TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Chữ Vạn: Một biểu tượng cổ xưa của sự từ bi
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Chữ Vạn: Một biểu tượng cổ xưa của sự từ bi

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> TÌM HIỂU VĂN HỌC
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
henry chang



Ngày tham gia: 01 Oct 2008
Số bài: 1223
Đến từ: Hawaii

Bài gửiGửi: Fri May 03, 2013 1:27 pm    Tiêu đề: Chữ Vạn: Một biểu tượng cổ xưa của sự từ bi

Chữ Vạn: Một biểu tượng cổ xưa của sự từ bi

Bài viết của Neli Magdalini Sfigopoulou


Một đồ gốm mang hình chữ vạn tại Bảo tàng khảo cổ ở Athen


Thế giới đã biết một cách rộng rãi về chữ Vạn trong một khoảng thời gian dài trước cuộc chiến thế giới lần thứ hai, nó là biểu tượng của trí huệ và sự từ bi. Với một lịch sử khoảng 3000 năm, biểu tượng chữ Vạn có nguồn gốc từ văn hoá Ấn Độ và Phương Tây cổ đại.

Nó tiêu biểu cho sự chuyển động không ngừng - một sự chuyển động giống như sự chuyển động của cối xay gió hay cối xay nước. Nó quay liên tục theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ. Khi nó quay thuận chiều kim đồng hồ, nó đại diện cho năng lượng vũ trụ, sức mạnh và trí thông minh; khi nó quay ngược chiều kim đồng hồ nó đại diện cho sự từ bi. Nó cũng tiêu biểu cho sự hài hoà của vũ trụ và sự cân bằng của các phía đối lập.

Chữ Vạn tiếng Phạn và có nghĩa là "dấu hiệu tự thể hiện". Nói cách khác, nó là một kí hiệu của "sự tự thực hiện", và dấu hiệu của một Giác Giả, hay còn được biết đến như là một vị Phật. Do đó, các vị Phật thường được mô tả trong các tác phẩm nghệ thuật là mang kí hiệu này trên ngực hay trên lòng bàn tay của họ.

Chữ Vạn (swastika) nói chung được công nhận là là sự kết hợp của hai từ "Su" và "Asati". "Su" có nghĩa là "tốt đẹp" và "Asati" có nghĩa là "tồn tại". Theo ngữ pháp tiếng Phạn, khi hai từ được kết hợp, chúng trở thành Swasti. Còn "-ka" là hậu tố. Nếu như sự suy diễn của chữ Vạn này là đúng, thì ý nghĩa văn học của chữ đó sẽ là "hãy để cho điều tốt đẹp được thắng thế".

Đối với các nền văn hóa Phương Tây, như Hy Lạp, Celtic, Phần Lan, và các nền văn hóa bản xứ khác, chữ Vạn cũng từng là một biểu tượng rất quan trọng. Nó đã được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực nghệ thuật như dệt vải, kiến trúc, gốm sứ và tạc tượng. Các văn hóa Tây Phương gọi nó là bánh xe ánh sáng. Ở Trung quốc, nó được biết đến như là biểu tượng chữ Vạn. Vạn là từ đồng âm với mười nghìn, một con số thường được sử dụng để bao hàm toàn bộ sự sáng tạo của vũ trụ.

Khi Adolf Hitler lấy Chữ Vạn làm biểu tượng cho mình, hắn hy vọng có được sức mạnh vũ trụ của chữ đó cho mình. Kể từ đó, thế giới hiện đại đã liên tưởng chữ Vạn này với chế độ và hệ tư tưởng của Hitler. Tại Đức, biểu tượng này vẫn bị coi là một sự sỉ nhục lớn lao. Đã đến lúc cần khôi phục lại vị trí thực sự và ý nghĩa nguyên thủy của chữ Vạn này.

Hãy đọc thêm về sự công nhận chữ Vạn của tòa án Đức vào năm 2004 tại địa chỉ: http://en.epochtimes.com/news/4-9-4/23097.html

Bản tiếng Anh: http://www.theepochtimes.com/n2/content/view/11148/
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> TÌM HIỂU VĂN HỌC Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân