TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Vu Lan Báo Hiếu
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Vu Lan Báo Hiếu

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoảnh Khắc Cuộc Sống
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
LAM HUONG



Ngày tham gia: 04 Jul 2012
Số bài: 430

Bài gửiGửi: Mon Aug 12, 2013 8:39 pm    Tiêu đề: Vu Lan Báo Hiếu


Kiều Mỹ Duyên

Phúc đức cho người nào còn mẹ, mỗi lần ra đường gặp các cụ lớn tuổi có con cháu đi bên cạnh, con cháu dìu các cụ vừa đi vừa nói chuyện líu lo, một gia đình ấm cúng, nhiều thế hệ gồm người già người trẻ.

Ở miền Nam Cali có 400,000 người Việt Nam, 40,000 người ở trong viện dưỡng lão, chỉ có một số nhỏ người già còn khỏe mạnh ở với con cháu hoặc ở nhà một mình.

Hãy một lần vào thăm viện dưỡng lão, chỉ một lần thôi, quý đồng hương sẽ xúc động về cảnh của người già, ở viện dưỡng lão người già không cần gì hết, chỉ cần tình thương, chỉ cần có sự thăm hỏi ân cần của đồng hương. Ăn nhiều không được, có nhiều đường không được, thức ăn có mỡ không được, nhiều thứ không được lắm.

Mỗi lần vào viện dưỡng lão, tôi đem theo nhiều báo, tuần báo, nhật báo, sách, nhạc ; từ ở cửa bước vào, người đứng, người ngồi xe lăn, các cụ gặp tôi cũng vui vui, tôi tặng báo từng cụ. Một hôm có một cụ nắm tay tôi, tôi biết rõ cụ này là thân mẫu của một người hay làm việc thiện, vì tôi đã từng gặp cụ ở công viên Garden Grove, cụ thường đem quà cho trẻ em học giỏi và thi tiếng Việt thắng giải thưởng. Con của cụ là nhạc sĩ, cụ có con dâu, con của cụ thường vào buổi chiều dìu cụ đi trong hành lang, có lần cụ nắm tay tôi và nói:

- Chị ơi, chị đừng bỏ em nghe chị.

Tôi biết cụ mất trí nhớ, bàn tay của cụ nhỏ nhắn, mềm mại, tôi gật đầu và cười với cụ:

- Không, không tôi không bỏ cụ, tôi vào thăm cụ đây mà.

Mắt cụ lờ đờ, cứ ngồi trên xe lăn, gần cửa ra vào, chiều nào cũng vậy, tôi biết cụ đợi con trai và con dâu. Mới ngày nào cụ mang từng thùng quà từ công viên vào nơi tổ chức lễ Trung Thu, bây giờ cụ bệnh, cụ không còn trí nhớ, không ai có thể tưởng tượng được cái gì xảy ra cho các cụ già trước đây vài ba năm và sau này sẽ tới mỗi người già cũng thế.

Tôi nói:

- Tôi thương cụ lắm.

Tôi không còn mẹ. Ngày xưa mẹ tôi còn sinh tiền, chiều nào mẹ tôi cũng ngồi trước bàn thờ Phật đọc kinh lần tràng hạt. Mẹ tôi cầu nguyện sự bình yên cho nhiều người, trong đó có chị em của chúng tôi. Và bây giờ thì mẹ tôi đi xa rồi, mẹ tôi không còn những mỗi lần gặp các cụ tôi nhớ đến mẹ tôi.

Một buổi chiều tôi đến thăm chùa Huệ Quang, tôi gặp thầy Minh Mẫn, thầy giới thiệu tôi với các sư cô và thầy nói:

- Chị giống mẹ chị quá, giống y hệt.

Tôi nói:

- Con cám ơn thầy, mẹ con qua đời thầy tụng kinh.

Tôi nhớ ơn nhiều thầy, nhiều sư cô, nhiều bằng hữu tụng kinh cho mẹ tôi. Ngày mẹ tôi nằm ở nhà quàng rất nhiều người đến hàng ngày đọc kinh, các thầy hầu hết các chùa ở quận Cam, quận Los Angeles, mục sư Nguyễn Xuân Bảo cùng một phái đoàn của nhà thờ đến đọc kinh cho mẹ tôi, linh mục Hòa Thượng Mẫn Giác ở Los Angeles cũng đến, và nhiều người lắm.

Bây giờ tôi không còn mẹ, mỗi lần ra phố nhìn những người bằng tuổi tôi còn mẹ, tôi mơ ước, mơ ước không bao giờ thực hiện được bởi vì mẹ tôi đã đi xa rồi.

Tôi đọc Bông Hồng Cài Áo của thầy Nhất Hạnh, đọc hoài đọc mãi không bao giờ chán, và nghe bài Bông Hồng Cài Áo của một số ca sĩ nỉ non tôi xúc động vô cùng.

Hỡi những người còn mẹ, hãy trân quý những gì mình có, không ai thương con bằng cha mẹ, cha mẹ có thể hy sinh tất cả vì con. Không ai chăm sóc con bằng cha mẹ, chỉ có cha mẹ mang mạng sống của mình để bảo vệ cho con trên đường vượt biên bằng ghe, bằng đường bộ, v.v...

Những bài thơ về mẹ, những bản nhạc về mẹ, những vở kịch về mẹ và những bài viết ca ngợi tình mẫu tử vẫn còn ở đây, và ngàn năm nữa vẫn còn ở nhân gian, không ai mà không thương mẹ.

Tôi thương mẹ tôi, nhưng khi mẹ tôi còn sinh tiền, tôi lại bận rộn suốt ngày. Ngày chúa nhật mẹ tôi thường nấu thức ăn chay rồi bảo em gái tôi đem đến cho tôi ở văn phòng. Mẹ tôi ngồi lại để nhìn thấy tôi ăn xong mẹ tôi mới về, sợ rằng tôi không chịu ăn, thức ăn sẽ nguội. Bây giờ mẹ tôi không còn, nhưng thức ăn chay ngon ngày nào từ tay mẹ tôi làm không còn nữa, tôi lại thèm thức ăn của mẹ tôi nấu. Than ôi ....

Là con của Phật, không biết quý đồng hương tự hỏi với chính mình:

- Lễ Vu Lan này mình làm gì ? Ngoài việc đi chùa cầu nguyện cho ông bà cha mình được bình yên nếu may mắn cha mẹ còn sinh tiền , cầu cho cha mẹ ông bà của mình được siêu thoát, an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng, và mình làm việc gì khác ?

Chùa Bảo Quang tổ chức cho cơm cho người không nhà ở thành phố Santa Ana mỗi tuần vào trưa ngày thứ ba. Quý vị tham gia, quý vị sẽ gặp những người không nhà ở công viên, ở đường phố, đa số là người bệnh, người nghèo, họ ăn cơm vui vẻ, hồn nhiên, nói cười như Niết Bàn ở hạ giới, không buồn phiền vì họ ban ngày đi lang thang, tối thì màn trời chiếu đất làm nhà, có người thì đi vào những nơi trú ẩn qua đêm của các cơ sở từ thiện. Hãy ngồi nói chuyện với họ, quý vị sẽ cảm nhận được rằng người tị nạn Việt Nam may mắn hơn họ nhiều, hạnh phúc trong việc giúp người, hạnh phúc khi thấy mình được có mái nhà êm ấm, hạnh phúc vì xung quanh chúng ta có nhiều người khỏe mạnh, quan tâm đến chúng ta.

Tập thể dục thể thao để tâm thần minh mẫn, để trí tuệ sáng suốt, sống vui vẻ với những người xung quanh. Cuộc sống này quá u buồn phiền cho nên ai cũng thích tiếng cười vui vẻ, thoải mái, giàu nghèo sang hèn cũng một ngày hai bữa cơm.

Mùa Vu Lan, chữ hiếu là quan trọng nhất, làm con mà không thương ông bà cha mẹ thì sống trên đời này để làm gì ? Không có ông bà cha mẹ thì làm gì có chúng ta ? Tuổi trẻ nhìn về tương lai, tuổi già sống vui ở hiện tại ngày nào hay ngày đó. Hàng ngày tôi nhận được tin những người quen ra đi, tuần nào cũng có, có những đám ma rất lớn, những tràng hoa thật đẹp, lúc còn sống ở trong viện dưỡng lão nhà thương không ai thăm ?

Tôi chỉ mong mọi người sống được vui vẻ, sống với nụ cười trên môi, rồi sau đó sẽ ra sao không cần biết ?
Tôi rất quan tâm đến người già, người bệnh, người cô đơn. Trong cuộc sống này có ai không già ? Rồi chúng ta cũng sẽ ra đi, nhưng hãy sống vui, hãy làm những việc nhỏ nhỏ hàng ngày. Cố gắng tối đa để không làm người khác buồn, vì biết đâu mai này ngủ không dậy nữa thì làm sao trả được nợ cho những người mình quen biết ?

Vu Lan với những hình ảnh tuyệt vời của người mẹ, của bà nội, bà ngoại, Vu Lan báo hiếu ? Chúng ta đã làm gì để báo hiếu chưa? Vu Lan, Vu Lan, và lễ Vu Lan, hãy mua những con chim trong lồng để thả, hãy mua những con cá người ta sắp làm thịt để thả ra biển, ra sông, hay làm một chút gì nhỏ nhỏ cho những con vật đáng thương sắp vào bụng người khác, hãy cho những bữa ăn cho người không nhà ở vất vưởng trong các công viên, đường phố, v.v...

Lễ Vu Lan để một chút thì giờ vào viện dưỡng lão, vào nhà thương thăm những người không quen hay đã quen , kể vài câu chuyện vui vui cho những người ở cuộc đời này.    

Không ai thương con bằng cha mẹ. Tôi thường khuyên những người trẻ còn bạn trai hay bạn gái cứ đến nhà của bạn mình xem cung cách đối xử của họ với cha mẹ của họ, bạn trai hay bạn gái của mình nếu không thương cha mẹ của họ, không tốt với cha mẹ của họ thì làm sao tốt với người khác ? Đó là cách quan sát rất hữu hiệu về bạn của mình. Thương nhau sống suốt đời với nhau nếu không xem xét kỹ lưỡng sau này hối hận không kịp. Cứ đến nhà thăm cha mẹ của họ vài ba lần, nhất là trong những ngày Tết, ngày lễ. Tìm hiểu một con người không gì khó, chỉ đến nhà của họ thì biết ngay, hay ông bà cha mẹ, anh chị em của họ nói về họ, người nhà nói về nhau, cha mẹ nói về con, anh chị em nói về nhau thì người bên ngoài có thể tìm hiểu thêm về người bạn đời tương lai của mình.

Không có gì phải vội vàng trong việc kết hôn. Nếu người này không tốt với cha mẹ của họ thì tìm người hiếu thảo với cha mẹ của họ mà kết hôn.

Phải có thì giờ mới tìm hiểu được một người có tốt hay không ?

Vu Lan báo hiếu ? Mình hãy tự hỏi, mình đã làm gì cho ông bà, cha mẹ của mình chưa ? Nếu chưa thì bây giờ làm ngay cũng không trễ gì, đừng đợi lúc tuổi già sức yếu muốn làm gì cũng không được.

Lúc nào tôi cũng kêu gọi thương yêu, kêu gọi hiếu thảo với ông bà cha mẹ, hy vọng tiếng kêu tha thiết này cũng sẽ tới tay của một số người chưa quan tâm đến ông bà cha mẹ một cách tích cực.

Mùa Vu Lan sắp về, mong mọi người được tràn ngập yêu thương của ông bà, cha mẹ, anh chị em, người thân, bằng hữu và đồng hương.

Ở đây là xứ sở thanh bình, mong đừng có oán thù, mong đừng có chia rẻ, mọi ngưởi thương yêu nhau, giúp đỡ lẫn nhau.

Xin đừng đợi đến mùa Vu Lan mới nghĩ đến việc báo hiếu với ông bà cha mẹ, mổi ngày chúng ta có thể báo hiếu với ông bà cha mẹ, đi làm về có thể hỏi thăm ông bà cha mẹ khỏe không ? Nếu ân cần niềm nở với người lớn tuổi, ăn uống phải đầy đủ, tập thể dục nhiều để đừng bệnh, mặc áo ấm mùa đông, uống nước nhiều mùa hè, ăn rau, trái cây nhiều hơn ăn thịt, đi chơi về có quà nhỏ nhỏ cho ông bà cha mẹ của mình, đâu cần đắc tiền mới biểu lộ sự hiếu thảo, những gì ông bà cha mẹ thích, kể chuyện vui trên đường du lịch cũng đủ, học giỏi cũng là cách trả hiếu cho cha mẹ, giúp đỡ những người xung quanh, đi ra đường thay những cụ già đi chợ mua những thức ăn, có thể giúp các cụ đem ra xe, v.v..


Tất cả những việc làm nhỏ nhỏ đó cũng là cách trả hiếu cho ông bà cha mẹ của mình.

Hy vọng mùa Vu Lan năm sau còn gặp nhau ở sân chùa, với tiếng cười hiền lành của người lớn tuổi, và với tiếng cười rộn rã của tuổi thơ, mong lắm thay.

Và xin Trời Phật phù hộ cho quý độc giả, quý đồng hương có một mùa lễ Vu Lan đầm ấm với gia đình và người thân.


 
Về Đầu Trang
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Tue Aug 13, 2013 10:08 am    Tiêu đề:

Đến mùa lễ Vu lan báo hiếu là nhiều người ăn chay cả tháng để Cầu an hay cầu siêu lòng tỏ hiếu thảo với cha mẹ làm gương sáng cho anh chị em bạn bè cũng rất tốt. Nhưng cách lo lắng chăm sóc giúp đỡ hằng ngày vẫn tốt hơn .

Cám ơn Lam Hương đã chia sẻ
Về Đầu Trang
YLan



Ngày tham gia: 09 Apr 2013
Số bài: 23

Bài gửiGửi: Mon Aug 19, 2013 9:04 pm    Tiêu đề: Tại sao các vị tu sĩ lại cài bông hồng vàng?


Bông hồng cài áo thực ra là tên một đoạn văn viết về Mẹ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh và cũng là tên một ca khúc do nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ sáng tác trong thập niên 1960, lấy ý từ bài viết trên.



Theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh, bông hoa hồng trong cách nhìn của người Việt là loài hoa thông dụng và dễ thương, được nhiều người yêu thích nhất. Loài hoa này còn mang quy ước biểu hiện của tình yêu thương của loài người. Chính vì thế Thiền sư đã chọn bông hoa hồng làm biểu tượng cho lễ Vu Lan báo hiếu của nhà Phật và viết ấn phẩm “Bông hồng cài áo” vào tháng 8 năm 1962.



Theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh, bông hoa hồng trong cách nhìn của người Việt là loài hoa thông dụng và dễ thương, được nhiều người yêu thích nhất. Loài hoa này còn mang quy ước biểu hiện của tình yêu thương của loài người. Chính vì thế Thiền sư đã chọn bông hoa hồng làm biểu tượng cho lễ Vu Lan báo hiếu của nhà Phật và viết ấn phẩm “Bông hồng cài áo” vào tháng 8 năm 1962.

Và ý nghĩa của việc cài bông hoa hồng, đã được Thiền sư Thích Nhất Hạnh giải thích ngay trong tác phẩm Bông hồng cài áo: “Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng. Người được hoa trắng sẽ thấy xót xa, nhờ thương không quên mẹ, dù đã khuất. Người được hoa màu hồng sẽ thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ, kẻo một mai người khuất núi sẽ khóc than cũng không còn kịp nữa”.

Tuy nhiên, các vị tu sĩ lại cài bông hồng vàng. Tại sao lại vậy?

Các vị tu sĩ đã lìa bỏ đời sống thế tục để sống cuộc sống của người xuất gia. Họ mượn thân tứ đại do cha mẹ sinh ra để “trên cầu giải thoát, dưới cứu độ chúng sinh”. Cứu cánh đạt đến sự giác ngộ là cách báo ân tuyệt diệu nhất vì báo hiếu cho cha mẹ hiện đời và cha mẹ ở nhiều đời khác.

Thay vì cài bông hồng đỏ hoặc trắng để chỉ cho cha mẹ hiện tiền, việc đó rất là đúng, hợp với trời đất nhưng người tu sĩ còn có cha mẹ rộng hơn, lớn hơn, cao cả hơn. Đó là tất cả chúng sinh, vì thế cài bông hồng vàng để tỏ rõ lý tưởng cao quý này.

Theo đạo Phật, màu vàng là màu của giải thoát như Vô thượng phước điền y, màu của Đất. Trên đất, chúng ta có thể dẫm, đạp, cày xới, khạc nhổ hay làm bất cứ gì...đất vẫn trơ trơ, vì đất là sức sống, là nhẫn nhục, cưu mang tất cả, chấp nhận tất cả. Vì coi tất cả chúng sinh là cha mẹ, là quyến thuộc, họ hàng và quan trọng nhất là những vị Phật tuơng lai.

Màu vàng còn là màu của tuệ giác, tượng trưng cho sự buông bỏ, xả ly, không chấp thủ và thành tựu giải thoát.

Do vậy, dù hòa mình trong ngày Vu lan thắng hội nhưng nguời tu sĩ cũng muốn mượn màu sắc của hoa màu vàng để nói lên tinh thần đúng nghĩa của mùa Vu lan là sự giải thoát.


Theo Phật giáo Việt Nam
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoảnh Khắc Cuộc Sống Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân