TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Sức khoẻ cho người đi bộ - Dễ dàng nhưng ít ai nhớ
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Sức khoẻ cho người đi bộ - Dễ dàng nhưng ít ai nhớ

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
thinhdang



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 2019

Bài gửiGửi: Tue Jul 17, 2012 11:00 am    Tiêu đề: Sức khoẻ cho người đi bộ - Dễ dàng nhưng ít ai nhớ

Trong nhịp sống vội vã, bận rộn hiện nay, việc dành thời gian để tập một môn thể thao nào đó đôi khi rất khó thực hiện. Riêng đi bộ - một hoạt động tự nhiên của con người không đòi hỏi kỹ năng và thể lực, lại dễ thực hiện và ít tốn kém - đã được rất nhiều người tham gia và trở thành một hình thức tập luyện ngày càng phổ biến.
Cũng như tất cả những môn thể thao khác, muốn đạt hiệu quả thì đi bộ cũng phải theo đúng phương pháp luyện tập. Hy vọng bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm một số thơng tin về loại hình thể dục được nhiều người ưa thích này





Những lợi ích của đi bộ
Đi bộ là môn thể thao rất đơn giản nhưng mang lại những lợi ích to lớn cho sức khỏe. Trung bình khi đi bộ 1,6km, cơ thể sẽ “đốt cháy” khoảng 100 calori. Đi bộ 3,6km/ngày và 3 lần/tuần có thể giúp giảm 0,5kg trong 3 tuần luyện tập đều đặn. Đặc biệt, đi bộ có tác dụng rất tốt cho hệ hô hấp và hệ tuần hoàn. Ở những người năng hoạt động (vừa với sức mình) nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ giảm 50% so với người ít vận động, và ở nam giới không tập thể dục có đến 60% bị cao huyết áp. Ngoài ra, luyện tập đi bộ cũng góp phần kiểm soát đường huyết ở những bệnh nhân tiểu đường. Có tác dụng đến sức khoẻ tinh thần như giảm triệu chứng lo âu, trầm cảm, giúp cảm thấy thoải mái, yêu đời hơn. Đặc biệt có ảnh hưởng rất lớn đối với tâm lý người cao tuổi, giúp họ lạc quan, không mang mặc cảm là gánh nặng cho gia đình, xã hội.




Nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ đi bộ có những lợi ích cụ thể sau:
Giảm nguy cơ bệnh mạch vành và đột quỵ.
Góp phần giảm huyết áp.
Giúp giảm cholesterol ở những người có nồng độ cholesterol cao trong máu.
Giảm khối lượng mỡ dư thừa trong cơ thể.
Tăng sự hưng phấn, chống trầm cảm lo âu, giúp có giấc ngủ tốt.
Tăng đậm độ xương nên giúp ngăn chặn loãng xương, đặc biệt là ở người cao tuổi và phụ nữ thời kỳ mãn kinh - những đối tượng dễ bị gãy cổ xương đùi.
Giảm nguy cơ ung thư đại tràng.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin.
Giúp kiểm sốt trọng lượng cơ thể.




Chuẩn bị cho một buổi tập
Trước khi tham gia bất kỳ một môn thể thao nào, cũng nên đến tư vấn bác sĩ về những vấn đề liên quan đến sức khỏe.
Chuẩn bị một đôi giày vừa vặn, thích hợp, không mang giày quá chật, nên chọn loại giày vừa chân và thoáng.
Mặc quần áo tùy theo thời tiết, miễn sao đảm bảo sự thoải mái trong lúc luyện tập.
trước khi bắt đầu luyện tập, nên giành 5-10 phút tập những động tác khởi động để làm “ấm cơ thể”, tránh căng cơ, mau mệt mỏi trong quá trình luyện tập.
Đi bộ như thế nào là đúng
Tư thế khi đi bộ:
Đầu luôn giữ thẳng và hướng về trước, thẳng lưng.
Vai và cánh tay nên để thoải mái, khi đi nên đánh tay một cách tự nhiên (tốt nhất là tạo với khuỷu một gốc 900).
Khi bước, luôn đặt gót chân xuống rồi hơi nhón tới trước lấy điểm tựa ở phần nền xương bàn đốt ngón chân (lúc đó bạn sẽ có cảm giác hơi căng ở phần trên của đùi) và nâng gối lên một chút. Nên giữ các ngón chân hướng thẳng về phía trước.
Khoảng cách mỗi bước chân, tốc độ và thời gian đi bộ:
Thật ra, khó có thể đưa ra con số chính xác, bạn có thể bắt đầu đi trong 20 phút, 4-5 lần một tuần rồi tăng dần thời gian tập luyện, không nên cố gắng quá sức. Thực ra tốc độ đi nhanh hay chậm không quan trọng bằng thời gian đi.
Lúc bắt đầu nên đi chậm, sau đó tăng nhanh hơn một chút. Đi với tốc độ mà bạn cảm thấy thoải mái nhất là được. Thời gian mỗi buổi tập tùy theo từng người, đối với người mới bắt đầu, nên tập ít, sau đó tăng dần.
Cách đơn giản để tính năng lượng tiêu thụ trong buổi đi bộ: trọng lượng cơ thể x quãng đường = năng lượng tiêu thụ, Ví dụ: một người nặng 67,5kg đi 1,6km sẽ tiêu thụ một năng lượng khoảng 100 calori. Với những người mới bắt đầu tập, nên tăng dần quãng đường đi, sau đó mới tăng dần tốc độ.




Phối hợp hít thở trong quá trình luyện tập:
Nhiều người có thể chưa quan tâm đến vấn đề này nhưng nó lại có ý nghĩa rất quan trọng. Nên kết hợp hít thở trong khi đi, thông thường chọn nhịp 2:1, tức là đi 2 bước kết hợp hít vào và và đi 4 bước kết hợp thở ra (đây là nhịp thông thường nhất, có một số người thích áp dụng nhịp 3:1, đi 2 bước kết hợp hít vào và đi 6 bước kết hợp thở ra).
Tốt nhất nên hít vào bằng mũi và thở ra qua miệng. Hít thật sâu và đều đặn.
Thời gian, địa điểm:
Một trong những ưu điểm của đi bộ là có thể luyện tập bất kỳ nơi đâu môi trường không khí trong lành như: công viên, đường phố, vỉa hè... Không bó buộc về thời gian đi bất cứ lúc nào có thể.
Hãy bắt đầu luyện tập ngay từ bây giờ
Đi bộ nửa giờ/ngày, 6 ngày/tuần có khả năng giảm phân nửa tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch, đi bộ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái, vì vậy sẽ không bao giờ quá trễ để bắt đầu.
BS Trần Đỗ Quốc Bảo


Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân