TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - MẸ & CHIẾC PHONG THƯ
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

MẸ & CHIẾC PHONG THƯ

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7322

Bài gửiGửi: Wed Mar 28, 2012 2:29 am    Tiêu đề: MẸ & CHIẾC PHONG THƯ


Mẹ và chiếc phong thư

LanYing viết ngày 13/01/2012

--------------------------------------------------------------------------------


Từ nhỏ tôi đã sợ Ngày của mẹ, vì mẹ bỏ rơi tôi từ khi tôi vừa cất tiếng khóc chào đời chưa được bao lâu. Năm nào cũng vậy, mỗi dịp đến Ngày của mẹ, tôi lại càng cảm thấy vô cùng khó chịu, vì trước và sau ngày đó, các chương trình trên tivi đều phát những bài hát ca ngợi mẹ. Đài phát thanh còn quá đáng hơn, đến cả chương trình quảng cáo bánh qui cũng toàn phát bài hát về mẹ. Đối với tôi, mỗi bài hát lại làm tôi không thể chịu đựng nổi.

Một tháng sau ngày tôi sinh ra, tôi được người ở ga tàu hỏa Tân Trúc phát hiện ra. Các chú cảnh sát gần ga tàu luống cuống thay phiên nhau cho tôi uống sữa. Sau này các chú tìm được một người phụ nũa biết chăm trẻ con. Nếu không có cô ấy chắc tôi đã chết vì khóc nhiều. Sau khi tôi đã được ăn no sữa và nằm ngủ ngoan như một chú cún con, các chú lại nhẹ nhàng bế tôi đến trung tâm Đức Lan ở xã Bảo Sơn, huyện Tân Trúc, khiến các tu sĩ thiên chúa giáo ở đó phải lao tâm khổ tứ vì tôi

Tôi chưa một lần được nhìn thấy mẹ. Từ nhỏ tôi lớn lên trong vòng tay và sự chăm sóc của các nữ tu sĩ. Năm học lớp bốn, tôi đã là một tay chơi đàn Organ của nhà thờ. Vào ngày lễ Mi-sa, tôi nhận trách nhiệm đánh đàn. Vì được rèn luyện trong nhà thờ từ nhỏ nên tôi rất có tài ăn nói. Ở trường học, tôi thường xuyên tham gia các hoạt động biểu diễn văn nghệ. Có lần, tôi đã từng đứng phát biểu khai mạc trong lễ tốt nghiệp. Nhưng tôi chưa bao giờ muốn gánh vác trọng trách này trong Ngày của mẹ.

Mặc dù tôi thích đánh đàn, nhưng từ xưa đến nay tôi luôn đặt ra cho mình 1 điều cấm kỵ là: không được đánh đàn những bài hát về mẹ. Có lúc tôi đã từng nghĩ, mẹ mình là ai? Sau khi đọc xong những quyển tiểu thuyết, tôi đoán mình là một đứa con riêng. Bố năm thê bảy thiếp nên người mẹ trẻ của tôi chỉ còn cách bỏ rơi tôi mà đi.

Trong những năm học đại học, tôi vừa học vừa đi làm thêm cho đến lúc tốt nghiệp. Tu nữ Tôn, người nuôi tôi khôn lớn thi thoảng cũng đến thăm tôi. Trong thời gian nhập ngũ, tôi có về trung tâm Đức Lan chơi. Lần ấy, tu nữ bỗng nhiên ngỏ ý muốn kể một câu chuyện hết sức nghiêm túc cho tôi nghe. Tu nữ lấy ra một bức thư ở trong ngăn kéo và bảo tôi hãy đọc nội dung bên trong thư.
Trong thư có hai chiếc vé xe. Tu nữ Tôn nói với tôi rằng, lúc cảnh sát đưa tôi đến, có hai chiếc vé này được đặt ở bên trong quần áo tôi, như vậy là mẹ tôi đã dùng hai vé này để đi từ nơi ở đến bến Tân Trúc. Trong đó có một chiếc vé xe buýt theo tuyến đi từ một nơi ở miền Nam đến thành phố Phong Đông, chiếc vé còn lại là vé tàu từ Phong Đông đến Tân Trúc. Đây là vé tàu chậm, tôi chợt hiểu ra mẹ không phải người giàu có
 
Tôi luôn muốn được gặp bố mẹ dù chỉ một lần. Nhưng giờ đây khi cầm trên tay hai chiếc vé, tôi lại lưỡng lự. Tu nữ Tôn khuyến khích tôi đi. Tu nữ nghĩ là tôi đã có tiền đồ rộng mở phía trước, không có lí dó gì khiến tôi mãi mãi phải chìm đắm trong bóng tối. Tu nữ luôn khuyên tôi rằng cho dù tôi có đưa ra quyết định tồi tệ nhất, cho dù có phát hiện ra sự thật phũ phàng thì cũng không đến nỗi làm dao động đến lòng tin vào tiền đồ của tôi.

Cuối cùng tôi đã ra đi.

Tôi đến một thị trấn nhỏ nơi tôi chưa bao giờ biết đến tên. Phải mất hơn một giờ đồng hồ đi xe buýt từ thành phố Phong Đông mới đến được nơi ấy. Mặc dù thị trấn đó ở miền Nam nhưng đang là mùa đông lên ở trên núi rất lạnh. Thị trấn nhỏ bé ấy thực sự rất nhỏ, chỉ có một con đường cái, có hai cửa hàng tạp hóa, một đồn công an, ủy ban nhân dân thị trấn, một trường tiểu học, một trường trung học. Ngoài ra không có gì khác nữa. Tôi cứ ra ra vào vào ở đồn công an và ủy ban nhân dân thị trấn, cuối cùng cũng tìm được hai tài liệu có vẻ như liên quan đến mình. Tài liệu thứ nhất là giấy tờ khai sinh của một bé trai

Vấn đề ở đây bố mẹ tôi đều đã qua đời. Bố tôi mất từ 6 năm trước, mẹ tôi mới mất mấy tháng trước. Tôi có một người anh trai. Nhưng người anh này cũng đã đi khỏi thị trấn nhỏ bé này cũng lâu lắm rồi, không ai biết anh tôi đi đâu.

Vì đây là một thị trấn nhỏ nên mọi người ai cũng biết nhau. Một bác cảnh sát nhiều tuổi ở đồn công an nói với tôi rằng mẹ tôi có thời gian dài làm tạp vụ trong trường trung học. Bác ấy sẽ dẫn tôi đến gặp hiệu trưởng trường trung học ấy.


Cô hiệu trưởng niềm nở chào đón hai bác cháu tôi. Cô nói đúng là mẹ tôi đã làm tạp vụ đến tận cuối đời ở đây. Cô còn nói mẹ tôi là một người phụ nữ rất hiền lành, đôn hậu. Nghe cô hiệu trưởng kể lại, bố tôi rất lười, như những người đàn ông khác họ đều vào thành phố tìm việc, nhưng chỉ có bố tôi là không chịu ra khỏi nhà, chỉ quanh quẩn ở thị trấn nhỏ này làm mấy công việc thời vụ. Nhưng trong thị trấn chẳng có mấy việc thời vụ mà làm, vì thế bố cả đời sống dựa vào đồng lương ít ỏi làm tạp vụ của mẹ. Nhàn cư vi bất thiện, bố chỉ biết mượn rượu giải sầu. Uống say có lúc bố đánh mẹ, có lúc bố đánh anh tôi. Mỗi lần như thế, bố lại có đôi chút hối hận nhưng sau vẫn chứng nào tật ấy. Mẹ và anh trai tôi bị bố làm khổ cả đời. Năm anh trai tôi học lớp 8, anh tôi quyết dứt áo ra đi, từ đó chưa bao giờ thấy về nhà.

Cô hiệu trưởng nói: “Người mẹ ấy còn có một con trai nữa, nhưng từ sau khi đầy tháng, đứa bé ấy đã mất tích một cách bí ẩn.”
Cô hiệu trưởng hỏi tôi rất nhiều chuyện, tôi đều nói hết sự thật cho cô. Sau khi biết tôi lớn lên ở một cô nhi viện ở miền Bắc, cô bỗng tỏ ra vô cùng xúc động. Cô lấy ra một phong thư lớn ở trong tủ. Đây là phong thư được tìm thấy dưới gối của mẹ tôi sau khi bà qua đời. Cô hiệu trưởng cho rằng bên trong thư chắc chắn phải có thứ gì rất có ý nghĩa, nên cô đã giữ lại phong bì đó, đợi người thân thích của mẹ đến lấy.

Tay tôi run run mở phong thư. Ở bên trong đều là vé tàu, vé xe, tất cả đều là vé khứ hồi đi từ thị trấn đến xã Bảo Sơn, huyện Tân Trúc. Mẹ đều cẩn thận giữ lại tất cả số vé ấy.

Cô hiệu trưởng nói với tôi, cứ đến giữa năm, mẹ tôi lại đến miền Bắc thăm một người bà con. Tất cả mọi người đều không biết người bà con đó là ai, chỉ biết là mỗi lần trở về mẹ tôi lại vui vẻ hẳn lên. Mẹ đặt lòng tin vào cửa Phật trong những năm cuối đời. Điều tâm đắc nhất của mẹ là mẹ đã thuyết phục được một số người có tiền tín Phật góp đủ 1 triệu Đài Tệ quyên góp cho cô nhi viện. Mẹ đích thân đi quyên góp vào ngày hôm đó

Tôi bỗng nhớ lại, có một lần có một đoàn khách có đông đảo nam nữ từ miền Nam đến miền Bắc dâng hương, họ có mang theo tờ séc có mệnh giá 1 triệu Đài Tệ để quyên góp cho trung tâm Đức Lan chúng tôi. Các tu nữ đã vô cùng cảm kích trước tấm lòng hảo tâm của đoàn khách ấy. Bọn trẻ con chúng tôi đều được gọi đến để chụp ảnh cùng họ. Lúc ấy tôi đang chơi bóng rổ cũng bị gọi vào. Còn anh cả không muốn chụp ảnh với họ. Bây giờ tôi vẫn tìm lại được bức ảnh đó ở trong phong thư này. Tôi cũng nhận ra mẹ tôi. Mẹ đứng cách tôi không xa.

Điều làm tôi cảm động hơn cả là trong sổ lưu niệm tốt nghiệp năm tôi ra trường, có một trang trong quyển sổ ấy được chụp lại và đặt ở trong phong thư này. Đó là trang có i ảnh cả lớp tôi mặc áo cử nhân, tôi cũng có mặt trong đó.

Mẹ mặc dù đã bỏ tôi, nhưng mẹ vẫn luôn đến tìm tôi, thậm chí mẹ còn tham dự buổi lễ tốt nghiệp đại học của tôi.

Cô hiệu trưởng điềm đạm nói: “Em nên cảm ơn mẹ em, bà bỏ em là vì muốn tìm cho em một môi trường sống tốt hơn. Nếu em ở lại đây thì nhiều nhất sau khi tốt nghiệp cấp 2 em chỉ có thể làm thêm ở trong thị trấn. Ở đây có rất ít người có thể học lên cấp 3. Nói không phải, chắc em chẳng thể chịu nổi mỗi trận đòn roi như cơm bữa của bố em, có khi em cũng giống như anh trai em, nhất quyết ra đi tìm đến cô giáo khác. Sau khi kể những câu chuyện về mình, mọi người đều chúc mừng tôi đã tốt nghiệp được đại học. Có một thầy giáo nói, ở đây chưa bao giờ có em học sinh nào thi đỗ đại học.

Tôi bỗng thấy nghẹn ngào. Tôi hỏi cô hiệu trưởng trong trường có đàn piano không, cô nói đàn piano ở đây không được tốt lắm, nhưng đàn Organ thì toàn là đàn mới.

Tôi mở nắp đàn, dưới ánh tà dương của mùa đông, tôi say sưa chơi hết bài này đến bài khác viết về mẹ. Tôi muốn cho mọi người biết, mặc dù tôi lớn lên từ cô nhi viện, nhưng tôi không phải là một đứa trẻ mồ côi. Vì tôi luôn có những tu sĩ tốt bụng và có tri thức nuôi dưỡng tôi như bàn tay của mẹ nuôi tôi lớn từng ngày. Chẳng lẽ tôi không nên xem họ như những người mẹ sao? Huống hồ là mẹ đẻ của tôi vẫn luôn quan tâm đến tôi. Chính nhờ sự quyết đoán và đức hi sinh của mẹ, tôi mới có được môi trường phát triển tốt, mới có được tiền đồ rộng mở.

Điều cấm kỵ của tôi đã hoàn toàn biến mất, tôi không những có thể đánh những khúc nhạc về mẹ mà còn có thể khe khẽ hát theo tiếng đàn. Cô hiệu trưởng và các thầy cô giáo cũng hát cùng tôi, tiếng đàn ngân vang khắp sân trường. Khắp miền sơn cước chắc cũng lan tỏa tiếng đàn của tôi. Trong ánh tà dương, các cô các bác trong thị trấn thể nào cũng hỏi nhau, tại sao hôm nay lại phát bài hát về Ngày của mẹ nhỉ?

Đối với tôi hôm nay chính là Ngày của mẹ. Phong thư nhét đầy vé xe đã khiến tôi từ giờ trở đi sẽ không bao giờ sợ Ngày của mẹ nữa.

Dịch từ 31 myhome

LanYing viết ngày 13/01/2012

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân