TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Tuần-Dương-Hạm INDIANAPOLIS (CA-35)
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Tuần-Dương-Hạm INDIANAPOLIS (CA-35)

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
HẢI ÂU



Ngày tham gia: 02 Mar 2011
Số bài: 3

Bài gửiGửi: Thu Mar 03, 2011 1:40 pm    Tiêu đề: Tuần-Dương-Hạm INDIANAPOLIS (CA-35)
Tác Giả: Tạ Thái Bảo




Tuần-Dương-Hạm INDIANAPOLIS (CA-35)


      Ra đời ở Hải-Quân Công-Xưởng Philadelphia ngày 15 tháng 11 năm 1932. Tuần-Dương-Hạm Indianapolis đã phục-vụ từ bờ biển Đại-Tây-Dương trải rộng qua Thái-Bình-Dương trong suốt thời-gian trước ngày xảy ra đệ nhị thế-chiến. TDH Indianapolis đã ghi vào lịch-sử Hải-Quân Hoa-Kỳ bằng cách đã đón tiếp nhiều lần Tổng-Thống đương-nhiệm Franklin D. Roosevelt vào thập-niên 1930 và cũng đã kết thúc cuộc đời của mình trong lòng đại-dương sâu thẩm trước ngày tàn cuộc chiến không lâu.
      Tuần-Dương-Hạm Indianapolis đã giữ một vai trò vô cùng quan-trọng để kết-thúc đệ nhị thế chiến là con tầu này đã mang hạch-nhân nguyên-tử uranium, để sau này hai quả bom nguyên-tử đầu tiên đã thả xuống Trường-Kỳ và Quảng-Đảo, kết-thúc sự đại bại của Nhật-Bổn. Sau khi giao hàng xong ở một hòn đảo nhỏ xa xôi vùng Tây Thái-Bình-Dương, đảo Tinian. Ngày 30. 07. 45, TDH Tuần-Dương-Hạm Indianapolis đã trực-chỉ vượt Guam đến căn-cứ trên đảo Leyte thuộc quần đảo Phi-Luật-Tân. Hạm-Trưởng lúc bấy giờ là HQ Đ/Tá Charles Butler Mc Vay III, với thủy-thủ đoàn 1196 người, không có phương-tiện chống tầu ngầm, đã yêu-cầu cho khu-trục-hạm theo hộ-tống, nhưng lời yêu-cầu đã bị bát bỏ lý-do là không có một đe-dọa nào trên chuyến hải-hành cả. Hạm-Trưởng Mc Vay được chỉ-thị đi theo đội-hình chữ "Chi" (zigzag) tùy theo điều-kiện trên biển.
      Đêm định-mệnh 30. 07. 1945, biển im lặng như tờ, ánh trăng non không đủ ánh sáng trải ra trên mặt biển thăm thẳm như báo-hiệu cho một cái gì ghê rợn và chết chóc sắp xảy ra. Hạm-Trưởng Mc Vay cho tầu ngưng chạy hình chữ "chi" và đi nghỉ. Khoảng nửa đêm chiếc I- 58, một tầu ngầm tối-tân của Nhật lúc bấy giờ đã phát hiện ra Tuần-Dương-Hạm Indiana-polis một mình hải-hành mà không có sự hộ-tống nào cả. Chuyện gì sẽ đến đã đến.
      Tiềm-Thủy-Đĩnh I-58 (1944-1946):
      Trọng-tải 2. 140 tấn, loại B3, được hạ-thủy tại thủy-xưởng Yokosuka, Nhật-Bản vào tháng 09 năm 1944. Được tân-trang trở lại năm 1945 có gắn thủy-lôi Kaiten. Đêm định mệnh 30. 07. 1945, tầu I-58 đã phát-giác ra Tuần-Dương-Hạm Indianapolis và Hạm-Trưởng Mochitsura Hashimoto đã ra lệnh phóng 6 trái thủy-lôi, đã kết-thúc cuộc đời ngang dọc của chiến-hạm này chỉ sau 12 phút.




      Trở về với biển:
      Trực-thuộc đệ ngủ hạm-đội Hải-Quân Hoa-Kỳ, một thời oanh-liệt đã đánh đắm nhiều tầu chiến cùng tầu chuyên-chở của Hải-Quân Hoàng-Gia Nhật. Tuần-Dương-Hạm Indianapolis đã từng tham dự yễm-trợ những cuộc đổ bộ vào quần đảo Gilberts, Marshall và Marianas, chưa kể những cuộc hải yễm vào căn-cứ Hải-Quân ở Nhật vùng trung Thái-Bình-Dương, đảo Iwo Jima và ngay cả quần đảo Ryukyus. Tuần-Dương-Hạm Indianapolis là cái gai cần phải khai-trừ cho nên đã bị phi-đội cảm-tử Kamikaze tấn công vào ngày 31. 03. 1945 và 90 ngày sau đó vĩnh-viễn ra đi.
      Sau 12 phút ngắn ngủi ấy nhưng là một chuổi dài điạ ngục của Thủy-Thủ-Đoàn. Ba trăm người đã ra đi với con tầu vào giậy phút đầu tiên còn lại gần 900 người đã bám víu vào những gì có thể nổi, đã tử-chiến qua 4 ngày đêm kinh-hoàng với bầy cá mập khắp nơi, mặt biển đầy dầu cặn, với cái nóng như đốt ban ngày, lạnh lẻo ban đêm, thêm vào đói và khát. Trong giây phút nguy-khốn nhất trước khi thật sự chìm sâu, Tuần-Dương Hạm Indianapolis đã đánh đi 3 công-diện SOS cứu nguy, nhưng tất cả hi-vọng chỉ là hảo-huyền và rồi tuyệt vọng. Ngày 02. 08. 1945, do sự tình-cờ khi nhìn thấy vết dầu loang trên mặt biển, phi-cơ thám-thính của hải quân Hoa-Kỳ đã phát-giác kịp thời để cuối cùng chỉ cứu thoát được 316 thủy thủ trong đó có Hạm Trưởng Mc Vay. Cuộc cứu vớt được hoàn tất vào ngày 08. 08. 1945 và tin-tức về sự ra đi của Tuần-Dương Hạm Indianapolis mới được công-bố vào ngày Nhật đầu hàng vô điều-kiện, cho nên không ai chú ý đến.
      Đâu là sự thật.
      Trong đệ nhị thế-chiến, 700 chiến-hạm đã bị loại khỏi vòng chiến mà chỉ duy nhất có Hạm-Trưởng Mc Vay là bị đưa ra toà-án quân-sự. Báo chí đã đặt câu hỏi tại sao thì câu trả lời rất là đơn-giản: "Hạm Trưởng Mc Vay đã không tuân theo mệnh-lệnh cho tàu chạy theo hình chữ chi ", còn vấn-đề Thủy-Thủ Đoàn bị bỏ rơi trên mặt biển, không ai tiếp-cứu thì không được đề-cập đến. Đây là một thảm-họa lớn nhất trong lịch-sử Hải-Quân Hoa-Kỳ mà bên trong còn chứa nhiều nghi-vấn và uẩn-khúc mà cơ-quan thẩm-quyền chịu trách-nhiệm đã hèn hạ trốn tránh, đổ tội cho thuộc-cấp để nhận chìm sự thật.
      Đi tìm sự thật.
      Biết rằng Hạm-Trưởng Mc Vay đã bị xữ oan, Thủy-Thủ-Đoàn sống sót đã tìm cách phục-hồi danh-dự cho vị Hạm-Trưởng khả kính nhưng không có kết-quả. Là một quân-nhân thuần thành tốt nghiệp từ trường Hải-Quân danh tiếng trên thế-giới Annapolis; Hạm-Trưởng Mc Vay đã không hề khiếu-nại trước toà-án quân-sự mà chỉ có tuân lệnh. Mãi cho đến năm 1958, mười ba năm sau đó, ký-giả Richard Newcomb cho ra đời cuốn sách bán chạy nhất thời đó -- "Một con tầu bị bỏ rơi". Ký giả Newcomb đã bỏ thì giờ liên-lạc với Thủy Thủ Đoàn sống sót. Ông ta đã tìm tài liệu sống qua những nhân-chứng sống và qua cuốn sách dày, năm 1960, một cuộc họp mặt của Thủy-Thủ-Đoàn Tuần-Dương-Hạm Indianapolis đã được thành hình và được báo Washington Post loan tải chi-tiết. Hạm-Trưởng Mc Vay đã được mời tham-dự và ông đã không ngờ mình đã được thuộc-cấp cũ dành cho một sự đón tiếp nồng hậu và cảm động. Mười lăm năm trôi qua đã không đủ làm xoa dịu vết thương lòng luôn ầm ỉ rướm máu của vị Hạm-Trưởng bất-hạnh này. Năm 1960, vì một lá thư trách móc của thân-nhân một thuộc cấp cũ, Hạm-Trưởng Mc Vay đã chấm dứt đời mình bằng một viên đạn oan-nghiệt mà trước đó không lâu ông đã buồn bả thố-lộ tâm-sự của mình cho một người bạn " Tôi cũng nên chìm theo con tầu khi ấy, như thế thì đẹp nhất ".
      Năm 1990, những tài liệu liên-quan đến chiến-hạm đã được giải mật. Người ta được biết là Hải-Quân Hoa-Kỳ đã biết có sự hiện-diện của I-58 trên chuyến hải-hành định-mệnh của Tuần-Dương-Hạm Indianapolis. Cho đến năm 1999, trong cuộc điều trần trước Quốc-Hội do Thượng-Nghị-Sỉ John Mc Cain, chủ-tịch ủy-ban quân-sự tổ-chức; cựu thủy-thủ Paul Murphy nhân danh "Hội Những Ngưòi Còn Sống Sót " đã yêu-cầu một điều rất là cảm-động là: "Hảy phục-hồi danh-dự lại cho Hạm-Trưởng chúng tôi đó là Hải-Quân Đ/Tá Charles Butler Mc Vay III".
      Đầu năm 2000, Hạ-Nghị-Viện đã chấp thuận cho nghị-quyết và nhận rằng vụ kết tội Hạm-Trưởng Mc Vay là một sự áp-dụng công-lý sai lầm gây tổn-thương nghề-nghiệp của đương-sự, nhưng không đề cập đến sự bất-công đã dành cho Hạm-Trưởng Mc Vay. Hạm-Trưởng Mochitsura Hashimoto của I-58 đã lên tiếng hổ-trợ cho Thủ-Thủ-Đoàn còn sống sót:
      -Tôi có khả năng bắn trúng Tuần-Dương-Hạm Indianapolis dù rằng có chạy hình chữ chi hay không.
      Tháng 5 năm 2000, đài Discovery channel đã thành lập một toán gồm các chuyên-viên kinh nghiệm dưới đáy biển với mục-đích đi tìm con tầu đã bị đánh chìm 55 năm về trước. Nếu tìm thấy xác con tầu, đài Discovery channel sẽ cho trình chiếu cuộn phim "Công cuộc tìm kiếm Tuần-Dương-Hạm Indianapolis" (In search of the USS Indianapolis) vào năm 2001 trong chương-trình The Network\'s Expedition Adventure Initiative". Newport đã từng tìm kiếm những mảnh vụn của vụ nổ phi-thuyền con thoi Challenger năm 1986 và chuyến bay TWA 800 năm 1996. Newport có đủ khả-năng để lặn sâu xuống vùng biển Phi-Luật-Tân ở độ sâu trên hai dặm. Tuần-Dương-Hạm Indianapolis là một Titanic của đệ nhị thế-chiến, nhiều người sẽ đóng góp công cuộc tìm kiếm lại con tầu lịch-sử này để vinh-danh những người sống sót cững như những người đã nằm xuống, họ đã bất tử trong lòng biển cả và đó là một niềm hảnh-diện của họ.

Tạ Thái Bảo


Chú Thích:

Lời hay ý đẹp: Về thuật can gián, khiến người ta nễ lời không bằng khiến người ta tin lời. Khiến người ta tin lời, không bằng khiến người ta vui vẻ nhận lời. Triệu Khiêm



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân