TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - NGƯỜI CHA TUYỆT VỜI
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

NGƯỜI CHA TUYỆT VỜI

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Fri Sep 09, 2011 12:59 pm    Tiêu đề: NGƯỜI CHA TUYỆT VỜI
Tác Giả: THANH ĐÀO



   
   NGƯỜI CHA TUYỆT VỜI
                         
                                                          THANH ĐÀO


        Trong cộng đồng người Việt quốc gia tại Baton Rouge, thủ phủ của tiểu bang thuộc miền đông nam Hoa Kỳ, ai cũng biết ông H. Ông này nổi tiếng là Người Cha Tuyệt Vời. Một người chồng đảm đang tháo vát. Ông là cột trụ của gia đình. Ông định cư tại xứ Cờ Hoa rất sớm theo diện HO, so với các anh em cựu tù nhân chính trị khác. Ông được bảo trợ sang cư ngụ tại thành phố này nhờ quen biết một đồng hương, ông Kh. gốc Bắc di cư năm 54. Ông ta may mắn theo đoàn người di tản sang sinh sống tại Mỹ từ năm 1975. Ông H, thuộc gia đình theo Đạo Phật ở Việt Nam. Tuy nhiên nễ tình tha thiết yêu cầu mời gọi của ân nhân bảo trợ mình theo Đạo Chúa, nên ông đã cải đạo gần hai mươi năm nay. Ông cũng kết xui gia với đứa con trai của người anh ruột của ông Kh. Thành thử tình thân thiết của hai gia đình rất gần. Lý do ông đổi tôn giáo tại quốc gia đa phần theo Thiên Chúa Giáo ( Tin Lành và Công Giáo) là vì đức tin vào Đạo Từ Bi của ông không vững vàng lắm, hơn nữa, ông muốn các linh mục, nhất là cha quản nhiệm nhà thờ ở địa phương, nói hộ với hai vị Thượng nghị sĩ Liên Bang đại diện cho tiểu bang La lúc bấy giờ, nhờ họ bảo lãnh giùm em ruột của ông, tốt nghiệp cao học hánh chánh trước kia, bị tù trong trại giam XHCN, không đủ ba năm, như luật định, để được chinh phủ Hoa Kỳ xét cho định cư diện HO tại xứ Cờ Hoa. Khi ông và gia đình nhận lễ rửa tội và lễ thiết lập tượng Chùa Giê Su và Đức Mẹ Maria trong nhà mình xong, ông được cộng đồng Công giáo nhiệt tỉnh giúp đỡ mọi mặt, nhất là nài nĩ các cha nhờ các thượng nghị sĩ họ quen biết giúp đỡ cho em ông sang Mỹ diện HO. Tuy nhiên, các ngài bạn dân, da trắng, mắt xanh, tóc vàng, đã từ chối và phán một câu ông H nghe xanh dờn cán cuốc:
   - Ở Mỹ, luật pháp là luật pháp. Tổng thống cũng phải chấp hành. Cụu tù nhân chính trị phải hội đủ điều kiện ba năm cải tạo như luật định, mới được Sở Di Trú xét. Thiếu một ngày cũng khó được du di và giải  quyết, xin các vị thông cảm cho chúng tôi không thể bảo lãnh anh ta sang Mỹ được.
Thế là bù trớt. Em ông rất thích xuất cảnh sang Hoa Kỳ. Cho nên ông bảo lãnh em theo diện đoàn tụ vậy. Tuy lâu năm họ mới xét, nhưng tốt hơn là không có gì. Ở VN khổ quá, các em ông ai cũng muốn định cư ở xứ người.
    Gia đình ông gốc dân Phú Yên, vợ chồng ngày xưa đều là theo học trường trung học công lập lớn nhất tỉnh, Trường Nguyễn Huệ. Tình phu thê thật là hạnh phúc và đầm ấm vì cùng quê, cùng đồng môn, cùng dân “ Nẫu’ cả mà. Nàng nhỏ hơn chàng năm niên kỷ. Tuy học không cao nhưng bà xã hiền lành khôn ngoan lanh lợi, biết chìu chồng và lo cho con cái, chịu thương, chịu khó, tận tụy săn sóc phục vụ gia đình hết sức chu đáo. “Đồng vợ đồng chồng tát biển đông cũng cạn” như người xưa thường nói. Ông H vì là sĩ quan chế độ cũ nên sau đổi đời ông gánh chịu bao nỗi thê thảm đắng cay đến cùng tột. Nhiều cảnh nghiệt ngã, khổ đau, đói rách, lầm than phủ chụp xuống gia đình dân Ngụy ở Miền Nam VN. Ông bị tập trung tù cải tạo, lao động khổ sai mút chỉ cà tha, mà không có án xét xử chi cả. Lúc bấy giờ hiền thê của ông còn trẻ, còn nhan sắc nên nhiều tay cán bộ và giàu có XHCN theo tán tỉnh nhưng nàng vẫn một mực từ chối. Nàng vẫn chung thủy ở vậy nuôi con, lo tảo tần dành dụm tiền đi thăm nuôi chồng. Quả là một phụ nữ đảm đang khả kính. Không như một số các cô ,các bà khác vì còn trẻ đẹp, bị kẻ có chức có quyền o bế cám dỗ hứa hẹn đe dọa đủ điều,  nên đã sa ngã, không còn giữ được đức tánh cao qúy của người phụ nữ Á Đông :” Gái chính chuyên một chồng”.
                                                ooo
      Ngay từ lúc mới sang Hoa Kỳ, ông H vừa lao đông để nuôi sống bản thân giúp đỡ gia đình vợ con, ông vừa trau giồi Anh ngữ hằng ngày. Ông  vốn hiếu học thông minh, lanh lợi, có trí nhớ khá tốt nên tiếp thu ngoại ngữ rất nhanh. Ông lo học chương trình lịch sử và công dân ( History and civics ) chuẩn bị thi quốc tịch. Tài liệu dành cho dân tị nạn chính trị thụôc diện HO, diện con lai, diện ODP đoàn tụ gia đình, dân di trú đủ màu da sắc tộc ở Mỹ. Ông theo học Anh văn các lớp đàm thoại ở USCC ( do Giáo Hội Công Giáo tổ chức giúp người tị nạn đang đinh cư tại thành phố) ngay từ lúc mới sang. Ông nghĩ Anh ngữ là cần thiết cho người di dân trong cuộc sống hằng ngày, làm việc với người bản xứ,  hội nhập xã hội mới nhanh chóng. Bởi vậy ông thi đậu bằng quốc tich dễ dàng sau đó. Ông khuyến khích vợ con lo học thi ngõ hầu trở nên công dân Mỹ đê được hưởng nhiều quyền lợi như người dân bản xứ. Sau gần hai thập niên ra sức “ cày” để kiếm tiền trả bill” pay off” số tiền mortgage ngôi nhà ông bà mua trước đó. Các con ông, bốn gái, đã tốt nghiệp đại học, có chồng con, có công ăn việc làm ổn định. Hai đứa hiện làm cho Hảng chuyên sản xuất hàng “ Nail Supplies” nổi tiếng tại trung tâm thành phố. Một người làm kế toán, một làm văn phòng phụ trách chuyên môn. Cả hai người lương phạn khá cao. Chủ nhân là người Mỹ gốc Việt có tài chỉ huy và quản lý nhiều cơ sở cùng sản xuất loại hàng kể trên. Hai cô gái khác của ông H cũng có Job làm lương cao vì đã tốt nghiệp bằng chuyên môn đại học BS.
    Thằng con trai trưởng đã lập gia đình, sống với vợ con. Nó cũng có việc làm ổn định luơng khắm khá. Trước đầy nó về quê chọn người phối ngẫu “ Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”
             “ Trai khôn tìm vợ cùng làng
                Cho tình phu phụ thiếp chàng nở hoa.”.
   Chính ông lo mọi thủ tục giấy tờ bảo lãnh vợ nó sang đoàn tụ với chồng. Khỏi qua tay luật sự, đỡ tốn kém tiền bạc như bao nhiêu cặp vợ chồng khác. Bởi vậy, chúng nó rất kính trọng thương yêu ông hết mực. Hiện tại thằng con trai út đang học đại học ngành dược ở New Orleans. Vài năm nữa nó sẽ lấy bằng “ Doctor of Pharmacy” ( Tiến sĩ Dược Khoa) ngon lành lắm đó. Ông rất hãnh diện về sự thông minh, lanh lợi, hiếu học và thành đạt của các con mình. Ông rán “ cày” kiếm đô nuôi con ăn học nên người hữu ích cho xã hội. Cũng giống như bao nhiêu gia đình khác. Đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của các bậc làm cha mẹ. Đời nào cũng vậy. Xã hôi nào cũng thế. Tình máu mũ thiêng liêng ruột thịt vì bản năng sinh tồn và truyền tử lưu tôn của nhân loại.
           Hiên tại ông đã hưởng tiền hưu trí, 750 đô mỗi tháng, Tuy nhiên ông vẫn đi làm. Hảng kinh doanh nơi ông phục vụ, trả lương anh công nhân Giao Chỉ, 69 cái xuân xanh, làm việc suốt hai mươi năm qua, mười mấy đô một giờ. Ông phải đi làm để có thẻ bảo hiểm sức khỏe cho hiền thê ăn theo mình. Bà mới qua tuổi “ Lục thập giả an chi” có bốn niên, nên chưa hưởng Medicare theo luật định ở tưổi 65. Ông phải chi ra bốn trăm hai mươi Mỹ kim để trả tiền bảo hiểm sức khỏe cho vợ. Ông quả là đấng phu quân tốt bụng.Phu quân take care  bà xã hết mức chu đáo. Ngoài ra ông phải chi ra 500 đô cho con trai út, trả tiền thuê nhà hằng tháng nơi nó theo học dược khoa nói trên. Một người cha thật tuyệt vời.
         Ngoài những ngày làm việc cho Hảng, ông H còn hợp đồng với ba nhà khác. dể cắt cỏ kiếm thêm tiền mặt chi dủng hằng ngày. May mắn, một bác sĩ trả ông năm chục đô mỗi lần cắt cỏ vì nhà ông ta khá rộng lớn, nhiều sân cỏ trước sau căn hộ. Một kỹ sư trả ông bốn mươi lăm đô mỗi lần ông dùng Lawn mower và Weedy ( Weed Eater) xén cỏ. Một luật sư chi trả mỗi khi cắt cỏ giống như ông kỹ sư. Cứ hai tuần ông cắt cỏ nhà các vị nói trên. Do đó nội việc làm thêm ông cũng kiếm được mấy trăm đô mỗi tháng  Tóm lại, ông H làm ăn khắm khá thoải mái vô cùng. Ông săn sóc khu vườn, trồng rau, cây ăn quả, Ông phụ bà xã nấu cơm nước, làm thức ăn cho cả nhà. Hai con hiện sống vơi bố mẹ tại một ngôi nhà khang trang thoáng đãng ngay trung tâm thành phố. Ông quả là một thân phụ đáng yêu của các con. Ông cũng tham gia các hội đoàn ở địa phương như Hội HO, Hội Cao Niên, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia. Nhờ ơn trên ông vẫn khỏe mạnh dù đã trải qua hai cuộc giải phẩu của bác sĩ ở bịnh viện. Giải phẩu lấy sạn thận và mổ xẻ chữa bịnh đau nhức cột sống. Lúc đầu ông cũng sợ lắm. Tuy nhiên bịnh cũng qua đi. Phẫu thuật ở Hoa Kỳ với nền y khoa hiện đại, thầy thuốc giỏi tay nghề tận tình chữa trị bịnh nhân, do đó bịnh thuyên giảm và sức khỏe của ông đã bình phục sau đó.        
       Ông H quả là tấm gương sáng cho dân tị nạn VN ở hải ngoại. Ông tâm sự với bạn bè đồng hương:
 - Một số anh em chê tôi khù khờ. “Già rồi, còn sống bao lâu nữa, mà không chịu nghỉ ngơi thư giãn tâm hồn và hưởng thụ trong tuổi xế chiều. Con cái lớn khôn, để chúng tự lo lấy. Dại gì nai lưng ra “cày” mãi hai ba Job, để kiếm tiền cho chúng hưởng, chúng ỷ lại cứ tiêu xài thoải mái . Nước mắt chảy xuống cũng tùy lúc tùy thời, tùy sức khỏe”. Tôi quan niệm:” Cha thương con hãy giúp con, được lúc nào hay lúc nấy. Sau này thành đạt làm ra tiển, nó nghĩ tới mình cũng tốt,. Không nghĩ cũng chả sao. Mình giúp được ai là mình vui rồi, huống hồ vợ, con mình thấy hạnh phúc vô củng khi giùp đỡ người thân yêu ruột thịt hay ngưởi bạn đầu gối tay ấp của mình.
       Thật ra, ở xứ người, đa phần người lão niên phải tự săn sóc quan tâm cuộc sống của minh. Mình phải take care lấy mình thôi. Ở My hầu hết ai cũng bận rộn vì cuộc sồng riêng tư, vì miếng cơm manh áo, ví cái nợ sinh nhai chưa chấm dứt. Ngay cả vợ con mình cũng khó có thể lo cho mình hoàn hảo khi mình già yếu bịnh tật. Vì vậy các lão ông lão bà con cháu thường đưa váo nursing home, tức viện dưỡng lão để nơi đây săn sóc họ.  
     Biết bao những vị phu quân hay thân phụ khác không có dịp hay không đủ diều kiện cơ hội tốt để lo cho vợ con mình như ông H. Hay họ có những thú vui, sở thích khác. Chằng hạn ở củng khu phố, bên kia đại lộ, có ông Th. người Nam, tuổi mới sáu bó lẻ hai niên. Ông này khá bảnh trai, gốc tài công lái tàu Hải Quân VN ngày xưa. Sau đổi đời vì là hạ sĩ quan và gia đình cách mạng ở tình Bến Tre, quê hương Đồng Khởi, nên ông học tập có ba tháng. Ông vượt biên thành công. Chủ tàu nhờ ông lái thuyền nên cho gia đình ông đi không tốn đồng bạc nào. Ông về VN như cơm bữa. Năm nào cũng về thăm “ em”
( bồ nhí). Ông ở lại hú hí với người đẹp mấy tháng mới quay lại HK sống với vợ con mình. Cái cảnh trâu già về quê hương tìm cỏ non là thường tình trong thời buổi này. Hợặc có ông thích rượu chè, nhậu nhẹt hay thú vui đen đỏ, bạc bài, casino. Ngay trong thành phó gần nhà ông H có cặp vợ chồng trè ăn ở hai mặt con. Anh chồng ham vui thú này mà thua hơn hai trăm ngàn, Nợ ngất trời xe con dùng đi làm bị chủ nợ xiết, kéo đi. Ngôi nhà của vợ chồng sở hữu lâu nay, phải bán đi để thanh toán nợ nân do cờ bạc mà ra. Thế là mái ấm gia đình lung lây. Vợ chồng chia tay. Con cái khổ sở vô cùng. Tòa xử hai đứa bé, một trai 10 tuổi, một gái 8 tuổi sống bên nhà Nội một tuần ( bố nó về ở với cha mẹ mình) rồi chuyển về ở nhà Ngoại một tuần ( Mẹ chúng dọn về ở với song thân) Tình yêu và hôn nhân tan vỡ cũng vỉ ngưới chồng, người cha ham thú vui đổ bát. Khi vô sòng rồi thì họ thường coi tiền như rác, như ông bà ta có câu nói để đời:
                “ Bạc ba quan ra tay giỡ bát
                   Cháo ba tiền chê đắt không ăn.”
      Thật ra ai cũng có những thú vui giải trí sau một tuần lao động vất vả. Thú vui lành manh thanh cao hay thú vui kiểu “ Tứ dổ tường” thì dễ đi đến cảnh các tường sụp đổ và tổ ấm gia đình cũng bị chông chênh xiêu vẹo theo đó.
                                                                   ooo      
Ông H quả là một người chồng gương mẫu, có trách nhiệm, đảm đang, quán xuyến mọi việc trong ngoài của gia đình, một ngươi cha khả kính. Ông là tấm gương sáng cho  các vị mày râu đang sống với thê nhi. Một lang quân đáng nễ. Một thân phụ tuyệt vời.
Ông cho bạn bè biết sở thìch của mình:
 -Tôi thích lao động giùp đỡ vợ con. Nhừng lúc rỗi rãnh tôi hay ngồi cầu nguyện xin Ơn Trên ban phúc lành cho cả nhà được an vui hạnh chúc và hưởng hồng ân của Thiên Chúa.
Trong cộng dồng người Việt, ngoài trường hợp ông H ra, cũng có nhiều bậc từ phụ đáng ca tụng. Thật ra tình phụ tử tình thâm cũng như tình mẫu tử thiêng liêng cao cả. Cha mẹ nào cũng thương yêu con cái và hầu như cả đời họ sống vì con. Hy sinh vất vả, tận tụy lao động nuôi dưỡng, giáo dục, giúp đỡ con cái nên người. Giúp chúng thành đạt vươn lên và hội nhập xã hội mới nơi đất khách quê người. Cụ thể là ông bà Đ, gốc Quảng Ngải. Nuôi dưỡng thằng con trai út tốt nghiệp đại học có công ăn việc làm mà ông Đ còn lo giặt quần áo ủi thằng thớm.xếp vào tủ ngăn nắp cho thăng con yêu quý của ông ta để bù đắp lúc nó mới sanh ra, sau năm 1975. ông phải vào tù tập trung cải tạo mút mùa lệ thủy vì là Đai Úy Tiểu Đoàn Trưởng một tiểu đoàn ở tiểu khu Quảng Ngãi, quê hương yêu quý của ông .Ông tâm sự với bạn bè thân hữu như thế. Còn bà xã cũng chìu chuộng thương yêu nó quá cỡ. Mẹ thương con trai hết mực, nhất là con út trong gia đỉnh, là việc bình thường. Họ là những bặc phụ huynh khả kính. Những song thân đáng nễ. Những thân phụ tuỵệt vời.
                                                                                             
                                                  THANH ĐÀO
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân