TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - TÌNH YÊU HOA MỘNG
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

TÌNH YÊU HOA MỘNG

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Diem Khanh



Ngày tham gia: 04 Jul 2008
Số bài: 579

Bài gửiGửi: Mon Oct 03, 2011 4:45 pm    Tiêu đề: TÌNH YÊU HOA MỘNG
Tác Giả: NGUYÊN KHÁNH

 

       
 
  TÌNH YEU HOA MỘNG
                                       NGUYÊN KHÁNH  


                    Hôm ấy nhằm ngày lễ Quốc Khánh, được nghỉ học, Danh đưa Ái đi du ngoạn với các bạn tại vùng La Chữ Hữu- Đức rất là vui thú hết nói. Chàng chở nàng bằng xe gắn máy chàng mượn được của Ông Dượng. Từ lâu, hai người bạn tri âm, tri kỷ, học cùng lớp Trung Học Duy Tân, ưa thích đi du lãm, tham quan, xem cảnh lạ mắt, chứng kiến sự việc đặc biệt. Hễ họ nghe ai đồn có việc gì mới lạ, hấp dẫn, lôi cuốn người xem, nhất là những ai có tính hiếu kỳ, thích tới coi, là chàng nàng rũ nhau đi ngay vào những lúc họ rỗi rãnh hay nghỉ học. Cũng như nghe ai đồn có phim, truyện, tuồng hay, là đôi bạn tình đưa nhau tới xem liền. Họ không bỏ lỡ cơ hội, ngõ hầu chứng kiến tận mắt nhừng sự việc đặc biệt này.
  Có thể nói, hai người bạn học chung lớp đã trở thành thân thiết ngay từ lúc họ mới học  lớp đệ thất vào niên khóa 1952-53. Năm đó, nhà trường chì mở một lớp đệ thất mà thôi trong kỳ thi tuyền các học sinh có bằng tiểu học. Thí sinh dự thi rất đông mà nhà trường chỉ nhận 50 học sinh, có tổng số điểm cao nhất, theo thứ tự từ trên xuống dưới. Ái và Danh may mắn có tên trong bảng vàng của thí sinh trúng tuyển năm ấy. Ái lúc bấy giờ chừng 15, 16 tuổi. Danh cùng tuổi với nàng. Ái là cô gái hơi thiếu thước tấc chút chút. Nước da nàng hơi ngâm. Nàng thuộc dạng nữ nhi có nhan sắc trung bình. Không đẹp. Cũng không xấu. Tuy nhiên, Ái tỏ ra thông minh, học giỏi. Nàng có trì nhớ khá tốt. Còn Danh thì sao? Danh lúc ấy, có thể nói là chàng trai cao ráo, da trắng trẻo . Danh khôi ngô, tuấn tú không thua gì Kim Trọng của Thúy Kiều, hay Phan An, Tống Ngọc trong các truyện của Trung Hoa vậy. Ngoài ra, Danh cũng thông minh, lanh lợi, học giỏi, nhưng phải nhường cho nữ nhi một bực.
    Khi học chung lớp một thời gian là Ái tỏ ra mền mộ, ưa thích chàng Kim Đạo Long- Phan Rang ra mặt. Còn Danh cũng mến thương Ái vì nàng tuy kém nhan sắc thua các bạn gái khác của chàng, nhưng nàng tỏ ra ngưỡng mộ hiệp sĩ điển trai nhất lớp này quá cỡ. Tình yêu chân thành tha thiết của nàng làm chàng cảm động Xem thế, câu nói của người xưa: “Trai ham sắc, gái ham tài” không đúng trong trường hợp của hai người này. Phải nói ngược lại mới đúng. Tuy nhiên, lúc ấy có nhiều cô học cùng trường, hay khác trường, khác lớp với Danh, đã tỏ ra mếch chàng Kim Phan Rang lồ lộ. Hoa, học sinh Trường Trung Học tư thục Lê Lợi, cũng tỏ ra yêu mến Danh ra mặt. Các cô gái khi gặp chàng trai khôi ngô tuấn tú, thông minh, học giỏi như Danh, thường mến yêu ngưỡng mộ chàng ra mặt. Vì vậy, Ai rất ghen tức. Nàng quyết tâm chiếm cho được con tim của người nàng trót tha thiết, say mê, yêu thương ai hết mực.
        “ Em đây trót đã yêu chàng
           Quyết tâm chinh phục bạn vàng tri âm.”
                                     ooo    
Lúc bấy giờ hoàn cảnh của chàng-nàng có vài điểm giống nhau. Ái thì cha mẹ mất sớm.Nàng đang sống với Ông Chú. Ông này theo kháng chiến chống Pháp. Sau 54, ông về sống ở Đạo Long Phan Rang. Ông chuyên làm nghề y tá chích dạo, sống qua ngày. Ông nuôi dưỡng Ái ăn học. Ông cói cháu như con ruột của mình. Ái và Danh cùng ở một phường. Hai ngưởi ngụ cách xa nhau một xóm nhỏ. Xóm Căn Banh. Lúc ấy, cứ chiều chiều, Danh thường đi tản bộ, từ thôn Đạo Long, chàng băng qua Xóm Căn Banh, rồi rẽ vào nhà nàng. Chàng từ nhà mình sang nhà người yêu chừng 15 phút cuốc bộ lo ca chân là tới nơi. Vì Ái có lợi điểm ở gần nhà người yêu, nên dễ dàng gặp gỡ bạn tình hằng ngày, hằng đêm. Nàng dễ chinh phục chàng. “ Lửa gần rơm, không bơm cũng cháy.” Quẹt Zippo hiệu US gặp xăng hảo hạng liền cháy bùng lập tức.
     Danh có hoàn cảnh gia đình cũng thật đặc biệt. Ba nàng theo kháng chiến chống Pháp. Sau 54 ông tập kết ra Bắc, rồi bặt tin luôn. Lúc bấy giờ, hai anh em chàng sống với hiền mẫu. Bà có quày bán vải tại chợ Phan Rang. Bà còn trẻ đẹp, nên không thể ở vậy nuôi con, thờ chồng biệt tích tăm hơi nhiều năm. Lúc ấy có lắm ông sồn sồn, góa vợ say mê nhan sắc của bà. Tuy nhiên, có ông Lâm tự Lâm- Đạo –Long hay Lâm- Họa-Sĩ vì ông này ngụ tại Đạo Long và làm nghề hội họa, chuyên vẽ tranh ảnh, vẽ hình để sinh sống. Để phân biệt với Lâm- Mỹ- Hương hay Lâm- Nháy. Ông Lâm -Họa- Sĩ  góa vợ và có hai con trai. Chúng cùng trang lứa với các con bà .Ông này khá đô con và bảnh trai, không thua gì chồng bà, tức bố của hai anh em Danh. Thế là hai kẻ cô đơn đã sáp vô cái rụp. Bà sanh cho tân lang quân một cô gái giống cha như đúc. Loan, em cùng mẹ khác cha với hai anh em Danh. Ông Dượng tỏ ra thương yêu hai anh em Danh hết mực. Ông coi hai con riêng của vợ chấp nối với mình như là con ruột của mình vậy.          
      Ái mồ côi cha mẹ, sống nhờ vào chú thím. Thiếu tình thương yêu của song thân Còn Danh thiếu vắng tỉnh ruột thịt của Cha, nương nhờ vào Mẹ và Ông Dượng ghẻ. Do đó hai người tình rất thương yêu nhau. Họ dễ cảm thông và gắn bó nhau. Tuy nhiên Ái hay ghen tuông vu vơ vì quá yêu Danh. Hễ nghe chàng nhắc đến tên cô gái nào hay liên hệ với bạn gái, khi có việc gì đó, là nảng đâm ghen tuông ví mặc cảm mình kém nhan sắc hơn họ. Nàng sợ mình sẽ mất người yêu vì Danh quá bảnh trai có nhiều cô ngưởng ngộ người hùng Đạo Long.
    “ Thương chàng em mới nổi ghen
         Nếu không yêu mến, ai thèm quan tâm.”
 Vì có lợi điểm cư ngụ gần nhau như thế nên Ái có đìều kiện chinh phụ con tim vốn đa cảm và nhậy bén dồi dào tình cảm của chàng trai dễ dàng. Hơn nữa chàng vốn ngưỡng mộ và mến phục sự thông minh, lanh lợi, khôn ngoan, khéo léo, đa tài, đa năng, đa dạng và tấm chân tình của nàng đã dâng hiến cho chàng. Quả là đôi bạn Tri âm, Tri kỷ. Họ như cá gặp nước, rồng gặp may, như chuột sa vào hủ nếp. Như rượu hồng gặp lẫu lương vậy. Ngoài ra, nàng còn tỏ ra quan tâm, lo lắng, săn sóc người yêu từng li, từng tì nếu có cơ hội. Chẳng hạn khi lớp học có làm bài kiểm tra hay bài thi, Ái lo sẵn giấy manh cho người yêu. Bút chì, bút mực, bút máy, viên tẫy, hộp chì màu.., nàng đã chuẩn bị sẵn sàng cho bạn Tri âm. Hay những lúc trường tổ chức cho học sinh đi du ngoạn, tham quan danh lam thắng cảnh, nàng liền chuẩn bị sẵn thức ăn, kẹo bánh trái cây, nước uống cho cả hai người. Nàng săn sóc chàng như người yêu săn sóc tri kỷ bạn hiền của mình vậy. Như hiền thê quan tâm sắn sóc cho lang quân yêu quý của thiếp. Vì thế, Danh rất cảm động. Danh thấy mình luôn luôn được Ái chăm sóc tận tình, yêu thương hết mực. Chàng nhớ tới lời khuyên của một nhà văn:
              “ Nên đến với người yêu mỉnh. Đửng nên tìm tới người mình yêu.”
              “ Tình yêu quả thật nhiệm mầu
                 Làm cho hiu quạnh, khổ sầu tiêu tan.”                        
Cho nên các cô gái khác dù có nhan sắc hơn Ái và ngưỡng mộ thương yêu Danh hết mực, cuối cùng, cũng đành rút lui vì tự thấy mình không có đủ điều kiện thuận lợi để chinh phục con tim của Danh như Ái. Nàng đang nỗ lưc phục vụ người tình điển trai quá cở. Xem chừng tình yêu của hai người càng lúc càng gắn bó, càng đậm đà, tha thiết. Hình như họ sinh ra để gặp nhau và yêu nhau vậy.
   Trở lại cuộc du lãm tham quan vùng quê La Chữ- Hữu Đức của chàng- nàng, vào ngày hôm ấy. Tại Hữu Đức lúc bấy giờ có một người Chăm tên Bá Dinh bị hồn ma người Chăm khác tên Đàng Năng Quý nhập vào. Bá Dinh có giọng nói trong ấm như con gái. Còn Đàng Năng Quý có giọng nói ồ ồ, khàn khàn, nam tính rất rõ nét. Quý bị tai nạn xe hơi khoản chừng một năm trước đó. Y được đưa vào bịnh vịên Phan Rang cấp cứu. Tuy nhiên vì vết thương nặng quá, nên y đã từ trần sau đó. Nghe thiên hạ đồn rằng hồn y rất linh thiêng. Y không chịu siêu thoát hay đầu thai vào cõi khác. Y cứ lẩn quẩn nơi y bị nạn. Y về làng Chàm, nhập vào xác của ông Dinh kể trên. Y cứ nói thao thao bất tuyệt mỗi khi có người quen lại nhà. Y nói tên họ mỗi người trúng phốc, nhất là những sự việc liên quan tới người đó đã xảy ra trong quá khư mà y từng chứng kiến. Thiên hạ nghe tin lạ này, vừa ngạc nhiên, vừa tò mò, muốn biết thực chất của sự đồn đại này ra sao, nên họ rũ nhau tìm đến nhà ông Bá Dinh xem rất đông. Đúng là:
“ Tiếng lành đồn xa. Hiện tượng lạ đồn ba ngày đàng”. Vì vậy, do hiếu kỳ đôi bạn Danh- Ái củng cởi xe gắn máy tìm tới nơi xem cho rõ thực hư ra sao. Có cả ông Bình, y tá bịnh viện Phan Rang lúc bấy giờ, người từng phụ bác sĩ săn sóc vết thương nơi đầu của y trong thời gian y bị tai nạn xe hơi nẳm viện nói trên.
      Trong lúc Danh và Ái cùng đám người hiếu kỳ đứng trước cửa nhìn vào, Bá Dinh, vốn da trắng trẻo ( ông ta thuộc người Chăm da trắng) bây giờ có gương mặt trở thảnh màu xạm đen và tiềng nói ồ ồ, khi hồn của ông Quỳ nhập vào xác mình. Thật là một hiện tượng lạ lùng, thần bí, kỳ dị, chỉ những ai chứng kiến tận mắt, nghe tận tai, mới tin được. Quả là sự việc khó tin, nhưng có thật, đã xảy ra. Như nhà vặn kiêm thi sĩ Mai Thảo từng nói:
                        “ Thế giới có triệu điều không hiểu
                          Càng hiểu không ra lúc cuối đời.
                          Chả sao, khi đã nằm trong đất
                           Hỏi ở sao trời, cũng hiểu thôi !”

      Vừa trông thấy Ông Bình, người y tá từng chữa vết thương cho mình trước đây, ông Dinh liển chỉ mặt ông Bình nói to với giọng khàn khàn, có vẻ bực bội, tức giận: ( ông Dinh, chưa hề quen biết ông Bình trước đó. Rõ là hồn ông Quý đã nhập vào xác ông ta lúc bấy giờ )
      - À ông Bỉnh! Tại sao Bác Sĩ và ông không cứu chữa vết thương của tôi kịp thời?
Ông Bình nghe y nói thế, trở nên bối rối, kinh hãi vô cùng. Ông nhìn ông Dinh mặt mày đanh lại xám xì, đôi mắt đỏ ngầu vì giận dữ. Ông Bình liền đưa tay gãi đầu, xuống nước nhỏ:
     - Dạ, tại vì vết thương của ông trên đầu do bị đụng xe, nặng quá, làm chấn thương sọ não của ông. Bác sĩ nhà thương không thể cứu sống ông được. Mong ông thông cảm và bao dung tha thứ cho chúng tôi.
      Ngoài ra, có một số người xem hiện tượng lạ lùng đặc biệt này thử hỏi ông Dinh ( lúc đó, hồn ông Quý đã nhập vào) những việc liên quan tới xóm làng Chăm khàc, hoặc bà con cô bác, bạn bè của ông Quý. Chỉ có ông Quý biết trước đây. Ông Dinh không hề biết những sự việc này. Thế mà ông Dinh trả lời trúng phốc hết trơn. Điều này chứng tỏ đó là hồn ông Quý đã nhập vào xác ông Dinh. Quả là có thế giới bên kia. Có cõi âm. Có linh hồn người chết vất vưỡng, lai vãng, nhớ tiếc những nơi mỉnh vừa tạ thế.
  Trước khi hồn ông Quý xuất đi, ông Dinh nói giọng ồ ổ:
 - Thôi tôi đi đây vì có người đến gọi. Chào bà con cô bác. Hẹn dịp khác nhé !
Nói xong, tức thì ông Dinh ngã lăn ra giường và sùi bọt mép. Người nhà vội xoa bốp người ông như thường lệ. Một chốc sau ông Dinh tỉnh lại. Ông nhìn mọi người với nét mặt nhợt nhạt, mệt mỏi, ngơ ngác, không hiểu ất giáp gì cả. Mọi người đứng xem vội tự động giải tán, rút lui trở về nhà. Thật là một hiện tượng lạ. Hiện tượng giống như lên đồng, hồn nhập xác người sống nói về mình ở cõi âm hiện về. Hiện tượng cầu cơ, lên đồng, hồn kẻ chết nhập vào xác người sống bị coi là mê tín dị đoan, phản khoa học. Tuy nhiên Ái và Danh, ông y tá Bình cũng như bao nhiêu người từ Phan Rang lên Hữu Đức xem ngày hôm ấy, đều chừng kiền tận mắt. Hiện tượng siêu hình thật khó hiểu, khó giải thích bằng khoa học. Tin hay không tin tùy người, tùy cảnh, tùy trưởng hợp.
      Ngoài ra Ái và Danh có lần đèo nhau vào bịnh viện Phan Rang thăm thân phụ của một người bạn học bị bịnh phổi đang nằm đìệu trị tại đây. Sẵn dịp này, họ cũng đến xem anh chàng nổi tiềng hiếu đạo với hiền mẫu bị bịnh bán thân bất toại. Họ tìm đến coi dung mạo của người con chí hiếu, cho biết vậy mà. Bà đang nằm điều trị tại khu Nội Khoa. Thiên hạ đồn anh này hầu hạ săn sóc Mẹ mình rất chu đáo, cẩn thận từng li, từng tí, tận tình ngày đêm không xao lãng, ngưng nghỉ. Anh ta hầu hạ Mẹ nhiều khâu như lo cơm nước, đi vệ sinh, lau mình cho Mẹ sạch sẽ, tươm tất. Anh ta vui vẻ ngồi bên Mẹ. Không hề tỏ ra chán nản, khó chịu vì mùi hôi hám hay những lúc Mẹ làm vướng nước tiểu hay phân trên người mình. Những lúc như thế, anh ta lấy quạt che lại cho Mẹ khỏi thấy. Anh ta sợ Mẹ buồn. Anh này quả là một người con chi hiếu. Một tấm gương hiếu đạo cho con cháu mai sau noi theo vậy. Người Á Đông, nhất là dân Việt Nam chúng ta, rất đề cao, ca tụng chữ hiếu. Tấm gương Nhị Thập Tứ Hiếu được truyền tụng trong sử sách văn chương từ đời này sang đời khác. Thiên hạ đồn đại người con có hiếu nói trên, Ái và Danh vốn là những người con hiếu để. Họ ngưỡng mộ những ai ăn ở hiếu thảo với Ông Bà, Cha Mẹ, nên hiếu kỳ tìm đến nơi xem cho biết thực hư ra sao. Một số người khác cũng tìm đến coi người con chí hiếu đang hầu hạ Mẹ mình. Lúc ấy Danh nhìn anh chàng trẻ tuổi đang ngồi kề bên Mẹ nằm dưỡng bịnh, để lo săn sóc chu đáo và làm những gí thân mẫu cần,  ngâm khẻ . ( Danh vốn có khiếu về văn chương, thìch thơ phú ngay tư hồi mới bước vào trung học)
                    “ Người con hiếu đạo tuyệt vời
                       Tấm gương chiếu sáng cho người mến thương.”
       Tình yêu của chàng- nàng trong những năm theo học Duy Tân, càng ngày càng sâu đậm, thắm thiết keo sơn. Họ lúc nào cũng quấn quít bên nhau vào buổi tối khi chàng từ nhà mình ở Đạo Long, tản bộ băng qua Xóm Căn Banh hướng về nhà Ông Chú của nàng. Hầu như họ học bài chung nhau, gần gũi nhau, thăm viếng nhau thường xuyên. Lúc nào Ái cũng học giỏi. Nàng luôn luôn đứng hạng nhì trong lớp hàng tháng và cuối niên học.. Người lãnh thưởng hạng nhất suốt bốn năm trung học là anh NVT. Còn Danh đứng dưới người yêu. Chàng tuy thông minh, học giỏi, nhưng phải nhường cho bạn Tri Âm một bực. Sau khi thi đỗ bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp, vào cuối niên học năm đó, Ái và Danh đều thi đỗ vào Trường Cán Sự Y Tế Sài Gòn. Lúc theo học chuyên môn để trở thành Cán Sự Y Tế, hai người ở nhà người quen của Chù nàng tại Sài Gòn. Qua năm thứ hai, đôi tình nhân này đã chính thức kết hôn vợ chồng và nàng sanh cho chàng một hoàng nam. Cậu bé giống bố như đúc. Khi ra trường, sau ba năm theo học, hai người đã có hai con với nhau. Cặp phu thê sống rất hạnh phúc. Họ hết mực thương yêu kính phục, nễ nang nhau. Bà xã của Danh, nhan sắc không được diễm lệ cho lắm. Da ngăm. Dáng người nhỏ thó, hơi thiếu thước tấc chút chút, như đã kể trên  Nhưng bù lại, nàng khéo ăn ở, chìu chuộng hầu hạ lang quân hết mực. “ Vợ đẹp vợ người. Vợ xấu vợ mình” như thiên hạ thường nói. Tuy nhiên Ái vì quá yêu thương Danh bảnh trai quá cở, nên lúc nào nàng cũng lo âu bị người khác quyến rũ chồng nàng. “ Chồng xấu chồng mình. Chồng đẹp chồng người.” như thiên hạ thường nói vậy. Bởi thế, Ái hay ghen tuông vu vơ, bóng gió với ông xã. Mỗi khi nghe phu quân nhắc tới các cô, các bà nào đó là Ái liền tỏ ra khó chịu, nhìn chồng lên tiếng ngay:
-Hở một cái gọi cô, hở một cái bà. Cô cô, bà bà nhắc hoài làm em bực mình.
Trong xóm Đạo Long có vài cô gái hàng xóm láng giềng, trước kia, học khác trường vời Danh, tỏ ra mến mộ chàng Kim khôi ngô tuấn tú, thông minh học giỏi nổi tiếng. Ái phát hiện sau này, vì nghe bạn bè bàn tán, xì xào về họ. Hôm đó, tình cờ trông thấy một cô gái trắng trẻo, dáng dong dỏng cao, có vẻ cảm tình với Danh lâu nay, đi qua trước nhà, Ái liền xuất khẩu thành thơ, hoặc già nàng có trí nhớ tốt, đọc sách là nhớ hoài, nhất là thơ phú, ca dao, tục ngữ...
    “ Cái tướng lưỡng đưỡng như cà cưỡng ăn no. Dáng co ro như con sò khép miệng”
   Thế là chàng nàng cười thích thú vô cùng. Không rõ người đẹp vừa đi ngang qua đường, có nghe nàng chế diễu không. Thật ra đàn bà con gái một khi yêu thương bạn tình thắm thiết, thì ai chẳng hay hờn mát, ghen tuông, lo sợ vu vơ. Càng yêu càng ghen, càng giận, càng hơn. Hỷ, nộ, ái, ố, bi, ai... của con người phàm phu tục tử, thay đổi tùy lúc, tùy thời. Thật khó kềm chế được, phải không, kính thưa quý vị?  
         
 Thật ra, ông chồng quá bảnh trai mà cưới bà vợ không đẹp. Ậu cũng là duyên nợ Ba Sinh Hương Lửa do tiền định. Do Ông Tơ Bà Nguyệt đã an bài sắp xếp sẵn. Không biết có đúng vậy không ?  Ông bà ta thường nói “ Cái nết đánh chết cái đẹp” “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Ái đã yêu thương chồng, hầu hạ lang quân hết mực chu đáo. Hạnh phúc mái ấm thật tuyệt vời. Quả là:
            “ Tình yêu hoa mộng lứa đôi
              Trăm năm hạnh phúc, tuyệt vời gối chăn.”  
Danh còn có đứa em trai kế mình. Khan cũng cao ráo, đẹp trai không thua gì sư huynh mỉnh. Anh này học dưới anh cả hai lớp. Khan cũng thông minh, lanh lợi, học giỏi, có trí nhớ khá tốt như Đại huynh của mình vậy. Tuy nhiên, sau này Khan cũng gá nghĩa sắt cầm với một cô gái, lớn tuổi hơn anh Hai của mình nữa. Đó là Giang. Giang lớn hơn Khan ba niên kỷ. Nhà nàng ở ngay trên đường Thống Nhất Phan Rang. Gia đình nàng có tiệm kinh doanh vàng bạc, đồng hồ. Nhà nàng giàu có. Nảng cũng học Duy Tân. Nảng học trên Khan một lớp. Nàng vốn tình đa tình, đa cảm, thich có người yêu có ngoại hình sáng sủa, dễ coi. Tài năng, hay tuổi tác tính sau. Miễn sao chàng có đáng cao ráo, khôi ngô, tuấn tú là nàng yêu thìch ngay. Lúc học xong lớp Đệ Tứ, nàng đã trổ mã. Nàng thường tâm sự với bạn bè mình:
- Sau này, tao thích chồng mình phải có dung mạo điển trai. Nhỏ tuổi thua tao cũng được. Tài năng không tính tới, chỉ cần anh ta có dung mạo bảnh bao là tao OK rồi. Hoặc giả lang quân của tao là người cao tuổi, lớn hơn tao nhiều, miễn ông ta giàu có, có thể bảo đảm đời sống vật chất cho tao, là tao bằng lòng se duyên ngay.
 Hồi đó, Giang cũng quen vời một cô giáo dạy tiểu học. Cô ta cũng cùng trang lứa với Giang. Cô này khá xinh đẹp. Không phải loại gái có nhan sắc trung bình như nàng lúc bấy giờ. Cô này từng tuyên bố với bạn mình:
       - Tôi thích lấy chồng phải thật đẹp trai. Anh ta có trình độ học lớp nhất cũng được. Còn bác sĩ mà xấu trai, tôi cũng không ham.
Như thế quan niệm về tình yêu và hôn nhân, hai cô gái trên giống nhau quá đi chớ.Họ thìch tình nhân hay phu quân của mình, phải khôi ngô tuấn tú. Nam nhân có dung mạo không đẹp họ không ưa chuộng. Thực ra, nam hay nữ, hầu như ai cũng đều thích ý trung nhân của mình, có diện mạo sáng sủa, dễ coi. Vì vậy câu nói của người xưa “ Trai ham sắc, gái ham tài” chỉ đúng trong một số trường hợp thôi.
            “ Ai mà chẳng thích mỹ miều
               Bế ngoài hấp dẫn, thương yêu ban đầu.”
      Sau này Giang kỳ ngộ với Khan Đạo Long. Nàng mê chàng Kim có dáng cao ráo, da trắng trẻo, môi hồng, mắt sáng. Nàng giàu có và yêu chàng chân tình thắm thiết. Nàng bám theo chảng sát nút. “ Quyết tâm lấy được Phan An Khôi ngô tuấn tú yêu chàng biết bao!” Khan cảm động trước tấm chân tình của cô gái quá say mê ngưỡng mộ nét tuấn tú khôi ngô của anh ta  Thế là Khan và Giang se duyên chồng vợ. Đúng là “Nên đến với người yêu mình Long lanh hạnh phúc cho tình ngát hương.”
  Sau đó, Danh nhập ngũ theo học Trường Bộ Binh Thủ Đức để làm tròn nhiệm vụ của người trai trong thời loạn. Chàng trở thành sĩ quan trợ y và thuyên chuyển đến phục vụ tại Quân Y Viện Nguyễn Huệ Nha Trang. Còn em trai chàng, Khan cũng đã đến tuổi sắp nhập ngũ như bào huynh mình. Thế là Khan tỉnh nguyện thi vào Trường Sĩ  Quan Chiến Tranh Chính Trị ( CTCT) Đà Lạt. Rồi hai năm, sau chàng trở thành thiếu úy hiện dịch ngành này. Mấy năm sau đó Danh vinh thăng đại úy trợ y. Khan, Tr Úy. Hai anh em đều may mắn phục vụ trong đơn vị không tác chiến. Danh làm ở Quân Y Viện nói trên. Còn Khan sĩ quan CTCT tại đại đội CTCT một tiểu khu. Anh ta chỉ làm công tác tâm lý chiền ở hậu cứ mà thôi.
  Sau đổi đời 30 tháng 4/1975. Danh và Khan vì là sĩ quan chế độ cũ nên bị tập trung cải tạo trong trại tù Xã Hội Chủ Nghĩa ở Miền Nam, như bao nhiêu cán bộ, nhân viên của Việt Nam Công Hòa lúc bấy giờ. Ông Bố của hai chàng ngự lâm pháo thủ nói trên, mang cấp bực Đại Tá Quân Đội Nhân Dân, từ Miền Bắc trở về. Ông đã có vợ con riêng ở bên kia chiến tuyến. Ông hỏi tin tức và tìm đến thăm bà vợ cũ của mình, tức Mẹ của Danh và Khan, cùng chồng sau này của bà. Gia đình họ đang cư ngụ tại một vùng duyên hải Đông Giang, cách xa Phan Rang chừng ba cây số. Khi biết tin hai con trai mình đang bị giam cầm trong trai tù của tỉnh, ông liền tự tay lái chiếc xe Jeep của mình.Chiếc xe dành cho Ngài Đại Tá Tư Lệnh một sư đoàn của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam lúc bấy giờ. Ông ta làm lớn, có quyền hành và thế lực, có uy tìn và ngoại giao rất rộng lúc ấy. Chình quyền các cấp, nhất là bộ đội, đang quản lý các trại tù XHCH tại Miền Nam, rất nễ nang Ngài Đại Tá Thủ Trường một đại đơn vị này.
 Thế là ông bảo lãnh hai con mình ra khỏi trại cải tạo tập trung do quân đội Miền Bắc quản lý một cách nhanh chóng và dễ dàng.Nghe nói chính ông thân hành chở các con mình về nhà bằng xe Jeep nói trên vào ngày hôm ấy.
    Vì vậy, hai chàng hiệp sĩ khỏi phải nếm mùi tù tội. Khỏi sống trong cảnh địa ngục trần gian. Khỏi phải chịu cảnh đói rách, lầm than, vất vả, khổ sở, bị đày đọa, hành hạ, lao động khổ sai, như bao nhiều tù nhân khác, trong các trại cải tạo tập trung, không có án xét xử, của kẻ chiến thắng vào thời kỳ ấy.
    Danh và Khan khỏe ru bà rù vì là gia đình cách mạng gộc. Ái cũng thuộc gia đình cách mạng. Ông Chú là cán bộ cách mạng trước kia. Vì vậy sau đổi đời, Danh, dù là cựu Đại Úy Quân Lực VNCH, cũng khỏi cải tạo. Anh ta được chính quyền mới cho lưu dung làm y sĩ bịnh viện Phan Thiết. Ái cũng làm y sĩ cùng cơ quan với chồng. Các con đều thông minh học giỏi, lai có lý lịch tốt, thuộc gia đình có công với cách mạng, nên đều được thi đậu dễ dàng đại học. Họ trở thành bác sĩ, kỹ sư, làm cán bộ nhà nước và trở thành đảng viên. Một số con họ làm thủ trưởng một cơ quan nhà nước sau này.
    Khan cũng sống thoải mái thảnh thơi vì khỏi cải tạo, khỏi bị chính quyền và công an địa phương đì, vì là gia đình cách mạng. Hai con trai của Khan cao ráo, khôi ngô, tuấn tú học giỏi như cha. Họ tốt nghiệp đại học, được kết nạp đảng dễ dàng và trở thành cán bộ cao cấp. Thằng con trai trưởng nam trở thành Giám đốc một cơ quan nhà nước cấp tỉnh. Nó hay xuất`ngoại đi tham quan. Gia đình Khan lúc này khá giả. Họ sống thảnh thơi an nhàn trong tuổi cao niên tại thành phố quê hương nắng giớ cùng với các con mình.
   Riêng cặp vợ chồng Danh và Ái có thêm một kỷ niệm nhớ đời khi họ đi phép về thằm gia đình Mẹ mình ở Đông Giang vào năm đó. Tối hôm ấy, Danh cởi xe gắn máy đưa Ái lên thành phố Phan Rang thăm bạn bè. Tình cờ, khi họ đi ngang qua Xóm Xe Bò gần Nhà Máy Nước và Trưởng Phổ Thông Cơ Sở Kinh Dinh ( tức Trường Trung Học Tự Thục Công Giáo Trương Vĩnh Kỳ do linh mục Đồng làm hiệu trưởng trước kia). Một đám đông người hiếu kỳ đang đứng trên ngã ba đường, phía ngoài hàng rào mặt tiền của nhà trường. Họ xem hiện tượng lạ đang được bàng quan thiên hạ đồn đại từ mấy hôm nay. Trên nhánh cầy me tây thật cao, trong sân trường gần hàng rào chạy dọc theo đưởng lộ lên đường Thống Nhất, có một nhánh cây tỏa hình dáng một dũng tướng, mặc chiến bào, uy nghi lẫm liệt, cánh tay phải cầm thanh gương, chỉ về phía trước mặt. Giồng hình một Đại Nguyên Soái đưa gươm ra lịnh cho tướng sĩ tấn công về phía trước. Người xem lúc ấy xì xào, bàn tán, cho rắng đó là hình Hưng Đạo Vương đang chỉ huy tướng sĩ ra trận, đánh đuổi quân Nguyên xăm lăng nước ta lúc bấy giờ.
    Danh cũng dừng xe lại, cùng người yêu đứng ngắm hiện tượng lạ trên cành cây me tây cao chất ngất nói trên. Lúc ấy, một thanh niên cao lớn, đưa tay chỉ chỏ cành cây có hình Hưng Đạo Vương nói trên. Y nói lấp bấp trong mồm:
 - Trông giồng quá ta! Giống quá!
Bỗng một công an Phường Kinh Dinh, mặc thường phục, trà trộn trong đám dân đứng gần anh ta, nhìn anh này hỏi nhanh:
- Anh nói giống cái gì?
- Giống Hưng Đạo Vương chỉ huy các tướng lãnh ra trận.
Tên công an kia lìền nhanh tay chụp thanh niên vừa thốt lên. Y còng tay anh này và nói to:
- Láo khoát. Rõ là phản động. Tuyên truyền bá láp để mê hoặc lòng dân, chống chánh quyền cách mạng, phải không? Đi về đồn ngay.
- Dạ không phải. Xin tha. Tôi nghe người ta đồn thế, nên nói vậy. Tôi có tội gì mà ông còng tay tôi ?
- Mày về đồn rồi hãy khai ra, nghe rõ chưa?
Sau đó, hai tên công an khác, cũng mặc thường phục, trà trộn trong đám người hiếu kỳ coi hình cành cây me tây đêm ấy,  liền tiến lại áp tải người bị còng tay, đưa về đồn công an để điều tra. Mọi người dân ham vui đứng coi ngoài đường phía trước trường, chứng kiến công an bắt người ngang nhiên.như thế “ Lý của kẻ mạnh là lý tốt nhất” ( La raison du plus fort est toujours la meilleuse ( La Fontaine , thi hào Pháp ). Họ vội vã giải tán vào các ngõ hẻm. Danh cũng lẹ làng chở bà xã, rú ga cho xe dọt lẹ. Chàng nàng cũng ngại lỡ có gì rắc rối cũng mang tai tiếng ảnh hưởng đền gia đình mình.
                                     ooo
      Hiện tại Danh và Ái không biết tương lai của mình rồi sẽ ra sao, trong cuộc sống vốn vô thường, giả tạm và biến chuyển từng ngày, trong cõi Ta Bà đầy khổ đau và hệ lụy này, nói theo giáo lý nhà Phật. Thật ra thì kiếp nhân sinh với cái dạ dày là chúa trúm của cơ thể con người, muốn sống mưu sinh và tồn tại, con người phải đấu tranh không ngừng vì miếng cơm manh áo, việc làm, nơi cư trú... Bể khổ mênh mông. Sinh, lão, bịnh, tử. Tuy nhiên, chàng nàng với mối tình hoa mộng của tuổi hoa niên đã trôi qua như một giấc mơ tươi đẹp tuyệt vời. Đời họ có nhiều may mắn hạnh phúc và an vui. Con cái của họ đều lớn khôn nên người. Chúng đếu thành đạt, có địa vị trong xã hội mới. Hai người hiện tại, có cuộc sống ổn định, an bình. Tình yêu của họ càng cao tuỗi càng đằm thắm hạnh phúc. Tuy về già chàng nàng có đôi lúc cũng khó tính hay hờn giận nhau nhưng dễ dàng bao dung tha thứ cho nhau và tình yêu vẫn thủy chung. gắn bó như hổi còn trẻ vậy. Bây giờ trở thành Ông Bà Nội- Ngoại rồi, nhưng họ vẫn xưng anh- em ngọt xớt như mía lùi
          “  Cái thuở ban đầu lưu luyền ấy,
              Nghìn năm hồ dễ đã ai quên.” ( Thế Lữ)
           “ Yêu nhau từ thuở hoa niên
              Tình yêu giờ vẫn êm đềm đôi ta.”
  Lúc bấy giờ con cái họ đều  lập gia đình và ra riêng hết. Chàng- nàng lúc này đã về hưu. Trong tuổi xế chiều, họ sống nương tựa vào nhau, quan tâm săn sóc cho nhau. Cùng chia bùi sẻ ngọt trong tuổi già, sức đã tàn, lực đã kiệt. Như một thi sĩ đã nói “ Cuối đời còn lại đôi ta, Hai con khỉ già quanh quẩn bên nhau.” ( Ngọc Hoài Phương)  Họ sống rất thoải mái, vui vẻ và hạnh phúc vô cùng. Danh thường ngâm khẻ:            
               “ Tình yêu hoa mộng một thời
                  Tuổi vàng hạnh phúc cuộc đời bên nhau”

                          NGUYÊN KHÁNH
       
                               

 
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân