TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Hồi Dương Nhân Quả
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Hồi Dương Nhân Quả

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
lyquochoang



Ngày tham gia: 16 Mar 2011
Số bài: 116
Đến từ: VN

Bài gửiGửi: Sun Sep 04, 2011 1:55 am    Tiêu đề: Hồi Dương Nhân Quả

Hồi - Dương Nhơn Quả
Ấn Tống - Phật Lịch 2540 - 1996

Tựa

Của Giang-Triều - Viễn khắc bản lần thứ nhì

Xưa nay, làm lành thì đặng phước, dữ ác thì mắc họa, nhơn-quả báo-ứng rõ ràng, và đủ bằng chứng . Còn có lời nguyện là vái-van thì phải huờn nguyện là trả lễ . Còn lời nguyện tôi lấy làm tệ quá ! là nguyên năm Kỉ - Vì , trào Thanh vua Gia-Khánh, tôi dạy học tại đất Tam-tấn, hai lần phát nguyện in sáu ngàn bộ Như-ý-lục là sách khuyến -thiện, mà cho người; vái nội mười năm in cho đủ số . Ba năm khắc mới rồi bản Như-ý -lục tại kính -kỳ, hụt tiền nên in mới năm trăm bộ ! Thảng - mảng đã đến mười năm, té ra trả tiền lễ chưa đủ, mà cha tôi qua đời ! Tôi ăn năn buồn rầu, vì cầu thọ cho cha không hết lòng, nên sống không đặng lâu dài, mà còn mắc nợ lời vái.

Qua tháng mười một năm Giáp-Thìn, tôi đến kinh-đô nữa, vào chùa Dao-nhiên, lại cầu đức Văn-Xương-Đế -quân cho nán năm năm nữa, sẽ in đủ số sách mà chuộc tội (Cái sự nguyện in thiên-thơ mà cầu việc chi, đã có nói trong tựa sách Như-ý -lục, ấy là nguyện vái cầu thọ cho cha sống lâu).

Qua năm sau là năm Kỉ-Vì, in thêm một ngàn bộ . Song sợ lòng xao lãng theo luật Công-quá -cách, và hay xem lời khuyên đời các tính trung hiếu, đều rút biên thêm sau cuốn Như-ý-lục , mùa thu khắc thêm rồi . Nay là năm Bính thân, in thêm một ngàn bộ nữa . Lúc nầy tôi dạy tại sông Thiên giang; tiền tuy ít, mà không dám bê trễ . Khi ấy xảy gặp thầy Cố - tình -Nhai là ngươi in kinh, nói chuyện cuốn Hồi -dương Nhơn quả, đưa cho tôi xem, coi kỹ lời nói việc lành việc dữ rành rẽ, bắt rùng mình, rởn óc, sợ run! Thầm xét sách của bậc thánh hiền, luật của tiên, kinh của Phật, là lời dạy của tam giáo (ba đạo) đều khuyên người chừa dữ làm lành. Nhưng mà cuốn Hồi dương nhơn-quả nầy người xem nghe càng dễ hiểu, đủ tin: nên các kinh khuyến thiện cho kinh nầy là đường tắt hơn hết . Nghĩ như vậy, tôi chia số tiền ấy, phân nửa in Như ý lục có phụ thêm, còn phân nửa khắc bản Hồi dương nhơn quả in cho đời, mới rồi lời vái trước .

(Như vậy lời tựa nầy, là lần khắc bản nhì).

TỰA

Khắc bản Hồi Dương Nhơn Quả lần thứ ba

Dương-gian âm-phủ thưởng phạt cùng một lý không khác . Người trí thì hiểu, kẻ dốt không thông . Nay hỏi thử kẻ không thông học như vầy : "Lời xưa nói : Việc Âm-phủ chẳng nên tin tron, song cũng phải tin. Như vậy, tin tại lỗ tai hay tin tại con mắt ?" Chắc trả lời rằng : "Tai nghe có lý cũng tin, mà sao bằng mắt thấy ".

Huyện Kim Khê, có chàng họ Lý tên Hạo-Chiêm, tự Chung-Tú, thuật chuyện chàng họ Giang tên Triều -Viễn, tự Giác Phi ở huyện Bạch - Hà, khắc thêm bản kinh Hồi-dương nhơn-quả, là khắc lần thứ nhì, do theo bản của Lâm-Tự-Kỳ . Nguyên tích Lâm-Tự-Kỳ ở huyện Hiếu -cảm, tỉnh Hồ-Bắc, bị quỉ Vô-thường lầm bắt hồn xuống âm-phủ, thấy vua Nhứt-Điện với các phán-quan xử nhiều án . Sau sống lại nhớ chừng, chép làm một tập, có vẽ hình vua Minh vương với Phán -quan xử các tội hồn và quỉ sứ hành hình, thích nghĩa minh bạch âm-luận rõ ràng . Rồi rủ đông người chung đậu, mướn khắc bản in cho thiên hạ phỏng vài ngàn cuốn (Như vây, Lậm-Tự-Kỳ khắc bản là lần thứ nhứt ).

Khi ấy tại chợ Kiến-khê, có người bằng hữu đặng một bổn, muốn khắc bản, dùng tại xứ minh cho gần, vì Hồ-Bắc với huyện Bạch-Hạ đều xa cả . Chàng Lý-Chung-Tú cũng ở về quận Kiến-Khê khen ngợi lắm, khuyên rủ các vị háo thiện hay làm phước bố thí, đậu bạc khắc bản lần thứ ba, xin tôi đặt lời tựa, để in trước mặt kinh . Tôi nói : "Ai cũng muốn làm lành như mình . Nếu lấy sự tai nghe mà khuyên người hồi tâm, sửa lòng làm lành chừa dữ . Sao bằng lấy sự mắt thấy khuyên người, chắc ý tin thiệt chừa lỗi làm lành . Bởi vì tin chắc có kẻ thác đi sống lại, thấy việc âm phủ xử đoán mà thuật chuyện, dương-gian âm-phủ tuy cách nhau, mà thưởng lành phạt dữ cùng một lý không khác . Ta còn nói điều chi nữa ? "

Trào Thanh niên hiệu vua Đạo Quang năm thứ tám, năm Mậu-Tý, nửa tháng tư, quận Kiến khê Trương-Hữu-Thiện rửa tay kính đề tựa nầy, tại Minh-Châu-Đường .

Nay ông Lê-Nghiêm-Kỉnh với Thôn-Cựu-Giác, Cô-Thành-Đức cậy dịch . Hồi-dương nhơn-quả, còn tôi tín nguyện dịch thêm Ngọc Lịch .

Thơ rằng :

Trần Lê lo dịch tích Hồi dương,
Phong nầm nghe kinh hiểu chán chường,
Sắc chỉ Minh-Vương phân xử thẳng,
Làm gương mấy án thế xem tường .

HỒI DƯƠNG NHƠN QUẢ
SỰ TÍCH LÂM TỰ KỲ
BỊ QUỶ BẮT LẦM , SỐNG LẠI THUẬT CHUYỆN ÂM PHỦ
VUA NHỨT ĐIỆN XỬ 43 ÁN , NHỜ UỐNG PHÁT HUỆ MỚI NHỚ

Trong tỉnh Hồ Quảng có huyện Hiếu Cảm , tại làng Lê Thọ có một người học nho , họ Lâm tên Tự Kỳ , thuở nay ăn chay cữ sát sanh , hôm mai thường tung kinh Kim Cang , song không hiểu nghĩa lý trong kinh cho hết . Tánh ở công bình hiền hậu . Xóm làng đều kính trọng người.

Nhằm bữa mồng hai tháng ba , năm Mậu-ngũ , trào vua Gia-Khánh , Lâm Tự Kỳ dậy sớm thắp hương cúng lạy . Xảy đâu mấy con quỉ vật Tự Kỳ mà bắt hồn dẫn đi ; đem đến miểu ông Địa sở tại xem xét rồi . Qua bữa sau giải tới miểu Thành Hoàng ( là ông thần đình sở tại ) xem xét nữa , nội ngày ấy giải đến đền vua Tây Nhạc , là chỗ hội các hồn mới chết , phỏng là ba bốn trăm hồn , vua Tây Nhạc phê nhận các tờ rồi giải qua Đô-thống-ti xử đoán . Bữa thứ ba mới tới Đô thống ti đủ mặt Lâm Tự Kỳ , thấy các hổn đều mang gông xiếng áo quần rách rưới . Quỉ xứ lùa hết vào dinh Chưỡng án phán quan ( ông phán quan coi các án ) mà phát đính bài mỗi hồn , đeo trên cổ , có đề phạm những tội gì . Tới phiên kêu tên Lăng Sỉ Kỳ ở làng Lý Thọ , huyện Hiếu Cảm đeo đính bài bốn chữ " ác phạm ngưu đồ " ( nghĩa là tên tội phạm hàng trâu ) , quĩ dẫn hồn Lâm Tự Kỳ vào hầu tra . Phán quan xem thấy trên đầu Lâm Tự Kỳ có chiếu hào quang nhấp nháng . Phán quan hỏi : " Người làm hàng bấy lâu , giết bao nhiêu trâu ? " . Tự Kỳ bẩm rằng : " Mô Phật tôi thuở nay không giết trâu nào hết . Phán quan nói : ngươi không giết trâu sao đeo đính bài , trên tên họ ngươi có bốn chữ " ác phạm ngưu đồ ? " . Mà ngươi phải ở làng Lý Thọ chăng ? " . Tự Kỳ bẩm : " Tôi ở làng Lê Thọ , chớ không phải làng Lý Thọ " . Phán quan hỏi : " Ngươi mấy mươi tuổi ? " . Bẩm rằng : " Tôi đã bốn mươi mốt tuổi . " Hỏi : " Sanh tháng ngày giờ nào ? " Bẩm : " Sanh nhằm giờ Thìn , mồng ba tháng giêng . " Phán quan tra bộ rồi nói : Lâm Tự Kỳ ở làng Lê Thọ số tới 78 tuổi , cớ nào bắt tới làm chi ! Vả lại : họ tên trong bộ tuy trùng tiếng trên đính bài , mà chữ không trùng , tên làng cũng đồng âm mà bất đồng tự . Huống chi chi ngày sanh tháng đẻ khác nhau . Nhà ngươi là Lâm Tự Kỳ ở làng Lê Thọ , còn ta sai bắt tên hàng trâu là Lăng Sỉ Kỳ ở làng Lý Thọ kìa . Bởi nó mới 36 tuổi , làm hàng giết trâu chó phỏng vài trăm con . Hỡi còn tội khác kể không xiết , nên đáng đoạ tam đồ , là hành hình ba cách : trấn nước , đốt nấu dầu , đâm chém bằm xắt , kêu là thuỷ đồ , hoả đồ , đao đồ . Còn ngươi có chiếu hào quang trên đầu , chắc là ngươi làm lành tụng kinh kệ . " Bẩm rằng : " Tôi thuở nay không làm điều chi lành lắm , song chẳng dám làm việc dữ . Từ mười bảy tuổi ăn chay , đến nay đã hai mươi mấy năm , thường ngày dầu mắc việc chi gấp lắm , cũng lo tụng cho rồi một cuốn kinh Kim Cang , và niệm Di Đà vài trăm câu , rồi mới làm công việc . " Phán quan nói : " Như vậy thì là người lành : quỉ xứ bắt lầm một người thường cũng có tội , huống chi là người lành ! Vả lại Thổ địa sở tại , với các vị thần xem xét đều sơ lầm , cũng có lỗi nữa , việc nầy quan hệ , chẳng phải nhỏ đâu ! Vậy thời thiện-nhơn hãy ngồi đỡ mái tây , đợi tôi tâu cho vua hay , rồi sẽ đưa về dương thế ." ( Nghĩa là hườn hồn sống lại ) . Xảy có hai người đồng tử mặc áo xanh dắt hồn Tự Kỳ đến nhà khách mái tây . Thấy trên tấm biển đề bốn chữ " Tây Phương chú tiết " : ( Nghĩa là chỗ ở tạm mà đợi rước về Tây phương cho rõ ràng tiết nghĩa ) , lại có đối liễn cột cái như vậy :

Đại trượng phu , thủ bất khai sanh tử lộ .
Kỳ nam tử , song mi số phá lợi danh quan .


THÍCH NÔM : Đứng bực trượng phu chí cả , thông hiểu sự sống làm thì thác có báo ứng vầ phần hồn , nên không dám làm dữ , mà lại làm lành nhờ thần sau . Còn nam nhi cao kỳ thông thái ấy , sự danh lợi thì mất đức hạnh nên không lòng tham danh lợi , lo tu nhơn tích đức cho phần hồn .

Khi ấy , Tự Kỳ vào trong nhà khách , thấy có ba người ; một gái , hai trai , đều ăn mặc theo đạo sĩ ( thầy pháp tàu ) tay cầm xâu chuỗi lần , đồng đứng dậy , chắp tay mời ngồi . Đồng tử nói : " Thiện sĩ ngồi chờ một chút , đợi vua ngự sẽ vời " . Giây phút nghe ba tiếng trôngmở cửa đền . Đồng tử đến vời Tự Kỳ đến cửa đền , thấy trên cửa ngõ có treo tấm biển ngang , đề mười một chữ :

Kinh châu đẳng xứ sanh hồn thiện ác đô thống ti.


NGHĨA LÀ : Sở đô thống ti coi xử hồn dữ lành Kinh châu .

Cửa ngõ đề đôi liễng rằng :

Âm dương bổn vô dị lý . Cảm ứng xát hữu minh trưng.


NÔM : Âm dương vốn không khác lý . Cảm ứng thiệt có quả tang .

Đối liễng trên cột như vầy :

Gian hùng đáo thử , năng bất tâm hàn .
Thiện sĩ lâm tư , tự nhiên khí tráng .


NÔM :Gian hùng đến đó sao khỏi lòng nao .
Lương thiện vào đây tự nhiên hơi khoẻ .

Vảo cửa trong , thấy treo tấm biển bốn chữ .

Phước thiện hạo dâm .


NGHĨA LÀ :Thưởng người lương thiện , phạt tội tà dâm .

Và đôi liễng như vầy :

Nghiệt cảnh phân minh xảo kế thiên ban nam tế yểm .
Dạ đài thê sở công hầu cực phẩm bất tương nhiên .


NÔM : Gông báu sáng loà , xảo kế nhiều bề không thể giấu .
Để cầm thảm khổ , công hầu tột bực chẳng hề dung .

Đôi liễng nữa rằng :

Thiên đường hữu lộ chi tu ốc lậu đổ thanh nhiên .
Địa ngục vô nôm chỉ vị thốn tâm da ám địa .


NÔM :Thiên đường có nẻo thẳng , cho hay nhà kín thấy trời xanh .
Địa ngục không ngõ ra , cũng bởi tấc lòng theo đất tối .

NGHĨA LÀ : Trong nhà kín nhà tối , coi như ban ngày , không dám làm quấy thì đặng lên Thiên đường . Nếu không lòng tối tăm , hay tính mưu thầm kế trộm , cơ xão độc ác , thì sa địa ngục .

Vào tới đơn trì ( sân sơn son ) , trên treo bốn biểu chữ Tam vô tư đường ( nhà ba đều không tư ) .

Kinh Lễ Ký nói : Thiên vô tư phúc , địa vô tư tải , nhựt nguyệt vô tư chiếu . Nghĩa là : Trời không che riêng , đất không chỗ riêng , nhựt nguyệt không chiếu riêng ).

Đôi liễng như vầy :

Sanh bình nhứt vị hồ hành , kham thán tín tâm bất cập tảo .
Kim nhựt thiên ban thọ khổ , cự tư hồi thủ khước hiềm trì .


NÔM : Bấy lâu một thói làm hồ , tiếc nhẻ lòng tin khôn kịp sớm .
Thuở nay nhiều bề chịu khổ , thương ôi dạ tũi khiến ra chầy !

Trông xa , đôi liễng trên cột như vầy :

Đối Quỉ sát , Dạ xa , mạc quái đương tiền nhan diệc ác .
Thượng đao sơn , kím thọ , phương trì tích nhựt niệm đầu sai .
( Kím thọ là cây có buộc gươm trên nhánh nhiều quăng tội lên ) .

NÔM : Ngó Quỉ xứ Dạ xa , chớ trách cõi nầy nhiều mặt dữ .
Lên đào sang , kím thọ mới hay thuở trước tấc lòng sai .

Trên cao có treo tấm biển bốn chữ :

Thưởng khách hình oai .
( Thưởng người lành , phạt kẻ oai dữ ) .

Phía Đông treo tấm biễn bảy chữ :

Tân thiết vô gian Tăng nho ngục .


NGHĨA LÀ : Mới lập thêm địa ngục hành không hở , là hành rồi cách nầy , dạy hành cách khác , để trị tội sãi tu giả , sĩ hại đời .

Đôi liễng dài hai bên như vầy :

Thọ Bồ tát giái âm tá môn không ngu kì , vương pháp nhiêu Phật , pháp bất nhiêu .
Độc Thánh hiền thơ phản tương nho thuật sát nhơn thê vỏng lậu , thiên vỏng bất lậu .


THÍCH NÔM : Đọc kinh Bồ tát thầm ẩn chùa chiên dối thế , phép vua dung phép Phật chẳng dung .
Học sách Thánh hiền , dám đem chữ nghĩa hại người , lưới đời lọt , lưới trời không lọt .

Ấy là hành tội sãi tu dối , và kẻ học hay đặt đơn hại người ).

Thuở ấy , các hồn đều quì dưới thềm . Phán quan thâu giấy tờ tâu rành sự bắt lầm v.v... Tần Quảng vương xem rồi , phán rằng : " Người nầy quả thiệt hiền lành , lại ăn chay tụng kinh , vả lại chưa tới số , đáng cho hườn hồn . Còn 4 quỉ Dạ xa bắt lầm , xử trượng mỗi tên tám chục roi , rồi giam lại sẽ kêu án . Lỗi Thổ Địa tại làng chỉ đi bắt lầm , ta cũng dâng sớ cho Ngọc Hoàng đế phạt tội . Rồi phán hõi Tự Kỳ rằng : " Người bấy lâu tụng Kinh chi ? " . Tự Kỳ tâu : " Tụng kinh Kim Cang " . Phán : Hay lắm ! Mà tụng bao nhiêu cuốn ? ". Tâu : " Tôi không nhớ , song tôi ăn chay hăm mấy năm , còn tụng kinh mới 7 năm . " Vua truyền Phán quan tra coi tụng đặng bao nhiêu cuốn . Phán quan giở bộ đếm cọng đặng 3503 cuốn . Phán rằng : " Số ngươi còn nhiều , ước tụng cũng dư một tạng ( một tạng là 5848 cuốn ) . Mà ngươi có rõ nghĩa lý trong kinh chăng ? Tâu : " Tôi khong hiểu cho hết . " Phán : " Nếu hiểu nghĩa kinh mà ở theo , và khuyên người nữa , thì công đức lường không xiết . Chớ như tụng không , thì công đức mười phần , đặng có ba phần . " . Tự Kỳ tâu : " Mướn người tụng kinh thế cho mình có đặng phước chăng ? " . Phán : " Mướn người tụng mười phần , đặng một phần phước . Nhưng mà còn hơn kẻ không tụng . Khi trước người tụng kinh Kim Cang , chưa khỏi sai siển . Lúc đương tụng trong lòng không thanh tịnh hoăc nhớ mấy việc nầy việc kia . Ấy là miệng tụng láy có , mười phầm được phước không đặng hai ba phần . Vậy từ rày sắp sau phải rán sức suy cho thông nghĩa lý , miệng niệm , lòng tưởng . Gặp ai cũng giảng bốn câu kệ trong kinh Kim Cang , thì mới có trông về Tây phương đặng ." Phán quan tâu : " Người nầy cách thế gian đã năm ngày , trái tim phải lạnh , chắc trong nhà liệm rồi , e khó sống lại . Nếu Ngọc đế tra ra , ắt không tiện lắm . Xin vương gia cho hườn hồn lập tức ." Vua phán rằng : " Không hề chi . Ngày mồng 2 , 12 , 22 , ngày mồng 5 , rằm , 25 , mồng tám , 18 , 28 đều là ngày lệ xử các phạm hồn tại đây . Nay là ngày số 8 ( mồng 8 ) cũng nhằm kỳ sữ . Ta thấy người đời không tin nhơn quả báo ứng , dễ khinh lời thánh , chê bai Tam Bảo ( là Phật , Pháp , Tăng : Phật , kinh luật thầy tu ), các tội ấy rất nhiều . Nay cầm thiện sĩ một ngày , xem ta xử đoan lành dữ , nữa sống lại , thuật chuyện cho người đời nghe . Mau cho thiện sĩ uống một hườn thuốc Noản Tâm nầy thì trái tim ấm tới bảy ngày ." Rối phán rằng : " Phàm các hồn đến cửa nhứt nầy , quá bảy ngày mới giải qua chín vua Thập điện , thì sống lại không đặng . " Tự Kỳ tâu : " Vì cớ nào mái tây có nhà khách gọi là : Tây phương chú tiết , người phàm đến đó đặng chăng ? " . Vua phán : " Không phải đến đặng . Phàm người thác , đem hồn tới vua Tây Nhạc xem xét , phê rối mới giải đến đây . Trẩm xét rõ đáng luân hồi mới phê vào tờ , rồi gởi qua vua Đông Nhạc xem rõ mới phát một tờ cho đi đầu thai , hồn ấy mới đặng đầu thai . Còn trừ ra ai trọn lành không dữ , hoặc ăn chay tụng kinh chơn tu , thì trẩm không phép xử đoán , nên cho ở tạm mái tây , đợi trẫm viết điệp triệu Kim đồng Ngọc nữ , đem tàng phương báu , rước hồn lên Thiên đường . Tâu : " Sao gọi là Thiên đường ? " . Phán : " Cõi thiên đường sáng láng rộng ngay . Nếu lòng ai sáng láng , ở rộng rãi ngay thẳng , thì hồn lên Thiên đường ." Tâu : " Còn địa ngục thế nào ? " . Phán : " Chốn địa ngục thấp dơn đen tối . nếu ai lòng ở hèn hạ , nhơ nhớp , xấu xa , mê muội , thì hồn sa địa ngục " . Tâu : " Những hồn lên Thiên đường hoặc sa địa ngục có luân hồi ( đầu thai ) chăng ? " Phán : " Đã lên thiên đường , hoặc sa địa ngục , đâu còn đầu thai , song cũng có khi chưa đứng bực cũng còn đầu thai nữa " . Tâu : " Như vậy bực nào phải luân hồi ? " . Phán : " Trong một ngàn người , may một hai người lên Thiên đường . Còn ngàn người phỏng vài trăm người bị cầm địa ngục , . Còn bao nhiêu (800) đều luân hồi hết . Bởi vì ai trọn lành không phạm một điều dữ , mới đặng lên Thiên đường . Nếu ai trọn dữ , không làm một điều lành , mới bị cầm địa ngục . Còn ai không lành không dữ , hoặc nữ lành nửa dữ đều phải đầu thai . " Tâu : " Hoặc kẻ trước làm lành , sau làm dữ , hoặc người trước làm dữ sau làm lành , có kẻ dữ nhiều lành ít , kẻ thì dữ ít lành nhiều , vương gia mới xử làm sao ? " Phán : " Trước làm lành , sau sanh dữ , thì ghi dữ , chẳng ghi lành . Trước làm dữ , sau chừa lỗi làm lành , thì ghi lành , chẳng ghi dữ . Còn dữ nhiều lành ít , đem lành trừ dữ , còn dư bao nhiêu dữ , thì hành mà trả họa . Dữ ít lành nhiều , thì đem dữ trừ lành , còn dư bao nhiêu lành thì trả phước . " Tâu : " Nếu ghi dữ chẳng ghi lành , thì những kẻ trước làm lành , sau làm dữ cũng như trọn dữ một thứ . Còn ghi lành chẳng ghi dữ , thì những kẻ trước làm dử sau làm lành , cũng như người trọn lành một thế , không phải chẳng chia nặng nhẹ sao ? " Phán : " Chẳng phải nói như vậy ! Bởi người làm lành chẳng trọn , thì Ngọc Đế ghét lắm , cho nên ghi dữ , chẳng ghi lành , song không phải chẳng kể sự lành của nó đâu , nhưng tính giảm hết phân nửa việc lành . Còn kẻ ăn năn chừa lỗi , thì Ngọc Đế thương lắm , nên ghi lành chẳng ghi dữ , song chẳng phải không ghi dữ một chút nào , nhưng mà giảm phân nửa việc dữ . " Tâu : " Tôi thường thấy người làm lành mà bị nghèo nàn . Còn kẻ dữ lại đặng giàu sang . Trời báo ứng không rõ ràng , nên hiểu chẳng thấu ! " . Phán : " Người lành mắc hoạ , e mặt lành mà lòng chẳng lành . Kẻ dữ mà đặng phước , e mặt dữ mà torng lòng không dữ . Thượng đế trong thiệt tình , chớ không cần sự làm mặt bề ngoài . Bởi làm mặt bề ngoài thì dối người đặng , chớ lòng dối trời sao đặng . Xưa nay quả báo chắc không lầm . Song việc nhơn quả báo ứng có nhiều cách . Có khi dữ lành kiếp trước mới trả đời nay . Lành dữ đời nầy , kiếp sau mới trả . Hoặc đời nào trả theo đời ấy , có khi mới làm lành mà dữ trả lập tức nhãn tiền . Còn như người nói : " Dữ đặng phước , lành mắc hoạ " . Là bởi lâm lành , làm dữ đời nay chưa bao nhiêu mà mắc trả lành lớn dữ lớn , kiếp trước chưa rồi , làm sao người hiểu thấu . Bởi vì trả kiếp trước của chúng nó , lành cho hưởng phước , dữ cho mắc hoạ , cho dứt nợ kiếp trước . Rồi mới xét lành dữ đời nay thiệt giả , nhiều ít , lớn nhỏ , trừ cấn , hoặc trả lại đời nay , hoặc để dành kiếp sau hoặc trả cho con cháu nó . Việc báo ứng theo luật âm , hoặc sớm muộn , hoăc kín đáo , hoặc rõ ràng ; chắc không sai một mảy . Cái ý nhiệm mầu , người biết sao thấu ? " Tâu : " Sao gọi là đời nay mà chịu trả nhơn quả kiếp trước ? " Phán : " Như con nít mà bị té sông , lửa cháy , bị đâm chém , bị tật bịnh , hoặc cọp ăn , rắn cắn , ngựa đạp , xe cán , trâu báng , hoặc các việc rủi ro v.v... thì đời nay nó đã biết làm điều chi dữ đâu , mà bị trả hoạ , là vì trả hoạ kiếp trước . Lại còn học trò mới đôi mươi , mà đi thi đỗ , hoặc là con dòng mà đặng thế chức , hoăc hưởng tổ ấm , phụ ấm , hoặc các việc may mắn thinh không , v.v... thì đời nay tuy chưa làm lành , mà đặng hưởng phước , ấy là trả lành kiếp trước . Coi đó mà suy , thì hiểu lành mà mắc hoạ , dữ mà đặng phước là tại cớ ấy . " Tâu : " Nếu người lành lên Thiên đường hết , cũng không luân hồi , thì trong đám đầu thai chẳng là không có người lành sao ? Còn kẻ dữ đều cầm địa ngục , cũng không luân hồi , thì trong đám đầu thai không có kẻ dữ rồi ! " . Phán : " Người lành cũng có khi luân hồi một hai , là vì mười phần lành , còn chưa trọn lành một phần , thì cũng cho đầu thai xuống cõi trần chịu cực một phen , cũng như tu thêm cho trọn lành , rồi mới được về Thiên đường , ấy là trời lấy lòng tốt mà bó buộc người lành đó . Còn kẻ dữ có khi một đôi người đặng luôn hồi , là vì mười phần dữ chưa trọn , nên cùng dung chế , cũng cho luân hồi , chịu cực trăm bề , hành phạt một phen cho đến thế , làm cho biết ăn năn chửa lỗi , ấy cũng nhơn từ của Thượng đế như lòng mẹ thương con không nỡ giết đứa dữ . " Tâu : " Bắt người lành đi đầu thai , thì người lành khổ lắm , ! Còn kẻ dữ cũng được đầu thai , thì kẻ dữ rất may chăng ? Sao trời không phân biệt ? " Phán : " Không phải vậy đâu ! Cho người lành đầu thai hưởng giàu sang vinh hiển , là Thiên đường tại đời , sao gọi chịu khổ ? Còn cho kẻ dữ đầu thai , chịu khó hèn , tai nạn , cũng như địa ngục tại dương gian , sao gọi rất may ? Huống chi người lành hưởng cảnh thuận , nếu tu nhơn tích đức thêm , thì lên Thiên đường . Nếu hưởng phước giàu sang mà làm dữ quá , trừ hết phước dư tội thì cũng không siêu được . Nếu kẻ dữ bị cảnh nghịch tai nạn mà biết ăn năn vì lỗi trước , lo tu đền tội , thì cũng hết khổ , bằng không tu thì đoạ địa ngục Đả ưng , hết trông đầu thai nữa . Coi đó thì đủ biết sự hoạ phước tuy là trời định , song lòng người lành dữ cũng đổi dời , việc may rủi tuy ở số phần , mà lòng ngưởi ở dữ lành cũng đổi số mạng . Cho nên hoạ phước số mạng không chắc gì , do tại làm lành làm dữ mà đổi dời hoài . " Tâu : " Như vậy Thiên đường Địa ngục siêu-đoạ là tại lòng người muốn tự do làm chủ .Nếu tôi là người không làm chủ cái tâm tôi , ấy là : Thiên đường nọ , có đàng chẳng bước ; Địa ngục kia không cửa lại tìm ! . Phán : " Phải , xét lại người là người sẽ lên Thiên đường , nên lòng mau tỉnh như vậy . " Nói chuyện dứt rồi , Phán quan tâu : " Các phạm hồn tựu đủ hầu tra . " Vua xem lời phê của vua Tây Nhạc rằng : " Bọn Từ Húc , cộng 752 hồn , đang đầu thai . " Vua đều phê cho chúng nó được giải qua vua Đông Nhạc lãnh tờ đầu thai hưởng phước . Coi qua lời phê trọn lành ba hồn được siêu , kể ra sau nầy :

1)Một nàng thiên nữ là Liễu thị , chí hiếu với mẹ chồng nuôi con đau cực khổ , lại hay bố thí , cho kẻ tù ăn : xuất tiền sửa cầu đắp đường , làm nhiều việc lành , không nói một lời tổn đức , chẳng làm một điều chi hung dữ . Lại ăn thâp trai đã mười năm và hay tụng kinh Phổ Môn nữa .

2)Một tên thiện dân là Dương Thăng , thảo cha mẹ , thương anh em chị em , cung kính kẻ lớn , ở nhơn từ rộng rãi , hay thương người . Không ănn gian một đồng tiền , chẳng tham lam ngân lượng bạc . Cứu người ngặt nghèo , giúp người gấp rút . Vài trăm người nhờ ơn giúp giùm , mấy chục nhà nhờ tay cứu sống . Công ơn bố thí lớn lắm .

3) Một vị thiện sĩ là Trương Quan Diện ở huyện Võ Lăng , tuy nhà nghèo , mà thủ phận , cực khổ mà bền lòng . Đặt sách vài trăm cuốn , đều nói chuyện khuyên đời . Dạy học trò giữ nhơn nghĩa làm đầu , kết bạn hữu ngay tín làm gốc . Tuy chẳng an lạt mà lòng lành như ăn chay . Tuy chẳng niệm Kinh , mà lời hiền như niệm kệ , lòng mình sạch sẽ , lời nói chẳng dữ hung .

Ba vị ấy đều đáng đầu thai về Tây Phương , được liên-hoa hoá thân bực thượng ( như Na Tra khỏi cha mẹ sanh nữa ).

Vua xem lời phê của vua Tây nhạc rồi , phán rằng : " Mau vời Kim đồng Ngọc nữ đem tàng phướn báu , xuống rước ba hồn qua Tây phương ( Kim đồng rước hồn nam ) . Ngọc nữ rước hồn nữ ), còn tại ti nầy , phải nổi trống trổi nhạc , thắp hương , chưng hoa , sắp đặt bạc -tiền mà đưa ba vị ấy . Còn các hồn phạm tội , chiếu y theo số thứ tự trong đinh bài , dẫn vào trẫm xử . "

Phán quan tâu rằng : " Hồn phạm số thứ 1 là họ Dư , ở huyện Huỳnh châu , tú tài thi đỗ cử nhơn , hai khoá đậu tấn sĩ , đặng bổ chức tri huyện , huyện Tú thuỷ , trào Thanh , lên lần tới chức chủ sự sở hình bộ , sau làm chức lang trung sở công bộ ; lại sang qua chức thị lang sở hộ bộ , rồi qua sở lại bộ đặng năm tháng mới thác . Tra án tên phạm nầy , từ ngày đỗ tú tái tới làm huyện , không làm một mãi lành , đến làm sở hình bộ , giết oan 13 mạng . Làm sở công bộ , ăn hối lộ rất nhiều . Làm sở hộ bộ , ăn hối lộ nhiều bạc lắm . Sau lên sợ lại bộ càng dạn hơn nữa , bán chức quan mà ăn , miễn đầy túi mình , không cần ai khóc . Tội nầy đáng đoạ Địa ngục A Tì , không đặng đầu thai . " Họ Dư đứng dậy bái và tâu rằng : " Tôi đã làm quan lớn , xin Vương gia châm chế cho tôi còn thể diện " . Vua nạt và phán rằng : " Khốn kiếp ! Dương gian trọng người chức lớn , tại Âm phủ trọng đức chớ chẳng trọng tước quờn ; kẻ đức hạnh lớn , dầu ăn mày trẫm cũng kính nể . Nay ngươi còn ỷ thế làm quan mà cự với trẫm sao ? quỉ Dạ xa lấy chùi sắt mà đập đứa nầy cho chí tử. " Họ Dương tâu rằng : " Tôi có ăn thập trai , tụng kinh Chuẩn đề . " Phán rằng : " Ngươi ăn thập trai niệm chú Chuẩn đề , mà cầu công danh bền bỉ . Ngươi phải hiểu nghĩa hai chữ Chuẩn đề . Phàm ngừơi muốn cầu giàu sang công danh , hoặc cầu con , cầu trường thọ , thì phải chừa mười điều dữ là : chẳng kính trời đất , chằng kính tam quan , chẳng thảo cha mẹ , chẳng thuận anh em , chẳng ngay vua chủ , chẳng tin thiệt , chẳng lễ nghi , chẳng xử nghĩa phải , chẳng thanh liêm trong sạch , chẳng biết hổ thẹn . Đã chừa mười điều dữ ấy , lại còn ở theo luậ Công-quá-cách , mổi ngày tụng kinh Cảm ứng cho nhớ mà sửa lòng , không dám hở một bữa , chẳng dám tính một điều trái lẽ . Như vậy thì ăn thập trai , niệm chú Chuẩn đề cảm động lòng trời . Còn ngươi bầy lâu làm dữ nhiều điều , cứ bia tiếng Chuẩn đề , mà trông trả phước , là theo ngọn , chẳng giữ gốc , mà cảm động vào đâu ? Nhằm ngày thập trai , ngươi quên ăn mặn lỡ , bữa khác ăn tray mà trừ , hoặc đám tiệc chúng ép , thì ngươi đình ngày chay mà ăn mặn . Theo phép đã ăn chay , thì không lẽ ăn bữa khác mà thế ngày quên , cũng không đặng xả đỡ ngày chay mà ăn mặn . Nếu thế hoặc xả thì không phải lòng thành , còn kể chi nữa ? Ăn chay thập như ngươi đó , lại càng thêm tội , đừng cãi nhiều lời ! Mau dẫn nó qua A Tì địa ngục.

- - - - - - -

Kếu số thứ nhì họ Tần , ở huyện Hớn Dương , Tú tài thi đậu tấn sĩ , làm quan tri phủ , phủ Thái Nguyên , ba năm mới thác . Phạm nầy khinh dễ bực thiên đình , không kể mạng người , trấn nhậm ba năm , ăn hối lộ tới mười mấy muôn trượng , không cần việc nước . Đời nay ngươi đặng thi đỗ làm quan , là vì kiếp trước là thầy chùa , có công dọn đường núi và đắp lề vài trăm trượng ( vài ngàn thước mộc ) . Nào hay đời nay đổi lòng tới thế , mà phụ ơn Ngọc Đế ban thưởng !

Phán quan đọc án rồi . Họ Tần tâu : " Tôi khi sống mê muội không dè có việc Địa phủ xự tội như vậy . Nay mới ăn năn tỉnh lại . Trong nhà tôi còn vài muôn lượng bạc . Nay thấy đền vua hư cũ , dưới đền nhiều hồn đói rách . Tôi tình nguyện dưng hết bạc mà tu bổ đền vua , còn dư thì bố thí cho hồn đói mà đền tội chẳng biết ý vua định thế nào ? " Phán rằng : " Nay ngươi ăn năn đã muộn quá ! Đền Âm phủ của trẫm , há dùng của vạy-vọ mà tu bổ sao ? Còn ngạ quỉ ( ma đói ) là tại chúng nó khi sống làm dữ nay phải chịu khổ , ai cần bố thí cho nhọc công . Huống chi lúc người còn sống , hay kiếm mưu nầy thế kia mà thâu của cho nhiều , nào có thương ai đói mà bố thí . Phải chi người làm phước cho sớm , thì đã tiêu hết tội rồi , đâu có ngày nay mắc án . Mà lại vài muôn trượng đó , có phải của ngươi sao ? Mười mầy năm trước , trẫm đã cho oan gian đầu thai làm bốn trai hai gái của ngươi , ngươi thác chưa đầy hai tháng , chúng nó theo đàng điếm bài bạc đã phá hết ráo sự sản rồi ; ít lâu đây con trai ngươi sẽ đi trộm cướp , con gái ngươi sẽ vào lầu xanh , làm hư tiếng tông môn không tốt ! " Họ Tần nghe qua động lòng khóc ngất , tiếng rống ồ ồ ! Quỉ sứ lấy chùi đồng đập đùa , té xĩu tại đất . Giây phút tỉnh hồn , bị dẫn qua Địa ngục .

- - - - - - -

Phán quan truyền dẫn hồn kế đó vào nữa , đọc án rằng : " Phạm hồn họ Triệu ở huyện Quỳnh Châu , trước làm thơ lại ( thơ ký ) , sau lên chức huyện thừa tại huyện Vĩnh Bình mới chết . Hồi 18 tuổi làm dữ rất nhiều . Đến làm quan , ăn của chúng , hại mạng dân . Sai thâu thuế kẹp khảo dân nghèo . Lo vừa ý quan trên , khắc bạc dân dưới . Đáng ghét hai khoản nầy : Đi xét án nhơn mạng , cứ theo tiền mà làm thiệt giả , nghĩa là lo bạc thì quả bị giết cụng gọi là tự vận , không lo bạc thì tự vận cũng vu là giết . Còn xứ điền thổ hễ ai lo nhiều bạc thì đặng ruộng đất . Nên trong túi tham , đựng vài ngàn lựơng vàng . Bởi thế , khi còn sống đã phạt tuyệt tự , mà chưa hết tội . Nay trước nấu dầu , mà rửa hờn cho dân , rồi sẽ cầm địa ngục A Tỳ không đặng đầu thai nữa .

Họ Triệu tâu : " Lời xưa nói : " Vì nghèo mới làm quan . Như vậy ăn của dân cũng là phải . Nếu buộc sự ăn hối lộ mà làm tội , thì kẻ làm quan lấy chi mà nuôi gia quyến và đãi quan khách , của đâu mà đi lễ quan trên ? " Phán : " Như minh oan cho người , hoặc lấy lẽ ngay mà xử cho trúng phép công bình theo luật . Kẻ khỏi hàm oan , người ngay khỏi bị hại , người cám ơn vì xử công minh , nếu chúng nó giàu có cảm ơn , nên vui lòng mà cho tới bạc ngàn , mình cũng không lỗi . Chớ như không lợi ích cho người chút nào , lập thế bày mưu mà ăn tiền , thì oan ức người ngay lắm tội biết bao nhiêu . Ngươi nghĩ thử , những của ngươi ăn đó , có phải nghĩa công bình chăng ? Người ta có vui lòng tình nguyện đền ơn cho ngươi chăng . Có đáng công ơn theo lẽ minh oan , tự nhiên mà người cho chăng ? Phải là kiếm cơ lập thế mà cướp của người chăng ? Ngươi còn già miệng chữa mình sao ? " Họ Triệu tâu : " Tôi có ăn chay vía tam quan ( là ba rằm lớn , tam ngươn : rằm Tháng giêng vía Thiên quan , rằm tháng bảy vía Địa quan , rằm tháng mười vía Thuỷ quan ) thiệt là trong ba vị tam quan đại đế bảo hộ . Nào hay bây giờ bị hoạn nạn nầy , ba vị tam quan đại đế , sao chẳng đến mà cứu tôi ! " Phán rằng : " Lời nói dữ ấy , tội đáng bằng hai , lấy bàn sắt vã miệng nó mười cái ? Ba vị tam quan đại đế là Thiên quan , Địa quan , Thuỷ quan , ba vị thần ngay thẳng , phò hộ ngừơi lành . Người làm lành , tuy chẳng ăn vía ba rằm lớn ngàu cũng thêm phước , há bảo hộ ngươi là bọn không nhơn nghĩa sao ? Nếu người làm lành mà ăn chay , thì chay ấy giúp thêm việc lành . Nếu làm dữ mà ăn chay , là giới việc an chay mà làm dữ , sao dám nói hồ đồ ? Truyền dẫn qua ngục " .

- - - - - -

Phán quan đọc án kế : " Họ Châu ở huyện Đông Thành , qua ngụ đất Hớn Khẩu , nổi lò thợ bạc , hay chế bạc thấp , bạc giả mà hại người mất tình nghĩa , hư thể diện ; làm tội nhiều lắm . Trừ ra một tội đáng giết là : Một người buôn bán ở huyện Kỵ Thuỷ đem một trăm ba chục lượng bạc lọc có dư , mướn y nấu ra bạc chín ( nghĩa là bạc mười nấu ra bạc chín , chín chỉ bạc pha một chỉ đồng ). Nó lấy hết phân nửa bạc lọc pha đồng phân nữa , nầu ra bạc năm , kẻ buôn bán lầm sau buôn bán nửa đường mới hay bạc năm bị lỗ tức mình mà chết . Tuy ngươi ăn gian sáu chục lượng bạc lọc , bị thời khi uống thuốc đã hết tiền hết bạc , mà còn hỡi còn . Tra bộ trõn đời ngươi , không có điều lành mà trừ cấn ; nên truyền dẫn qua hoả thành ( thành lửa ) mà thiêu trọn một tháng , cho người bớt tức . Rồi giam vào địc ngục , không đặng luân hồi .

- - - - - - -

Phán quan đọc án kế : " Họ Tiền , ở huyện Ma Thành , xóm Trịnh Gia , làm cai trong huyện ấy . Cả đời hay xúi chúng kiện thưa mà ăn chia của đem lo . Nó có xúi người cháu chồng , kiện thiếm dâu va thủ tiết , đoạt sự sản của thiếm dâu , mà ăn lo lót ( ăn chia ) hơn năm trăm lượng bạc . Tiết phụ bị hiếp , tức mình phải bịnh mà chết ! Huống chi còn nhiều tội dữ khác , có lẽ nào mà đặng đầu thai , dẫn nó quăn lên núi đao mà trị tội " . Họ Tiền tâu : " Tôi có cử sát sanh sáu bảy năm , nhờ ơn vua dung chế " . Phán : " Người đừng nói khào ! Đã biết cử sát sanh là việc lành , sao ngươi biết tiếc mạng vật , mà chẳng thương biết mạng người ? Ngươi thuở nay xúi kiện cáo , tranh đua việc quấy , lại chẳng biết mấy mạng . Cứu sống mạng vật mà giết chết mạng người , ấy là không phân gốc ngọn lớn nhỏ Thương Đế có vì sự nhỏ mọn ấy , mà tha tội lớn hay sao ? Huống chi ngươi cử sát sanh mà làm mặt tốt , mua danh lành , chớ không phải lương tâm chẳng hở . Song ngươi kêu nài lắm , trẫm tha khỏi cầm ngục đao sơn , cho được đầu thai mà phải làm con nhà nghèo , mang hai tật câm và quáng , đi ăn mày trọn đời , nếu biết thân mà giữ bổn phận đền tội mãn đời , sau sẽ nghĩ lại " .

- - - - - - -

Phán quan đọc án kế : " Họ Thơ ở phủ Thừa Thiên , con chức Điển sử , bổ làm thơ lại ( thơ ký ) tại phủ . Ba mươi tuổi mà chết . Hồi xuân xanh đánh bóng quến người , phá của chúng , hại mạng người , không biết bao nhiêu tuy tại chúng nó đắm sa , song cũng tại ngươi tham của mà quyến luyện ; không thể nào dung tội ngươi được .

Huống chi ngươi trưởng thành lại càng đắm sa tửu sắc lấy vợ con người , chẳng biết bao nhiêu mà kể . Nếu nàng nào không thuận , thì lấy thế quan , mà vu hoạ hại người ! Cho nên vào nhà nào , phụ nữ cũng sợ oai mà chịu hiếp . Tội dâm ác thái quá , giết cũng chưa vừa , đáng giam vào trong ngục đao kiếm " . Phán quan tâu : " Tên tội này có hiếu với mẹ lắm . Mẹ ngoài sáu mươi tuổi đau nặng . Y sắc thuốc nếm rồi mới dâng , đêm nằm không cổi dây nịt . Vài tháng như vậy con mẹ bịnh ngặt , ăn không đặng , y cắt thịt bắp vế nấu cho mẹ uống đỡ nước cho bổ , sống rán vài ngày như vậy cũng nên rộng dung chút đỉnh " .Phán : " Thượng Đế tuy ghét tội dâm ác lắm , mà rất trọng con thảo . Bởi nó biết nuôi cha mẹ là hiếu , mà chẳng biết giữ mình mới trọn hiếu . Trẫm tha cầm ngục đao kiếm , lại đặng luân hồi , song làm điếm lầu xanh mà đền tội dâm ác . Nếu sau biết ăn năn sẽ nghĩ lại " . Phán rồi cấp điệp ( giấy ) qua cho vua Đông Nhạc mà đầu thai .

- - - - - - -

Phán quan đọc án kế : " Họ Tôn ở huyện Võ Xương , 19 tuổi cải họ Trương đi lính hầu tại phủ . Đã hay bợ đỡ quan phủ , lại thạo bua việc . Lớn mật dạn dĩ , gian hùng hẳn hoi . Hầu việc các dinh , ông quan nào cũng bị y nói gạt hết . Đến đổi mạng người sống thác , đều tại tay y ; việc phải quất đặng thất , đều tại miệng nó . Sự dữ đã đầy , tội đếm không hết . Luận tội dương gian khó thứ , luật hình âm phủ không dung . Mau dẫn qua địa ngục Đao san " . Họ Tôn tâu : " Tôi có dùng năm chục lượng bãc mà thếp vàng cho Phật tại chùa Báo Ân . Lại cúng bạc dầu thắp đèn ăn chay , niệm Phật Di Đà một ngàn câu " . Phán : " Đờ khốn nà ! Nếu làm dữ , sau biết ăn năn chừa lỗi , làm phước niệm Phật , trời thì trời tha tội . Có đâu mượn tiếng cúng chùa niệm Phật , mà làm dữ thẳng tay , Phật Di Đà há giúp sức cho người làm dữ sao ? Ví dụ : Kẻ vì tửu sắc sanh bịnh , uống thuốc bổ dưỡng lại . Nếu cử tữu sắc , thì uống mới hay . Nếu mê sa tữu sắc như xưa , thuốc bổ sao cho lại tửu sắc ? Lẽ nào thuốc giúp sức cho kẻ tữu sắc nỗi ? Dẫn nó qua ngục cho mau , đừng để cãi rán ?

- - - - - - -

Phán quan đọc án kế : " Họ Ngô , ở huyện Huỳnh Cang hồi nhỏ đi học , thi khoa tú tài không đậu , học qua nghề viết đơn mướn " . Vua phán : " Xưa nay kẻ viết đơn thưa kiện , không có ai hiền lành bao giờ . : Họ Ngô tâu : " Tôi là kẻ đại thơ cứ viện cho kẻ dốt , chớ không làm điều chi dữ ." Phán : " Kẻ bố thí chẳng phải tại của mà tại lòng ; kẻ chém giết , tội chẳng tại gươm mà tại ý .Người đã viết đơn kiện cáo , trong ý tính nói bó buộc cho gắt như muôn ngọn lửa cháy lau khó dụt . Nghiên mực độc hơn ao huyết , ngòi viết bén quá lưỡi gươm . Đặt một chữ , phá nhà người rất dễ ; sửa một nét , giết mạng chúng như chơi. Dưới lửa độc , đủ đồ roi kẹp ; trên tờ đơn , đều cửa ngục hình . Sưa đi còn sửa cho hay , buộc trước lại buộc sau cho gắt ! Kẻ quả tang muốn bắt cho mau người không tội quyết gài cho chắc . Có khi trợ tiên-cáo mà nói gián , gặp lúc binh bị cáo mà hại tiên-cáo ( nguyên cáo ) . Nhiều lúc lời mà làm bộ giết tiên-cáo mà hại bị-cáo . Lòng độc như yêu khôn độ , mưu său tợ quỉ khó dò . Kể sao cho xiết sự tội ác của ngươi , mau dẫn qua mổ bụng rút ruột , hành cho đủ tam đồ , rồi sẽ giam hoài nơi địa ngục . "

- - - - - - -

Phán quan đọc án kế : " Họ Trần ở huyện Ky Thuỷ , bị án ăm trộm. Vua xem án rồi , phán rằng : " Người may đặng làm người , sao theo trộm cướp ?" Họ Trần tâu : " Tôi hồi nhỏ thiếu ăn thiếu mặc , cha mẹ , em út , kêu đói như bộng , vã lại năm thất mùa , lúa gạo mắc , xâu gao thuế nặng , cũng chẳng đã mới đi trộm cướp !" Vua ngó phán quan mà phán rằng : " Người nầy tuy là ăn trộm , song nói cũng phải lẽ . Hãy tra bộ sổ cho kĩ , coi lá
_________________
LQH
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân