TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - KHÁI LƯỢC VỀ PHẬT GIÁO VIỆT NAM
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

KHÁI LƯỢC VỀ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
DIEU HUYEN
Niên Khóa 1962-1969


Ngày tham gia: 25 Sep 2008
Số bài: 4762
Đến từ: Vườn Hoa Hạnh Phúc

Bài gửiGửi: Thu Nov 08, 2012 2:48 pm    Tiêu đề: KHÁI LƯỢC VỀ PHẬT GIÁO VIỆT NAM




KHÁI LƯỢC VỀ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

1 . TRƯỚC THẾ KY? III
Khi bị nhà Hán xâm lăng, miền đất phía bắc nước Việt ngày nay bị đổi tên là Giao Chi? Bộ . Vào năm 203 (triều Hán Hiến đế), Giao Chi? Bộ lại bị đổi thành Giao Châụ
Phật học vào Việt Nam trước tiên bằng đường biển, từ phương Nam lên, do các nhà sư Ấn Độ theo thuyền buôn . Luy Lâu (vùng Dâu, Hà Bắc) có thể là cửa ngỏ để từ Việt Nam, các nhà sư, nhà buôn viễn xứ mượn đường đi vào đất Hán.[1]
Theo Thiền uyển truyền đăng tập lục, Pháp sư Đàm Thiên trong khi đàm đạo với vua nhà Tùy (thế ky? VI-VII) đã cho biết Giao Châu có đường thông thương với Ấn Độ, nên khi ơ? Giang Đông (Trung Quốc) đạo Phật hãy còn xa lạ thì tại thủ đô Luy Lâu của Giao Châu đã có trên hai mươi chùa Phật, hơn năm trăm nhà sư, đã biết đến mười lăm bộ kinh.[2]
Có bằng chứng cho thấy Phật giáo đã từ Việt Nam vào Trung Quốc trước khi Phật giáo từ Trung Quốc truyền sang Việt Nam . Thế ky? III, Ngô Tôn Quyền ơ? Giang Đông đã được sư Khương Tăng Hội từ Giao Châu sang truyền đạo, Tôn Quyền đã cho cất chùa Kiến Sơ vào dịp nàỵ[3]
Đại Việt sử ký toàn thư và Ngô chí (viết vào thế ky? IV) chép lại lá thư của một người Hán là Viên Huy, gửi cho Thượng thư lịnh Tuân Úc năm 207 . Thư kể rằng Thái thú Sĩ Tiếp (Sĩ Nhiếp) ơ? Giao Châu mỗi khi ra đường đều có các nhà sư Ấn Độ theo xe, xông trầm đốt hương, đánh chuông khánh, thổi kèn sáọ[4]
Do miền Bắc sớm trực tiếp gặp Phật giáo Ấn Độ nên người miền Bắc có từ Bụt. (Tục ngữ: Gần chùa gọi Bụt bằng anh; Đi với Bụt mặc cà sa, đi với ma mặc áo giấy…) Bụt do gốc tiếng Ấn Buđha . Sau này tiếp xúc Phật giáo Trung Quốc nên có thêm từ Phật, mượn ở cách người Hoa phiên âm từ Buđha (tiếng Hán-Việt là Phật đà).
Về sau, việc truyền đạo trực tiếp từ Ấn sang giảm bớt dần, trong lúc theo đường bộ đạo Phật từ phương Bắc du nhập chiếm ưu thế hơn . Do ảnh hưởng từ phương Bắc xuống, hay Bắc tông, Phật giáo Việt Nam thuộc ngành đại thừa . Trái lại, do ảnh hưởng từ phương Nam lên, hay Nam tông, các lân bang như Lào, Cam-pu-chia, Thái thuộc ngành tiểu thừạ
2 . TỪ THẾ KY? III ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KY? XIII
Trong các hệ phái Phật giáo ở nước Nam, Thiền tông phát triển mạnh nhất và có nhiều đặc sắc.
Khởi đầu với sư Khương Tăng Hội (đầu thế ky? III), Sư có công khai sáng Thiền học Việt Nam và là người đầu tiên đem đạo Phật từ Việt Nam sang truyền cho người Hán . Phật giáo Việt Nam lúc này đã là đại thừa vì Sư đã cùng các cao tăng khác dịch kinh Bát nhã, rồi sư Chi-cương-lương-tiếp (Kalasivi) dịch kinh Pháp hoa tam muộị[5]
Tư liệu về thế ky? IV còn khiếm khuyết.
Thế ky? V, theo Tục cao tăng truyện, có Thiền sư Huê. Thắng, là môn đồ của sư Đạt-ma Đề-bà . Sư Huê. Thắng nhiều lần sang Trung Quốc hoằng giáọ[6]
Từ thế ky? VI đến hết triều Lý, Việt Nam có ba dòng Thiền lớn.
a . Phái Tỳ-niđda-lưu-chi (Vinitaruci)
Năm 580 Sư Tỳ-niđda-lưu-chi đến Việt Nam, trụ trì mười bốn năm ở chùa Pháp Vân (Bắc Ninh), liễu đạo năm 594 . Phái này truyền được mười chín đời . Đời chót có Thiền sư Y Sơn (liễu năm 1213).
b . Phái Vô Ngôn Thông
Năm 820 sư Vô Ngôn Thông từ Trung Quốc sang Việt Nam, trụ trì chùa Kiến Sơ (Bắc Ninh), liễu năm 826 . Phái này truyền được mười bảy đời . Vua Lý Thái tông (1028-1054) là môn đệ đời thứ tám.
c . Phái Thảo Đường
Sư Thảo Đường từ Trung Quốc sang Chiêm Thành . Năm 1069, vua Lý Thánh tông thắng quân Chiêm, đưa sư về Thăng Long, phong Quốc sư . Sư trụ trì chùa Khai Quốc.
Phái này truyền được sáu đời . Trong hàng đệ tử có chín nhân vật đáng kể như: vua Lý Thánh tông (1054-1072), đời thứ hai: quan Tham chính Ngô Ích, đời thứ ba: vua Lý Anh tông (1138-1175) và quan Thái phó Đỗ Vũ, đời thứ tư; quan Thái phó Đỗ Thường, đời thứ năm; vua Lý Cao tông (1176-1210) và quan Quản giáp Nguyễn Thức, đời thứ sáụ
3 . PHẬT GIÁO VIỆT NAM ĐỜI TRẦN
Đầu thế ky? XIII, ba phái Tỳ-niđda-lưu-chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường dần dần sáp nhập, đưa tới sự lớn mạnh của phái thiền Yên Tử để thành một phái duy nhất đời Trần là phái Trúc Lâm.
Phái Yên Tử xuất hiện từ núi Yên Tử . Tổ khai sơn là Thiền sư Hiện Quang (liễu năm 1220) . Tổ thứ hai là thầy của vua Trần Thái tông, được tôn là Trúc Lâm Quốc sư, pháp hiệu Đạo Viên, có tên khác là Viên Chứng.
Trong hai mươi ba vị tổ của phái Trúc Lâm, tổ đời thứ sáu là vua Trần Nhân tông, pháp hiệu Trúc Lâm Đầu đà.
Trong hoàng tộc có một Thiền sư lẫy lừng là Tuê. Trung Thượng sĩ . Ngài tên thật là Trần Quốc Trung, tước Hưng ninh vương, con cả của An sinh vương Trần Liễu, và là anh ruột của Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn . Khóa hư lục của vua Trần Thái tông và Ngữ lục của Tuê. Trung Thượng sĩ là hai kiệt tác trong thiền học đời Trần.
Đời Trần cũng noi theo Lý, mở khoa thi Tam giáo để chọn nhân tài ra giúp nước (đời Lý: 1195; Trần: 1247).
4 . TỪ THẾ KY? XV ĐẾN CUỐI THẾ KY? XIX
Nhà Hồ (1400-1407) rồi nhà Hậu Trần (1407-1413) mất, quân Minh xâm chiếm Việt Nam (1413-1427) . Loạn lạc liên miên, đạo Phật suy yếu . Đuổi xong giặc, vua Lê Thái tổ (1428-1433) tổ chức khảo sát trình độ các sư, đạo sĩ . Ai kém phải hoàn tục.[7]
Nhà Hậu Lê suy, ngoài Bắc Chúa Trịnh thao túng, trong Nam Chúa Nguyễn tung hoành . Phật giáo suy . Đầu thế ky? XVIII, thống nhất xong đất nước, vua Quang Trung (1788-1792) theo gương đời Lê, lo chấn hưng đạo Phật, chỉnh đốn lại việc cất chùa, chỉ đạo cất các chùa lớn có quy củ, gạn lọc các phần tử kém phẩm chất ra khỏi cửa thiền, buộc hoàn tục.[8]
Từ thế ky? XV trở đi tuy không còn rực rỡ như hai triều Lý, Trần nhưng đời nào cũng có cao tăng, chân tu xuất hiện . Một số dòng thiền khác được ghi nhận như: phái Tào Động, gốc từ Trung Quốc, triều Lê Thế tông (1573-1599); phái Liên Tông, triều Lê Hy tông (1676-1705) . Hai phái này ở miền Bắc . Miền Trung có phái Liễu Quán và phái Nguyên Thiều . Phái Nguyên Thiều có từ triều Lê Huyền tông (1663-1671), gốc từ Trung Quốc, là hệ phái của dòng thiền Lâm Tế…
Ngày 01-9-1858, phát súng đầu tiên của hải quân Pháp bắn vào cửa biển Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc xâm lược của thực dân Pháp . Trong hoàn cảnh loạn lạc triền miên, đạo Phật bị ảnh hưởng, suy thoái dần.

Đầu thế ky? XX, phong trào chấn hưng Phật giáo đã lần lượt dấy lên ở nhiều nơi . Các cao tăng bấy lâu ẩn dật đến lúc nhập thế hoằng dương Phật pháp . Các kinh sách, tạp chí nghiên cứu đạo Phật nhờ phương tiện ấn loát tiến bộ đã có thể phổ biến rộng rãi hơn.
Bên cạnh các cao tăng còn có những cư sĩ trí thức cựu học lẫn tân học, uyên thâm về cả thế học và Phật học . Ở cả ba miền đất nước đều có những cư sĩ tài tuệ và tâm huyết tích cực góp phần đổi mới cách thuyết giáo và giảng dạy cổ truyền của nhà thiền . Trong số đó, ba nhân vật tiêu biểu là:
- Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha (1902-1954): đông y sĩ, sáng lập Hội Phật học Bắc Kỳ, trụ sở đặt tại chùa Quán Sứ (Hà Nội); phụ trách tạp chí Đuốc tuệ của Hộị
- Tâm Minh Lê Đình Thám (1887-1969): bác sĩ tây y; sáng lập viên và là hội trưởng Hội Phật học Trung Kỳ (tức là An Nam Phật học hội), trụ sở đặt tại chùa Trúc Lâm (Huế); chủ nhiệm kiêm chủ bút nguyệt san Viên âm, cơ quan hoằng pháp của Hộị
- Chánh Trí Mai Tho. Truyền (1905-1973): đốc phủ sứ, sáng lập chùa Xá Lợi (Sài Gòn) và Hội Phật học Nam Việt, đóng góp rất nhiều cho tạp chí Từ quang của Hộị
Sau này, việc đào tạo tăng ni tại Việt Nam đã có quy củ với các hệ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học cũng nhờ sự quật khởi từ những thập niên đầu thế ky? XX, cũng là lúc đạo Cao Đài vừa xuất hiện . Sự trùng hợp này đối với tín đồ Cao Đài không hề là một ngẫu nhiên . Thực vậy, tại Thiên lý Đàn (Sài Gòn), Tuất thời, 30-10 Mậu Thân (19-12-1968), đức Cao Đài dạy: “Về đạo pháp các con cũng biết Thầy đến lần ba này làm sao cho nhơn loại khắp trên mặt địa cầu được sống lại ơn cứu độ lan chảy khắp năm châu . Trước đây năm, sáu mươi năm các con cũng thấy các tôn giáo như ngủ mê mà từ ngày được đạo Thầy hoằng khai thì các tôn giáo lần lượt chấn hưng . Sự sống đó chẳng những đến cho các con mà đến khắp hoàn cầu, nên phong trào đạo đức đâu đâu cũng sống dậỵ”
Lê Anh Dũng



Về Đầu Trang
henry chang



Ngày tham gia: 01 Oct 2008
Số bài: 1223
Đến từ: Hawaii

Bài gửiGửi: Thu Nov 08, 2012 7:03 pm    Tiêu đề: Ý Nghĩa Cờ Phật Giáo

Ý nghĩa lá cờ Phật giáo


Cờ Phật Giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của Phật tử trên toàn thế giới. Cờ Phật Giáo còn tượng trưng cho niềm Chánh tín và sự yêu chuộng hòa bình của mọi người con Phật...

I .- Nguồn gốc:

Người phác họa ra lá cờ Phật Giáo Thế Giới là ông Henry Steel Olcott, sinh ngày 2-8-1832 tại New Jersey - Hoa Kỳ và mất ngày 17-2-1907 tại Adgar, Ấn Ðộ. Ông nguyên là Ðại Tá Hải Quân của Quân Ðội Hoa Kỳ. Khoảng năm 1875, ông chưa hề học hỏi về giáo lý nhà Phật, nhưng khi cơ duyên đã tới, ông là phóng viên của tờ báo The New-York Daily Graphic, đã giao cho ông nhiệm vụ gặp một phụ nữ người Nga tên là Helena Petrovna Blavatsky (1831-1891) để viết bài về trường hợp bà nầy có những sự kiện huyền bí. Tại nông trại của Eddys ở New-York, hai người đã gặp nhau, từ đó bà Blavatsky đã hướng dẫn ông trên con đường đạo.

Bà H.P. Blavatsky, ông H.S. Olcott, ông W. Q. Judge là những nguời đã thành lập Hội Thông Thiên Học Mỹ Quốc ngày 17-11-1875, nay trở thành Hội Thông Thiên Học Quốc Tế, có 60 nước hội viên và trụ sở đặt tại Adgar, Ấn Ðộ.

Ông có công lớn nhất trong công cuộc chấn hưng Phật Giáo Tích Lan, từ đó nhà Phật học uyên thâm Anaragika Dharmapala nguời Tích Lan - môn đệ của Olcott - đã khôi phục nền Phật Giáo Ấn Ðộ ngày 21-1-1891, và cũng từ đó dần dần Phật Giáo truyền bá sang phương Tây, rồi lan tràn khắp thế giới.

Ông và bà Blavatsky thọ trì Tam quy, Ngũ giới với Thượng tọa Bulatgama tại chùa Wijayananda có sự hiện diện của hàng ngàn chư Tăng, Ni, Phật tử và gây xúc động mạnh mẽ cho những Phật tử đã chứng kiến, vì đây là lần đầu tiên Giáo Hội Tăng Già Tích Lan làm lễ Quy y cho hai người Phật tử Âu Mỹ.

Sự nghiệp truyền bá và chấn hưng Phật Giáo của ông không thể nói hết trong khuôn khổ bài nầy. Ông đã tổ chức những trường học Phật Giáo khắp xứ sở Tích Lan, từ thành thị tới thôn quê hẻo lánh. Số trường học lúc ban đầu chỉ có 46 trường (năm 1897) và 6 năm sau (1903), số trường học đã lên đến 174 trường, và đến năm 1940 đã có 429 trường, trong đó có 12 Trường Trung học được chính phủ tài trợ . Không chỉ riêng ở Tích Lan, ông còn vận động để mở các trường học Phật Giáo ở các quốc gia khác như Nhật Bản, Thái Lan, Miến Ðiện, Ấn Ðộ.

Năm 1889, ông cùng Thượng tọa Susmangala (Tích Lan) phỏng theo sáu mầu hào quang của Ðức Phật (xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam và mầu tổng hợp của năm mầu này), đã phác họa ra mẫu cờ Phật Giáo. Về ý nghĩa, ông phát biểu như sau : "Nó có thể được các quốc gia Phật Giáo chấp nhận như một biểu tượng quốc tế cho tín ngưỡng của họ, giống như cây thánh giá đối với tín đồ Thiên chúa giáo".

Lá cờ này được Tích Lan công nhận và treo tại các chùa ở xứ này trong ngày lễ Phật Ðản từ năm 1889, và 61 năm sau, tại Ðại hội Phật Giáo Thế Giới lần đầu tiên, tổ chức tại Colombo (thủ đô Tích Lan) từ ngày 25-5-1950 đến 8-6-1950 có 26 nước tham dự (1), phái đoàn Phật Giáo Việt Nam do Thượng tọa Tố Liên, Trụ trì chùa Quán Sứ Hà Nội làm đại biểu (2), Hội nghị đã thành lập Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới (The World Fellowship of Buddhists), và chọn lá cờ Phật Giáo Tích Lan làm cờ Phật Giáo Thế Giới.

Ðến ngày 6-5-1951, tại chùa Từ Ðàm (cố đô Huế) một Ðại Hội Phật Giáo ba miền Bắc Trung Nam, gồm 51 đại biểu Tăng già và cư sĩ, sau 4 ngày họp, đã thành lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam. Trong dịp nầy, Thượng tọa Tố Liên đã tặng Ðại Hội lá cờ Phật Giáo Thế Giới, và đại hội đã chấp nhận lá cờ nầy cũng là cờ Phật Giáo Việt Nam.

Bằng một tâm hồn thiết tha với Ðạo Pháp, ròng rã suốt 38 năm, Phật tử Henry Steel Olcott đã dùng quãng đời quí báu của mình, để phục vụ tha nhân và ông mất ngày 17-2-1907 tại Adgar, quê hương Ðức Phật. Lúc đó ông 75 tuổi.

II- Ý nghĩa của lá cờ Phật Giáo

Cờ Phật Giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của Phật tử trên toàn thế giới. Cờ Phật Giáo còn tượng trưng cho niềm Chánh tín và sự yêu chuộng hòa bình của mọi người con Phật.

Ngoài ra, Cờ Phật Giáo còn có ý nghĩa cắt bỏ quan niệm cố chấp các ranh giới địa phương, gia tăng niềm hăng hái đoàn kết để phụng sự cho Ðạo Pháp và dân tộc.

Năm sắc theo chiều dọc: Xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam, tuợng trưng cho hào quang chư Phật.

Năm sắc theo chiều ngang (chiếm diện tích 1/6 lá cờ) là mầu tổng hợp tượng trưng cho ánh sáng hào quang chư Phật. Ý nghĩa của màu sắc phân biệt là:

1.- Xanh đậm: Tượng trưng cho Ðịnh căn. Màu xanh tượng trưng cho sự rộng lớn, sáng suốt.

2.- Vàng lợt: Tượng trưng cho Niệm căn, vì có Chánh Niệm mới sanh Ðịnh và phát Huệ.

3.- Ðỏ: Tượng trưng cho Tinh Tấn căn. Có tinh tấn mới khắc phục được mọi trở ngại, nghịch cảnh.

4.- Trắng: Tượng trưng cho Tín căn, niềm tin không lay chuyển, và có tín căn là có Nhân Duyên với chư Phật và nguồn gốc sanh ra muôn hạnh lành.

5.- Da cam: Tượng trưng cho Huệ căn. Khi có Tín, Tấn, Niệm, Ðịnh đầy đủ thì Tuệ sẽ phát sanh.

6.- Màu tổng hợp: Tượng trưng cho tinh thần đoàn kết của Phật giáo đồ trên toàn thế giới.

III.-Kết luận :

Là Phật tử, chúng ta luôn luôn tôn trọng và bảo vệ lá cờ Phật Giáo, vì trên hết, nó tượng trưng cho Phật Giáo, và cho tinh thần đoàn kết, bất phân biệt của tín đồ Phật Giáo trên toàn thế giới.

Ghi chú:

(1) 26 nước tham dự Ðại Hội và trở nên Hội viên sáng lập Hội Phật Giáo Liên Hữu Thế Giới là: Anh, Ấn Ðộ, Bhutan, Ðức, Hawaii, Hong Kong, Kampuchea, Lào, Mã Lai, Miến Ðiện, Mỹ, Na Uy, Nam Dương, Nhật Bản, Nepal, Pháp, Phi Luật Tân, Sikkim, Tân Gia Ba, Tây Tạng, Thái Lan, Thụy Ðiển, Tích Lan, Triều Tiên, Trung Hoa và Việt Nam.

(2) Phái đoàn Việt Nam chỉ có 2 nguời: Thượng tọa Tố Liên - đại biểu chánh thức - và ông Phạm Chữ - công chức Bộ Ngoại Giao Quốc Gia Việt Nam - tháp tùng theo làm Thông dịch viên.

Minh Ðức - Bùi Ngọc Bách
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân