TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - PHẠM HỒNG THÁI - THƯỢNG VÕ VÔ SONG
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

PHẠM HỒNG THÁI - THƯỢNG VÕ VÔ SONG

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoảnh Khắc Cuộc Sống
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
DIEU HUYEN
Niên Khóa 1962-1969


Ngày tham gia: 25 Sep 2008
Số bài: 4763
Đến từ: Vườn Hoa Hạnh Phúc

Bài gửiGửi: Tue Mar 01, 2011 5:06 pm    Tiêu đề: PHẠM HỒNG THÁI - THƯỢNG VÕ VÔ SONG




PHẠM HỒNG THÁI
THƯỢNG VÕ VÔ SONG


Võ sư Trương Văn Bảo
Võ đường Trần Hưng Đạo – Đà Lạt


        Nắng quái vàng một buổi chiều buồn hiu quạnh phủ xuống Hoàng Hoa Cương, nơi an giấc ngàn thu của 72 anh hùng liệt sĩ trên đất Quảng Châu, Trung Quốc. Trong đó có ngôi mộ một người Việt Nam thượng võ vô song bỏ mình vì nước: Liệt sĩ Phạm Hồng Thái.
        Hoàng Hoa Cương là đài tử sĩ danh dự gói ghém giấc ngủ miên trường của 72 liệt sĩ tiên phong Trung Hoa đã vị quốc vong thân, họ là những người trẻ tuổi nhiệt huyết hy sinh những giọt máu anh hùng bất khuất của đời mình cho cuộc đại cách mạng Trung Quốc vào 5 giờ chiều ngày 27 rháng 4 năm 1911, nhằm ngày 29 tháng 3 năm Tân Hợi. Hoàng Hoa Cương bây giờ là Công viên Hoàng Hoa Cương nằm trên con đường chính của thành phố Quảng Châu có tên là Tiên Liệt Lộ (Sen Lu), một trong Quảng Châu Bát Cảnh của Trung Quốc. Đến nay tại Hoàng Hoa Cuơng có 86 ngôi mộ. Diện tích Hoàng Hoa Cương là 130.000m2, một cổng tam quan hùng tráng được khắc bốn chữ “HẠO KHÍ TRƯỜNG TỒN” do bác sĩ Tôn Dật Tiên đề tựa.
        Phạm Hồng Thái tên thật là Phạm Thành Tích, tự Phạm Đài, hiệu Nho Tư, sinh năm Ất Mùi 1895 (có tài liệu ghi là Bính Thân 1896) tại xã Hưng Nhân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An và mất năm Giáp Tý 1924, là con quan Huấn đạo Phạm Thành Mỹ. Hồng Thái là tên ghép hai chữ trong một câu thơ cổ:
                 Yên nam tráng sĩ Ngô Môn hào
                 Trúc trung trí duyên ngư ẩn đao
                 Cảm quân ân trọng hứa quân mệnh
                 Thái sơn nhất trịch khinh hồng mao.
                                                     (Kết Miệt Tử – Lý Bạch)

                 Yên Ngô tráng sĩ rất anh hào
                 Trong cá, trong đàn dấu bảo đao
                 Quyết trả ơn vua vong mạng sống
                 Thái sơn gieo nhẹ tựa hồng mao.
                                                     (Gã đan vớ - Nguyễn Minh dịch thơ)


         Phạm Hồng Thái là nhà cách mạng Việt Nam hoạt động trong phong trào Đông Du, ngày 19 tháng 6 năm 1924 sau khi viết bảng cáo trạng tố cáo tội ác thực dân Pháp đến nhân dân toàn thế giới, ông giả dạng ký giả vào khách sạn Victoria tại tô giới Sa Diện, Quảng Châu, ném bom để ám sát toàn quyền Đông Dương Henri Merlin. Việc bất thành, bị cảnh vệ và mật thám thực dân truy sát, ông đã thoát đến dòng sông Châu Giang và gieo mình tự vẫn, tránh không để rơi vào tay giặc khi mới chỉ 29 tuổi đời.
        Cảm xúc trước nghĩa cử anh hùng của Phạm Hồng Thái, Thị trưởng Quảng Châu lúc bấy giờ là Hồ Hán Dân của Chính phủ Quốc dân đảng đem thi thể Phạm Hồng Thái về an táng tại Nhị Vong Cương. Bia mộ quay về hướng Tây Nam là hướng của tổ quốc Việt Nam. Năm 1958, ngôi mộ được di chuyển về vị trí hiện tại và được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Châu trùng tu. Tấm bia phía trên là hàng chữ tiếng Việt “Mộ liệt sĩ Phạm Hồng Thái, sinh năm 14.5.1985, hy sinh ngày 19.6.1924” và hàng chữ dọc phía dưới tiếng Hán ghi là “Việt Nam Phạm Hồng Thái liệt sĩ chi mộ”
         Dòng sông Châu Giang chảy ngang qua thành phố Quảng Châu. Sa Diện, “Sa Mian” là tô giới Anh dưới triều đình nhà Thanh. Sa Diện thật ra là một hòn đảo nhỏ trên dòng Châu Giang. Tuy không thành công nhưng thành nhân. Tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái làm chấn động dư luận thế giới và làm bùng lên ngọn lửa yêu nước, tinh thần cách mạng của các quốc gia bị xâm lược, làm tấm gương soi cho hậu thế về tinh thần dân tộc bất khuất của tuổi trẻ Việt Nam.
                 Trượng phu không hay xé gan bẻ cột phù cương thường;
                 Hà tất tiêu dao bốn bể luân lạc tha hương.
                 Trời Nam, nghìn dặm thẳm;
                 Mây nước một màu sương;
                 Chí chưa thành, danh chưa đạt;
                 Trai trẻ bao lăm mà đầu bạc;
                 Trăm năm thân thế bóng tà dương.
                 Vỗ gươm mà hát, nghiêng bầu mà hỏi:
                 Trời đất mang mang;
                 Ai là tri kỷ?
                 Lại đây cùng ta cạn một hồ trường.
                 Hồ trường! hồ trường!
                 Ta biết rót về đâu?
                 Rót về Đông phương, nước biển Đông chảy siết sinh cuồng loạn
                 Rót về Tây phương, mưa Tây sơn từng trận chứa chan!
                 Rót về Bắc phương, ngọn Bắc phong vi vút đá chảy cát vương!
                 Rót về Nam phương, trời Nam mù mịt...
                 Có người quá chén như điên như cuồng.
                 Nào ai tỉnh, nào ai say?
                 Chí ta, ta biết;
                 Lòng ta, ta hay;
                 Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ, hà tất cùng sầu đối cỏ cây.
                                                     (Hồ trường – Nguyễn Bá Trác 1881 – 1945)


       Đốt hương trầm lần mở từng trang sử Việt, thấy máu, mồ hôi, nước mắt của không biết bao nhiêu anh hùng, liệt nữ hòa quyện viết nên một giang sơn gấm vóc hôm nay và cũng đầy dẫy bóng hình của những kẻ “cõng rắn cắn gà nhà”, đang tâm làm tay sai, nô lệ cho giặc, bán nước cầu vinh.

Đà Lạt, tháng 2 năm 2011
TVB
( đăng trên www.vo-thuat.net Pháp)



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoảnh Khắc Cuộc Sống Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân