TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Cây Mè - Hồi Dương Bổ Khí (Lương y La Văn Thông)
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Cây Mè - Hồi Dương Bổ Khí (Lương y La Văn Thông)

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Phanrang



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 203

Bài gửiGửi: Mon Mar 17, 2008 12:58 pm    Tiêu đề: Cây Mè - Hồi Dương Bổ Khí (Lương y La Văn Thông)

Cây Mè - Hồi Dương Bổ Khí

Gió thổi mạnh, cây rừng xào xạc rải từng đám lá vàng xuống con đường mòn nằm lặng im trong buổi chiều tà. Chợt từ xa vang lên tiếng vó câu và một bóng người cởi ngựa xuất hiện ở khúc quanh phóng vụt đến như cố đuổi kịp gió. Con ngựa bỗng khựng lại, hất hai vó trước lên không, hí hồi dài làm vang động núi rừng. Từ trên lưng ngựa nhảy xuống một chàng trai sơn cước, lưng mang cung tên. Chàng quỳ xuống nhìn đăm đăm vào một cô gái ăn mặc ra dáng tiểu thư đang nằm bất động giữa đường. Áp tai xuống ngực, chàng nghe tim còn thoi thóp, liền tháo cái túi nhỏ đeo bên cổ ngựa, bốc ra một nắm hạt mè bé tí, nhai thật nhỏ rồi mớm nước vào miệng cô gái. Một lát sau, gương mặt kiều diễm của nàng ửng hồng, đôi mi cong chơm chớp rồi mở ra, toả ánh mắt dịu hiền ngơ ngác. Chàng nhoẻn miệng cười.
Cây mè hay vừng, tiếng Hán gọi là "Hồ ma", có tên khoa học là Sesamum idicum và được nhiều dân tộc trên thế giới dùng làm thực phẩm và làm thuốc.
Tại Iran và Châu Phi, người ta dùng cây mè làm thuốc thông kinh, nhuận trường và chữa bệnh ho.
Tại Trung Quốc và Ấn Dộ, các phụ nữ thường nấu lá mè hoặc rễ mè để gội đầu cho đen tóc và chữa chứng tóc rụng.
Dân da đỏ ở Mỹ và người Philippines dùng lá nhai nhỏ để đắp các vết thương.
Trong dân gian nước ta ở một số nơi, vào giữa trưa mồng 5 háng 5 âm lịch (tết Đoan Ngọ), người ta hái hoa mè giã nát, ngâm trong nước rồi dùng giấy bồi (viết chữ nho) nhúng nước ấy đắp lên mắt để chữa các chứng đau mắt. Tuy nhiên, phần được dùng nhiều nhất là hạt và dầu mè.
Theo Đông y thì mè tính ngọt, khí bình, không độc, bỗ não, nhuận trường, giúp gan thanh lọc chất độc, nuôi máu, cường thận, làm đen râu tóc, ngừa được phong tà, thêm sức chịu đựng đói khát, chủ trị thương phong, hư nhược tổn khí. Đem phân tích theo Tây y, trong mè có dồi dào chất đạm và chất béo chưa bão hòa (có tác dụng chống xơ mỡ động mạch). Ngoài ra, còn có nhiều sinh tố, đặc biệt sinh tố B1, B2, tiền sinh tố A (bổ mắt, chống bệnh quáng gà và mù do khô mắt), các chất khoáng như chất vôi, sắt, i-ốt (chống bướu cổ) v.v... lại thêm chất sêsamolin chống sự toan hóa (làm cho máu chua) và lão hóa (bị già cỗi) của cơ thể; chất lexitin cần cho não và hệ sinh dục (tạo các kích thích tố kéo dài tuổi xuân).
Nhà dưỡng sinh danh tiếng của Trung Quốc ngày xưa là Bảo Phác Tử có truyền lại một phương linh dược làm với mè như sau:
Dùng thứ mè thật tốt, đãi sạch đất, rồi cho vào nồi (chõ) hông thật chín, sáng ngày phơi nắng thật khô.
Rồi cứ dùng nước dãi rửa rồi chưng phơi như thế 9 lần (các chất bổ sẽ ngấm hết vào phần lõi).
Cuối cùng dùng nưới sôi đãi sạch hết vỏ, phơi khô và sàng sảy cho sạch.
Đem rang cho thơm rồi tán nghiền ra bột, dùng mật trộn vào và viên to bằng hạt nhãn tiêu.
Mỗi lần uống 15 viên với nước giếng hoặc nước mưa hứng giữa trời đun chín, ngày ba lần, kiêng cử thịt cá, rau quả sống sít, các gia vị cay nồng.
Uống được 100 ngày có thể trừ hết các bệnh do khí huyết hư hao. Được một năm thì tinh thần sáng suốt, thân thể nhẹ nhàng, bớt thấy đói khát. Được hai năm thì tóc bạc lại đen.
Được ba năm thì răng rụng lại mọc. Được bốn năm thì Âm Dương quân bình.
Được năm năm thì đi nhanh như ngựa chạy. Uống được càng lâu càng sống thọ.
Sách y học Tiên Phương của Trung Quốc có ghi lại kinh nghiệm của người nước Lỗ ngày xưa dùng mè thay cơm, sống hơn 90 tuổi mà trông vẫn trẻ như thanh niên, ngày đi 300 dặm vẫn thấy bình thường, không mệt. Theo nhà y triết dưỡng sinh Ohsawa, muối mè (muối vừng) là món gia vị bổ dưỡng và quân bình Âm Dương (dầu mè Âm + muối Dương) nên có thể dùng hàng ngày với bất cứ thức ăn nào, đặt biệt cho hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn và hệ sinh dục. Đương nhiên dầu mè phải ép nguyên chất không pha tạp, không xử lý bằng hóa chất tổng hợp.
Ngoài ra, dầu mè có tính giải độc mạnh, có thể dùng xức mụn nhọt, ghẻ lở, ngứa sần. Dùng nhỏ mắt nhặm, mắt đỏ, mắt hột, mắt kéo mây rất công hiệu. Khi táo bón, uống một hai muỗng cà phê dầu mè sống sẽ khỏi. Đàn bà sinh không đủ sức rặn, uống vài muỗng cà phê dầu mè, thai nhi sẽ mau ra, hoặc để sót nhau, uống vào sẽ trục được nhau ra. Giáo sư Ohsawa còn bày cách dùng dầu mè làm một loại dầu nóng rất công hiệu gọi là "dầu mè gừng". Giã gừng tươi vắt lấy nước cốt trộn với một lượng dầu mè tương đương, dùng xoa xát hay đánh gió khi cảm sốt, xoa bóp khi nhức mỏi, tức, trặc, sưng bầm, bôi vết lở ở lổ tai, mũi, ghẻ lác, xức dầu trị gầu và rụng tóc.

Lương y La Văn Thông
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân