TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - TỔ SƯ ĐỜI THỨ SÁU CỦA PHẬT GIÁO THIỀN TÔNG TRUNG HOA LÀ NGƯỜI VIỆT NAM
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

TỔ SƯ ĐỜI THỨ SÁU CỦA PHẬT GIÁO THIỀN TÔNG TRUNG HOA LÀ NGƯỜI VIỆT NAM

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
NGUYEN CAM XUYEN



Ngày tham gia: 18 Mar 2011
Số bài: 3

Bài gửiGửi: Fri Mar 18, 2011 4:24 pm    Tiêu đề: TỔ SƯ ĐỜI THỨ SÁU CỦA PHẬT GIÁO THIỀN TÔNG TRUNG HOA LÀ NGƯỜI VIỆT NAM




   

TỔ SƯ ĐỜI THỨ SÁU CỦA PHẬT GIÁO THIỀN TÔNG TRUNG HOA
LÀ NGƯỜI VIỆT NAM


* * *
Tác gỉả : Nguyễn Cẩm Xuyên


Phật giáo Đại thừa (1) và Tiểu Thừa cùng thuộc tư tưởng nhà Phật nhưng khác nhau về quan điểm và đường lối thực hành. Nếu Tiểu Thừa quan tâm đến sự giác ngộ của bản thân mỗi người thì Đại Thừa muốn giải thoát, cứu độ cả chúng sinh. Đại Thừa từ Ấn Độ truyền sang Trung Hoa, về sau chia nhiều nhánh: Thiền Tông, Hoa Nghiêm Tông, Thiên Thai Tông, Chân Ngôn Tông, Tịnh Độ Tông.
Thiền Tông chủ trương “Dĩ tâm truyền tâm” (2) và dùng toạ thiền để “kiến tánh”, trực giác chân lí. Phật Thích Ca vốn đã có chủ trương này nhưng không phát huy được ở Ấn Độ mà phải đợi đến khoảng  thế kỉ thứ VI, thứ VII khi tổ sư thứ 28 của Phật giáo Ấn Độ đem tâm ấn truyền sang đất Trung Hoa thì đạo Thiền mới phát triển rực rỡ. Vị tổ sư ấy là Bồ Đề Đạt Ma, được tính là tổ sư đầu tiên của Thiền Tông Trung Hoa, gọi là Sơ Tổ. Nhị Tổ là Đại sư Huệ Khả, Tam Tổ là Đại sư Tăng Xán, Tứ Tổ là Đại sư Đạo Tín, Ngũ Tổ là Đại sư Hoằng Nhẫn và Lục Tổ là Đại sư Huệ Năng.
Huệ Năng là vị tổ sư cuối của Thiền Tông Trung Hoa. Từ đời Huệ Năng, Thiền Tông bắt đầu chia làm hai phái: Nam Tông và Bắc Tông và không còn lệ truyền Y Bát nữa (3)  .  
LAI LỊCH CỦA LỤC TỔ HUỆ NĂNG;
LỤC TỔ LÀ NGƯỜI VIỆT NAM
Việc khai quật quần thể hang động Mạc Cao - Đôn Hoàng, nằm ở phía đông nam huyện Đôn Hoàng, thuộc tỉnh Cam Túc (4) đã thu được nhiều sách vở, nhiều đồ vật mới thấy lần đầu ở Trung Quốc như tiền kẽm Ba Tư, đồ đồng, đồ gốm, các vật chế từ cỏ tranh, những sách cổ đã thất truyền, đặc biệt là thu được nhiều kinh sách Phật. Trong các kinh sách này có cuốn Pháp Bảo Đàn kinh, được viết khoảng từ năm 830 đến 860. Bản kinh này được xem là cổ nhất so với các bản có trước đó như bản Huệ Hân chép năm 967, bản Tào Khê Nguyên Bản của Khế Tung năm 1054-1056, bản của Tông Bảo năm 1291…
Đọc Pháp Bảo Đàn kinh, lai lịch của Tổ Huệ Năng (638-713) hiện lên khá rõ:   “…Nghiêm phụ của Huệ Năng quê gốc ở Phạm Dương, bị cách chức đày đến Lĩnh Nam, làm thường dân ở Tân Châu. Thân này bất hạnh, cha lại mất sớm, mẹ gìà đơn chiếc dời đến Nam Hải, gian khó đắng cay, thường ra chợ bán củi…”
Địa danh “Phạm Dương” ghi trong kinh có thể là ở tỉnh Hà Bắc của ta (5) ; riêng tên đất “Lĩnh Nam”, “Nam Hải” thì rất quen thuộc trong sử sách Việt Nam : Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên có nói đến đất Lĩnh Nam, Nam Hải khi viết về việc Trưng Trắc khởi nghĩa như sau:
“Tên húy là Trắc, họ Trưng. Nguyên là họ Lạc, con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh, Phong Châu, vợ của Thi Sách ở huyện Chu Diên […]  khổ vì Thái thú Tô Định dùng pháp luật trói buộc, lại thù Định giết chồng mình, mới cùng với em gái là Nhị nổi binh đánh hãm trị sở ở châu.  Định chạy về nước.  Các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng, lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam, tự lập làm vua, mới xưng là họ Trưng.”
Phần viết về Triệu Đà của Việt Sử Tiêu Án cũng xác định đất Lĩnh Nam chính là vùng Quảng Đông, Quảng Tây ngày nay. Sách này cũng xác định đất này là của ta từ đời vua Hùng (6) mà sau bị Tô Định cai quản trong thời Bắc thuộc, về sau Trưng Trắc đã khởi nghĩa giành lại rồi các đời vua sau lại không giữ được, cương thổ phải lui dần về phương nam.
Vậy là quê hương của Lục Tổ chính là ở miền Bắc nước ta thời đó. Huệ Năng là người nước Nam. Đoạn đối thoại sau đây trong Pháp Bảo Đàn kinh chứng rõ thêm điều này:
“…Huệ Năng sắp xếp cho mẹ mọi việc rồi từ biệt. Không quá 30 ngày đã đến được Hoàng Mai vào bái Ngũ Tổ. Ngũ Tổ hỏi: ngươi là người ở xứ nào? Muốn cầu việc chi? Huệ Năng đáp: Đệ tử là dân ở xứ Tân Châu, Lĩnh Nam, từ xa đến lễ Thầy, chỉ cầu được làm Phật, không cầu việc chi khác. Ngũ Tổ nói: Ngươi là người Lĩnh Nam, ấy là dân mọi rợ (7) sao có thể làm Phật được? Huệ Năng thưa: Người có chia ra nam bắc nhưng tính Phật vốn không có nam bắc. Tấm thân mọi rợ  này với thân Hòa-thượng tuy có khác, nhưng tính Phật có chi khác biệt?”
Ngũ Tổ có ý muốn nói thêm nhưng lại thấy học trò đông đúc ở hai bên bèn bảo ngài hãy lui ra, theo mọi người mà làm việc… (8)
CUỘC TRUYỀN Y BÁT NỔI TIẾNG ĐƯỢC GHI LẠI
TRONG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO.
Theo lệ từ đời Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn chuẩn bị tìm người truyền Y Bát. Lúc này tăng chúng, đệ tử theo học tại chùa khá đông, trong đó Đại sư Thần Tú là trội nhất trong 11 môn đệ xuất sắc của ngài. Nguyên Thần Tú đến tuổi 50 mới nghe danh Đại sư Hoằng Nhẫn,  đã vượt ngàn dặm xa xôi tìm đến làm đệ tử, được Ngũ Tổ rất quý cử làm Giáo Thụ chuyên giảng dạy cho tăng chúng. Một hôm, Ngũ Tổ gọi mọi người hãy tự viết bài kệ trình bày sự hiểu biết của mình về đạo Thiền; ai ngộ được trọn ý của Phật pháp thì sẽ truyền Y Bát. Muốn trình kiến giải nhưng lại chẳng muốn bộc lộ bản tâm của mình là muốn cầu chức vị, Thần Tú đương đêm cầm đèn viết ở hành lang bài kệ:

Thân thị Bồ Đề thụ
Tâm như minh kính đài
Thời thời cần phất thức
Vật sử nhạ trần ai
DỊCH:
Thân là cội Bồ Đề
Tâm ấy đài gương sáng
Ngày ngày năng quét lau
Bụi trần không dễ bám
(Nguyễn Cẩm Xuyên dịch)


Những ai hiểu Thiền đều có thể nhận ra được bài kệ trên của Thần Tú chưa đạt đến được chỗ quan yếu của đạo vốn không phân biệt nhị nguyên: tâm/ thân ; Bồ Đề thụ/ minh kính đài và cũng không chủ trương hành động theo cách “hữu vi” : thời thời cần phất thức…và  như vậy là chưa “kiến tánh”. Nhận ra khiếm khuyết ấy, hôm sau Ngũ Tổ gọi riêng Thần Tú đến để cho biết chỗ chưa đạt và yêu cầu làm lại bài kệ khác. Qua nhiều ngày Thần Tú vẫn không có được bài kệ mới.
Đến đây Pháp Bảo Đàn Kinh có nêu một sự kiện đáng suy nghĩ: tuy không chấp nhận trí huệ của Thần Tú vậy mà Ngũ Tổ vẫn phải tỏ vẻ hoan hỉ, cho đốt hương lễ kính trước bài kệ và dạy đồ chúng cứ tụng bài kệ ấy mà tu niệm. Ấy mới biết đến như Ngũ Tổ ở chốn Thiền môn mà cũng phải dè chừng những họa hiểm của lòng người.
Chẳng bước chân lên nhà trên, mấy ngày sau mới nghe được bài kệ của Thần Tú, Huệ Năng bèn nhờ người viết lên tường bài kệ của mình:

Bồ Đề bản vô thụ
Minh kính diệc phi đài
Bản lai vô nhất vật
Hà xứ nhạ trần ai
DỊCH:
Bồ Đề chẳng phải cây
Gương kia nào là đài !
Trước sau không một vật
Đâu chỗ lấm trần ai ?!
(Nguyễn Cẩm Xuyên dịch)


Xem bài kệ, Ngũ Tổ lấy làm vừa lòng, biết đã chọn được để tử chân truyền nhưng lại làm ra vẻ chẳng xứng ý, lấy giày chà bài kệ đi và cho là vẫn chưa đạt. Mọi người không ai nghi ngờ chi cả. Vậy là qua thời gian khảo nghiệm, ngài đã chọn Huệ Năng - mà Huệ Năng lúc này mới chỉ nhập môn được hơn 8 tháng, đang xay giã gạo suốt ngày ở nhà dưới. Suốt thời gian dài, bề ngoài tuy lộ vẻ coi thường nhưng bên trong Ngũ Tổ đã đánh giá cao khả năng đốn ngộ của Huệ Năng, vì vậy đọc bài kệ rồi, ngay nửa đêm, Ngũ Tổ gọi Huệ Năng vào truyền Y Bát và pháp môn đốn ngộ rồi lập tức đến bến Cửu Giang cùng lên thuyền. Ngũ Tổ tự tay cầm chèo mà đưa Huệ Năng rời chùa đi về phương nam. Mấy ngày sau, biết việc, đồ chúng có đến vài trăm người quyết đuổi theo, giành lại chức vị. Huệ Năng đi 2 tháng thì đến núi Đại Dữu, lại đi tiếp đến Tào Khê… Vẫn bị ác nhân săn đuổi, Huệ Năng lại đến đất Tứ Hội ẩn mình sống chung với đám thợ săn, mãi 15 năm sau mới đến chùa Pháp Tánh đưa Y Bát ra để định danh và bắt đầu giảng kinh truyền đạo pháp. Đồ chúng tập trung về học đạo ngày một đông. Từ đây Lục Tổ Huệ Năng lập nên phái Thiền Tông ở phương nam gọi là Nam Tông, chủ trương “Đốn ngộ”  khác với đường lối “Tiệm ngộ” của Bắc Tông ở phương bắc do Thần Tú lập nên rồi tàn lụi chỉ sau vài đời.
Theo tác giả Nguyễn Minh Tiến thì thời gian trên Huệ Năng có thể đã cư trú trên đất Việt Nam bởi vì tại làng Dịch Bảng, phủ Thiên Đức nước ta có chùa Lục Tổ (nay là làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Chùa Lục Tổ (sau gọi là chùa Cổ Pháp) là nơi sư Vạn Hạnh đời Lý đã tu ở đó. Lúc đắp nền chùa có đào được một cái lư hương và mười cái khánh. Lư và khánh này là của một ngôi tổ đình rất xưa trước đó; có thể đây chính là ngôi chùa Lục Tổ Huệ Năng đã tu. Nguyễn Minh Tiến cũng nêu thêm một bằng chứng nữa là Thiền Uyển tập anh có chép việc Trưởng lão La Quý (852-936) có cho đúc một pho tượng Lục Tổ bằng vàng; vậy rõ ràng là hình ảnh Lục Tổ Đại sư đã ăn sâu trong tâm thức của người Việt  (9) .
THIỀN TÔNG PHÁT HUY TƯ TƯỞNG
CỦA LỤC TỔ HUỆ NĂNG
Quá trình tu tập giảng đạo pháp của Huệ Năng, một thiền sư Việt Nam đã ghi lại những ảnh hưởng khá quan trọng tại Trung Hoa: Năm 675 các vị sư đức hạnh, danh tiếng đương thời như Trí Quang Luật Sư ở Trường An, Huệ Tịnh Luật Sư ở Tô Châu, Kỳ-Đa-La Luật Sư ở Trung Ấn, Mật-Đa Tam Tạng Pháp Sư ở Ấn Độ tôn Huệ Năng tức Lục Tổ làm thầy. Rằm tháng giêng năm 684, Đường Trung Tông sai quan Nội Thị Tiết Giảng đến chùa Bảo Lâm thỉnh Lục Tổ vào triều để thuyết pháp cho thái hậu và vua. Cùng năm ấy, vua nhà Đường ban chiếu khen thưởng, cúng dường “y cà sa bá nạp”, bình bát thủy tinh và truyền cho Thứ Sử Thiều Châu sửa sang chùa. Năm 760. Đường Túc Tông sai sứ thỉnh Y Bát của Lục Tổ đem vào nội cung cúng dường, năm 765 lại sai Trấn Quốc Đại, Tướng quân Lưu Sùng Cảnh mang Y Bát về lại chùa Bảo Lâm và cho Thứ Sử Thiều Châu Dương Giam đến truyền chùa giữ gìn cẩn thận. Vua lại đặt tên chùa là Quốc Bảo. Đời Đường Hiến Tông (806 - 821), vua ban thụy hiệu Huệ Năng là Đại Giám Thiền Sư, đề tên tháp nhục thân là Nguyên Hòa Linh Chiếu. Đời Tống Thái Tông (976 - 983) gia tặng thụy hiệu là Đại Giám Chân Không Thiền Sư, cho sửa sang lại tháp và đặt tên là Thái Bình Hưng Quốc Chi Tháp. Năm 1033, Vua Tống Nhân Tông (1023 - 1064) rước nhục thân, Y Bát của Lục Tổ vào đại nội cúng dường lại gia tặng thụy hiệu là Đại Giám Chân Không Phổ Giác Thiền Sư. Vua Tống Thần Tông (1068 - 1086) gia tặng thụ


Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân