có chăng? Anh ta đáp là có, sáng nay vừa có món ấy đầu tiên trong mùa. Tôi bèn gọi cho bà khách của tôi. Người hầu bàn hỏi bà ta xem trong khi chờ làm món cá ấy, bà ta có dùng tạm món gì không. Bà ta đáp:

- Không. Tôi không bao giờ ăn quá một món. Trừ phi là nếu ở đây có món trứng cá cavia. Món đó thì không sao.

Tim tôi hơi thắt lại. Tôi biết là không thừa tiền đâu mà kêu món đó. Nhưng tôi nghĩ là không thể nói ra như vậy, bèn cứ bảo người hầu bàn làm thêm món trứng cá cavia cho bà ta. Còn phần tôi, tôi chọn món rẻ nhất là món thịt trừu. Bà ta nói:

- Tôi thấy ăn thịt là không được tốt. Nặng bụng rồi ông làm sao làm việc. Không nên làm ách bao tử của mình.

Sau đó là đến phần kêu món uống. Bà ta bảo ngay:

- Ăn trưa tôi không bao giờ uống gì.

Tôi đáp ngay:

- Vâng, tôi cũng vậy.

Có vẻ như bà ta không nghe tôi nói gì, bà tiếp:

- Trừ phi là rượu vang trắng. Rượu vang trắng của Pháp thật tuyệt, uống rất có lợi cho sự tiêu hóa.

Tôi giữ phép lịch sự lơ đễnh hỏi:

- Thế bà cũng uống chút gì chứ?

- Bác sĩ không cho tôi uống gì, ngoại trừ sâm-banh.

Tôi hơi tái mặt. Nhưng ráng gọi cho bà ta nửa chai, và bảo rằng phần tôi thì bác sĩ cấm uống rượu sâm-banh.

- Vậy ông uống gì chứ?

- Nước lã ạ!

Bà ta ăn món trứng cá cavia, món cá hồi. Bà ta vui vẻ bàn về nghệ thuật, văn học và âm nhạc. Còn tôi thì cứ suy nghĩ không biết hóa đơn tính tiền sẽ đến đâu.

Lúc tôi ăn món thịt trừu, bà ấy nói:

- Tôi thấy như vậy là ông có thói quen ăn bữa trưa nặng bụng. Như vậy không nên. Sao ông không bắt chước tôi, chỉ ăn một món thôi. Ông sẽ thấy khỏe hơn.

Tôi đáp:

- Thì tôi chỉ ăn độc một món đây ạ!

Vừa lúc đó, người hầu bàn đến hỏi có dùng thêm món gì không. Bà ta xua tay bảo:

- Không, không. Tôi không bao giờ ăn bữa trưa nhiều. Ăn chút xíu vậy thôi. Vả chăng đây cũng vì có câu chuyện đàm đạo vui nên mới ăn chút ít vậy. Tôi không thể ăn gì thêm đâu. Trừ phi ở đây có món măng tây. Đến Paris mà không ăn món măng tây thì cũng tiếc thật đấy!

Tim tôi thắt lại. Tôi biết món này đắt kinh khủng. Tôi thường thèm nhỏ giãi khi thấy món này.

Tôi gượng hỏi người hầu bàn:

- Bà đây hỏi nhà hàng có món măng tây không?

Tôi chỉ mong sao anh ta trả lời không có. Nhưng một nụ cười nở trên khuôn mặt đần độn của anh ta và anh ta nói rằng nhà hàng có món măng tây tuyệt hảo lắm, to và mềm. Bà khách của tôi thở dài và nói:

- Tôi không thấy đói gì lắm, nhưng nếu ông cố nài thì tôi cũng đành phải dùng ít măng tây vậy.

Tôi liền gọi món đó cho bà ta. Bà ta hỏi:

- Ông không dùng à?

- Không ạ, tôi không bao giờ dùng măng tây.

- Vâng, tôi biết có nhiều người không thích. Thực sự là chỉ vì ông dùng thịt nhiều nên khẩu vị bị hỏng đấy thôi.

Chúng tôi chờ nhà hàng làm món măng tây. Tôi đã kinh hoảng trong lòng. Bây giờ thì không còn là vấn đề thừa được bao nhiêu tiền để ăn từ đây đến cuối tháng, mà vấn đề là không biết có đủ để trả cho bữa trưa nay không. Chỉ cần thiếu đi mười francs là cũng gay cấn lắm rồi. Tôi đã tính ngay là trong trường hợp đó, đành phải la lên rằng bị kẻ cắp móc túi mất rồi. Và sẽ để chiếc đồng hồ đeo tay lại và đến chuộc sau.

Món măng tây được bưng ra. Mùi thơm bay lên làm cho lỗ mũi tôi phập phồng. Tôi nhìn cái mụ đàn bà âm binh này ngốn từng miếng to bự, mà ngao ngán trong lòng. Tôi lịch sự bàn luận về tình trạng bi kịch trên sân khấu Balkan... Lúc thấy bà ta ăn xong, tôi hỏi:

- Cà phê?

- Vâng, chỉ xin một cà phê kem lạnh thôi!

Bây giờ thì tôi cóc cần bận tâm nữa, tôi bèn kêu luôn cho tôi một cà phê, và cho bà ta một cà phê kem lạnh. Lúc bà ta ăn món này, bà nói:

- Ông biết không, có một điều tôi thấy rất khôn ngoan, ấy là mình ăn thế nào mà khi đứng dậy vẫn có cảm tưởng là bụng mình vẫn còn ăn được một món gì đó nữa, thì mới là biết ăn.

- Bà còn chưa no à?

- Ô, không. Ông thấy đấy. Tôi không ăn trưa gì nhiều được. Buổi sáng tôi chỉ dùng một tách cà phê, rồi đến tối mới dùng bữa. Nếu có phải ăn trưa thì cũng chỉ ăn một món thôi. Còn tôi nói đó, là nói để ông có cái kinh nghiệm như thế.

- A, tôi hiểu rồi ạ.

Bỗng một chuyện kinh hãi xảy ra. Trong khi chờ cà phê bưng lên cho tôi, thì tên hầu bàn trưởng, với vẻ mặt láo lếu, bưng một mâm quả đào đầu mùa chín mọng đi ngang qua. Những quả đào Ý, hồng như nước da thiếu nữ trong trắng. Đào đầu mùa thì có Chúa mới biết giá nó bao nhiêu! Bà khách của tôi vừa nói chuyện vừa lơ đãng đưa tay nhón một quả. Bà vừa ngốn quả đào vừa nói:

- Ông biết đó, ông đã ăn vào bụng nhiều thịt quá (ý nói món thịt trừu của tôi đấy!) nên không thể ăn gì thêm được. Còn tôi thì chỉ ăn qua loa thôi, nên có thể ăn thêm quả đào nữa.

Lúc hóa đơn đưa ra, tôi trả tiền xong, chỉ còn có ba francs, không đủ để thưởng cho người hầu bàn, nên để nguyên ba francs trên khay, không nói gì. Bà ta nhìn số tiền thưởng ít ỏi đó một lát. Tôi biết chắc là bà ta nghĩ rằng tôi hà tiện, bủn xỉn. Nhưng đâu biết cả gần một tháng trường trước mặt tôi, mà trong túi tôi không còn một cắc.

Lúc chia tay, bà ta bảo:

- Ông hãy theo gương tôi, đừng bao giờ ăn bữa trưa quá một món.

Tôi phản ứng:

- Tôi sẽ còn hay hơn nữa đấy, tối nay tôi sẽ chẳng ăn món gì cả đâu!

Bà ta cười vui vẻ:

- Ông quả là một người hài hước ! - Và bà ta lên xe taxi.



Nhưng cuối cùng, các vị thần bất tử đã ra tay trả thù đích đáng giùm tôi một cách rất đáng ca tụng. Ấy là đến nay bà ta mập phệ tới một trăm ba mươi ba kí lẻ ba mươi.


(sưu tầm)
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Sun Jun 08, 2014 4:06 pm    Tiêu đề: Người đàn bà thì thầm

Người đàn bà thì thầm:

" Anh phải gắng nhớ hết những lời em dặn dò. Số tiền tháng này em gởi theo cho anh tiêu vặt. Đừng khư khư cái tật dành dụm như ngày xưa. Cứ tiêu pha thoải mái, khi hết em lại gởi thêm cho. Nhân đây, em gởi thêm vài tờ báo cho anh đọc những lúc nhàn rỗi. Cái điện thoại di động i-phone đời mới này là quà Tết của em. Mong anh sẽ thích. Còn nữa, anh phải gắng nghỉ ngơi điều độ để giữ gìn sức khỏe đừng quá vất vả nhe anh. À, con bé ở hôm trước em mướn về có phụ giúp được việc không? Em biết anh thui thủi một mình, không người chăm nom săn sóc cơm nước, không ai hủ hỉ sớm hôm, mà em thì lại chưa thể ở hẳn bên cạnh anh. Em cứ mãi sợ anh buồn. Nay em lại mướn thêm một đứa nữa cho vui nhà vui cửa, có thêm người ra người vào. Giờ đã có hai đứa nó, trẻ đẹp, giỏi giang, lại khéo chiều chuộng thay em lo lắng cho anh, em cũng yên lòng phần nào. Dạo này chắc anh vui nhiều nên ít về thăm em…"



Người đàn bà ngồi trước ngọn lửa, vừa luyên thuyên nói, vừa liền tay đốt lia lịa xấp tiền đô la, điện thoại di dộng, xấp báo cũ, và một con hầu xinh đẹp mua từ Phố Hàng Mã về .


(sưu tầm)
Về Đầu Trang
Lan Mimosa



Ngày tham gia: 21 Feb 2010
Số bài: 685

Bài gửiGửi: Sat Jun 14, 2014 2:34 pm    Tiêu đề:

Kiến trúc sư... đã xây nên Châu Mỹ

Aziz Nesin


Bạn quý mến,

Tôi rất mừng khi nhận được thư bạn. Đúng là tôi đã nghĩ rằng đến trường mới ở Ankara chắc gì bạn còn nhớ đến chúng tôi. Vui biết mấy khi tôi đã sai lầm. Tôi đã đọc thư bạn ở lớp cho tất cả cùng nghe. Mọi người đều vui mừng và ai cũng muốn gởi lời thăm bạn, chúc bạn nhiều thắng lợi.

Bây giờ tôi xin giữ lời hứa và kể cho bạn tất cả những gì quan trọng xảy ra ở đây. Khoảng vài ngày sau khi bạn đi khỏi, trong lớp mình đã xảy ra một chuyện không dễ gì quên được. Tôi sẽ kể cho bạn nghe.

Một hôm, vào buổi sáng cô giáo dạy chúng tôi, vẫn cô giáo cũ mà bạn đã biết đấy, đến báo cho cả lớp sẽ có thanh tra đến trường làm việc. Cô giáo có vẻ rất lo lắng bồn chồn. Việc đó làm chúng tôi đâm ra sợ hãi, chúng tôi lo lắng hơn cả cô nữa.

Ngày hôm sau, tin chi tiết về ông thanh tra được loan báo trong học sinh cả trường. Chả là ông đã đến các trường xung quanh chúng tôi rồi. Thế là từ hình dáng, tính nết, đến những câu hỏi ông ra để kiểm tra học sinh, đều được chúng tôi hỏi kỹ bạn bè ở các trường ông thanh tra đến. Theo họ thì hầu như ở tất cả các lớp học mà ông thanh tra đến, ông ấy thường nói với các giáo viên: "Bạn hãy ra một đề toán cho học sinh của bạn làm vào tập" . Sau đó, các học sinh phải viết chính tả một bài thơ. Ông thường đọc lướt qua một vài quyển tập rồi bắt đầu ra câu hỏi cho học sinh. Những đứa bạn ở các trường nhấn mạnh một chi tiết khá quan trọng là các câu hỏi thường giống y như nhau ở tất cả các lớp, cho tất cả các học sinh được kiểm tra. Chỉ có bốn câu hỏi như thế này: "Châu Mỹ được tìm ra năm nào?" , "Em yêu ai nhất?" , "Ai đã chinh phục thành Istanbun?" và "Ai đã xây thành Sulâymanie?".

Hôm sau theo lệnh của cô giáo, chúng tôi có thêm một cuốn tập mới. Ngay giờ đầu, cô viết lên bảng một đề toán rất khó, kèm theo lời giải và bảo tất cả lớp chúng tôi:

- Các em hãy chép toàn bộ vào cuốn tập mới đề toán và lời giải này không được thiếu một chữ.

Chúng tôi còn phải chép thêm cả một bài thơ nữa. Suốt giờ học, cô giáo xem lại công việc của chúng tôi, cô kiểm tra đến cả từng dấu chấm, dấu phết xem đã được đặt đúng chỗ chưa. Nếu quyển tập nào có lỗi, dù nhỏ, cô đều tự tay chữa lại.

- Các em, khi nào ông thanh tra tới lớp ta, cô sẽ đọc cho các em viết đề toán và bài thơ này đấy nhé. - Cô dịu dàng nói với chúng tôi như vậy.

Lúc chúng tôi chép xong thơ và toán, cô lại nói:

- Còn bây giờ các em sẽ học cho thuộc các câu trả lời, khi ông thanh tra hỏi đến em nào, em đó phải trả lời thật nhanh, như một cái máy...

Cô giáo viết lên bảng các câu trả lời và chúng tôi bắt đầu học thuộc lòng như cháo. Lớp học biến thành một giàn đồng ca. Cô hỏi:

- Châu Mỹ được tìm ra năm nào?

- Năm 1492 ạ! - Chúng tôi đồng thanh gào lên.

- Em yêu ai nhất?

Câu này cô giáo cho trả lời tự do, mỗi đứa trả lời một cách, nên lớp học trở nên ầm ĩ như chợ. Một số đứa trả lời " Atatúc" (*), số còn lại thì " Mẹ em" hoặc " Cha em" .

- Ai đã chinh phục thành Istanbun? Cô hỏi tiếp.

- Vua Mêchmet vô địch ạ ! - Lập tức chúng tôi trả lời.

- Ai đã xây thành Sulâymanie ? - Cô giáo chưa nói hết câu hỏi, chúng tôi đã gào tướng lên:

- Kiến trúc sư Sinan ạ...

Cứ như vậy hai ngày liền chúng tôi học các câu hỏi và câu trả lời. Cô giáo còn nhắc nhở chúng tôi:

- Các em hãy cẩn thận đấy, đừng có quên nhé! Hãy học đi học lại ở nhà... cả lúc chơi, cả lúc ăn... lúc nào cũng học cho thật thuộc lòng vào nhé!

Và thế là tôi lúc nào cũng học, cứ lẩm nha lẩm nhẩm cả ngày để khỏi quên các câu trả lời. Tôi đọc trơn tru, câu nọ sau câu kia theo thứ tự cô cho: 1492, ba em, vua Mêchmet vô địch, kiến trúc sư Sinan, 1492, ba em,...

Tôi chăm học đến nỗi cả ngày lẩm bẩm đọc các câu trả lời. Có một buổi sáng, mẹ tôi sờ tay lên trán và hỏi:

- Con có bị sốt không thế ?

- Dạ, không ạ !

- Sao mà suốt đêm qua, lúc ngủ con la hét "1492, ba em, vua Mêchmet, kiến trúc sư Sinan,..." làm mẹ sợ quá, cứ tưởng con nóng sốt và nói mê sảng...

Cuối cùng thì ông thanh tra cũng đã đến trường tôi, mà ông ấy lại đến lớp tôi đầu tiên, từ sáng sớm mới chết chứ. Tính tôi, thì bạn đã biết rồi, tôi đâu có sợ lên bảng đọc bài, nhất là lại chuẩn bị kỹ rồi. Ấy thế mà chẳng hiểu vì sao, hôm đó tôi cứ run lên như bị ma quỷ ám ấy. Có lẽ tôi bị ảnh hưởng bởi sự lo lắng, mất bình tĩnh thái quá của cô giáo tôi thì phải. Trời, cô ấy mới run làm sao chứ, cô cứ lóng nga lóng ngóng chẳng biết làm gì...

Ông thanh tra bằng giọng hách dịch ra lệnh:

- Cô hãy đọc cho các em viết một bài thơ.

Cô giáo cũng lớn tiếng bảo chúng tôi:

- Các em nghe rõ cả chứ ? Ngài thanh tra muốn chúng ta chép một bài thơ vào tập.

Và cô đọc cho chúng tôi bài thơ mà chúng tôi đã chép từ mấy hôm trước. Chúng tôi giả vờ chăm chỉ, cắm cúi viết. Cô giáo đọc xong bài thơ, ông thanh tra liền yêu cầu cho xem một vài quyển. Ông rất hài lòng khi thấy các quyển vở không hề có một lỗi nhỏ. Ông lại nói với cô giáo sau khi đã xem kỹ càng từng quyển:

- Cám ơn cô... các em viết rất tốt.

Nhưng ông vẫn tiếp tục kiểm tra một số quyển tập khác. Ông hỏi Chengis ngồi ngay bên trái tôi:

- Nào, em hãy đưa tập cho tôi xem.

Chengis vội vàng mở tập và đưa ngay cho ông thanh tra. Ông này ngạc nhiên kêu lên :

- Cái gì thế này hả ?

- Thưa ngài thanh tra, thơ đấy ạ!

- Đây là loại thơ gì hả ? - Ông ấy quát.

Tôi liếc mắt sang bên. Chết rồi! Chengis trong khi lúng túng đã mở lầm trang sách mà nó chép bài toán.

- Thế bài thơ cô giáo đọc cho em chép đâu rồi?

Ông thanh tra nghiêm khắc tìm hiểu vấn đề. Tai họa có thể xảy ra lập tức, nếu như... Chỉ chút xíu nữa là Chengis đã mở trang vở có chép bài thơ ra. May thay cô giáo đã rón rén đến sau ông thanh tra từ lúc nào và ra hiệu tới tấp cho Chengis, và nó đã hiểu ra. Nó lắp bắp:

- Thưa... em chưa viết, em chưa viết được ạ!

Cô giáo đang dùng tay ra hiệu cho nó thì bất ngờ ông thanh tra quay lại và ra lệnh:

- Cô hãy đọc cho các em một đề toán.

Bị bắt quả tang, cô giáo xấu hổ đỏ bừng mặt. Chúng tôi cứ tưởng ông thanh tra sẽ đòi hỏi học sinh giải toán trước khi chép thơ. Ai ngờ... do vô tình, ông ấy đã thay đổi thứ tự công việc và thế là Chengis sa bẫy, trở thành nạn nhân khốn khổ của ông thanh tra.

Vì ông đã có cuốn tập của Chengis trong tay, nên cô giáo bắt buộc phải đọc cho chúng tôi một đề toán khác dễ hơn nhiều. Bạn đã từng biết sức học của tôi đấy, toán đối với tôi có gì khó đâu, thậm chí nó còn là điểm mạnh của tôi nữa kia. Ấy thế mà, chả hiểu sao tất cả chúng tôi đều hoang mang đến nỗi tôi cũng không hiểu là đề toán đòi hỏi phải làm gì nữa. Ông thanh tra lắc đầu lia lịa khi xem tập giải toán của chúng tôi.

Thật khốn khổ cho cô giáo tôi, lúc đó trông cô thật tội.

Tôi tự bảo thầm: " Nếu ông thanh tra gọi tôi thì phải biết, tôi sẽ trả lời như máy để đỡ cho cô giáo tôi!". Cuốn băng ghi âm trong đầu tôi quay không ngừng... "1492, ba tôi, vua Mêchmet vô địch, kiến trúc sư Sinan, 1492,...".

Như đọc được ý nghĩ của tôi, ông thanh tra chỉ vào tôi gọi:

- Em kia !

Tôi sướng nhảy người lên, sẵn sàng trả lời như máy. Về sau nghe các bạn kể lại, đầu tiên ông thanh tra hỏi tôi:

- Em bao nhiêu tuổi?

Chẳng kịp nghe xem ông ấy hỏi gì và cũng vì quá hồi hộp, tôi tưởng ông thanh tra hỏi về cái năm người ta đã tìm ra Châu Mỹ, tôi liền trả lời thật to:

- Thưa ngài 1492 ạ!

Trợn tròn mắt vì kinh ngạc, ông thanh tra hỏi lại tôi. Còn tôi lại nghĩ là ông ta chưa nghe rõ, tôi bèn nhắc lại to hơn:

- Thưa ngài 1492 ạ!

Ông thanh tra có vẻ ngờ vực hỏi tiếp:

- Thế ai chinh phục thành Istanbun, em nói xem nào?

Tôi không hề có ý nghĩ là ông thanh tra đã đảo lộn trật tự các câu hỏi nên cứ trả lời một cách thuộc lòng:

- Ba em ạ! - Tôi nói dứt khoát.

Ông thanh tra giận dữ dậm chân và hét lên:

- Có Thượng đế chứng giám, tôi hỏi em, ai đã chinh phục thành Istanbun cơ mà, thế ai nào, hả cậu bé?

- Thưa ngài, ba em ạ!

- Vậy thì ba em là ai, hả?

- Kiến trúc sư Sinan ạ!

- Chà, cậu bé, em có biết em nói những điều ngớ ngẩn như thế nào không? Ta hỏi về ba em thì em lại nói về kiến trúc sư Sinan. Em làm sao thế?

Đến lúc này tôi mới biết là tôi đã nói lung tung lộn xộn. Nhưng vì quá hồi hộp và luống cuống, lại thêm bị ông thanh tra hét, tôi đâm hoảng, các ý nghĩ chạy nhoáng nhoàng, không làm sao sắp xếp lại được cho có thứ tự.

- Thế bây giờ em thử nói cho tôi xem kiến trúc sư Sinan đã làm gì nào?

- Thưa... ông ấy đã chinh phục thành Istanbun ạ!

- Em bảo ai?

Chợt thấy mình sai, tôi vội sửa:

- Kiến trúc sư Sulâymanie ạ.

- Thế ai đã xây thành Sulâymanie hả? - Ông quát.

- Vua Sinan vô địch ạ. - Tôi cũng hét lên.

Tôi cũng lờ mờ nhận ra mình lú lẫn, song khốn thay không dừng lại được nữa. Còn ông thanh tra thì đã phát cáu đến nỗi ông ấy cũng nói lộn xộn luôn:

- Này cậu bé, tại sao chúng ta lại phải vội vã thế làm gì... em phải biết là kiến trúc sư Mêchmet đã xây nên Châu Mỹ, còn Sinan vô địch đã tìm ra thành Sulâymanie... Như vậy thì thế nào nào...

Học sinh ngồi dưới thấy ngay tình thế nực cười, có mấy đứa không nhịn được, cười phá lên. Ông thanh tra cũng biết là mình nhầm lẫn nên vội sửa chữa:

- Có phải là tôi muốn nói rằng: Kiến trúc sư Sulâymanie đã xây thành Sinan, à quên kiến trúc sư Mêchmet đã chinh phục... vua vô địch... tôi muốn nói là... là...

Thấy mình càng lầm lẫn tai hại hơn, ông nói:

- Ôi, cậu bé này, em làm ta phát điên lên mất!

Điên tiết, ông ấy lắc đầu lắc tai liên hồi rồi hầm hầm bỏ ra khỏi lớp và đóng cửa sầm một cái. Trong lớp không còn ai dám thở mạnh nữa. Một lúc sau cô giáo mới như tỉnh lại:

- Khốn khổ cho chúng ta rồi!

Cô chỉ nói có vậy rồi im lặng. Còn tôi thì phân vân không biết cô ấy nói câu đó với ai: với tôi, với ông thanh tra hay với chính cô ấy?

Không thể tả nỗi tâm trạng của tôi lúc đó. Mỗi lần nghĩ lại sự việc đã diễn ra, tôi cảm thấy rất xấu hổ. Thật tình tôi chỉ muốn giúp đỡ cô giáo bằng cách trả lời thật nhanh, thật trôi chảy tất cả các câu hỏi, thế mà kết quả lại ra thế đấy!

Bạn thân mến, một lần nữa chúng ta giao ước, hãy giữ lời hứa viết cho nhau tất cả những gì xảy ra ở đây và ở chỗ các bạn nhé!

Mong thư bạn và chúc bạn nhiều may mắn.

Bạn cùng lớp



(*) Atatúc: tên một anh hùng dân tộc của Thổ Nhĩ Kỳ


(sưu tầm)
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Mon Jun 30, 2014 12:06 am    Tiêu đề: Vợ chồng già

Vợ chồng già



Về hưu rảnh rỗi cả ngày

Cụ bà đổi tính nên hay nói nhiều

Thôi thì cụ nói đủ điều

Trời mưa trời nắng, từ chiều tới khuya

Trách ông già: vẫn không chừa

Tính tình gàn dở, khó ưa quá trời

Lỗi ông cụ nhớ thật dai

Lâu lâu lại nhắc một vài tật xưa

Ði đâu hai cụ chung xe

Cụ ông cầm lái cụ bà chỉ huy

Hãy nhìn đèn đỏ đằng kia

Ông mà vượt nó hồn lìa thế gian

Lái xe cốt giữ an toàn

Chạy nhanh lái ẩu là tan thân già

Những ngày hai cụ ở nhà

Ðứng ngồi quanh quẩn vào ra đụng đầu

Truyện trò chỉ được vài câu

Thế là các cụ bắt đầu sùng lên

Bà rằng: ông dở chứng điên

Ông rằng: bà mới vô duyên trên đời

Hôm nào khó ở trong người

Không gây nhau thấy buồn ơi là buồn

Gây hoài riết trở thành quen

Gây xong lại nắm tay em cười hòa

Cãi nhau cái thú người già

Không gây không cãi, cửa nhà buồn tênh.



(sưu tầm)
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Tue Jul 15, 2014 2:03 pm    Tiêu đề: Ngụy biện và tình yêu

Ngụy biện và tình yêu




Mark Sunman


Từ lâu tôi đã muốn chiếm được Polie Spy. Xin nói rõ thêm rằng lòng mong muốn này của tôi, về thực chất, không thuộc phạm trù tình cảm. Dĩ nhiên Polie là một cô gái làm mọi người xúc động, nhưng tôi không phải lọai người để trái tim chi phối cái đầu. Tôi muốn có Polie vì một lý do được cân nhắc kỹ càng, hòan tòan có tính chất lý trí.
Tôi đang học năm thứ nhất trường luật. Vài năm nữa, tôi sẽ ra trường hành nghề. Tôi biết rất rõ tầm quan trọng của kiểu người vợ khả dĩ đem lại thành công rực rỡ cho một luật sư. Những luật sư ăn nên làm ra mà tôi đã quan sát, hầu như không trừ một ai, đều có vợ là những phụ nữ đẹp, duyên dáng, thông minh. Polie hòan tòan đáp ứng điều đó, trừ một phương diện.
Cô ta đẹp, cái đó đã hẳn. Tuy chưa có kích thước của một hoa hậu nhưng tôi tin chắc là thời gian sẽ bổ sung vào những thiếu sót đó. Cô ta đã có sẵn những tiền đề rồi.
Cô ta rất duyên dáng, đó cũng là một điều chắc chắn. Tôi muốn nói là vẻ người cô ta rất hấp dẫn, dáng vóc thanh mảnh, phong thái tự nhiên, cử chỉ tỏ ra là con nhà nề nếp lọai nhất, cung cách cư xử, ăn uống của cô thật là không chê vào đâu được.
Nhưng cô ta không thông minh. Nói thật tình, cô ta còn có vẻ đi theo hướng ngược lại. Nhưng tôi tin rằng dưới sự hướng dẫn của tôi, cô sẽ trở nên thông minh; dẫu sao thì cũng đáng công thử xem thế nào. Xét cho cùng, làm cho một cô gái đẹp trở thành thông minh còn dễ hơn là làm cho một cô gái thông minh nhưng xấu trở thành đẹp.
Cuộc hẹn gặp đầu tiên của tôi với Polie có tính chất một cuộc điều tra. Tôi muốn tìm hiểu xem tôi sẽ phải làm gì để nâng trí tuệ của cô ta lên tới cái mức cần thiết. Trước hết tôi đưa Polie đi ăn
- Trời, bữa ăn ngon tuyệt – Polie nói sau khi chúng tôi rời khỏi hiệu ăn.
Rồi tôi đưa cô đi xem chiếu bóng.
-Trời, phim hay tuyệt – Polie lại nói sau khi chúng tôi rời khỏi rạp. Sau đó tôi tiển cô ta về nhà.
- Trời, hôm nay đi chơi tuyệt quá, Polie nói khi tạm biệt tôi, chúc tôi ngủ ngon.
Tôi trở về nhà, lòng nặng trĩu, Tôi đã đánh giá quá thấp khối lượng công việc tôi phải làm. Cô gái thiếu hiểu biết một cách khủng khiếp. Mà chỉ cung cấp sự hiểu biết cho cô ta thôi cũng không đủ. Trước hết, phải dạy cho cô ta biết suy nghĩ. Chuyện này có vẻ là một nhiệm vụ không phải nhỏ. Và thọat đầu, tôi đã có ý buông cô ta cho Pete Below, một anh chàng vẫn ve vãn cô. Nhưng rồi tôi lại nghĩ đến khuôn mặt, thân hình đẹp đẽ, hấp dẫn của cô, cái cách cô bước vào một căn phòng và cái lối cô cầm dao, cầm dĩa, thế là tôi quyết định sẽ cố gắng một phen.
Tôi đi vào công việc này một cách có kế họach, có hệ thống như trong mọi việc tôi làm. Trước hết, tôi dạy cô về logic. Tôi học luật và đang học môn logic, cho nên nắm rất vững vấn đề. Lần gặp sau tôi bảo Polie: “Này em, tối nay chúng ta đi chơi nói chuyện”
-Ô! Tuyệt quá – Polie đáp..
Chúng tôi tới công viên, ngồi dưới một cây sồi cổ thụ và cô nhìn tôi vẻ chờ đợi:
-Chúng ta nói chuyện gì bây giờ hở anh?
- Nói chuyện về logic
Polie suy nghĩ một lát, rồi quyết định là cô ta thích vấn đề đó.
-Tuyệt !
Tôi hắng giọng :
-Logic là khoa học về tư duy. Trước khi biết cách suy nghĩ đúng đắn, trước hết chúng ta phải học cách nhận ra những cái ngụy biện thông thường của logic. Tối nay chúng ta nói về vấn đế đó.
-Tuyệt ! Polie vỗ tay tỏ vẻ rất thích thú.
Tôi chớp mắt nhưng vẫn dũng cảm tiếp tục.
-Trước hết, chúng ta hãy nghiên cứu cái ngụy biện gọi là “phép đơn giản hóa”
-Ôi ! Anh nói đi – Polie giục tôi, hai hàng lông mi chớp chớp, chờ đợi.
-Phép đó trỏ một lý lẽ dựa trên một sự khái quát hóa không đúng. Thí dụ, tập thể dục là tốt; do đó, ai ai cũng phải tập thể dục.
-Đồng ý ! Em đồng ý đúng đó – Polie hăm hở. Ý em muốn nói là tập thể dục rất tuyệt, nó làm cho cơ thể cân đối, đẹp ra v.v…
Tôi nhẹ nhàng bảo :
Polie, lý lẽ đó là ngụy biện “tập thể dục là tốt” là một khái quát hóa không đúng. Chẳng hạn, nếu ta đau tim thì tập thể dục là không tốt mà còn là có hại, nhiều người được bác sĩ dặn là không được tập, cho nên ta phải xác định cho đúng sự khái quát hóa đó. Phải nói là : “ tập thể dục thuờng là tốt” hoặc “ tập thể dục là tốt đối với đa số” Nếu không, ta sẽ phạm phải cái lối ngụy biện đơn giản hóa. Em rõ chưa nào ?
-Chưa – Polie thú thật – nhưng hay lắm. Anh nói nữa đi
-Em đừng giật tay áo anh như thế - tôi bảo, rồi nói tiếp. Rồi đến lối ngụy biện gọi là “khái quát hóa vội vã”. Em hãy nghe cho kỹ. Anh không nói được tiếng Pháp, em không nói được tiếng Pháp, Pete không nói được tiếng Pháp. Do đó, anh kết luận là ở trường đại học này, chẳng ai nói được tiếng Pháp cả.
-Thật à ? Polie ngạc nhiên hỏi . Không ai nói đươc à ?
Tôi cố gắng che giấu nổi thất vọng, bực dọc .
- Polie ! Đó là sự khái quát hóa vội vã, có quá ít dẫn chứng để đảm bảo cho một kết luận như vậy.
Polie hối hả giục
-Anh còn biết những ngụy biện gì nữa không? Thật là tuyệt, có lẽ còn tuyệt hơn cả khiêu vũ nữa chớ.
Tôi cố gạt đi nỗi thất vọng đang dâng lên trong lòng. Tôi đang làm một việc uổng công với cô gái này, có lẽ chẳng đi đến đâu cả. Nhưng tôi có một ưu điểm về sự kiên nhẫn nên vẫn tiếp tục :
-Rồi đến lối ngụy biện “ nhân quả sai”. Em nghe đây. Chúng ta đừng nên rủ Bill đi chơi nông thôn. Mỗi lần rủ anh ta đi là trời lại mưa
Polie thốt lên:
-Đúng thế đó, em biết có một người như vậy. Một cô gái, tên là Baker, không sai một lần nào, cứ cho cô ta đi cùng là y như rằng trời mưa.
Tôi hơi gắt :
-Polie ! đó là ngụy biện. Baker không làm ra mưa. Cô ta chẳng liên quan gì đến trời mưa hết. Em đã phạm vào ngụy biện, nếu em trách cứ Baker về chuyện trời mưa
Polie tiu nghỉu hứa :
_Vâng, em sẽ không bao giờ làm thế nữa. Anh giận em đó à ?
Tôi thở dài :
_ Không ! Polie . Anh không giận em
-Thế anh nói nữa về ngụy biện đi.
-Ta hãy xem xét lối “ tiền đề mâu thuẫn”
_Vâng, vâng anh nói đi – Polie nói, ánh mắt sáng lên vì sung sướng.
Tôi hơi cau mày, nhưng đã trót đâm lao…
-Đây là một thí dụ : nếu Chúa làm được mọi việc, vậy thì liệu Chúa có thể làm ra được một tảng đá mà Chúa không thể nhấc lên nổi không?
-Tất nhiên là được rồi còn gì nữa – Polie đáp ngay.
Nhưng em không thấy là nếu Chúa có thể làm được bất cứ việc gì thì Chúa có thể nhấc nổi hòn đá chứ !
-Ừ nhỉ ! Polie đáp có vẻ suy nghĩ. Thế thì có lẽ là Chúa không làm được hòn đá đó.
-Nhưng Chúa làm được mọi việc mà. Tôi nhắc
Polie gãi gãi cái đầu xinh đẹp nhưng trống rỗng của cô, cuối cùng cô thú nhận
-Em chẳng biết thế nào nữa.
-Dĩ nhiên là em biết làm sao được. Vì khi tiền đề của một lý lẽ mâu thuẫn với nhau thì không thể có lý lẽ được nữa. Nếu như có một sức mạnh không gì cưỡng nổi thì không thể có một vật gì không thể lay chuyển được. Nhưng nếu có một vật không thể lay chuyển được thì tất nhiên là không thể có một sức mạnh không gì cưỡng nổi. Rõ chưa ?
-Anh nói cho em nghe rõ thêm đi –Polie hăng hái nói
Tôi nhìn đồng hồ:
- Có lẽ tối nay nên dừng lại ở đây thì hơn. Bây giờ anh đưa em về, em sẽ ôn lại tất cả những cái đã học. Tối mai chúng ta sẽ tiếp tục học bài mới.
Tôi đưa Polie về ký túc xá của cô. Cô cho tôi biết là cuộc đi chơi trò chuyện tối đó thật là tuyệt diệu “ cực kỳ đấy” Cô nói. Còn tôi thì buồn rầu trở về nhà. Có vẻ dự định của tôi sẽ thất bại mất thôi. Cô gái rõ ràng là có cái đầu không hiểu nổi logic.
Nhưng rồi tôi lại nghĩ lại. Tôi đã phí mất một buổi tối, mất thêm một buổi nữa cũng chẳng sao. Biết đâu đấy. Có thể đâu đó trong cái trí óc tắt ngấm của cô ta vẫn còn âm ỉ vài cục than hồng, biết đâu tôi chẳng làm cho chúng cháy bùng lên. Đành rằng chẳng có nhiều nhặn hy vọng gì, nhưng tôi quyết định thử thêm một lần nữa.
Tối hôm sau, ngồi dưới gốc cây sồi, tôi bảo:
-Ngụy biện mà tối nay chúng ta đề cập đến là “ dùng thương hại làm mủi lòng”
Polie run lên vì thích thú.
-Em hãy nghe cho kỹ nhé. Một người đi xin việc, khi ông chủ hỏi khả năng chuyên môn của anh ta thì anh ta trả lời là anh ta có một vợ và sáu con; vợ thì què quặt không làm được gì, con cái thì chẳng có gì ăn, không có áo mặc, không giày mang, nhà thì không có giường, không có than mà mùa đông thì sắp đến rồi.
Một giọt nước mắt lăn trên gò má hồng của Polie. Cô sụt sịt
-Ôi ! Thật là thảm quá.
-Đúng ! thật là thảm, Tôi đồng ý. Nhưng đó không phải là một lý lẽ. Người kia đã không trả lời vào câu hỏi của chủ về khả năng chuyên môn của anh ta, mà lại đi kêu gọi lòng thương của chủ. Anh ta đã phạm vào ngụy biện “ dùng thương hại làm mũi lòng” Em hiểu chưa?
Cô ấp úng:
_Anh có khăn mùi xoa đấy không?
Tôi đưa khăn cho cô và cố nén tiếng hét đang ứ lên cổ trong khi cô ta lau nước mắt. Tôi cố kiềm chế giọng nói của mình cho bình thường:
-Bây giờ ta bàn đến “ lọai suy sai” Đây là một thí dụ : sinh viên phải được phép nhìn vào sách giáo khoa trong khi thi. Xét cho cùng thì các nhà phẫu thuật trong khi mổ, có máy X quang hướng dẫn, luật sư khi cãi trước tòa, có giấy tờ, văn bản trong tay, thợ mộc dựng nhà có bản thiết kế hướng dẫn….vậy thì tại sao sinh viên lại không được phép xem sách khi thi?
Polie hăng hái nói :
- Ồ ! đúng là một ý cực kỳ hay mà nhiều năm nay em chưa từng nghe thấy.
Tôi nói sẵng:
- Polie, lý lẽ đó hòan tòan sai. Bác sĩ, luật sư, thợ mộc…không phải là đang thi để xem họ đã học được những gì, khác với anh sinh viên, hòan cảnh họ hòan tòan khác, không thể lọai suy được.
- Em vẫn cho đó là một ý cực kỳ.-.Polie nói
-Cực kỳ con khỉ - tôi lầm bầm, nhưng tôi vẫn ngoan cường tiếp tục – Sau đây ta xét đến ngụy biện “ giả thuyết trái với thực tế”
-Nghe có vẻ hay đấy nhỉ - Polie nói
-Em nghe đây . Nếu bà Curie không tình cờ để quên một phim ảnh trong ngăn kéo cùng với một mẩu quặng Radium thì ngày nay thế giới chẳng biết gì về radium hết.
-Đúng – Polie gật đầu – Anh có xem phim không ? Chà ! thật là mê li. Tài tử Walter P thật là hết ý…
-Em có thể quên cái nhà ông P đi một lát được đấy – Tôi lạnh lùng nói – Anh chỉ muốn chỉ ra rằng lời tuyên bố đó là một ngụy biện. Có thể bà Curie sẽ tìm ra radium một ngày nào sau đó. Có thể một người khác sẽ tìm ra, không thể bắt đầu bằng một giả thuyết không thật, rồi từ đó rút ra những kết luận có cơ sở được.
-Đáng lẽ ra họ phải để Walter P đóng nhiều phim hơn mới phải –Polie nói – Em chẳng được xem phim nào có anh ta nữa.
Tôi quyết định thử một lần cuối cùng, chỉ một lần nữa thôi, đầu thịt con người chịu đựng cũng có giới hạn.
- Ngụy biện tiếp theo được gọi là “ bỏ thuốc độc vào giếng”
- Ồ ! kỳ lạ nhỉ ! Polie trố mắt
- Hai người tranh luận với nhau. Người thứ nhất đứng dậy nói: “Đối phương của tôi
Là một tay nói dối có tiếng. Các Ngài không thể tin được một lời nào của anh ta đâu” ..Polie ! bây giờ em nghĩ đi, nghĩ cho kỹ, sai ở đâu?
Tôi chăm chú nhìn cô ta trong lúc cô nhíu tít cặp lông mi mượt mà, cong vút. Bỗng một ánh thông minh lóe lên - một ánh đầu tiên mà tôi thấy – trong mắt cô. Cô công phẫn nói :
_ Thế là không công bằng, hòan tòan không công bằng. Người thứ nhất bảo người thứ hai là một kẻ nói dối ngay cả trước khi người thứ hai mở miệng, thì người này còn hy vọng gì nữa?...
-Đúng ! Tôi phấn khởi kêu to . Đúng một trăm phần trăm. Người thứ nhất đã “ bỏ thuốc độc vào giếng” trước khi mọi người uống nước giếng. Anh ta đã hãm hại đối phương trước khi người này bắt đầu…Polie ! Anh rất tự hào về em..
-Ồ ! Cô lẩm bẩm, mặt đỏ lên vì sung sướng.
- Em thân mến, em thấy không, có gì là khó đâu. Em chỉ cần tập trung suy nghĩ thôi.. suy nghĩ, nghiên cứu, đánh giá. Bây giờ ta ôn lại tất cả những gì đã học nhé.
-Anh cứ hỏi đi. Polie khẽ vung bàn tay, bình tĩnh nói
Phấn khởi vì thấy Polie cũng không phải là ngu đần gì, tôi kiên nhẫn nhắc lại tất cả những điều đã giảng giải, Tôi nêu lên nhiều thí dụ, chỉ ra những chỗ sai, ra sức phân tích không biết mệt, cứ như là đào hầm vậy. Tôi không biết lúc nào thì ra tới ánh sáng, mà liệu có ra được tới ánh sáng không đây. Nhưng tôi kiên trì đào, bới, cuốc, cào… Và cuối cùng, tôi đã thành công. Tôi đã thấy hé ra một ánh sáng, rồi ánh sáng đó lớn dần và mặt trời ùa vào, mọi thứ đều sáng rực.
Mất năm tối cả thảy… nhưng thật là bỏ công. Tôi đã biến Polie thành một người tinh thông logic. Tôi đã dạy cho cô biết suy nghĩ. Công việc của tôi đã xong, cuối cùng cô đã xứng đáng với tôi. Đúng là một người vợ thích hợp cho tôi, xứng đáng với nhà cao cửa rộng mà tôi sẽ có sau này, một người mẹ thích hợp với những đứa con thông minh, xinh đẹp của tôi.
Đừng nghĩ rằng tôi không yêu nàng. Trái lại, cũng như người thợ tạc tượng yêu chính bức tượng phụ nữ hòan hảo mà mình tạo ra, tôi yêu người con gái mà tôi đã đào tạo nên. Tôi quyết định ngỏ cho cô ta biết tình cảm của tôi vào buổi gặp sắp tời. Đã đến lúc phải biến chất mối quan hệ của chúng tôi, từ tính chất kinh điển sang tính chất lãng mạn.
-Polie ! Tôi nói, khi chúng tôi ngồi dưới cây sồi- Tối nay, chúng ta sẽ không nói đến những phép ngụy biện nữa.
-Ồ ! Nàng nói có vẻ thất vọng.
-Em thân yêu , tôi cố mỉm cười với nàng. Chúng ta đã ngồi với nhau năm tối rồi, năm tối rất tốt đẹp, rõ ràng là chúng ta rất hợp với nhau.
-Khái quát hóa vội vã, Polie nhắc lại. Làm sao anh có thể nói được là chúng ta rất hợp nhau trên cơ sở có năm cuộc gặp gỡ thôi?
Tôi tặc lưỡi thú vị. Cô bé học thuộc bài quá.
-Em ạ ! Tôi vuốt ve bàn tay nàng một cách khoan dung. Năm lần gặp nhau là quá đủ rồi. Xét cho cùng, em chẳng cần ăn hết một cái bánh kem mới biết là bánh ngon.
-Lọai suy sai – Polie nói ngay. Em không phải là một cái bánh kem, em là một cô gái.
Tôi tặc lưỡi, lần này kém phần thú vị hơn. Có lẽ cô bé học bài thuộc quá mức cần thiết. Tôi quyết định đổi chiến thuật. Rõ ràng phương pháp tốt nhất là tỏ tình một cách đơn giản, mạnh mẽ, trực tiếp. Tôi ngừng một lát trong khi khối óc đồ sộ của tôi lựa chọn những lời lẽ thích đáng. Rồi tôi bắt đầu:
_ Polie ! anh yêu em. Em là tất cả vũ trụ đối với anh, là mặt trăng , là những ngôi sao, những chòm tinh tú trong không gian. Em thân yêu, em hãy nói là em sẽ sống suốt đời với anh, vì nếu không, thì với anh cuộc đời chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Anh sẽ khô héo, tàn tạ. Anh sẽ không ăn, không uống, không ngủ, đi lang thang trên mặt đất này như một bóng ma âu sầu, thui thủi…
Tôi khoanh tay lại… Chắc là phải ăn tiền rồi
_Lấy thương hại làm mủi lòng – Polie nói.
Tôi nghiến răng ken két. Tôi không phải là anh chàng tạc tượng nữa, tôi là Frankenstein và con quỷ đang bóp cổ tôi. Tôi cuống cuồng đẩy lùi làn sóng hỏang hốt đang tràn lên trong lòng. Bằng bất cứ giá nào cũng phải bình tĩnh. Tôi gượng cười:
-Ồ ! Polie. Em thuộc bài quá nhỉ.
-Đúng thế ! Polie gật mạnh đầu
-Thế ai dạy em?
- Anh chớ ai nữa
- Đúng ! Vậy là em cũng nợ anh một cái gì đó, phải không em. Nếu không có anh, em chẳng bao giờ biết gì về ngụy biện
-Giả thuyết trái với thực tế - Polie lại nói ngay. Tôi quệt mồ hôi trán. “ Polie !” giọng tôi khàn khàn “ Em không nên hiểu những cái đó máy móc quá. Anh muốn nói đó chỉ là những chuyện ở trường học thôi. Em cũng biết đấy, chuyện sách vở ấy mà, nào có ăn nhằm gì với đời sống thực tế đâu !”
-Lại đơn giản hóa rồi – Polie vừa nói vừa vui vẻ trỏ vào mặt tôi
Tôi không nhịn được nữa, vùng đứng lên, rống như một con bò
-Thế em có bằng lòng lấy anh không thì bảo ?
- Không . Cô đáp
-Tại sao ?
- Vì chiều hôm nay em đã hứa hôn với Pete Below rồi mà.


(sưu tầm)
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Sat Jul 19, 2014 2:35 pm    Tiêu đề: Con vẹt láo xược

Con vẹt láo xược


Chủ cửa hàng giới thiệu với khách: "Đây là con vẹt rất thông minh và lịch sự. Mỗi khi ông ném hạt dẻ cho nó ăn, ông sẽ nhận được một lời "cảm ơn" của nó".
Ông khách hồ hởi mua con vẹt nhưng lập tức đem trả vào ngày hôm sau với vẻ tức giận:

- Anh bảo cái của nợ này là lịch sự á?

- Sao thế ông?

- Tôi ném cho nó ăn như anh bảo... Rồi nó gào lên: "Lão bị mù à?"

- Làm sao có chuyện đó được? - chủ cửa hàng há hốc mồm.

- Thì tôi ném trúng đầu nó.

(sưu tầm)
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Mon Jul 21, 2014 10:32 am    Tiêu đề: MÁ VỢ Ở RỂ

MÁ VỢ Ở RỂ



Trần Cẩm Tú



Hôm nay xếp va ly đi thăm con tuần tới, tui vui khi nghĩ đến lúc gặp mặt hai thằng cháu ngoại nhưng lòng lại vương vấn buồn, nỗi buồn thời đại có mình trong đó. Không biết gọi ai để ngỏ lòng. Thôi đành ngồi gõ máy để than thở với tất cả mọi người, với hy vọng tìm được người cùng cảnh ngộ kết bạn tri kỷ trong quãng đời còn lại.

Tui kể chuyện thật đấy, tui mà nói xạo thì sẽ bị trời đầy phạt sống hoài không chết.

Nói cho cùng tui có nỗi buồn ngày hôm nay là vì “ Trăm đường là lỗi của tui “ tui đã tài khôn dại dột làm cách mạng chống lại má tui. Đối với hai đứa con gái tui, tui đã làm ngược lại hết những điều má tui đã làm với tui.

Ba cái chuyện lặt vặt là chuyện nhỏ, tui chỉ kể ra đây ba mục tiêu tranh đấu căn bản của tui thôi.


Điều lệ thứ nhất : Nam nữ bình đẳng.

Má tui sanh ra một lô bẩy thị mẹt mà vẫn không ngừng sản xuất nhi đồng vì muốn có một đấng con trai nối dõi tông đường. Thời gian đầu từ Bắc vô Nam, làm gì có tiền mà mướn vú em với lương công chức của ba tui. Má tui phải xông pha buôn bán để kiếm tiền phụ mà cuộc sống cũng vẫn phải tằn tiện, đầu tháng ăn ngon cuối tháng ăn sẻn.

Mỗi lần thấy mình sắp có em tui chẳng vui chút nào, phải bế em oằn cả lưng vui nỗi gì. Trời thương má tui đến lần thứ tám thì má tui có cục cưng chào đời. Nhưng để chắc ăn, má tui vẫn tiếp tục cho thêm hai thằng em nữa góp mặt với đời.

May quá sau đó má tui ngưng việc sản xuất vì thêm một thằng nữa có Tứ Quý nhưng lại bị lẻ không được tròn một tá. Muốn có một tá tròn thì lại sợ có Ngũ Quỷ. Xin cám ơn Trời Phật đã cho sự khôn ngoan sáng suốt đến với má tui.

Ba má tui vui, nhưng tui là người lãnh đủ. Tụi nó ba thằng, vai em nhưng là cha, là ông nội của tui. Thua tui cả hơn chục tuổi, nhưng tui phải chiều chuông nịnh nọt tụi nó để tụi nó không óe cái miệng lên làm má tui lại cao giọng la tui “ Không biết thương em “.

Theo thời gian ba má tui có thể mướn người giúp việc nhưng kiếm được người đâu có dễ. Nhưng may quá các thị mẹt em cũng từ từ lớn lên, tui hân hoan bàn giao việc lo ba thằng ông nội cho các nàng. Phái yếu nhưng số đông, và các thị mẹt em khôn lỏi hơn tui nhiều, nên việc nhà trước sau êm đềm.

Thỉnh thoảng tui cũng thấy ba thằng bị các thị mẹt cho ăn cốc vào đầu, bị kéo lỗ tai xệ xuống, hay bị vài cái tát vào miệng, nhưng tui không can thiệp, vì cùng là người nhà cả mà, biết bênh ai bỏ ai cho đành. Cảnh bạo động này chỉ xẩy ra trong bóng tối, xa đôi mắt sáng chói của má tui. Các thị mẹt đủ khôn không để lại dấu tích và luôn luôn có lời hăm dọa ba thằng đi kèm nên các nàng không bị má tui cao giọng trách móc “Không biết thương em“

Chỉ khi nào ba thằng bị người ngoài ăn hiếp tui mới can thiệp, ra mặt đấu võ mồm, hăm dọa, cùng lắm mới ra vài chiêu quyền cước… các đấng mày râu người ngoài loi choi này đều xếp ve, vỗ tay hứa hẹn với tui sẽ sống chung hòa bình với ba thằng ông nội của tui.


Điều lệ thứ hai : Áp dụng luật lao động cho con nít dưới 18 tuổi.

Hãng xưởng của nước văn minh mà mướn con nít dưới 18 tuổi làm việc là bị tố cáo rất nghiêm trọng, bị phạt bị đóng cửa. Má tui đã phạm luật  lạm dụng tui. Tui mới 5 tuổi ranh vừa chơi vừa phải dòm chừng em. Thời gian má tui làm sai pháp luật kéo dài mười mấy năm mà chung quanh không một ai đứng ra tố cáo vì nhà nào cũng coi luật pháp như pha, đồng lòng coi đó là chuyện kinh thiên địa nghĩa. Chính phủ của nước nghèo lạc hậu cũng vậy, coi là chuyện nhỏ, không can thiệp.

Với lý do con gái phải vào khuôn phép công dung ngôn hạnh má tui đã tận tình hành hạ bẩy thị mẹt tui đến nơi đến chốn, trong khi ba đấng mày râu chỉ có ăn ngủ chơi, việc nhà không hề đụng đến chân tay.

Sau này khi đến nhà con trai chơi thấy các chàng vui vẻ rửa chén, còng lưng đẩy máy hút bụi, nghe con dâu luôn miệng kêu “ Anh ơi làm cho em cái này “ má tui miệng thì khen các chàng giỏi, không bị huấn luyện từ thủa còn thơ, mà  việc nhà sao khéo đảm đang thế. Nhưng về nhà thì cứ than ngắn thở dài cho các thằng con bị đì của mình “ Đúng là trời đất đảo lộn tùng phèo, văn minh nước Mỹ có khác, có đàn ông làm công việc nhà, ngộ thật ta “.  Tui nhìn má tui buồn mà cười thầm “ Mấy đấng mày râu của má bị quả báo nhãn tiền rồi, má cũng có góp phần tội lỗi trong đó “.


Điều lệ thứ ba : Tự do tranh luận với cha mẹ

Suốt cả cuộc đời tui, tui luôn luôn phải nghe lời má tui. Má tui sai rành rành mà tui vẫn không bao giờ dám cãi, luôn luôn  phải làm theo ý của má tui. Bây giờ má tui tuyên bố bà là người thức thời theo kịp tiến hóa của thời đại, nhưng má tui chỉ văn minh với con dâu thôi, với con gái thì vẫn nệ cổ như xưa, người xưa đã nói giang sơn dễ đổi bản tính không rời mà. Tui vẫn tiếp tục không cãi lại không phải vì sợ má tui như ngày xưa còn bé mà vì tội nghiệp má tui… sợ má tui buồn bị mất Power.

Tai hại nhất là có những bà mẹ độc đoán ép duyên con lấy nhầm thằng chồng vũ phu, bị đục lên đục xuống, con chỉ biết than cho số phận mình hẩm hiu, nếu dại dột trách mẹ có khi còn bị mẹ chửi tại vì mình làm sao mới bị chồng đánh chứ bộ.

Phải diệt hết cái xấu của chế độ phong kiến, đời con cháu mới khá lên được, tui đã trào sôi máu huyết nghĩ như thế đấy.

Kết quả cuộc cách mạng của tui, được vài điều tốt…

Về nam nữ bình đẳng, nhờ nguyên tắc này tui không để ông xã tui ngồi lên đầu tui, tui không chịu cảnh chồng chúa vợ tôi. Xã không được như ba tui, tức là việc nhà không đụng đến. Cái bếp cũng của xã chút chút, đời thêm hương hoa tươi lên một chút cho phái chân yếu tay mềm của tui.

Tui và xã thuộc loại không chịu cực, nên sau khi cho ra đời 2 đứa con gái tụi tui đều một lòng nhất quyết ca  “Thôi… thôi … xin thôi”,  cần gì thằng đực rựa cho mệt “Ta chẳng cần ai nhang khói đâu”.  Xã còn hăng hái đứng dậy nghiêm trọng nhịp chân hát “Thôi… thôi… vợ anh hừng đông không cầy bừa … chồng em hừng đông không cầy bừa… chúng ta cùng nhau không cầy bừa …”.

Kinh nghiệm từ đông qua tây con gái sau này đều gần với mẹ nhiều hơn con dâu. Má tui đó quanh năm nói với con dâu được mấy câu ? Nói ít để tránh tiếng mẹ chồng nàng dâu và cũng vì sợ thằng con trai mình giận, phá hạnh phúc gia đình nó.

Và nhờ chỉ có hai đứa con nên tui  ít tốn tiền nuôi con, sống ở xứ Mỹ tiền nuôi một đứa con là cả một gia tài. Ngoài ra tui không phải có con dâu của thời đại này, khỏi mất công lấy lòng nó để xin nuôi cháu nội. Vừa làm mẹ vợ lại làm mẹ chồng nữa thì đời có gì vui!

Về không lạm dụng sức lao động của trẻ em, nhờ điều này các con tui được hưởng một thời gian dài ở nhà với mẹ sống như công chúa. Kẻ hầu người hạ là mẹ đây cung cúc nhiệt tình chăm sóc, không một câu phàn nàn oán than. Tui cứ nghĩ đời là bể khổ, con mình được sướng ngày nào thì cứ để cho tụi nó hưởng ngày đó. Nên tui rất sung sướng hầu con, không để con cắt cả quả chanh, tui làm tuốt luôn.

Về tự do được cãi lại, nhờ đó các con tui coi cha mẹ như bạn bè, chuyện lớn chuyện nhỏ đều kể hết. Không bị mang nỗi ấm ức trong lòng như tui hồi nhỏ. Không nhút nhát trong việc bộc lộ ý nghĩ của mình và không sợ làm mất lòng người ta. Đó là nguồn gốc của tâm lý nô lệ ! Các con tui luôn luôn yêu đời, mạnh dạn tự tin.

Nhưng than ôi những đìều xấu hại thật là không ít, cứ như chủ nghĩa cộng sản lộ bộ mặt thật.

Không có con trai thì con rể như con trai được không nhỉ ? Coi bộ ít người có đủ phước đó. Rể VN thì nói tiếng VN ngọng, rể ngoại quốc thì phải nói tiếng Anh… không đủ điều kiện ắt có và đủ để tâm tình hiểu nhau mà thương nhau.

Con rể khác máu tanh lòng, rể xứ Mỹ lại có tập quán không thích mẹ vợ nữa mới chết chứ. Mỹ lúc nào cũng đem mẹ vợ ra riễu đấy thôi.

Không có con trai nên xã của tôi phải hùng hục cắt cỏ, thay nhớt xe cho xã và hai cô con gái, không có thằng bé con đứng gần để xã sai vặt …mọi việc nặng trong nhà… xã phải cáng đáng mình ên.

Để con sống sướng như công chúa nên các nàng không biết và không  thích việc bếp nước, cũng khổ cho các anh con rể. Nghiệp của các rể tui quá nặng. Các chàng trai xứ Mỹ nhờ văn minh hay cũng vì Nghiệp nặng mà ôm ông bà Táo vào người ?

Cả nhà tụi nó trong tuần ăn uống qua loa, ăn để sống mà. Cuối tuần cơm hàng cháo chợ chẳng sợ bệnh tật, sống lâu trái đất thiếu chỗ ở thì sao!

Con cái coi bố mẹ như bạn bè nên thoải mái cãi lại, dù là có hỏi ý kiến đấy. Lâu lâu làm theo lời cố vấn của tui, kết quả tốt thì không ghi công, kết quả xấu thì đổ thừa tại con nghe lời mẹ xúi dại mới ra nông nỗi này.

Nhờ vậy theo thời gian tui tu theo lời Phật dạy được tiến bộ… càng ngày càng ít nói, ít ý kiến ý cọ. …buồn trong lòng tự an ủi mọi sự cứ để tự nhiên theo Nghiệp Số con người.

Ôi buồn làm gì nhỉ, ngày xưa các bà nội, mẹ chồng có uy quyền nay bị mất quyền mới than trời oán đất chứ. … Có ai nói đến quyền uy của mẹ vợ hay bà ngoại đâu nhỉ? Có đâu mà mất để buồn.

Nhưng, đời luôn thử thách, lâu lâu tui phải qua giúp con gái trông cháu ngoại, ít thì vài tuần, lâu thì một hai tháng, nên mới có chuyện tui, má vợ đi ở rể.

Ngày xưa các cụ hay nói về tình trạng các chàng ở rể như chó nằm gầm giuờng. Còn tui cũng chẳng khác gì lắm. Muốn cho vui vẻ cả nhà, nguyên tắc số một tui học được qua kinh nghiệm là dù thích hay không phải theo ý chàng rể. Rể là thượng đế, có ngoa không đây?

Rể không thích người lạ vào nhà nên không chịu mướn người dọn dẹp. Bước chân vào nhà, mọi thứ lộn xộn lung tung. Vào bếp thì sờ đâu nhớp đó. Cái bếp của đàn ông làm sao mà ngăn nắp sạch sẽ được bằng của đàn bà.

Hì hục lau chùi, nhưng đồ để đâu thì phải để đó, không được thay đổi vị trí hay vứt đi nếu không muốn bị rể sau đó hỏi “Mẹ ơi, cái chảo mẹ để đâu rồi“ hay là “Ly sữa của con đâu rồi“. Thiệt tình cái thằng ông nội này, lười quá đi, sao không chịu tìm, cái ngăn tủ chình ình ngay đó mà còn hỏi, ngăn  kia hết chỗ để rồi mới cất qua ngăn này thôi mà, ly sữa chua lè vậy còn giữ để làm mắm à ?

Thùng rác có đầy tràn cũng mặc kệ ngó lơ nếu không muốn tự mình đi đổ. Thùng rác đầy nặng thế mồ khiêng trặc xương sống nằm liệt luôn thì tan nát đời ta, ai mà ngu vậy?

Nghe con tui  kể chuyện rể không thích gọi mẹ rể, nhờ đến giúp vì rể không thích mẹ rể hơi một tí sai làm điều này điều nọ “ Đi đổ rác đi, rác đầy rồi đó “ hay “ Hết nước uống rồi đi mua đi “

Một bà sui thông cảm chia sẻ nỗi niềm của tui “ Tui là má của thẳng, lúc bực thì la nó, khi giận thì bỏ nhà nó ra đi, nhưng muốn dìa là dìa ngay được, còn chị sui... ừm ừm...thì coi bộ  khó đấy “

Bà khác thì thật thà tâm sự “ Tui thương thằng con và cháu tui lắm, nên không dám làm mất lòng con gái chị đâu, lôi thôi là tui mất con mất cháu “

Ôi thương thay các bà mẹ của thời đại này, bông hồng tặng mẹ là bông hồng héo rụi tàn phai sắc màu.

Tội nghiệp con, muốn cho con được “ Sống để mà ăn “ tui cũng chịu khó nấu ăn. Lâu lâu mới được rể khen ngon, còn phần nhiều rể thật thà tuyên bố không thích cái này cái nọ, như giò ốc thì rể không thích mùi xả. Rể làm như rể mới là đầu bếp thứ thiệt chánh hiệu con nai vàng có cầu chứng không bằng. Tui bực nghĩ thầm “ Chê, không ăn thì thôi, ta đâu cần mi ăn, chồng, con, cháu ta thích là được rồi  “.

Con gái tui khen rể nấu ăn ngon, tui chẳng trách gì, nhưng tức nhất là xã cũng nhiệt tình giơ tay xin thêm tô nữa để rể vui lòng. Thì thầm hỏi xã “ Ngon thật à, sao ăn nhiều thế !” Xã cười gượng “ Ăn ít, đói sớm thì sao? Thế đấy “

Rể chỉ rửa chén chứ không thích rửa nồi nhất là nồi lớn, có tui là rể thoải mái để dành nồi cho tui, cho tui đánh vật với nồi chơi.

Rể thương con đấy nhưng muốn con tự lập tự làm lấy mọi thứ. Có lẽ rể thấy hậu quả tai hại của lối sống công chúa của vợ rể do tui gây ra. Cũng lỗi tại rể trước khi cưới đã khoe tài nấu ăn khi con tui thỏ thẻ không rành việc bếp nước. Rể không bằng lòng cho tui đút ăn thằng cháu ba tuổi. Muốn thằng bé ăn nhiều, tui phải đưa thằng bé vào phòng để lén lút đút cho nó ăn. Tui tức tui ghê, sao mình phải hèn với thằng con rể quá vậy.

Lại gặp thằng bé hay hỏi Why, nó nói sao hôm qua bà đút con, hôm nay sao bà bắt con ăn một mình. Why, Why cái gì, tại thằng bố mày đang dòm bà kìa.

Thằng bé gắt ngủ cứ khóc kêu “ Muốn bế “  thằng bé khóc lạc cả giọng, tui sốt ruột cũng không dám chạy lên lầu bế nó xuống. Rể không la, không hét cứ từ từ nói “ Xuống đây “ cũng không chạy lên bế con. Cuối cùng thằng bé phải chịu thua, rể nhìn tui cười đắc thắng. Tưởng hay lắm à, thứ vô lương tâm, tội nghiệp cháu quá.

Nói với rể những thứ đồ ăn của China độc hại như hột chân trâu… rể nhìn tui ánh mắt riễu cợt ra cái điều “ Mẹ ngây thơ cụ quá, cái gì Internet nói mẹ cũng tin hết “  Đi phố rể thoải mái mua mấy ly trà sữa chân trâu cho mọi người. Vợ chàng, con chàng ngay cả xã tui cũng tận tình ăn hết. Chỉ có tui không uống, trơ mắt nhìn mọi người thưởng thức món ngon độc hại vào người. Con gái còn trêu chọc “ Coi chừng mọi người chết hết mẹ sống có một mình“

Tui càu nhàu với xã, xã chẳng an ủi lại còn lên giọng cải tạo “Ai kêu bà lau chùi rồi than mệt, bà lau chùi sạch được bao lâu. Ở nhà nó thì phải theo nó là đúng rồi. Bà có muốn khách đến nhà bà bắt bà phải theo ý họ không?  không thích thì không đến nữa. Con nó ăn ít kệ nó, bộ nó thương con nó ít hơn bà sao “.

Chán không, chồng con sao chẳng hiểu tấm lòng của tui hết nè, tui có ăn trầu đâu mà cứ làm như tui là bà già trầu vậy.

Hỡi ôi thương hai thằng cháu quá, nghe tụi nó kêu, chưa bao giờ tui biết nói chữ “No”, hớn hở xếp va ly đi ngay dù biết là chân tay sẽ rã rời. Ôi, cái tâm lẩn quẩn!



Trần Cẩm Tú
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Sun Aug 17, 2014 2:12 pm    Tiêu đề: TUỔI GIÀ NÊN NGHE AI ?

TUỔI GIÀ NÊN NGHE AI ?


Theo kinh nghiệm của người Trung Quốc:


* Lâm Bưu : chỉ hút thuốc, không rượu, thọ 63 tuổi.

* Chu ing Gum: không hút thuốc, chỉ uống rượu, thọ 73 tuổi.

* George Burns: hút thuốc và uống rượu, thọ 101 tuổi.

* Pham Duy: hút thuốc, uống rượu, cờ bạc, có vợ nhỏ, thọ 93 tuổi.

* Thống chế Trương Học Lương: hút thuốc, uống rượu, bài bạc, có vợ nhỏ, thọ 103 tuổi.

* Đồng chí Lôi Phong: không hút thuốc, không rượu, không đánh bài, bạn gái còn chưa có, thọ 23 tuổi.



Không biết qúy Cụ như thế nào chứ tôi thì sẽ... nghe theo lời bà Vivianne.


TUỔI GIÀ NÊN NGHE AI?



Cả mấy chục năm nay mỗi lần được tin bạn bè năm châu gọi điện thoại đến, tôi chỉ nghe câu hỏi về sức khoẻ. Đại để, hồi này anh có mạnh khoẻ không? Gia đình con cháu thế nào? Với tuổi già của anh càng nên đi bộ cho thật nhiều. Mỗi ngày phải đi bộ khoảng chừng 2,3 tiếng, càng đi bộ thì sức khoẻ càng nhiều và dỉ nhiên là tuổi thọ càng kéo dài ra.



Trong tháng gần đây, vợ tôi cũng khuyên tôi nên đi bộ và bà lấy ví dụ cậu Lộc gia đình tôi mà làm bằng. Hằng ngày cậu Lộc của chúng tôi đi bộ cả 5,6 tiếng đồng hồ. Chế độ ăn uống cậu cũng kiêng cử đúng mức. Ít ăn cơm. Ít ăn thịt mỡ. Không uống côca. Không ăn đường. Không uống rượu. Cậu lại có tài biến chế nhiều loại bánh bằng bột năng và bằng sữa đậu nành rất tài tình. Thấy thân hình cậu rất chắc chắn, đỏ da thắm thịt nhiều và đoán chừng cậu có đủ sức để tìm thêm bồ nhí.
Cậu Lộc vừa ra đi quên mang va li tuần trước vì nhồi máu cơ tim, cậu huởng thọ 49 tuổi.



Tôi định nghe lời khuyên của vợ là ăn ít thịt, uống ít rượu, đi bộ nhiều v.v. Nhưng sáng nay tôi vừa mới nhận được một e-mail của Dr Vivianne, giáo sư môn Siêu Hình Học ở đại học Johns Hopkins tại Dallas, Texas chứng minh về sức khoẻ như dưới đây và ý tôi muốn gửi đến độc giả, những vị cao niên muốn kéo thêm đời sống dài ra. Biết đâu cũng là việc làm phúc để có đức dành lại cho con cháu.

Thư bà Vivianne viết như sau:



1. Nếu quả thật đi bộ và đi xe đạp tốt cho sức khoẻ thì người đưa thơ chắc sẽ bất tử.

2. Con cá Voi lội trong nước cả ngày, chỉ ăn tép và vi sinh vật và uống nước mặn. Thế mà ngày càng cứ béo tròn trùng trục thêm.

3. Con thỏ chạy và nhảy cả ngày cả đêm thế mà chỉ sống được 10 năm.

4. Con rùa nằm ì một chổ, chẳng làm gì mà sống đến cả 450 năm


Nay lại nghe bạn khuyên tôi nên luyện tập thể thao.


Thiệt chẳng biết nghe ai ???

Tôi là người tuổi già đã hưu trí.


Xin hãy để yên cho tôi...nhờ...!!!

Xin Đa Tạ.


 

(Vô Danh)
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Chuyển đến trang 1, 2  Trang kế
Trang 1 trong tổng số 2 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân