TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - CỌP VÀ VOI SỞ MUỐI
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

CỌP VÀ VOI SỞ MUỐI

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Diem Khanh



Ngày tham gia: 04 Jul 2008
Số bài: 579

Bài gửiGửi: Sun May 01, 2011 2:26 pm    Tiêu đề: CỌP VÀ VOI SỞ MUỐI
Tác Giả: NGUYÊN CẨM




    CỌP VÀ VOI SỞ MUỐI
                      NGUYÊN CẨM

 


    Minh xúc động thực sự khi trở về ngôi làng cũ, nơi chàng đã sống vào thuở ấu thời. Quê Ngoại, Sở Muối Thương Diêm- Cà Ná. Người Dì bà con, dẫn chàng đi thăm mộ Ông Bà Ngoại và các Dì, Cậu. Chàng từ Hoa Kỳ về thăm quê hương, người thân, bà con cô bác, mấy hôm nay. Những ngôi mộ nằm bơ vơ, hiu quạnh bên bìa khu rừng chồi xác xơ vắng vẻ. Xa xa là con suối đã khô cạn  từ lâu. Núi rừng trùng điệp. Chàng nhìn khói hương bay nghi ngút. Bỗng nhiên những hoài niệm xa xưa ở vùng duyên hải, đèo heo hút gió này, từng chôn vủi trong vùng trời ký ức của tuổi thơ, lại hiện về trong tâm thức chàng, càng lúc càng rõ nét.
                                 000
  Thuở ấy, tại vùng rừng núi bao la bát ngát thuộc làng Cà Ná, Thương Diêm thường xuất hiện cọp và voi. Chúng đã gây tổn thương về nhân mạng và phá hoại hoa màu của dân địa phương không ít. Minh còn nhớ rõ, chiều hôm đó, dân làng Thương Diêm (TD) bỗng nhiên bàng hoàng, xúc động. Một số người trở nên nhớn nhát, hãi hùng khi nghe tin Bà Ba đã bị cọp tha đi rồi. Bà này cư ngụ giữa xóm. Nhà Bà ở sát cầu của làng TD. Chíêc cầu gỗ nối liền con đường quan chạy dọc theo con đê, nằm phía trước làng và xóm cư dân Sở Muối. Con đường lát sỏi trải xi phách, bằng phẳng, bắt đầu từ cuối thôn TD, chạy dọc theo ruộng muối, qua Cầu Hoằng xây bằng đá xanh, rối nhập vào Quốc Lộ 1, gần ga xe lửa Cà Ná.
   Được tin Bà Ba bị cọp vồ tha đi, dân làng liền tổ chức một cuộc truy lùng để tìm xác kẻ xấu số. Việc tìm kiếm nạn nhận được dân chúng địa phưong  ủng hộ nhiệt tình. Cuộc truy tìm được phát động rộng rãi khắp làng. Ngưởi ta đã đánh phèn la,. mõ, thau, mâm làm bằng bạc hay đồng vang rền cả núi rừng. Nhiều người mang theo gậy gộc, búa, rựa, liềm, dao phây, lưỡi mác khi đi sâu vào núi rừng sùng lục khắp nơi để tìm xác kẻ xấu số kia. Lúc bấy giờ, trời đã xế chiều. Nắng còn gây gắt. Thiên hạ đi đông nghẹt cả một vùng rừng núi hoang vu. Họ cứ ra sức tìm kiềm thi thể Bà Ba. Họ đi lần theo dấu vết chân cọp và dấu vết máu rỉ nằm rải rác trên cỏ hay dính vào cành lá. cây xanh. Họ đã tiến vào hết các hóc núi, khe đá . Tuy nhiên, cọp lặn mất tiêu, không thấy tăm hơi nơi nào cả. Có lẽ nó hoảng sợ vì nghe tiếng người đông đảo và tiếng phèn la, tiêng chiêng mõ dữ dội, vang động cả núi rừng, nên đã co giò chạy lẩn trốn vào núi sâu.
      Cuối cùng, xác Bà Ba được tìm ra trong một lùm cây rậm rạp. Hai mắt của Bà đã bị cọp móc ăn mất rồi. Da thịt bà bị cạp nát nhiều chỗ, chỉ còn trơ xương. Có lẽ con cọp đói lâu ngày nên mới vồ người ăn thịt như thế. Bà cụ được người nhà và dân làng chôn trong núi. Họ phải khiêng đá tảng đắp quanh ngôi mộ mới chôn để đề phòng Ông Ba Mươi ban đêm trở về moi xác nạn nhân xơi tiếp. Người ta đồn như thế. Không biết có đúng không?
  Tại vùng núi rứng CN- TD cọp đã hoành hành khắp nơi. Cọp thường lai vãng ven rừng . Cọp đã rình trong lùm cây hay bụi tre, bên bờ suối ờ đầu làng. Bà Ba hôm ấy ôm thâu quần áo lên suối giặt và tắm thì bị cọp vồ. Con suối này nằm gần Ngôi Đình, ở hướng Tây Bắc của thôn TD.
        Có thể nói, cọp là Chúa Tể sơn lâm. Cọp thông minh, lanh lợi. Cọp ăn thịt ngươi hay ăn thịt các thú vật bé nhỏ khác là bình thường. Khi cọp đói là xơi xả láng các con mồi đã bị nó vồ. Tuy nhiên, cọp biết trả ơn và báo oán. như dân gian thường truyền tụng. Truyện một nông dân cứu sống cọp con. Cọp mẹ, sau đó, bắt được con nai. Nó liền mang lại bỏ trước nhà ân nhân tại bìa rừng, đển ơn người đã cứu mạng cho con mình trước đây. Chuyện cọp trắng nằm tu ở Chùa Chà Bang thuộc rừng Quán Thẻ tỉnh Ninh Thuận, được nhiều người xác nhận là sự thật. Lại nữa, một vài Ông Ba Mươi, trước kia, cũng từng về tu tại ngôi chùa nằm sâu trong vùng núi rứng gần thôn Vĩnh Hảo và Cà Ná. Người dân địa phương đồn  đại như thế, không rõ hư thực ra sao. Tuy nhiên, chuyện cọp đến nằm tu sau chùa, đôi khi cũng xảy ra, nhất là tại các ngôi chùa tọa lạc trong rừng sâu hay núi cao của nước ta vào thời xa xưa.  
     Cop thướng xuất hiện và gây hại dân làng TD như đã kể. Còn voi thì sao?
 Sở Muối TD-CN là vùng duyên hải tọa lạc sát ngay rừng núi hùng vĩ chớn chở, bao la, bát ngát. Lúc bấy giờ, trong rừng, phía sau láng chừng bốn, năm trăm mét, có suối nước trong veo chảy róc rách ngày đêm, nên có một số cư dân vào đây cất chòi, khai thác rẫy vườn để sinh nhai. Họ trồng các loại hoa mầu như chuối, cam, đu đủ, mãng cầu ngay bên bờ suối. Họ cũng phá rừng để làm rẫy. Họ thường trồng khoai, sắn, bắp. Nhiều người cất chòi ở trong rừng để coi sóc rẫy bái luôn.
     Lúc ấy, có một bà trung niên, Bà Bông, tuổi đời khoảng chừng 50. Bà không có chồng con. Bà sống độc thân và tu hành tại gia. Bà là cư sĩ thuần thành lúc bấy giờ. Bà cất chòi cao bên bờ suối, dùng làm nơi cư trú và tịnh tu . Bà trồng chuối, cam, ổi, đu đủ, khoai, bắp, đậu các loại,  để sinh sống. Đêm đêm, Bà tụng kinh trên chòi một mình. Lúc đó, cứ tối đến, là voi từng đàn, từng bầy, từ trên núi rừng sâu thẳm, thường kéo về bìa rừng. Chúng hay quấy phá nương rẫy của dân làng. Chúng bẻ chuối. trái cây, đạp gẫy bắp, ủi khoai sằn, dẫm nát hoa mầu tan tành. Voi đã gây thiệt hại cho những ai sinh sống bằng nghề chăn nuôi và trồng trọt ven núi rừng. Voi cũng thường đe dọa mạng sống của người dân lành tại đây. Những người quen biết với Bà Bông nói trên, thấy Bà ở cô quạnh trong rừng và chuyên sống về nghề nương rẫy, cũng lo sợ cho Bà bị hại bởi thú dữ sơn lâm. Voi có thể làm tổn thương mạng sống của kẻ tu hành đơn chiếc.
          Bà Bông rất chủ quan. Bà tin tưởng mình ăn chay, niệm Phật, tụng kinh hằng đêm thì cọp, voi sẽ không làm hại mình. Cũng giống như xưa kia, một nhà sư tu trong núi sâu, vào ngụ trong hang cọp mà chúa tể rừng xanh nễ vì, không làm hại vị thầy tu đạo hạnh cao thâm. Nghe nói thiền sư này là một vị chân tu khả kính. Bà Bông thường đi ra xóm vào buổi tối và tới khuya, Bà mới trở về chòi. Bà không sợ thú dữ. Dù tin vào số mạng, nhưng chúng ta không nên dứng gần bức tường hay gốc cây sắp sụp đổ. Người xưa có cậu nói để đời:
        “ Tránh voi không xấu mặt nào.”
         “ Những con thú dữ hiểm nguy
          Con người tránh né đi về bình an.
          Tu hành công đức Trời ban
          Giữ gìn mạng sống vẹn toàn nhân sinh.”
     Ông bà ta có câu:” Đi đêm có lần gặp ma”. Tối hôm ấy, Bà Bông từ làng trở về rẫy mình hơi khuya, voi đã tấn công và chà Bà nát thân. Xác người quá cố nằm thê thảm bên cạnh chòi. Sáng hôm sau, vài người trong làng lên rừng làm rẫy, phát hiện người chết. Thi thể nạn nhân bị kiến bu, ruồi đậu, trông thật khiếp hãi. Bà chết thật tức tưởi đau thương hết nói. Bà không may bị ác thú sát hại. Tội nghiệp người cư sĩ hiền lành, mộ đạo mà bị thọ nạn bất ngờ. Dân làng an táng cho kẻ xấu số tử tế. Sau vụ này, người dân ngụ ở ven rừng làm rẫy, không dám đi ra ngoài vào ban đêm nữa. Voi hay về đây phá hoại hoa mầu va rẫy bái của cư dân khai phá ven rừng vào thời kỳ ấy.
      Ngoài ra, dưới thời Pháp thuộc, khoàng năm 1946- 1950, khu rừng Thương Diêm, Cà Ná, lúc Minh cư ngụ tại nhà Ông Bà Ngoại mình, có nhiều voi và cọp thường về quấy nhiễu dân làng. Lính Pháp đóng ở Đôn Bằng,  phía cuối làng, hay lính Bảo An trấn giữ Đồn Cửu Thân ở đầu thôn, thường dùng súng để săn bắn các loài dã thú. Vì vậy, cọp bị đánh bẫy hay bắn chết. Việc này thường xảy ra tại đây. Voi cũng thế. Người ta giết voi để lấy ngà. Cọp thì da có giá trị. Nếu bắt sống cọp, có thể bán cho Sở Thú Sài Gòn cũng được giá cao.
  Ông Minh còn nhớ như in. Hôm đó, Đồn Bẳng bắn chết một con cọp to tổ nái. Cọp có da rằn ri. Thân xác lớn như con bò mộng. Lúc ấy, nghe tin, dân làng, gồm người lớn và con nít rũ nhau xuống coi đông như đám hát. Người ta phân phối thịt cọp cho dân Ba Minh cũng như nhiều người khác, cho rằng ai ăn thịt cọp sẽ trở nên dạn dĩ, khỏe mạnh. Xương cốt cọp ngâm rượu làm thuốc uống trị bịnh đau nhức khá tốt. Do đó, người dân, ai cũng có thịt cọp chia đều để nấu xào cho con nít ăn. Trẻ em nào may mắn xơi thịt Ông Ba Mươi, thì có thể trử khử tá ma yêu quái không cho đột nhập vào cơ thể mình. Dân làng tin như thế. Thật ra thịt cọp có mùi thum thủm. Hàm răng cọp đầy dòi bọ vì cả đời cọp nhai thịt sống mà không hề đánh răng, súc miệng bao giờ. Thịt cọp xắt nhỏ xào với hành tỏi, thêm gia vị như tiêu, bột ngọt, đường. Thịt chín thơm phứt, không còn mùi hôi nữa. Thế là lũ trẻ, lũ nhóc con, xơi một cách thích thú vô cùng. Minh cũng đớp ngon lành vì Ba Má chàng cũng thân hành nấu cho con ăn được khỏe mạnh, tránh tà ma quấy phá như bao nhiêu người phục vụ cho con cháu họ. Hiếm khi đám trẻ con nhà nghèo Thương Diêm được ăn thịt hổ xào với đậu phọng và bánh tráng nướng tuyệt vời như thế. Đó là lần đầu tiên cũng là lẩn cuối cùng trong đời, Minh thưởng thức thịt của Chúa Tể Sơn Lâm.
     Còn voi thì chàng chưa có dịp xơi thịt của con thú biểu dương cho sức mạnh tuyệt đỉnh nơi rừng xanh núi thẳm này. Có người bạn đồng nghiệp, nói với chàng, trong thời gian bị tủ cải tạo tập trung, anh ta có dịp ăn thịt voi. Lúc đói xơi thịt tượng cũng ngon lành. Thât ra thịt voi và cọp dễ gì có mà xơi. Voi to tê dữ dằn. Cọp hung hăng nguy hiểm. “Con Thần Hổ” như nhà văn Đái Đức Tuần (Tchya) đã từng ca tụng. Cọp trả thù dai dằng, ghê gớm những ai từng săn cọp, giết cọp và ăn thịt cọp. Khi đói, người ta ăn cái gì để vuốt ve cái bao tử, để ấm lòng, no dạ, cũng ngon hết. Nếu không thì bao tử, Chúa Tể của tấm thân từ đại con người, sẽ réo gọi. “ Đói thì đầu gối phải bò.” Không ăn thì ra ma ra cỏ. Không ăn thì “Hà Bá rước ngay” Hà Bá trên cạn, không cần Ma Gia dưới nước.
       Sở Muối Thương Diêm- Cà Ná là vùng duyên hải nằm heo hút trong vùng quê, bên cạnh rừng núi bao la, bát ngát, nơi chó ăn đá gà ăn muối. Làng xòm vắng vẻ, đìu hiu. Dân cư thưa thớt. Phía trước làng là đồng muối phẳng bằng trải dài ngút ngàn từ Cầu Tàu đến tận Cầu Hoằng kề Quốc Lộ 1 và nhà ga Cà Ná. Vùng Quán Thẻ, sơn thôn quạnh quẽ, tọa lạc gần ga xe lửa nói trên. Nghe thiên hạ đồn đại, vào thời kỳ đó, cũng có cọp xuất hiện. Voi và các thú dữ khác, thỉnh thoảng cũng lai vãng quanh quẩn khu rừng núi rộng mênh mông này.
                                            000
    Chiến tranh càng ngày càng ác liệt giữa Pháp, quân đội quốc gia và Việt Kinh. Súng, bom, đạn, lai ra nổ rền vang cả nùi rừng. Cọp và voi cũng dần dần lủi trốn mất dần tăm hơi. Lúc bấy giờ dân làng sống an tâm hơn. Rẫy bái ven rừng núi, do đó, ít có voi về quấy phá. như trước kia.  Cọp cũng hiếm khi xuất hiện. Những người thợ rừng các nơi vào nùi chặt cây, đốn củi tự nhiên. Người dân khai thác nương rẫy để trồng trọt hoa màu sinh sống hắng ngày.              
                                    “Cọp voi quấy nhiễu một thời
                                      Bây giờ an ổn cho người làm nương.
                                      Đạn bom trút xuống nùi rừng
                                      Thú nào mà dàm lơn tơn về làng ?
                                      Hoa màu xanh biếc mênh mang
                                      Chuối xanh, cam chìn ngát hương rẫy, vườn.
                                      Cọp voi xa lánh đồi nương
                                      Người dân an ổn vào rừng sinh nhai.”
                   Lúc bấy giờ, ông Minh đưa mắt trông bao quát ngôi làng và khu nghĩa trang ở đầu thôn. Lần cuối cùng, ông nhìn  mộ của  những người thân, Ộng Bà Ngoại, Cậu, các Dì và bà con đã yên giấc ngàn thu tại nơi thâm sơn cùng cốc. Nhìn khói hương bay nghi ngút, một cảm giác bâng khuâng xao xuyến, xúc động, bùi ngùi, như dâng lên tràn ngập con tim đa cảm của người cao niên sống xa xứ nhiều năm qua, nay trở về thăm cố quận. Tang thương biến đổi của thời cuộc và của đất nước cứ chồng chất theo thời gian. Đóng tro tàn của dĩ vãng lớp lớp bụi mờ. Quê hương đã khác xưa nhiều. Tuy nhiên, người dân ở thôn quê cũng như vùng cao và vừng sâu, còn nhiều cực khổ thiếu thốn, khó khăn mọi thứ. Trẻ em thất học còn quá đông  Ánh nắng vàng nhạt của buổi xế vùng duyên hài chiếu lấp lánh trên các mồ mả chôn lổn ngổn, lảng ngảng khắp nơi. Người xưa đã không còn nữa. Cuộc sống vốn vô thường và giả tạm. Ông Minh thầm khấn Trời Phật và Bề Trên phù hộ cho hương linh của những người nắm xuống được siêu thoát về cõi vĩnh hằng và quê hương dất nước cũng như dân tộc VN được  phồn vinh, ấm no, hạnh phúc, thoát khỏi nghèo đói, lạc hậu, được hưởng tự do dân chủ một ngày gần đây. Mong lắm thay!  
                                                NGUYÊN CẨM  
               
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân