TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Danh Nhân Tỉnh Nhà (bài 2)
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Danh Nhân Tỉnh Nhà (bài 2)

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Thủ Thỉ Góc Sân Trường
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Fri Jun 07, 2013 5:10 am    Tiêu đề: Danh Nhân Tỉnh Nhà (bài 2)



Danh Nhân Tỉnh Nhà (bài số 2)


      Nhà Thơ NGUYỄN NHƯỢC THỊ (1830-1909)
      DIỆU HUYỀN thân mến,

      Tôi là kẻ sinh sau hậu học không dám viết về các danh nhân nước nhà; chỉ có nhiệm vụ trích dẫn ra từ các sách của các tác giả tiền bối để cho các bạn đọc và suy ngẫm.

      Về lược sử của bà, ba tác giả sau đây đều chép có chỗ giống nhau và có chỗ khác nhau. Tôi chọn ra ba tác giả nổi tiếng viết về văn học sử Việt Nam:

      1- Dương Quảng Hàm (1898-1946) (Việt Nam Văn Học Sử Yếu, nxb Bộ Quốc Gia Giáo Dục, Saigon, 1961, bản in lần thứ VIII; tr. 379) ; viết tắt VNVHSY.
      2- Thanh Lãng (1924-1990) (Biểu Nhất Lãm Văn Học Cận Đại, nxb Tự Do, Saigon, 1957; tr. 149) ; viết tắt BNLVHCĐ.
      3- Phạm Thế Ngũ (1921-2000) (Việt Nam Văn Học Sử Giản Ước Tân Biên, tập III, nxb Quốc Học Tùng Thư, 1965; tr. 36) ; viết tắt VNVHSGƯTB.

      A) - GIỐNG NHAU:
      - Tên chính là: Nguyễn Thị Bích
      - Sinh năm 1830, người huyện An Phước, đạo Ninh Thuận tỉnh Phan Rang.
      - Được tuyển vào cung triều vua Tự Đức.

      B) KHÁC NHAU:
      1- Về tên cha:    
      - Sách VNVHSY: Nguyễn Nhược San.
      - Sách BNLVHCĐ: Nguyễn Nhược Sâm.
      - Sách VNVHSGƯTB: Nguyễn Nhược Sơn.
      2- Thời gian được tuyển vào cung:       - Sách VNVHSY: Năm 1848 (Tự Đức nguyên niên)
      - Sách BNLVHCĐ: Năm 1843
      - VNVHSGƯTB: Năm 19 tuổi (tôi không biết tính theo tuổi tây hay tuổi ta).
      3- Về công việc làm của bà:
      - Sách VNVHSY: Bà từng dạy học trong nội đình; sau khi vua Tự Đức băng, bao nhiêu ý chỉ sắc dụ của Lưỡng Tôn cung đều do tay bà thảo. Năm 1892 (Thành Thái thứ 2) được tấn phong là Lễ tần.
      - Sách BNLVHCĐ: Được tuyển vào trong cung Tự Đức và được phong chức Lễ Tần, là một chức dưới bậc Phi. Bà giữ chức bí thư hầu bà Từ Dụ Thái Hậu (mẹ vua Tự Đức).
      - Sách VNVHSGƯTB: Khi vua Tự Đức chết (1883) bà làm thư ký cho Lưỡng Cung (Từ Dụ và Trạng Ý, mẹ và vợ của vua Tự Đức) phàm ý chỉ thư trát đều do tay bà soạn.
      Thiết tưởng bao nhiêu trích dẫn trên ta cũng đủ biết về bà rồi. Hậu duệ chỉ cần nhớ như trên là quá hay rồi. Bây giờ cái mà làm cho tên tuổi của bà lưu danh hậu thế chính là tác phẩm thi ca HẠNH THỤC CA. Tác phẩm đó ra sao? Xin trích dẫn:

      1- “Loạn dư hạnh Thục quốc âm ca” hay gọi tắt là Hạnh Thục Ca là một thiên hồi ký lịch sử dài hơn 1000 câu thơ “ (Sách BNLVHCĐ).
      2- “Loạn dư hạnh Thục quốc âm ca” đây là một áng văn chương thời thế kể lại một giai đoạn lịch sử nước nhà qua những biến cố xảy ra ở Huế khi đó. Hạnh Thục Ca là lấy tích vua Đường Minh Hoàng xưa kia lánh loạn An Lộc Sơn chạy vào đất Thục, ý cũng như vua Hàm Nghi bấy giờ phải chạy ra Quảng Trị. Bài gồm 1036 câu lục bát. (Sách VNVHSGƯTB).

      Giá trị nghệ thuật của Hạnh Thục Ca như thế nào? Xin trích dẫn tiếp:

      • Bỏ ra ngoài tính thiên vị chủ quan của tác giả, Hạnh Thục ca là một thiên hồi ký lịch sử có nhiều giá trị. Cái giá trị thứ nhất là tác giả đã khai mở một kỷ nguyên mới: việc thành hình của thể văn hồi ký lịch sử. Cái giá trị thứ hai là tài liệu dồi dào và khá tỉ mỉ. Nhiều sự kiện lịch sử bí mật được đưa ra ánh sang mà phi một người đã sống trong nội cung ta khó lòng biết tới được. (Sách BNLVHCĐ, tr 153 & 154).
      • Sử gia Trần Trọng Kim khi đi tìm tài liệu cho giai đoạn này cũng phải công nhận đã “lấy từ tác phẩm Hạnh Thục Ca” (Sách VNVHSGƯTB, tr 38)

      Bao nhiêu trên là đủ rồi. Còn nói thêm về nội dung thì dài lắm (mà các hậu duệ chắc cũng chẳng cần biết đâu; các cháu nó thiên về các ngành khoa học kỹ thuật và kinh tế thương mại thôi). Các bạn nào muốn tìm hiểu thêm, có lẽ nhờ DH kính thỉnh cầu GS Nguyễn Quảng Tuân viết cho một bài, vì mình nhớ hồi năm não năm nào lâu lắm thầy có ra một đặc san của trường Duy Tân, trong đó thầy có viết một bài về bà Nguyễn Nhược Thị. Như vậy bài của thầy viết còn trước cả sách Việt Nam Văn Học Sử Giản Ước Tân Biên của Phạm Thế Ngũ nữa. Như vậy là thầy tham khảo toàn sách chữ Nho hay chữ Nôm thôi chứ không phải như tôi, sách chữ Việt, há DH? Nên nhớ GS Nguyễn Quảng Tuân là một nhà nghiên cứu có tầm cỡ của Việt Nam, nhất là về Truyện Kiều. Còn xa xưa nữa hồi GS còn trẻ đã cho ra đời tác phẩm “CHU MẠNH TRINH VÀ THANH NHÂN TÀI NHÂN THI TẬP” (xuất bản đầu thập niên 50 của thế kỷ trước).

      Thân chào Diệu Huyền.
      ĐỖ KIM PHỤNG



[b]
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Thủ Thỉ Góc Sân Trường Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân