TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - "ÂN OÁN GIỮA ÐỜI... "
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

"ÂN OÁN GIỮA ÐỜI... "

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoảnh Khắc Cuộc Sống
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
SNOW WHITE



Ngày tham gia: 29 Oct 2007
Số bài: 3689

Bài gửiGửi: Sun Mar 02, 2008 10:58 pm    Tiêu đề: "ÂN OÁN GIỮA ÐỜI... "
Tác Giả: Nguyên Châu

"ÂN OÁN GIỮA ÐỜI... "

Nguyên Châu
               Xem truyện Tàu, khi đọc chuyện cái chết của Hàn Tín, nhiều ngưòi đã xúc động, thương tiếc... Càng thương tiếc Hàn Tín thì lại càng oán trách thái độ vong ân bội nghĩa của Bái Công, tức Hán Vương.

               Trong đời sống hằng ngày, từ xưa đến nay, vấn đề ân oán đã được đặt ra gần như thường xuyên và nghiêm trọng. Nghiêm trọng là vì sự kiện ân oán theo nhau một cách rất khó hiểu, khó suy đoán. Thật vậy, ta thường thấy "Ân dẫn đến oán, người lấy ân trả oán, người lấy oán trả ân, kẻ thì vong ân, kẻ thì từ chối ân huệ, và lắm kẻ đi cầu xin ân huÈ" vân vân. Ðây là những hiện tượng xã hội đã làm cho nhiều người điên đầu, gây bao nhiêu lo âu và phiền não... cho cuộc đờị

CÂU CHUYỆN HÀN TÍN.-


             Hàn Tín là người có tài, đã giúp Hán Vương làm nên sự nghiệp, nhưng kết quả cuối cùng rất thảm khốc: Hán Vương đã cho người giết Hàn Tín và tru di tam tộc! (giết cả ba họ)!

Sử ký Tư Mã Thiên, chương Hoài Âm Hầu liệt truyện viết về Hàn Tín, thời hàn vi như sau: "Hoài Âm Hầu Hàn Tín là người ở huyện Hoài Âm, khi còn hàn vi, nhà nghèo, tài năng đức hạnh không có gì để được cử làm quan, lại không biết lo việc làm ăn buôn bán. Thường theo người ta ăn bám, nhiều người chán ghét. Tín thường ăn bám ở nhà đình trưởng, đình Nam Xương, làng Hạ Dương. Ðược mấy tháng, người vợ của đình trưởng lo phiền, bèn nấu cơm ngồi trên giường mà ăn. Ðang lúc ăn thì Tín đến, họ không để Tín cùng ăn, Tín cũng biết ý họ, nổi giận tuyệt giao ra đị
          Tín câu cá ở dưới thành, trong số những người đàn bà đập vải, có một bà thấy Tín đói, cho Tín ăn cơm suốt mấy mươi ngày, cho đến khi đập vải xong Tín nói với bà:

     -Thế nào tôi cũng đền ơn bà xứng đáng.
Bà ta giận nói: -

-Kẻ đại trượng phu không nuôi nổi thân mình, tôi thương cậu nên mời ăn, chứ có phải mong cậu báo đáp đâủ


Trong số những người hàng thịt ở Hoài Âm, có một người trẻ tuổi trêu Tín, nói:

- Mày tuy cao lớn lại thích mang đao kiếm, nhưng trong lòng thì nhát thôị

          Ðến khi Hạng Lương qua sông Hoài, Tín chống gươm đi theo... Hạng Lương thua, Ti’n lại theo về với Hạng Vổ Hạng Võ cho làm chức Lang Trung chấp kích. Nhiều lần bày mưu cho Hạng Võ nhưng Hạng Võ không dùng..." (Sử Ký Tư Mã Thiên)

ÂN THÂM, OÁN SÂU


               Hàn Tín đã trải qua một đoạn đời khá nhiều tủi nhục. Do đó, lòng tự ái đã bị tổn thương nặng nề, sự dồn nén của mặc cảm tự ti (tự cảm thấy mình thấp kém = complexe d'inferiorité/ inferiority) đã thúc đẩy ông ta đến những hành động ngang bướng, có tính cách khiêu khích, và tự tôn ( bù trừ của tự ti). Những hành động này đã làm chạm tự ái của Hán Vương. Vì tham vọng riêng, Hán Vương cố nén lòng tự ái, vẫn sử dụng và chiều chuộng Hàn Tín để nhờ y mà đạt mục đích mình theo đuổị Theo tâm lý thường tình, Hàn Tín đã bắt bí, làm khó, yêu sách Hán Vương để thỏa mãn tự ái và chứng tỏ là mình không thua kém ai về tài năng...
           Hán Vương giận lắm, nhưng vì còn lợi dụng Ti’n, nên ngoài mặt, Hán Vương vẫn chiều chuộng, nhưng trong lòng thì sự bội ân và trả đủa đã nảy mầm. Do đó, khi có dịp trả đũa, Hán Vương đã "lấy oán trả ân."

Hàn Tín cầm quân đánh đâu thắng đô Khi đánh thắng nước Tề (203 BC - năm thứ tư Nhà Hán), Hàn Tín gủi thư cho Hán Vương, nói :

-          Nước Tề là nước gian dối, hay gây biến, tráo trÒ Biên giới phía Nam của nước Sở, nếu không lập giả vương để giữ thì không thể bình định được. Xin cho làm giả vương. (Vua tạm thời)

Lúc đó Hán Vương đang nguy khốn ở thành Huỳnh Dương, đọc thư Hàn Tín xong, nổi giận, mắng rằng:

-           Ta đang nguy khốn ở đây, sớm chiều trông ngươi đến giúp, thế mà ngươi lại muốn tự lập làm vương ?"

Trương Lương, Trần Bình ghé vào tai Hán Vương, nói:

-          Nhà Hán hiện đang bất lợi, không thể cấm không cho Tín làm vương.  Chi bằng nhân đấy mà lập, đối xử với ông ta cho tử tế, khiến ông ta vì bản thân mình mà giỦ Nếu không sẽ sinh biến.

Hán Vương nhận ra lẽ, liền giả bộ  :

-          "Ðại trượng phu đã bình định được chư hầu tức là vua "thật" rồi, chứ làm vua "giả" gì nữả"

             Hán Vương bèn sai Trương Lương đi phong Hàn Tín làm Tề Vương, rồi mượn quân của Tín đến đánh SÒ Lúc này mâu thuẫn và tị hiềm giữa Hán Vương và Hàn Tín đã hình thành. Mặc dù Tín không nghe lời của một số mưu sĩ xúi giục làm phản Hán Vương, nhưng vẫn bị Hán Vương nghi ngÓ Hán Vương dùng mưu bắt trói Hàn Tín ở đầm Vân Mộng đem về Lạc Dương (Kinh Ðô), tha tội mưu phản, phong cho tước Hoài Âm Hầụ Hàn Tín rất lấy làm tủi nhục, tức hận, bèn mưu với Trần Hy làm phản Hán Vương.
           Năm 116 BC, Lữ Hậu (vợ Hán Vương) lập mưu lừa Tín vào cung, bố trí võ sĩ, bất ngờ bắt Hàn Tín, chém chết trong khuôn viên cung Trường Lạc.
           Cái chết của Hàn Tín là kê’t quả của "Ân càng thâm thì oán càng sâụ" Làm ơn cho người, giúp người, rồi tự cao tự đại cho mình là hơn người... đó là nguyên nhân đưa đến sự vong ân. Người "chịu ơn" thường cảm thấy tự ái mình bị tổn thương, "thọ ân" tức là đã mặc nhiên nhận mình thấp kém hơn người ban ân, người làm ơn. Tâm trạng "mang ơn" thường rất nặng nề, cho nên, rất nhiều người cố tìm cách "trả ơn ngay" như để thoát một cái nợ về tinh thần.

ÐỘNG LỰC ÐƯA ÐẾN VONG ÂN


        La Roche Foucauld (Liancourt) đã nói một câu rất sâu sắc thấm thía "Vội vàng trả ơn là tỏ ra bội bạc." Trả ơn cho xong! Là vì không muốn mang ơn người ta lâu ngày... Nhưng, trong cuộc đời "sống-cùng và sớng-với" người khác, có nhiều thứ ơn, rất khó đền đáp! Có những ân huệ muốn trả cũng không thể nào trả nổi được. Do đó, mà có kẻ đã lấy oán đền ơn, xem như mình chưa từng chịu ơn ai! Sự vong ân, bội nghĩa bắt nguồn từ lòng tự ái, từ mặc cảm tự tôn, cho rằng tự mình có thể thực hiện những điều ước muốn, không cần đến một ai giúp đỡ, nhất là "thi ân" cho mình để mình nên danh phận.

"Nên ra tay kiếm tay cờ
Chẳng nên thì chớ, chẳng nhờ cậy ai!"

Thế nhưng trong đời, có nhiều người tìm cơ hội để "thi ân" để có dịp hãnh diện với tinh thần Mạnh Thường Quân (-) của mình trước mọi ngườị Tận đáy lòng, người đời thường quí người chịu ơn của mình hơn là người đã ban ơn cho mình. Tâm lý này cũng là thường tình thôị


Chữ ÂN trong Hán tự viết theo lối hội ý gồm chữ "tù" (hình vẽ một người bị vây giữa bốn bức tường) và chữ "tâm." Chữ "tù" đứng trên chữ "tâm" làm cho việc "mang ơn" trở nên nặng ne^`... Tùy theo căn bản đạo đức, người mang ơn sẽ có nhiều phản ứng khác nhau: biết ơn, đền ơn, "kết cỏ ngậm vành" hay quên ơn, oán ghét người thi ân, "dĩ oán báo ân"... Vì sự tế nhị và phức tạp này mà người xưa đã thường khuyên rằng:

"Thi ân mạc niệm
Thọ ân mạc vong"
( Làm ơn thì đừng nhO Nhận ơn thì chớ quên!)

THI ÂN & BÁO ÂN


Hầu như đa số người đời khi thi ân đều do sự thúc đẩy tình cảm, của lòng nhân ái, của cái mà Mạnh Tử gọi là "Trắc ẩn chi tâm," một hành động giúp đỡ đồng loại bộc phát từ trong lòng, không bao hàm ý mong cầu sự báo đáp nào cắ Câu mà bà phiếu mẫu "mắng" Hàn Tín là một biểu lộ cụ the^?.
Do đó, người làm ơn nhằm mục đích làm cho người ta biết ơn mình, thì thực chất đây không phải là ơn, mà chỉ là một loại cho vay, một tạm ứng mà thôị Loại người "thi ân" này sẽ khoe khoang, kể lễ về hành vi nhân ái, nhân đạo của mình như là những thành tích xã hội... để thêm "credit" cho bản ngã mình!
Người làm ơn đích thực không cần báo đáp, hay trả ơn. Làm ơn không cầu báo, nếu "thi ân rồi quên đi" không bao giờ nhắc lại, không kể lại cho người thứ ba nghe biết, thì chắc rất ít khi xảy ra sự kiện "làm ơn mắc oán".
Trong Kinh Luận Bảo Vương Tam Muội, trích dẫn bởi Mười Ðiều Tâm Niệm, điều thứ 8 ghi rằng: "Thi ân đừng cầu đền đáp, vì cầu đền đáp là thi ân có mưu đo^`. " Ðức Phật đã dạy bằng một hình tượng rất cụ thể: "COI THI ÂN NHƯ ÐÔI DÉP BỎ " nghĩa là xem việc giúp đỡ kẻ khác theo cách "Thi ân mạc niệm." Ðừng bao giờ nhớ là mình đã có làm ơn cho aị
Kinh Phật còn có câu: "Người bố thí hàm ân người được bố thi'." Vậy thì vấn đề ân nghĩa và báo đền không còn gì quan trọng nữạ Thế nhưng, về mặt đạo ly’, làm ơn là một hành vi thuộc tình cảm, dù người làm ơn không nghĩ đến chuyện được biết ơn, không mong được đền ơn, nhưng người nhận ơn vẫn thường không quên ơn. Ðó là nguyên ủy của ngày Thanksgiving tại Bắc My~. Thật vậy, khi người da đỏ bản xứ giúp đỡ cho di dân Anh đang đói lạnh, bệnh và chết trong mùa đông khắc nghiệt vào năm 1620, họ không có một ý hướng lợi lộc nào cả! Hành vi này khởi từ lòng nhân mà thôị Lễ Tạ Ơn đầu tiên mà di dân Anh cử hành ở Plymouth vào mùa thu năm 1621, đã kéo dài nhiều ngày chung vui giữa di dân và người da đỏ bản xU Thanksgiving là ngày vừa tạ ơn Trời, vừa tạ ơn Ngườị


HÀNH VI CAO ÐẸP


Nhớ ơn là một hành vi cao đẹp. Người Việt Nam cũng thường nhắc nhở lòng biết ơn:
- "Ơn ai một chút chớ quên" -
- "Miếng khi đói bằng gói khi no
- Của tuy tơ tóc nghĩa so nghìn vàng,"


Nhiều khi, người Việt biết ơn một cách bao quát như: "Uống nước, nhớ nguồn," "ăn quả nhớ kẻ trồng cây," "ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng"... "Ăn cây nào rào cây ấy"...Tâm tư và tình cảm này của người Việt cũng tương tự với tinh thần của Lễ Tạ Ơn Hoa Ky`.

ÂN NGHĨA TRONG TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VIỆT NAM


Ðối với văn hóa Việt, lòng biết ơn được xem như là một tiêu chuẩn đạo ly'. "Ơn ai một chút chớ quên" chính là "Thọ ân mạc vong" đây là lời khuyên xuất phát từ quan niệm "không ai có thể tự hào là không cần đến người khác" khi còn sống ở đờị Sully Prud'homme, một nhà văn Pháp cũng đã chia sẻ tư tưởng này trong một bài thơ với câu kết "Nul ne peut se vanter de se passer des hommes." Nói cách khác, sống ở đời mọi người đều chịu ơn nhaụ Theo J.M. Massieu thì "Biết ơn là trí nhớ của con tim." Người Việt truyền thống rất tôn trọng tình cảm biết ơn. Ca dao tục ngữ có rất nhiều câu nhắc nhở: "Một ngày nên nghĩa, chuyến đò nên quen" hoặc "Một chữ nên thầy" và xa hơn nữa "nhất dạ bá ân" (Chỉ một đêm có đến trăm ân huệ). Có lẽ, tâm trạng muốn quên ơn bắt nguồn từ chỗ người "thi ân có ý mưu đo^`." Ngoài ra, có một loại ơn mà ít người muốn quên, nghĩa là luôn luôn nhắc nhở, có khi tự hứa là sống để dạ, chết mang theo nữa: đó là ơn lòng, ơn tri ngo^.. Ơn người hiểu được tâm sự và chí hướng của mình, Ơn người cứu mình thoát khỏi cảnh cô đơn... "Ăn cây nào rào cây ấy" và "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là đặc trưng của dân tộc Việt từ ngàn xưạ

NGUYÊN CHÂU
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoảnh Khắc Cuộc Sống Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân