TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - " TÂM TÌNH VỚI HẬU DUỆ " - TRUYỆN KIỀU - Đ.T.H. NGUYỄN DU
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

" TÂM TÌNH VỚI HẬU DUỆ " - TRUYỆN KIỀU - Đ.T.H. NGUYỄN DU
Chuyển đến trang Trang trước  1, 2, 3, 4, 5, 6  Trang kế
 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> TÌM HIỂU VĂN HỌC
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
doan thai thuy



Ngày tham gia: 12 Jul 2008
Số bài: 37

Bài gửiGửi: Fri Jun 17, 2011 10:28 am    Tiêu đề:

Cám ơn anh MAI THO nhiều,

Nhưng như thế thì cậu nhóc Vương Quan thật là "hậu sinh khả ố", vì chỉ mới tối đa 13 tuổi mà khi trông thấy mả Đạm Tiên đã kể ra vanh vách chuyện "người lớn" rành rẽ như đã biết chuyện xóm yên hoa cả  năm rồi, hay là tại Kim Trọng bỏ nhỏ sẵn Vương Quan dẫn 2 bà chị đến mả Đạm Tiên chờ Kim Trọng ?
Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Fri Jun 17, 2011 11:07 am    Tiêu đề: Nàng Kiều Tự Vận Tại Sông Tiền Đường

Đã không biết sống là vui,
Tấm thân nào biết thiệt thòi là thương !
Một mình cay đắng trăm đường,
Thôi thì nát ngọc tan vàng thì thôi !

Mảnh trăng đã gác non đoài,
Một mình luống những đứng ngồi chưa xong .
Triều đâu nổi tiếng đùng đùng,
Hỏi ra mới biết rằng sông Tiền đường.

Nhớ lời thần mộng rõ ràng,
Này thôi hết kiếp đoạn trường là đây !
Đạm Tiên nàng nhé có hay !
Hẹn ta thì đợi dưới này rước ta .
Dưới đèn sẵn bức tiên hoa,
Một thiên tuyệt bút gọi là để sau .
Cửa bồng vội mở rèm châu,
Trời cao sông rộng một màu bao la .
Rằng: Từ công hậu đãi ta,
Chút vì việc nước mà ra phụ lòng.
Giết chồng mà lại lấy chồng,
Mặt nào còn đứng ở trong cõi đời ?
Thôi thì một thác cho rồi,
Tấm lòng phó mặc trên trời dưới sông !
Trông vời con nước mênh mông,
Đem mình gieo xuống giữa dòng Trường Giang


Được sửa bởi MAI THO ngày Tue Jun 28, 2011 8:55 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Fri Jun 17, 2011 11:28 am    Tiêu đề: Giác Duyên cứu Nàng Kiều

Giác Duyên từ tiết giã màng,
Đeo bầu quảy níp rộng đường vân du.
Gặp bà Tam Hợp đạo cô,
Thong dong hỏi hết nhỏ to sự nàng:
Người sao hiếu nghĩa đủ đường,
Kiếp sao rặt những đoạn trường thế thôi?
Sư rằng: Phúc họa đạo trời,
Cỗi nguồn cũng ở lòng người mà ra.
Có trời mà cũng tại ta,
Tu là cõi phúc tình là dây oan.

Thúy Kiều sắc sảo khôn ngoan,
Vô duyên là phận hồng nhan đã đành,
Lại mang lấy một chữ tình,
Khư khư mình buộc lấy mình vào trong.
Vậy nên những chốn thong dong,
ở không yên ổn ngồi không vững vàng.
Ma đưa lối quỷ đem đường,
Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi.
Hết nạn ấy đến nạn kia,
Thanh lâu hai lượt thanh y hai lần.
Trong vòng giáo dựng gươm trần,
Kề răng hùm sói gởi thân tôi đòi.
Giữa dòng nước dẫy sóng dồi,
Trước hàm rồng cá gieo mồi thuỷ tinh.
Oan kia theo mãi với tình,
Một mình mình biết một mình mình hay.
Làm cho sống đọa thác đầy,
Đoạn trường cho hết kiếp này mới thôi!

Giác Duyên nghe nói rụng rời:
Một đời nàng nhé thương ôi còn gì!
Sư rằng: Song chẳng hề chi,
Nghiệp duyên cân lại nhắc đi còn nhiều.
Xét trong tội nghiệp Thúy Kiều,
Mắc điều tình ái khỏi điều tà dâm,
Lấy tình thâm trả nghĩa thâm,
Bán mình đã động hiếu tâm đến trời!
Hại một người cứu muôn người,
Biết đường khinh trọng biết lời phải chăng.
Thửa công đức ấy ai bằng?
Túc khiên đã rửa lâng lâng sạch rồi!
Khi nên trời cũng chiều người,
Nhẹ nhàng nợ trước đền bồi duyên sau.
Giác Duyên dù nhớ nghĩa nhau,
Tiền đường thả một bè lau rước người.
Trước sau cho vẹn một lời,
Duyên ta mà cũng phúc trời chi không!
Giác Duyên nghe nói mừng lòng,
Lân la tìm thú bên sông Tiền đường,
Đánh tranh chụm nóc thảo đường,
Một gian nước biếc mây vàng chia đôi.
Thuê năm ngư phủ hai người,
Đóng thuyền chực bến kết chài giăng sông.
Một lòng chẳng quảng mấy công,
Khéo thay gặp gỡ cũng trong chuyển vần!
Kiều từ gieo xuống duềnh ngân,
Nước xuôi bỗng đã trôi dần tận nơi.
Ngư ông kéo lưới vớt người,
Ngẫm lời Tam Hợp rõ mười chẳng ngoa!
Trên mui lướt mướt áo là,
Tuy dầm hơi nước chưa lòa bóng gương.
Giác Duyên nhận thật mặt nàng,
Nàng còn thiêm thiếp giấc vàng chưa phai.
Mơ màng phách quế hồn mai,
Đạm Tiên thoắt đã thấy người ngày xưa.
Rằng: Tôi đã có lòng chờ,
Mất công mười mấy năm thừa ở đây.
Chị sao phận mỏng phúc dày,
Kiếp xưa đã vậy lòng này dễ ai!
Tâm thành đã thấu đến trời,
Bán mình là hiếu cứu người là nhân.
Một niềm vì nước vì dân,
Âm công cất một đồng cân đã già!

Đoạn trường sổ rút tên ra,
Đoạn trường thơ phải đưa mà trả nhau.
Còn nhiều hưởng thụ về lâu,
Duyên xưa tròn trặn phúc sau dồi dào!
Nàng nghe ngơ ngẩn biết sao,
Trạc Tuyền! nghe tiếng gọi vào bên tai.
Giật mình thoắt tỉnh giấc mai,
Bâng khuâng nào đã biết ai mà nhìn.
Trong thuyền nào thấy Đạm Tiên,
Bên mình chỉ thấy Giác Duyên ngồi kề.
Thấy nhau mừng rỡ trăm bề,
Dọn thuyền mới rước nàng về thảo lư.
Một nhà chung chạ sớm trưa,
Gió trăng mát mặt muối dưa chay lòng
.
Bốn bề bát ngát mênh mông,
Triều dâng hôm sớm mây lồng trước sau.


Được sửa bởi MAI THO ngày Tue Jun 28, 2011 8:54 am; sửa lần 2.
Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Fri Jun 17, 2011 3:38 pm    Tiêu đề: Kim Trọng đi tìm Nàng Kiều


Nỗi nàng tai nạn đã đầy,
Nỗi chàng Kim Trọng bấy chầy mới thương.
Từ ngày muôn dặm phù tang,
Nửa năm ở đất Liêu dương lại nhà.
Vội sang vườn Thúy dò la,
Nhìn phong cảnh cũ nay đà khác xưa.
Đầy vườn cỏ mọc lau thưa,
Song trăng quạnh quẽ vách mưa rã rời.
Trước sau nào thấy bóng người,
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.
Xập xè én liệng lầu không,
Cỏ lan mặt đất rêu phong dấu giày.
Cuối tường gai góc mọc đầy,
Đi về này những lối này năm xưa.
Chung quanh lặng ngắt như tờ,
Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai?

Láng giềng có kẻ sang chơi,
Lân la sẽ hỏi một hai sự tình.
Hỏi ông ông mắc tụng đình,
Hỏi nàng nàng đã bán mình chuộc cha.
Hỏi nhà nhà đã dời xa,
Hỏi chàng Vương với cùng là Thúy Vân.
Đều là sa sút khó khăn,
May thuê viết mướn kiếm ăn lần hồi.
Điều đâu sét đánh lưng trời,
Thoắt nghe chàng thoắt rụng rời xiết bao!
Vội han di trú nơi cao,
Đánh đường chàng mới tìm vào tận nơi.
Nhà tranh vách đất tả tơi,
Lau treo rèm nát trúc cài phên thưa.
Một sân đất cỏ dầm mưa,
Càng ngao ngán nỗi càng ngơ ngẩn đường!

Đánh liều lên tiếng ngoài tường,
Chàng Vương nghe tiếng vội vàng chạy ra.
Dắt tay vội rước vào nhà,
Mái sau viên ngoại ông bà ra ngay.
Khóc than kể hết niềm tây:
Chàng ôi biết nỗi nước này cho chưa?
Kiều nhi phận mỏng như tờ,
Một lời đã lỗi tóc tơ với chàng!
Gặp cơn gia biến lạ dường,
Bán mình nó phải tìm đường cứu cha.
Dùng dằng khi bước chân ra,
Cực trăm nghìn nỗi dặn ba bốn lần.
Trót lời hẹn với lang quân,
Mượn con em nó Thúy Vân thay lời.
Gọi là trả chút nghĩa người,
Sầu này dằng dặc muôn đời chưa quên!
Kiếp này duyên đã phụ duyên,
Dạ đài còn biết sẽ đền lai sinh.
Mấy lời ký chú đinh ninh,
Ghi lòng để dạ cất mình ra đi.
Phận sao bạc bấy Kiều nhi!
Chàng Kim về đó con thì đi đâu?
Ông bà càng nói càng đau,
Chàng càng nghe nói càng dàu như dưa.
Vật mình vẫy gió tuôn mưa,
Dầm dề giọt ngọc thẫn thờ hồn mai!
Đau đòi đoạn ngất đòi thôi,
Tỉnh ra lại khóc khóc rồi lại mê.
Thấy chàng đau nỗi biệt ly,
Nhẫn ngừng ông mới vỗ về giải khuyên:
Bây giờ ván đã đóng thuyền,
Đã đành phận bạc khôn đền tình chung!

Quá thương chút nghĩa đèo bòng,
Nghìn vàng thân ấy dễ hòng bỏ sao?
Dỗ dành khuyên giải trăm chiều,
Lửa phiền càng dập càng khêu mối phiền.
Thề xưa giở đến kim hoàn,
Của xưa lại giở đến đàn với hương.
Sinh càng trông thấy càng thương.
Gan càng tức tối ruột càng xót xa.
Rằng: Tôi trót quá chân ra,
Để cho đến nỗi trôi hoa dạt bèo.
Cùng nhau thề thốt đã nhiều,
Những điều vàng đá phải điều nói không!
Chưa chăn gối cũng vợ chồng,
Lòng nào mà nỡ dứt lòng cho đang?
Bao nhiêu của mấy ngày đàng,
Còn tôi tôi một gặp nàng mới thôi!
Nỗi thương nói chẳng hết lời,
Tạ từ sinh mới sụt sùi trở ra.

Vội về sửa chốn vườn hoa,
Rước mời viên ngoại ông bà cùng sang.
Thần hôn chăm chút lễ thường,
Dưỡng thân thay tấm lòng nàng ngày xưa.
Đinh ninh mài lệ chép thơ,
Cắt người tìm tõi đưa tờ nhắn nhe.
Biết bao công mướn của thuê,
Lâm thanh mấy độ đi về dặm khơi.
Người một nơi hỏi một nơi,
Mênh mông nào biết bể trời nơi nao?
Sinh càng thảm thiết khát khao,
Như nung gan sắt như bào lòng son.
Ruột tằm ngày một héo don,
Tuyết sương ngày một hao mòn hình ve.
Thẩn thờ lúc tỉnh lúc mê,
Máu theo nước mắt hồn lìa chiêm bao.


Được sửa bởi MAI THO ngày Tue Jun 28, 2011 8:48 am; sửa lần 2.
Về Đầu Trang
ledinhduc
Niên Khóa 1968-1975


Ngày tham gia: 12 Jan 2008
Số bài: 801
Đến từ: PR/SG/California/Arizona

Bài gửiGửi: Fri Jun 17, 2011 3:48 pm    Tiêu đề:

Thưa bác Mai Thọ:
Trong truyện Kiều có câu:

"Một vầng trăng khuyết ba sao giữa trời..."

Xin bác giải thích ý nghĩa của câu thơ này ...

Thân kính,
Lê Đình Đức
_________________
Thời gian trôi qua, tình quê không phôi pha.....
Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Fri Jun 17, 2011 5:27 pm    Tiêu đề: Giải Đáp

Cám ơn bạn ledinhduc đã chiếu cố bài tôi post và có câu hỏi, câu đó nằm trong đoạn Hoạn Thư sắp bắt cóc Nàng Kiều .
     Thân sao lắm nỗi bất bằng,
Liều như cung Quảng, Ả Hằng nghĩ sao .
     Đêm thu gió lọt song đào,
Nửa vành trăng khuyết, ba sao giữa trời
Sách diễn giải : Tác giả tả cảnh đêm thu tịch mịch, gió lọt vào song cửa lạnh lẽo .  Trời đã khuya, trăng khuyết và sao đã mọc giữa trời .
***Có sách giải : ba sao từ Kinh Thi "Tuệ bỉ tiểu tinh, tam ngủ tại đồng" .
Bạn muốn nghiên cứu thêm thì vào trang số 340 của sách "Truyện Kiều chú giải" của Vân Hạc .
Thân ái,
MHT
Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Tue Jun 28, 2011 9:13 am    Tiêu đề: Kim Trọng cưới Thúy Vân nhưng vẫn nhớ Nàng Kiều

Xuân huyên lo sợ biết bao,
Quá ra khi đến thế nào mà hay!
Vội vàng sắm sửa chọn ngày,
Duyên Vân sớm đã se dây cho chàng.
Người yểu điệu kẻ văn chương,
Trai tài gái sắc xuân đương vừa thì,

Tuy rằng vui chữ vu quy,
Vui nào đã cất sầu kia được nào!
Khi ăn ở lúc ra vào,
Càng âu duyên mới càng dào tình xưa .
Nỗi nàng nhớ đến bao giờ,
Tuôn châu đòi trận vò tơ trăm vòng.

Có khi vắng vẻ thư phòng,
Đốt lò hương giở phím đồng ngày xưa .
Về Đầu Trang
Học Trò Lười



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 22

Bài gửiGửi: Sat Aug 06, 2011 7:36 am    Tiêu đề:

Xin mạn phép quý vị để trả lời cho doan thai thuy:

Tôi học lớp đệ tứ trường trung học Duy Tân, môn Quốc Văn do thầy Cao Đình Đãi giảng dậy, đã lâu tôi không còn nhớ chính xác nhưng mang máng nhớ lời thầy Đãi giảng đại khái như sau "Cụ Nguyễn Du là một thiên tài dùng chữ rất tài tình, mỗi chữ mỗi điển tích của cụ đều có ý nghĩa cả. Trong đoạn mở đầu về gia cảnh của Vương Viên Ngoại, cụ đã cho biết Thúy Kiều và Thúy Vân là hai chị em sinh đôi qua câu:

    Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân...


Nếu như Thúy Kiều và Thúy Vân không phải hai chị em sinh đôi thì cụ đã dùng chữ khác, có thể như là:

     Đầu lòng là ả Thúy Kiều
Thứ hai là ả mỹ miều Thúy Vân...


hay cụ cũng có thể nói mơ hồ, không cho biết chắc Thúy Kiều và Thúy Vân có sinh đôi hay không:

     Trước Quan, hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân...


Cụ đã dùng chữ
"đầu lòng hai ả" là đã khẳng định hai chị em sinh đôi và 15 tuổi, Vương Quan là em nhưng đã sớm thông thạo ăn chơi thì có thể Vương Quan chỉ kém hai chị 1 tuổi.
Tuy Thúy Kiều và Thúy Vân là chị em sinh đôi, cùng giờ cùng tháng cùng năm cùng phúc đức của cha mẹ, nhưng tướng mạo khác nhau thì cuộc đời cũng khác nhau"
Về Đầu Trang
la nhat tan



Ngày tham gia: 24 Sep 2010
Số bài: 81

Bài gửiGửi: Sat Aug 06, 2011 8:45 am    Tiêu đề:

Thưa anh Mai Thọ , nghe nói Thúy Kiều ....có con , xin anh xem lại có đúng hay không , bằng chứng là trong truyện Kiều có câu :


Thất kinh , nàng chửa , biết là làm sao ? ( tức là có con ? )

Cám ơn anh nhiều .
Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Sat Aug 06, 2011 10:40 am    Tiêu đề: GIẢI ĐÁP

Đêm thu gió lọt song đào,
Nửa vành trăng khuyết ba sao giữa trời.
Nén hương đến trước Phật đài,
1640. Nỗi lòng KHẤN CHỬA cạn lời vân vân.
Dưới hoa dậy lũ ác nhân,
ầm ầm khốc quỷ kinh thần mọc ra.
Đầy sân gươm tuốt sáng lòa,
THẤT KINH NÀNG CHỬA BIẾT LÀ LÀM SAO
1645. Thuốc mê đâu đã rưới vào,
Mơ màng như giấc chiêm bao biết gì.
Vực ngay lên ngựa tức thì,
Phòng đào viện sách bốn bề lửa dong.
Sẵn thây vô chủ bên sông,
1650. đem vào để đó lộn sòng ai hay?
Tôi đòi phách lạc hồn bay,
Pha càn bụi cỏ gốc cây ẩn mình.
Thúc ông nhà cũng gần quanh,
Chợt trông ngọn lửa THẤT KINH rụng rời.
1655. Tớ thầy chạy thẳng đến nơi,
Tơi bời tưới lửa tìm người lao xao.
Gió cao ngọn lửa càng cao,
Tôi đòi tìm đủ nàng nào thấy đâu!
Hớt hơ hớt hải nhìn nhau,
1660. Giếng sâu bụi rậm trước sau tìm quàng.
Chạy vào chốn cũ phòng hương,
Trong tro thấy một đống xương cháy tàn.
Tình ngay ai biết mưu gian,
Hẳn nàng thôi lại còn bàn rằng ai!
1665. Thúc ông sùi sụt ngắn dài,
Nghĩ con vắng vẻ thương người nết na.
Di hài nhặt gói về nhà,
Nào là khâm liệm nào là tang trai.
Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Sat Aug 06, 2011 1:19 pm    Tiêu đề: GIẢI ĐÁP

Cám ơn bạn lanhattan đã chiếu cố bài tôi post và có câu hỏi .
Câu đó nằm trong đoạn Hoạn Thư cho người bắt cóc Nàng Kiều mà tôi đã "post" ở phần trên .
Chữ CHỬA ngoài nghiã có thai hay có bầu nó còn có nghĩa khác ví dụ :

Nén hương đến trước Phật đài,
Nỗi lòng khấn CHỬA cạn lời vân vân.

Chữ CHỬA ở đây nghiã là " Kiều CHƯA khấn hết lời "

Thúc ông nhà cũng gần quanh,
Chợt trông ngọn lửa THẤT KINH rụng rời

Không phải THẤT là mất & KINH là kinh nguyệt . Thất kinh ở đây không phải là phụ nữ mất kinh .  THẤT KINH ớ đây nghiã là sợ sệt quá đổi .
Bạn viết :

Thất kinh , nàng chửa , biết là làm sao ? ( tức là có con ? )
có 2 dấu phảy & một dấu hỏi ở cưối câu .

Trong sách :

Dưới hoa dậy lũ ác nhân,
ầm ầm khốc quỷ kinh thần mọc ra.
Đầy sân gươm tuốt sáng lòa,
THẤT KINH NÀNG CHỬA BIẾT LÀ LÀM SAO

( Không có 2 dấu phảy & Không có 1 dấu hỏi ở cuối câu )

Quỷ cũng phải khóc (vì sợ) và thần cũng phải kinh ngạc .  Như vậy :
THẤT KINH NÀNG CHỬA BIẾT LÀ LÀM SAO
nghiã là Nàng Kiều sợ hải quá đổi, không biết đối phó làm sao .

Tôi hy vọng bạn chấp nhận sự giải thích này .
Bạn có thể nghiên cứu thêm ở sách "Truyện Kiều" Chú Gỉải trang 341 .
Chào thân ái .
MHT
Về Đầu Trang
la nhat tan



Ngày tham gia: 24 Sep 2010
Số bài: 81

Bài gửiGửi: Sun Aug 07, 2011 8:07 am    Tiêu đề: Cám ơn anh Mai Thọ

Xin cám ơn lời giải thích uyên bác của anh Mai Thọ .
Về Đầu Trang
Bánsamạc



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 249

Bài gửiGửi: Sun Aug 07, 2011 10:45 am    Tiêu đề:

ha..ha....La nhật Tân đùa không đúng lúc đúng chỗ rồi !!!

Khiến cho anh Thọ phải mất thì giờ nhưng thật là cám ơn bạn ,để anh Thọ có dịp chứng tỏ sự uyên bác của mình .

Vàng thật không sợ lửa phải không anh Thọ
Xin bái phục sự nhiệt tình đóng góp của anh cho gia đình DT chúng ta được thưởng thức nhạc hay, đọc kiều v...v.....
Bánsamạc chỉ có xem chứ không biết làm như anh ,một lần nữa xin cám ơn .

Vào Duy Tân là nhớ chuyện xưa ,tìm về dĩ vãng nên mời La nhât Tân và MHT cùng cả nhà nghe :

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Sun Aug 07, 2011 6:05 pm    Tiêu đề:

Bạn La Nhật Tân & bạn Bán Sa Mạc đã khen quá lời !!! Tôi học ban B thành thử về Truyện Kiều, tôi không được học nhiều !!!
Vui là được sự chấp nhận của các bạn về sự giải thích của tôi .
Cám ơn .
MHT
Về Đầu Trang
la nhat tan



Ngày tham gia: 24 Sep 2010
Số bài: 81

Bài gửiGửi: Mon Aug 08, 2011 8:15 am    Tiêu đề:

Bạn BSM ạ , trong cuộc sống đôi lúc cũng phải vui một chút , khô khan hoài chán chết , có những cái hư mà thực , thực mà hư để tô điểm cho cuộc đời thêm vui mà thôi .
Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Sat Aug 27, 2011 1:40 am    Tiêu đề: TẢN MẠN VỀ "TRUYỆN KIỀU"

TRÍCH :
Thúy Kiều Thúy Vân

Cảo thơm lần giở trước đèn,
Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh. (*)
Rằng năm Gia Tỉnh triều Minh, (*)
10.  Bốn phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng.
Có nhà viên ngoại họ Vương,
Gia tư nghĩ cũng thường thường bực trung.
Một trai con thứ rốt lòng, (*)
Vương Quan là chữ, nối dòng nho gia.
15.  Đầu lòng hai ả tố nga, (*)
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần, (*)
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười. (*)
Vân xem trang trọng khác vời,
20.  Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang. (*)
Hoa cười ngọc thốt đoan trang, (*)
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
So bề tài, sắc, lại là phần hơn.
25.  Làn thu thủy, nét xuân sơn, (*)
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một, hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tư trời,
30.  Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên bạc mệnh, lại càng não nhân. (*)
35.  Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh sấp xỉ tới tuần cập kê. (*)
Êm đềm trướng rủ màn che, (*)
Tường đông ong bướm đi về mặc ai. (*)
HẾT TRÍCH .

Ý KIẾN CỦA:
Học Trò Lười
Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 22

Xin mạn phép quý vị để trả lời cho doan thai thuy:

Tôi học lớp đệ tứ trường trung học Duy Tân, môn Quốc Văn do thầy Cao Đình Đãi giảng dậy, đã lâu tôi không còn nhớ chính xác nhưng mang máng nhớ lời thầy Đãi giảng đại khái như sau "Cụ Nguyễn Du là một thiên tài dùng chữ rất tài tình, mỗi chữ mỗi điển tích của cụ đều có ý nghĩa cả. Trong đoạn mở đầu về gia cảnh của Vương Viên Ngoại, cụ đã cho biết Thúy Kiều và Thúy Vân là hai chị em sinh đôi qua câu:

   Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân...

Nếu như Thúy Kiều và Thúy Vân không phải hai chị em sinh đôi thì cụ đã dùng chữ khác, có thể như là:

    Đầu lòng là ả Thúy Kiều
Thứ hai là ả mỹ miều Thúy Vân...

hay cụ cũng có thể nói mơ hồ, không cho biết chắc Thúy Kiều và Thúy Vân có sinh đôi hay không:

    Trước Quan, hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân...

Cụ đã dùng chữ "đầu lòng hai ả" là đã khẳng định hai chị em sinh đôi và 15 tuổi, Vương Quan là em nhưng đã sớm thông thạo ăn chơi thì có thể Vương Quan chỉ kém hai chị 1 tuổi.
Tuy Thúy Kiều và Thúy Vân là chị em sinh đôi, cùng giờ cùng tháng cùng năm cùng phúc đức của cha mẹ, nhưng tướng mạo khác nhau thì cuộc đời cũng khác nhau"

HẾT PHẦN Ý KIẾN CỦA HỌC TRÒ LƯỜI .

Học Trò Lười thân mến,
Chúc mừng bạn đã đóng góp vào T.H. Duy Tân được 22 bài rồi .
Cám ơn bạn đã quan tâm đến bài của tôi đã post và đóng góp ý kiến, để cùng nhau trao đổi, học hỏi để tiến bộ .
Sự giải thích của bạn chỉ thuyết phục tôi 20% mà thôi .
Bạn nói : Tuy Thúy Kiều và Thúy Vân là chị em sinh đôi, cùng giờ cùng tháng cùng năm cùng phúc đức của cha mẹ,
nhưng tướng mạo khác nhau thì cuộc đời cũng khác nhau
Bạn đã công nhận với tôi là "TƯỚNG MẠO KHÁC NHAU" rồi nhé .
Tôi nói tánh tình, sự khôn ngoan và tài năng cũng khác nhau nữa .

KIỀU CÀNG SẮC SẢO, MẶN MÀ,
SO BỀ TÀI, SẮC, LẠI LÀ PHẦN HƠN .  
Làn thu thủy, nét xuân sơn, (*)
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một, hai nghiêng nước nghiêng thành,
SẮC ĐÀNH ĐÒI MỘT, TÀI ĐÀNH HỌA HAI .
Thông minh vốn sẵn tư trời,
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương


TỪ ĐÓ TÔI CÓ Ý KIẾN NHƯ SAU :
*THỨ NHẤT : CỤ NGUYỄN DU KHÔNG CÓ NÓI THÚY KIỀU & THÚY VÂN SINH ĐÔI .  NẾU THÚY KIỀU & THÚY VÂN LÀ SINH ĐÔI THÌ CỤ NÓI SINH ĐÔI, CÓ GÌ MÀ NGẠI ???

SONG SINH HAI Ả TỐ NGA,
THÚY KIỀU LÀ CHỊ, EM LÀ THÚY VÂN .

(VẪN HAY NHƯ THƯỜNG, PHẢI KHÔNG ??? KHÔNG ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN CỐT CHUYỆN VỀ SAU CẢ .)

*THỨ NHÌ : THÔNG THƯỜNG KHI 2 CHỊ EM SINH ĐÔI THÌ 90% LÀ GIỐNG NHAU .  CÓ KHI GIỐNG NHƯ 2 GIỌT NƯỚC .  
NHIỀU LÚC KIM TRỌNG SẼ KHÔNG PHÂN BIỆT ĐƯỢC AI LÀ THÚY KIỀU & AI LÀ THÚY VÂN .  
CẢ TRUYỆN KIỀU KHÔNG CÓ VẤN ĐỀ NÀY XẢY RA .
SỰ KHÁC BIỆT VỀ TƯỚNG MẠO, SỰ KHÁC BIỆT VỀ TÁNH TÌNH & TÀI NĂNG ĐÃ ĐƯỢC DẪN CHỨNG Ở TRÊN .

KẾT LUẬN: HAI ĐIỀU TRÊN CHỨNG TỎ LÀ THÚY KIỀU & THÚY VÂN KHÔNG PHẢI LÀ 2 CHỊ EM SINH ĐÔI .


VỀ CHUYỆN TUỔI TÁC BA CHỊ EM THÚY KIỀU,THÚY VÂN,VƯƠNG QUAN
GS. Nguyễn Tài Cẩn :
Về quan hệ, nếu Vân, Kiều 14-15 hay 15-16 tuổi
Nghiã là Vân 14, Kiều 15 hay Vân 15, Kiều 16 tuổi .
Như vậy theo GS Cẩn thì Thúy Kiều và Thúy Vân không phải là 2 chị em sinh đôi .  Xem phần dưới sẽ rõ .
Chào thân ái .
Mai Hữu Thọ



***Kèm theo đây là tài liệu của GS. Nguyễn Tài Cẩn " VỀ CHUYỆN TUỔI TÁC BA CHỊ EM THÚY KIỀU,THÚY VÂN,VƯƠNG QUAN"
Để bạn và mọi người nghiên cứu thêm và tự quyết định theo ý của mỗi người .


Trang chủ  Nghiên cứu  Bài nghiên cứu  Về chuyện tuổi tác ba chị em Thúy Kiều, Thúy Vân, Vương Quan
Về chuyện tuổi tác ba chị em Thúy Kiều, Thúy Vân, Vương Quan        
Thứ tư, 18 Tháng 3 2009 21:40  
VỀ CHUYỆN TUỔI TÁC BA CHỊ EM THÚY KIỀU,THÚY VÂN,VƯƠNG QUAN

             GS. Nguyễn Tài Cẩn


1/Trong đa số các bản Kiều hiện có, chúng ta chỉ thấy nói chung chung :

---về niên đại là: “Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh”
---và về tuổi tác hai chị em Kiều ,Vân là :          
                                  “  Xuân xanh xấp xỉ TỚI tuần cập kê”

Nếu hiểu theo Đào Duy Anh ,thì tới tuần cập kê xưa có nghĩa là” đến tuổi 15, tuổi cài trâm” có thể lấy chồng. Nhưng như vậy người đọc có thể có mấy thắc mắc :

---Về quan hệ, nếu Vân, Kiều 14-15 hay 15-16 tuổi thì Vương Quan mới khoảng 13-14, sao một người tuổi trạc 20 như Kim Trọng lại có thể coi Vương Quan là một bạn đồng song chí thiết, thậm chí---trong nguyên văn bằng chữ Hán của TTTN--- còn chào bằng tên hiệu là “Hải Vọng huynh” và xưng hô đối đãi bằng “ nhân huynh” -- “tiểu đệ” ?

---Về tâm lí ,sao Kiều mới 15, 16 mà đã có thể giải quyết việc nhà trong cơn gia biền, như tự quyết định bán mình, khuyên bảo Vương Ông , dặn dò em út một cách chững chạc như vậy ?

2/ Duy các bản Kiều miền Nam là có nâng tuổi chị em họ Vương lên một bậc :
                            Xuân xanh xấp xỉ TRÊN tuần cập kê
(Bản DMinh Thị không dùng “tới tuần, đến tuần” mà dùng “trên tuần”, tuy khắc nhầm “trên thành “lên”, nhưng A des Michels đã  đính ngoa lại thành “trên” )

   Trước đây chúng tôi  phỏng đoán việc nâng tuổi này đưa Kiều lên 18-19, đưa Vân lên 17-18 và đưa Vương Quan lên 16-17: từ  khoảng tuổi đó  trở lên  thì các thắc mắc trên kia đều có thể giải quyết được ổn thỏa.

3/ Nhưng có cơ sở tư liệu nào cho phép chúng ta phỏng đoán theo hướng tăng tuổi  như vậy không ? Xin thưa rằng có !
   Trong Thanh Tâm Tài Nhân, trước khi nói chuyện đi chơi Thanh minh, tác giả đã giới thiệu hai chị em Kiều ,Vân " tuổi đều đang độ thanh xuân" và Kim Trọng "tuổi trạc đôi mươi".

   Trong bản KIM VÂN KIỀU LỤC in năm Đồng Khánh tam niên (1888) , ký hiệu
AC.561., cũng như trong bản  cùng tên KVKL, kí hiệu  là VHv-1898 (mà Bộ DI SẢN HÁN NÔM  đều cho là do Hoa Đường Phạm Quí Thích sọan(?)) ,chúng ta lại thấy thêm mấy chi tiết như sau :

      Mở đầu truyện, sọan giả viết :
--- Năm Gia Tĩnh TAM NIÊN Triều Minh (1524) thiên hạ thái bình ;
++ Vợ Vương Viên ngọai đi cầu đảo, mộng thấy một cụ già cho 3 cành đào : 1
cành đã ra quả , 1 cành mới nở hoa, 1 cành hoa đã chớm héo .Vương Viên ngọai đoán trời sẽ cho 1 trai 2 gái.
++ Vì vậy ông thôi lo chuyện sản nghiệp mà chuyển sang  lo chuyện học vấn trong gia đình.
--- Non 1 năm sau (không rõ sau sự việc nào nêu trên đây , nhưng có cứ liệu cho biết là vẫn  trong năm 1524)  quả nhiên bà Viên ngọai bắt đầu lần lượt sinh con : đầu tiên là 2 gái rồi 1 trai .

       Rồi về Thúy Kiều, Thúy Vân soạn giả lại viết :  ::
++ Khoảng 12 tuổi hai cô đều đã  rất đẹp .Ba chị em cùng học với nhau.Riêng
Cô Kiều đủ tài, nhất là tài về âm nhạc;
++ Và suốt khoảng hơn 20 năm lúc trẻ , tuy có nhiều người nhắm nhe ,  nhưng Kiều và Vân  đều vẫn chưa chịu nhận lời ai ;
--- Đến năm Gia Tĩnh 24 (1545) xẩy ra chuyện đi chơi Thanh Minh, chị em Kiều
thăm mộ Đạm Tiên rồi gặp Kim Trọng. Và  sau đó là bắt đầu  nẩy sinh mối tình
Kim-Kiều rồi bắt đầu gặp chuyện gia biến.

4/    Bản KIM VÂN KIỀU LỤC theo ý chúng tôi, rất quan trọng (1). Ở đây nó khôngnhững ủng hộ dị bản  TRÊN TUẦN CẬP KÊ  của D.Minh Thị và A.D. Michels mà nócòn cho những con số rất cụ thể  như  :
---  Kiều sinh khoảng 1524, đi chơi Thanh minh năm 1545 , vậy gặp Kim Trọngvào lúc 21 tuổi, chứ không phải vào lúc mới TỚI TUẦN CẬP KÊ !
--- Chuyện để cho "tường đông ong bướm đi về mặc ai " rõ ràng là chuyện đã kéo dài HƠN 20 năm ("nhị thâp niên DƯ") chứ cũng không phải chỉ là chuyện của thời kì mới cài trâm !

5/ Chắc sọan giả bản KVK LỤC có nhiều căn cứ Trung Quốc  trong tay :
--- Những chi tiết như  chuyện Vường Bà nằm mộng  thấy được cho 3 cành đào , chuyện Kiều sinh năm 1524  ( Gia Tĩnh tam niên ) đều  đã được  ghi trong tác phẩm của Từ Văn Trường, một  người đời Minh, đã theo Hồ Tôn Hiến  đánh đông dẹp Bắc (2) ;
   Chi tiết  Từ Hải sau khi thắng trận đã gặp lại Kiều  và tôn  Kiều lên hàng “ phu nhân “(vào khoảng năm Gia Tĩnh thứ 35, tức năm 1556) cũng đã có trong Vương Thúy Kiều Truyện của Dư Hoài (3);

6/ Nhưng theo Dương Quảng Hàm, nhìn trên đại thể, KVK LỤC   lại là một bản dịch lại từ tác phẩm  Nôm của Cụ Nguyễn Du (4).
  Vậy  soạn giả  KVK LỤC  là một người đã có công tra cứu để tìm hiểu Nguyễn Du khi dịch  Đoạn trường tân thanh  và có phần chắc là ông  đã hiểu vấn đề tuổi tác của ba chị em Thúy Kiều  chính xác hơn đa số các nhà biên khảo Truyện Kiều về sau này.
     
  Có điều cần phải lưu ý đến 2 chuyện  :
---Chuyện soạn giả   ủng hộ  dị bản TRÊN TUẦN CẬP KÊ  rõ ràng là một chuyện không còn gì để nghi ngờ nữa ;
--- Nhưng chuyện Kiều hơn 20 năm chưa nhận lời cầu hôn của ai và khi gặp Kim Trọng đã 21 tuổi lại là một chuyện đang cần phải cân nhắc ! .Chính chúng tôi cũng đang có những băn khoăn (5) .Rất có thể soạn giả chọn 2 con số ấy là chỉ để nhấn mạnh, thậm chí cường điệu  cho rõ hơn  cái ý:  Kiều đã là một nữ thanh niên đang độ trưởng thành chứ không phải chỉ là một cô gái mới cài trâm !
    Soạn giả là người gắng dịch sát ý nghĩ của Nguyễn Du : ông  không theo cả các cứ liệu bên sử ! (6) .  Nguyễn Du  đã cho Kiều  trên tuần cập kê  thì ông cũng phải gắng dịch  làm sao cho  thật rõ ý là trên tuần cập kê !
Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Wed Aug 31, 2011 12:18 pm    Tiêu đề: ĐÂY LÀ PHẦN TẢN MẠN VỀ TRUYỆN KIỀU : HỎI & ĐÁP CHO VUI THÔI !!!

ĐÂY LÀ PHẦN TẢN MẠN VỀ TRUYỆN KIỀU : HỎI & ĐÁP CHO VUI THÔI !!!
KHÔNG NÊN BÌNH LUẬN QUÁ XA ... OK ?
Tôi rất hân hạnh & vui đã làm quen được với : doanthaithuy, Ledinhduc, lanhattan, hoctroluoi V.V...  Các bạn đã hỏi và được giải đáp .  Nay tôi có câu muốn hỏi các bạn :
TRONG TRUYỆN KIỀU 2 CÂU NÀO LÀ 2 CÂU "SEXY" NHẤT ? (SEXY nhưng không tục)
Cám ơn các bạn
MHT
Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Fri Sep 16, 2011 5:28 pm    Tiêu đề: MỘT "COPY" TỪ CHỦ ĐỀ CHINH PHỤ NGÂM

Anh Đoan Thai Thuy thân mến,
Anh đã viết :
Nếu tôi đoán không lầm thì hai câu Kiều được cho là sexy nhất là cảnh tả Thúc Sinh xem Thúy Kiều tắm:

    "Rõ ràng trong ngọc trắng ngà
    Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên"


Anh trả lời đúng ý của tôi,  đó là 2 câu trong Truyện Kiều "Sexy" nhất nhưng không tục tý nào !!!
 
Sở dĩ tôi copy 2 bài anh viết trước đây là vì anh đã qúa tin vào thầy tướng số, cái gì anh cũng hỏi thầy tướng số và gần như trao số mệnh của mình cho thầy tướng số định đoạt .  Không biết lần này anh có nhờ thầy tướng số hay không vậy ???   Nói đùa với anh tý cho vui !!!
Như anh đã biết, tôi dành nhiều thời giờ cho lý tưởng "Hậu Duệ Duy Tân", thành thử không còn thì giờ "Hỏi - Đáp" cho anh được, mong anh thông cảm .
Tôi thắc mắc trong lòng, anh là Thành Viên Duy Tân từ ngày 12/7/2008 đến nay đã hơn 4 năm rồi, đúng không ? Mà anh chỉ đóng góp được 20 bài, mà đa số là bài góp ý .  Với kiến thức cao của anh về nhiều lãnh vực, mà được truyền lại cho Hậu Duệ Duy Tân thì hay biết dường nào !!!
Hân hạnh được tâm sự cùng anh .  
Chào thân ái .
Mai Hữu Thọ
Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Sun Sep 18, 2011 11:27 pm    Tiêu đề: KIM TRỌNG & GIA ĐÌNH ĐI TÌM NÀNG KIỀU


Thăng đường chàng mới hỏi tra,
Họ Đô có kẻ lại già thưa lên:
Sự này đã ngoại mười niên,
Tôi đà biết mặt biết tên rành rành.
Tú bà cùng Mã Giám sinh,
Đi mua người ở Bắc kinh đưa về.
Thúy Kiều tài sắc ai bì,
Có nghề đàn lại đủ nghề văn thơ .
Kiên trinh chẳng phải gan vừa,
Liều mình thế ấy phải lừa thế kia .
Phong trần chịu đã ê chề,
Tơ duyên sau lại xe về Thúc lang .
Phải tay vợ cả phũ phàng,
Bắt về Vô tích toan đường bẻ hoa .
Rứt mình nàng phải trốn ra,
Chẳng may lại gặp một nhà Bạc kia .
Thoắt buôn về thoắt bán đi,
Mây trôi bèo nổi thiếu gì là nơi!
Bỗng đâu lại gặp một người,
Hơn đời trí dũng nghiêng trời uy linh .
Trong tay mười vạn tinh binh,
Kéo về đóng chật một thành Lâm truy .
Tóc tơ các tích mọi khi,
Oán thì trả oán ân thì trả ân .
Đã nên có nghĩa có nhân,
Trước sau trọn vẹn xa gần ngợi khen .

Chưa từng được họ được tên,
Sự này hỏi Thúc sinh viên mới tường.
Nghe lời đô nói rõ ràng,
Tức thì đưa thiếp mời chàng Thúc sinh .
Nỗi nàng hỏi hết phân minh,
Chồng con đâu tá tính danh là gì?
Thúc rằng: Gặp buổi loạn ly,
Trong quân tôi hỏi thiếu gì tóc tơ .
Đại vương tên Hải họ Từ,
Đánh quen trăm trận sức dư muôn ngườị
Gặp nàng khi ở châu Thai,
Lạ gì quốc sắc thiên tài phải duyên .
Vẫy vùng trong bấy nhiêu niên,
Làm nên động địa kinh thiên đùng đùng.
Đại quân đồn đóng cõi đông,
Về sau chẳng biết vân mồng làm sao .
Nghe tường ngành ngọn tiêu hao,
Lòng riêng chàng luống lao đao thẫn thờ.
Xót thay chiếc lá bơ vơ,
Kiếp trần biết giũ bao giờ cho xong ?
Hoa trôi nước chảy xuôi dòng,
Xót thân chìm nỗi đau lòng hợp tan!
Lời xưa đã lỗi muôn vàn,
Mảnh hương còn đó phím đàn còn đây,
Đàn cầm khéo ngẩn ngơ dây,
Lửa hương biết có kiếp này nữa thôi ?

Bình bồng còn chút xa xôi,
Đỉnh chung sao nỡ ăn ngồi cho an !
Rắp mong treo ấn từ quan,
Mấy sông cũng lội mấy ngàn cũng pha .
Dấn mình trong án can qua,
Vào sinh ra tử họa là thấy nhau .
Nghĩ điều trời thẳm vực sâu,
Bóng chim tăm cá biết đâu mà nhìn!

Những là nấn ná đợi tin,
Nắng mưa biết đã mấy phen đổi dờỉ
Năm mây bỗng thấy chiếu trời,
Khâm ban sắc chỉ đến nơi rành rành.
Kim thì cải nhậm Nam bình,
Chàng Vương cũng cải nhậm thành Châu dương.
Sắm xanh xe ngựa vội vàng,
Hai nhà cùng thuận một đường phó quan .
Xảy nghe thế giặc đã tan,
Sóng êm Phúc kiến lửa tàn Chiếc giang .
Được tin Kim mới rủ Vương,
Tiện đường cùng lại tìm nàng sau xưa .
Hàng Châu đến đó bây giờ,
Thật tin hỏi được tóc tơ rành rành.
Rằng: Ngày hôm nọ giao binh,
Thất cơ Từ đã thu linh trận tiền.
Nàng Kiều công cả chẳng đền,
Lệnh quan lại bắt ép duyên thổ tù.
Nàng đà gieo ngọc trầm châu,
Sông Tiền đường đó ấy mồ hồng nhan!
Thương ôi! không hợp mà tan,
Một nhà vinh hiển riêng oan một nàng!
Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Sun Sep 18, 2011 11:58 pm    Tiêu đề: NÀNG KIỀU & KIM TRỌNG ĐOÀN TỤ

Cơ duyên đâu bỗng lạ sao,
Giác Duyên đâu bỗng tìm vào đến nơi.
Trông lên linh vị chữ bài,
Thất kinh mới hỏi: Những người đâu ta?
Với nàng thân thích gần xa,
Người còn sao bỗng làm ma khóc người?
Nghe tin ngơ ngác rụng rời,
Xúm quanh kể lể rộn lời hỏi tra:
Này chồng này mẹ này cha,
Này là em ruột này là em dâu.
Thật tin nghe đã bấy lâu,
Pháp sư dạy thế sự đâu lạ thường!
Sư rằng: Nhân quả với nàng,
Lâm truy buổi trước Tiền đường buổi sau.
Khi nàng gieo ngọc trầm châu,
Đón nhau tôi đã gặp nhau rước về,
Cùng nhau nương cửa bồ đề,
Thảo am đó cũng gần kề chẳng xa.
Phật tiền ngày bạc lân la,
Đăm đăm nàng cũng nhớ nhà khôn khuây.
Nghe tin nở mặt nở mày,
Mừng nào lại quá mừng này nữa chăng?
Từ phen chiếc lá lìa rừng,
Thăm tìm luống những liệu chừng nước mây.
Rõ ràng hoa rụng hương bay,
Kiếp sau họa thấy kiếp này hẳn thôi.
Minh dương đôi ngả chắc rồi,
Cõi trần mà lại thấy người cửu nguyên!

Cùng nhau lạy tạ Giác Duyên,
Bộ hành một lũ theo liền một khi.
Bẻ lau vạch cỏ tìm đi,
Tình thâm luống hãy hồ nghi nửa phần.
Quanh co theo dải giang tân,
Khỏi rừng lau đã tới sân Phật đường.
Giác Duyên lên tiếng gọi nàng,
Buồng trong vội dạo sen vàng bước ra.
Trông xem đủ mặt một nhà:
Xuân già còn khỏe huyên già còn tươi.
Hai em phương trưởng hòa hai,
Nọ chàng Kim đó là người ngày xưa!
Tưởng bây giờ là bao giờ,
Rõ ràng mở mắt còn ngờ chiêm bao!
Giọt châu thánh thót quẹn bào,
Mừng mừng tủi tủi xiết bao là tình!

Huyên già dưới gối gieo mình,
Khóc than mình kể sự tình đầu đuôi:
Từ con lưu lạc quê người,
Bèo trôi sóng vỗ chốc mười lăm năm!
Tính rằng sông nước cát lầm,
Kiếp này ai lại còn cầm gặp đây!
ông bà trông mặt cầm tay,
Dung quang chẳng khác chi ngày bước ra.
Bấy chầy dãi nguyệt dầu hoa,
Mười phần xuân có gầy ba bốn phần.
Nỗi mừng biết lấy chi cân?
Lời tan hợp chuyện xa gần thiếu đâu!
Hai em hỏi trước han sau,
Đứng trông chàng cũng trở sầu làm tươi.
Quây nhau lạy trước Phật đài,
Tái sinh trần tạ lòng người từ bi.
Kiệu hoa giục giã tức thì,
Vương ông dạy rước cùng về một nơi.
Nàng rằng: Chút phận hoa rơi,
Nửa đời nếm trải mọi mùi đắng cay.
Tính rằng mặt nước chân mây,
Lòng nào còn tưởng có rày nữa không?
Được rày tái thế tương phùng.
Khát khao đã thỏa tấm lòng lâu nay!
Đã đem mình bỏ am mây,
Tuổi này gởi với cỏ cây cũng vừạ
Mùi thiền đã bén muối dưa,
Màu thiền ăn mặc đã ưa nâu sồng.
Sự đời đã tắt lửa lòng,
Còn chen vào chốn bụi hồng làm chi!
Dở dang nào có hay gì,
Đã tu tu trót quá thì thì thôi!

Trùng sinh ân nặng bể trời,
Lòng nào nỡ dứt nghĩa người ra đi?
ông rằng: Bỉ thử nhất thì,
Tu hành thì cũng phải khi tòng quyền.
Phải điều cầu Phật cầu Tiên,
Tình kia hiếu nọ ai đền cho đây?
Độ sinh nhờ đức cao dày,
Lập am rồi sẽ rước thầy ở chung.
Nghe lời nàng cũng chiều lòng,
Giã sư giã cảnh đều cùng bước ra.
Một nhà về đến quan nha,
Đoàn viên vội mở tiệc hoa vui vầy.
Tàng tàng chén cúc dở say,
Đứng lên Vân mới giãi bày một hai .
Rằng: Trong tác hợp cơ trời .
Hai bên gặp gỡ một lời kết giao .
Gặp cơn bình địa ba đào,
Vậy đem duyên chị buộc vào cho em .
Cũng là phận cải duyên kim,
Cũng là máu chảy ruột mềm chớ sao ?
Những là rày ước mai ao,
Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình !
Bây giờ gương vỡ lại lành,
Khuôn thiêng lừa lọc đã dành có nơi .
Còn duyên may lại còn người,
Còn vầng trăng bạc còn lời nguyền xưa
.
Quả mai ba bảy đương vừa,
Đào non sớm liệu xe tơ kịp thì.
Dứt lời nàng vội gạt đi:
Sự muôn năm cũ kể chi bây giờ?
Một lời tuy có ước xưa,
Xét mình dãi gió dầu mưa đã nhiều .
Nói càng hổ thẹn trăm chiều,
Thà cho ngọn nước thủy triều chảy xuôi !
Chàng rằng: Nói cũng lạ đời,
Dẫu lòng kia vậy còn lời ấy sao ?
Một lời đã trót thâm giao,
Dưới dày có đất trên cao có trời !
Dẫu rằng vật đổi sao dời,
Tử sinh phải giữ lấy lời tử sinh !

Duyên kia có phụ chi tình,
Mà toan sẻ gánh chung tình làm hai ?
Nàng rằng: Gia thất duyên hài,
Chút lòng ân ái ai ai cũng lòng.
Nghĩ rằng trong đạo vợ chồng,
Hoa thơm phong nhị trăng vòng tròn gương .
Chữ trinh đáng giá nghìn vàng,
Đuốc hoa chẳng thẹn với chàng mai xưa .

Thiếp từ ngộ biến đến giờ.
Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa .
Bấy chầy gió táp mưa sa .
Mấy trăng cũng khuyết mấy hoa cũng tàn.
Còn chi là cái hồng nhan,
Đã xong thân thế còn toan nỗi nào ?
Nghĩ mình chẳng hổ mình sao,
Dám đem trần cấu dự vào bố kinh !
Đã hay chàng nặng vì tình,
Trông hoa đèn chẳng thẹn mình lắm ru !
Từ rày khép cửa phòng thu,
Chẳng tu thì cũng như tu mới là !
Chàng dù nghĩ đến tình xa,
Đem tình cầm sắt đổi ra cầm cờ.
Nói chi kết tóc xe tơ,
Đã buồn cả ruột mà dơ cả đời !
Chàng rằng: Khéo nói nên lời,
Mà trong lẽ phải có người có ta !
Xưa nay trong đạo đàn bà,
Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường
,
Có khi biến có khi thường,
Có quyền nào phải một đường chấp kinh .
Như nàng lấy hiếu làm trinh,
Bụi nào cho đục được mình ấy vay ?
Trời còn để có hôm nay,
Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời .
Hoa tàn mà lại thêm tươi,
Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa
.
Có điều chi nữa mà ngờ,
Khách qua đường để hững hờ chàng Tiêu !
Nghe chàng nói đã hết điều,
Hai thân thì cũng quyết theo một bài .
Hết lời khôn lẽ chối lời,
Cúi đầu nàng những vắn dài thở than .
Nhà vừa mở tiệc đoàn viên,
Hoa soi ngọn đuốc hồng chen bức là.
Cùng nhau giao bái một nhà,
Lễ đà đủ lễ đôi đà xứng đôi .
Động phòng dìu dặt chén mồi,
Bâng khuâng duyên mới ngậm ngùi tình xưa
.
Những từ sen ngó đào tơ,
Mười lăm năm mới bây giờ là đây !
Tình duyên ấy hợp tan này,
Bi hoan mấy nỗi đêm chầy trăng cao .
Canh khuya bức gấm rủ thao,
Dưới đèn tỏ rạng má đào thêm xuân .
Tình nhân lại gặp tình nhân,
Hoa xưa ong cũ mấy phân chung tình.
Nàng rằng: Phận thiếp đã đành,
Có làm chi nữa cái mình bỏ đi !
Nghĩ chàng nghĩa cũ tình ghi,
Chiều lòng gọi có xướng tùy mảy may .
Riêng lòng đã thẹn lắm thay,
Cũng đà mặt dạn mày dày khó coi !
Những như âu yếm vành ngoài,
Còn toan mở mặt với người cho qua .
Lại như những thói người ta,
Vớt hương dưới đất bẻ hoa cuối mùa .
Khéo là giở nhuốc bày trò,
Còn tình đâu nữa là thù đấy thôi !
Người yêu ta xấu với người,
Yêu nhau thì lại bằng mười phụ nhau !
Cửa nhà dù tính về sau,
Thì còn em đó lọ cầu chị đây .
Chữ trinh còn một chút này,
Chẳng cầm cho vững lại giày cho tan !
Còn nhiều ân ái chan chan,
Hay gì vầy cánh hoa tàn mà chơi ?
Chàng rằng: Gắn bó một lời,
Bỗng không cá nước chim trời lỡ nhau .
Xót người lưu lạc bấy lâu,
Tưởng thề thốt nặng nên đau đớn nhiều !
Thương nhau sinh tử đã liều,
Gặp nhau còn chút bấy nhiêu là tình
.
Chừng xuân tơ liễu còn xanh,
Nghĩ rằng chưa thoát khỏi vành ái ân .
Gương trong chẳng chút bụi trần,
Một lời quyết hẳn muôn phần kính thêm !
Bấy lâu đáy bể mò kim,
Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa ?
Ai ngờ lại họp một nhà,
Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm !
Nghe lời sửa áo cài trâm,
Khấu đầu lạy tạ cao thâm nghìn trùng:
Thân tàn gạn đục khơi trong,
Là nhờ quân tử khác lòng người ta .

Mấy lời tâm phúc ruột rà,
Tương tri dường ấy mới là tương tri
!
Chở che đùm bọc thiếu chi,
Trăm năm danh tiết cũng vì đêm nay !
Thoắt thôi tay lại cầm tay,
Càng yêu vì nết càng say vì tình.

Thêm nến giá nối hương bình,
Cùng nhau lại chuốc chén quỳnh giao hoan .
Tình xưa lai láng khôn hàn,
Thong dong lại hỏi ngón đàn ngày xưa .
Nàng rằng: Vì mấy đường tơ,
Lầm người cho đến bây giờ mới thôi !
ăn năn thì sự đã rồi !
Nể lòng người cũ vâng lời một phen.
Phím đàn dìu dặt tay tiên,
Khói trầm cao thấp tiếng huyền gần xa .
Khúc đâu đầm ấm dương hòa,
ấy là hồ điệp hay là Trang sinh .
Khúc đâu êm ái xuân tình,
ấy hồn Thục đế hay mình đỗ quyên?

Trong sao châu nhỏ duềnh quyên,
ấm sao hạt ngọc Lam điền mới đông !
Lọt tai nghe suốt năm cung,
Tiếng nào là chẳng não nùng xôn xao .
Chàng rằng: Phổ ấy tay nào,
Xưa sao sầu thảm nay sao vui vầy ?
Tẻ vui bởi tại lòng này,
Hay là khổ tận đến ngày cam lai ?
Nàng rằng: Ví chút nghề chơi,
Đoạn trường tiếng ấy hại người bấy lâu !
Một phen tri kỷ cùng nhau,
Cuốn dây từ đấy về sau cũng chừa .
Chuyện trò chưa cạn tóc tơ,
Gà đà gáy sáng trời vừa rạng đông .
Tình riêng chàng lại nói sòng,
Một nhà ai cũng lạ lùng khen lao .
Cho hay thục nữ chí cao,
Phải người tối mận sớm đào như ai ?
Hai tình vẹn vẽ hòa hai,
Chẳng trong chăn gối cũng ngoài cầm thơ .
Khi chén rượu khi cuộc cờ,
Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên
.
Ba sinh đã phỉ mười nguyền,
Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy.
Nhớ lời lập một am mây,
Khiến người thân thích rước thầy Giác Duyên .
Đến nơi đóng cửa cài then,
Rêu trùm kẻ ngạch cỏ len mái nhà,
Sư đà hái thuốc phương xa,
Mây bay hạc lánh biết là tìm đâu ?
Nặng vì chút nghĩa bấy lâu,
Trên am cứ giữ hương dầu hôm mai .
Một nhà phúc lộc gồm hai,
Nghàn năm dằng dặc quan giai lần lần.
Thừa gia chẳng hết nàng Vân,
Một cây cù mộc một sân quế hòe .
Phong lưu phú quý ai bì,
Vườn xuân một cửa để bia muôn đời
Ngẫm hay muôn sự tại trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
Có đâu thiên vị người nào,
Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai,
Có tài mà cậy chi tài,
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.

Lời quê chắp nhặt dông dài,
Mua vui cũng được một vài trống canh.
Về Đầu Trang
doan thai thuy



Ngày tham gia: 12 Jul 2008
Số bài: 37

Bài gửiGửi: Wed Sep 21, 2011 11:01 pm    Tiêu đề:

Anh Mai Tho căn cứ vào tài liệu nào mà kết luận: THÔNG THƯỜNG KHI 2 CHỊ EM SINH ĐÔI THÌ 90% LÀ GIỐNG NHAU.  CÓ KHI GIỐNG NHƯ 2 GIỌT NƯỚC.
Theo tôi thì tỷ lệ chị em song sinh giống nhau thì dưới 50%, còn giống nhau như hai giọt nước thì tỷ lệ càng nhỏ bé, nếu không muốn nói là rất hiếm.

Anh MAI THO rất khôn khéo khi từ chối trả lời câu đố, thực sự thì tôi chỉ muốn thử lại đáp số bài toán thôi.

Tôi đang có thắc mắc trong lòng là thời gian mấy ngày gần đây số bài post của anh đột ngột giảm đáng kể, hy vọng không giống như biểu đồ của economic reaction.
Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Thu Sep 22, 2011 1:25 am    Tiêu đề: XIN QÚY VỊ PHÁN XÉT


Đoan Thai Thuy đã post được 21 bài trong khoảng thời gian 4 năm 2 tháng, mà đi phê phán Thọ mới vào được 5 THÁNG 2 NGÀY với số bài đã POST là 1390 Bài .
Trong 20 bài mới nhất tại thời điểm này, Thọ có 8 bài .  Tỷ lệ 8/20 mà là giảm đáng kể theo Doan Thai Thuy !!!

Cám ơn bạn nhiều .
Mai Hữu Thọ



Được sửa bởi MAI THO ngày Thu Sep 22, 2011 2:02 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Thu Sep 22, 2011 1:44 am    Tiêu đề: NĂM MƯƠI CÂU KIỀU HAY NHẤT

NĂM MƯƠI CÂU KIỀU HAY NHẤT
(Số thứ tự đánh theo sự xuất hiện trong Truyện Kiều)
1- Cỏ non xanh tận chân trời / Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
2- Sống làm vợ khắp người ta / Hại thay thác xuống làm ma không chồng.
3- Người đâu gặp gỡ làm chi / Trăm năm biết có duyên gì hay không.
4- Ngổn ngang trăm mối bên lòng / Nên câu tuyệt diệu ngụ trong tính tình.
5- Một mình lưỡng lự canh chầy / Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh.
6- Sầu đong càng khắc càng đầy / Ba thu dồn lại một ngày dài ghê.
7- Mành tương phất phất giò đàn / Hương gây mùi nhớ trà khan giọng tình.
8- Gió chiều như giục cơn sầu / Vi lô hiu hắt như mầu khơi trêu.
9- Rằng: trăm năm, kể từ đây / Của tin gọi một chút này làm ghi
10- Bây giờ rõ mặt đôi ta / Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao
11- Gìn vàng giữ ngọc cho hay / Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời.
12- Trăng thề còn đó trơ trơ / Dám xa xôi mặt mà thơ thớt lòng.
13- Ông tơ ghét bỏ chi nhau / Chưa vui sum họp đã sầu chia phôi.
14- Đau lòng tử biệt sinh ly / Thân còn chẳng tiếc, tiếc gì đến duyên.
15- Phận sao đành vậy cũng vầy / Cầm như chẳng đỗ những ngày còn xanh.
16- Trong tay đã sẵn đồng tiền / Dù lòng đổi trắng thay đen khó gì.
17- Đau lòng kẻ ở người đi / Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằm.
18- Biết thân đến bước lạc loài / Nhị đào thà bẻ cho người tình chung.
19- Miếng ngon kề đến tận nơi / Vốn nhà cũng tiếc, của trời cũng tham.
20- Đoạn trường thay lúc phân kỳ / Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh.
Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Thu Sep 22, 2011 1:47 am    Tiêu đề: 30 câu kế tiếp

21- Thôi con còn nói chi con / Sống nhờ đất khách, thác chôn quê người.
22- Từ đây góc bể bên trời / Nắng mưa thui thủi quê người một thân.
23- Vi lô san sát hơi may / Một trời thu để riêng ai một người.
24- Dặm khuya ngất tạnh, mù khơi / Thấy trăng mà thẹn những lời non sông
25- Thoắt trông nhờn nhợt màu da / Ăn chi to lớn đẫy đà làm sao.
26- Thương ôi tài sắc bậc này / Một dao oan nghiệt đứt dây phong trần.
27- Cũng liều nhắm mắt đưa chân / Để xem con tạo xoay vần đến đâu.
28- Đêm thu khắc lậu, canh tàn / Gió cây trút lá, trăng ngàn ngậm gương.
29- Thân lươn bao quản lấm đầu / Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa.
30- Vui là vui gượng kẻo là / Ai tri âm đó mặn mà với ai.
31- Đã đày vào kiếp phong trần / Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi.
32- Rõ ràng trong ngọc trắng ngà / Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên.
33- Thương sao cho trọn thì thương / Tính sao cho vẹn mọi đường thì vâng.
34- Vầng trăng ai xẻ làm đôi / Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường.
35- Long lanh đáy nước in trời / Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng.
36- Bước vào phòng cũ lầu thơ / Tro than một đống, nắng mưa bốn tường.
37- Bốn phương mây trắng một màu / Trông vời cố quốc biết đâu là nhà.
38- Bề ngoài thơn thớt nói cười /Mà trong nham hiểm giết người không dao.
39- Nhẹ như bấc, nặng như chì / Gỡ cho ra nợ còn gì là duyên.
40- Phận bèo bao quản nước sa / Lênh đênh đâu nữa cũng là lênh đênh.
41- Biết thân tránh chẳng khỏi trời / Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh.
42- Đến bây giờ mới thấy đây / Mà lòng đã chắc những ngày một hai.
43- Tiếc thay chút nghĩa cũ càng / Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng.
44- Đàn bà dễ có mấy tay / Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan.
45- Phong trần mài một lưỡi gươm / Những phường giá áo túi cơm sá gì.
46- Chọc trời khuấy nước mặc dầu / Dọc ngang nào biết trên đầu có ai.
47- Một cung gió thảm mưa sầu / Bốn dây rỏ máu năm đầu ngón tay.
48- Đánh tranh chụm nóc thảo đường / Một gian nước biếc mây vàng chia hai.
49- Thẫn thờ lúc tỉnh lúc mê / Máu theo nước mắt, hồn lìa chiêm bao.
50- Tưởng bây giờ là bao giờ / Rõ ràng mở mắt còn ngờ chiêm bao.
Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Thu Sep 22, 2011 1:52 am    Tiêu đề: Nếu chỉ được chọn 10 câu (top ten), tôi tiến cử danh sách sau

Nếu chỉ được chọn 10 câu (top ten), tôi tiến cử danh sách sau:
1- Sống làm vợ khắp người ta
Hại thay thác xuống làm ma không chồng.
2- Một mình lưỡng lự canh chầy
Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh.
3- Dặm khuya ngất tạnh mù khơi
Thấy trăng mà thẹn những lời non sông.
4- Cũng liều nhắm mắt đưa chân
Để xem con tạo xoay vần đến đâu.
5- Thân lươn bao quản lấm đầu
Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa.
6- Đã đày vào kiếp phong trần
Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi.
7- Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng.
8- Bốn phương mây trắng một mầu
Trông vời cố quốc biết đâu là nhà.
9- Biết thân tránh chẳng khỏi trời
Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh.
10- Phận bèo bao quản nước sa
Lênh đênh đâu nữa cũng là lênh đênh.

Có thể mười câu tôi cho là hay nhất, không đúng với cách chọn lựa của những người khác. Nhưng tôi tin, phần lớn số câu trong 50 câu trên kia sẽ có mặt trong danh sách 50 câu Kiều hay nhất tự chọn của mọi người yêu mến Truyện Kiều.
Vương Trọng
Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Fri Sep 23, 2011 10:38 am    Tiêu đề: TIỂU SỬ Đ.T.H. NGUYỄN DU

Tiểu sử :

Nguyễn Du tên tự là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên sinh ngày mồng 3 tháng 1 năm (1766) tức ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu tại phường Bích Câu, Thăng Long. Cha là Nguyễn Nghiễm, sinh ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, tên tự Hy Di, hiệu Nghi Hiên, có biệt hiệu là Hồng Ngự cư sĩ đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tước Thượng thư bộ Hộ triều Lê. Mẹ là bà Trần Thị Tần (24-8-1740) - (27-8-1778), con gái một người làm chức câu kế. Quê làng Hoa Thiều, xã Minh Đạo, huyện Tiên Du (Đông Ngàn), xứ Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Bà Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm (kém chồng 32 tuổi sinh được năm con, bốn trai và một gái).

Tổ tiên của Nguyễn Du có nguồn gốc từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội), sau di cư vào Hà Tĩnh, có truyền thống khoa hoạn nổi danh ở làng Tiên Điền về thời Lê mạt. Trước ông, sáu bảy thế hệ viễn tổ đã từng đỗ đạt làm quan.

Năm Đinh Hợi (1767), khi Nguyễn Du mới một tuổi, Nguyễn Nghiễm được thăng Thái tử Thái bảo, hàm tòng nhất phẩm, tước Xuân Quận công nên Nguyễn Du thời đó sống trong giầu sang phú quý.

Năm Giáp Ngọ (1774), cha Nguyễn Du sung chức tả tướng, cùng Hoàng Ngũ Phúc đi đánh chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Từ thời gian này Nguyễn Du chịu nhiều mất mát:

1.Năm 1775 anh trai cùng mẹ là Nguyễn Trụ (sinh 1757) qua đời.
2.Năm 1776 (Bính Thân) cha Nguyễn Du qua đời.
3.Năm 1778 (Mậu Tuất) bà Trần Thị Tần, mẹ Nguyễn Du qua đời. Cũng trong năm này, anh thứ hai của Nguyễn Du là Nguyễn Điều (sinh năm 1745) được bổ làm Trấn thủ Hưng Hóa.
Năm Canh Tý (1780), Nguyễn Khản là anh cả của Nguyễn Du đang làm Trấn thủ Sơn Tây bị khép tội mưu loạn trong Vụ án năm Canh Tý, bị bãi chức và bị giam ở nhà Châu Quận công. Lúc này Nguyễn Du được một người thân của Nguyễn Nghiễm là Đoàn Nguyễn Tuấn đón về Sơn Nam Hạ (Nam Định) nuôi ăn học.

Năm Nhâm Dần (1782), Trịnh Sâm mất Kiêu binh phế Trịnh Cán, lập Trịnh Tông lên ngôi chúa. Hai anh của Nguyễn Du là Nguyễn Khản được làm Thượng thư bộ Lại, tước Toản Quận công, Nguyễn Điều làm Trấn thủ Sơn Tây.

Năm Quý Mão (1783) Nguyễn Du thi Hương ở trường Sơn Nam, đậu Tam trường (Tú tài). Ông lấy vợ là con gái Đoàn Nguyễn Thục và ông được tập ấm chức Chánh thủ hiệu hiệu quân Hùng hậu của cha nuôi họ Hà ở Thái Nguyên. Cũng trong năm này anh cùng mẹ của Nguyễn Du là Nguyễn Đề (sinh 1761) đỗ đầu kỳ thi Hương ở điện Phụng Thiên (cử Nhân) và Nguyễn Khản đầu năm thăng chức Thiếu Bảo, cuối năm thăng chức Tham tụng.

Tháng 2 năm (1784), kiêu binh nổi dậy đưa hoàng tôn Lê Duy Kỳ lên làm thái tử. Tư dinh của Nguyễn Khản ở phường Bích Câu, Thăng Long bị phá, Nguyễn Khản phải trốn lên ở với em là Nguyễn Điều đang là trấn thủ Sơn Tây. Đến năm 1786 thì Nguyễn Khản bị mắc bệnh rồi chết ở Thăng Long.

Năm 1789 Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh. Đoàn Nguyễn Tuấn hợp tác với nhà Tây Sơn|Tây Sơn]], giữ chức Thị lang bộ Lại. Lúc này Nguyễn Du về ở quê vợ (Quỳnh Côi, Thái Bình).

Tháng mười, năm Tân Hợi (1791), anh thứ tư cùng cha khác mẹ với Nguyễn Du là Nguyễn Quýnh do chống Tây Sơn nên bị bắt và bị giết, dinh cơ họ Nguyễn ở Tiên Điền Hà Tĩnh bị Tây Sơn phá hủy.

Năm 1793 Quý Sửu, Nguyễn Du về thăm quê Tiên Điền và đến cuối năm ông vào kinh đô Phú Xuân thăm anh là Nguyễn Đề đang làm thái sử ở viện cơ mật và anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn.

Năm 1794 Giáp Dần, Nguyễn Đề được thăng Tả phụng nghi bộ Binh và vào Quy Nhơn giữ chức Hiệp tán nhung vụ. Đến năm 1795 Nguyễn Đề đi sứ sang Yên Kinh dự lễ nhường ngôi của vua Càn Long nhà Thanh, đến năm 1796 trở về được thăng chức Tả đồng nghị Trung thư sảnh.

Mùa đông năm Bính Thìn (1796), Nguyễn Du trốn vào Gia Định theo Nguyễn Ánh nhưng bị Quận công Nguyễn Thận bắt giam ba tháng ở Nghệ An. sau khi được tha ông về sống ở Tiên Điền. Trong thời gian bị giam ông có làm thơ My trung mạn hứng (Cảm hứng trong tù)

Mùa thu năm Nhâm Tuất (1802), Vua Gia Long diệt nhà Tây Sơn. Nguyễn Du ra làm quan Tri huyện Phù Dung, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Mấy tháng sau thăng tri phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng (nay thuộc Hà Nội).

Năm 1803, Nguyễn Du được cử lên ải Nam Quan tiếp sứ nhà Thanh sang phong sắc cho vua Gia Long.

Năm 1805 Ất Sửu ông được thăng Đông các đại học sĩ (hàm Ngũ phẩm), tước Du Đức hầu và vào nhậm chức ở kinh đô Phú Xuân. Năm 1807 được cử làm giám khảo kỳ thi h\Hương ở Hải Dương. Mùa thu năm 1808 ông xin về quê nghỉ.

Năm 1809 ông được bổ chức Cai bạ (hàm Tứ phẩm) ở Quảng Bình

Năm Quý Dậu 1813 ông được thăng Cần chánh điện học sĩ và được cử làm chánh sứ sang nhà Thanh. Năm 1814 ông đi sứ về, được thăng Hữu tham chi bộ Lễ (hàm Tam phẩm).

Năm Bính Tý (1816), anh rể Nguyễn Du là Vũ Trinh vì liên quan đến vụ án cha con Tổng trấn Nguyễn Văn Thành nên bị đày vào Quảng Nam.

Năm 1820 (Canh Thìn) Gia Long qua đời Minh Mạng nối ngôi. Lúc này Nguyễn Du được cử đi làm chánh sứ sang nhà Thanh báo tang và cầu phong nhưng ông bị bệnh dịch chết ngày mồng 10 tháng 8 AL (16-9-1820) thọ 54 tuổi.

Năm Giáp Thân (1824), người ta cải táng ông và đưa về quê nhà Tiên Điền, Hà Tĩnh.

Tác phẩm, Văn bản, Tác phẩm bằng chữ HánThơ chữ Hán của ông được chia làm ba tập
1.Thanh Hiên thi tập.Gồm 78 bài,sáng tác trong thời gian ông sống ở quê hương xứ Nghệ tức là trước khi ông ra làm quan triều nguyễn

2.Nam Trung tạp ngâm.Gồm 40 bài,sáng tác trong thời ông làm quan triểu nguyễn ở Huế,ở Quảng Bình và ở một số địa phương khác từ Hà Tĩnh trở vào nam

3.Bắc hành tạp lục.Gồm 130 bài,sáng tác trong thời gian ông đi sứ sang tàu

Tác phẩm bằng chữ Nôm

Truyện Kiều
Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Fri Sep 23, 2011 12:01 pm    Tiêu đề: CHƯỚNG 1A : GIỚI THIỆU GIA THẾ & TÀI SẮC NÀNG KIỀU



Được sửa bởi MAI THO ngày Fri Sep 23, 2011 12:25 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Fri Sep 23, 2011 12:08 pm    Tiêu đề: CHƯƠNG 1B : NÀNG KIỀU GẶP KIM TRỌNG

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Fri Sep 23, 2011 12:26 pm    Tiêu đề: CHƯỚNG 1C : NÀNG KIỀU ĐÍNH ƯỚC CÙNG KIM TRỌNG

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7284

Bài gửiGửi: Fri Sep 23, 2011 12:40 pm    Tiêu đề: CHƯỜNG 2A : NÀNG KIỀU BÁN MÌNH CHUỘC CHA


VUI LÒNG XEM TIẾP TRANG 3


Được sửa bởi MAI THO ngày Sat Sep 24, 2011 12:51 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> TÌM HIỂU VĂN HỌC Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Chuyển đến trang Trang trước  1, 2, 3, 4, 5, 6  Trang kế
Trang 2 trong tổng số 6 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân