TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Mozart yểu mệnh
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Mozart yểu mệnh

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> TÌM HIỂU VĂN HỌC
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
tonthattue



Ngày tham gia: 17 Jul 2010
Số bài: 209
Đến từ: Georgia USA

Bài gửiGửi: Mon Mar 11, 2019 9:11 pm    Tiêu đề: Mozart yểu mệnh




Constance lượm tác phẩm của chồng, sau đó đói quá phải
bốc kẹo trên bàn của Salieri, thất vọng vì nhạc Mozart "quá tệ"

Mozart yểu mệnh
tôn thất tuệ

Wofgang Amadues Mozart (27 Jan 1756 - 05 Dec 1791) chết sớm theo kiểu hồng nhan bạc mệnh.Theo tái sinh, thần đồng lọt lòng mẹ đã có trí huệ phát triển như người lớn. Vào thời mà sống lâu 60 tuối rất hiếm thì Mozart sinh ra đã là ba mươi cọng với 35 tuổi trên trần gian là cuộc sống thọ. Trong tử vi có trường hợp vô chính diệu (không có sao vòng tử vi và thiên phủ) mà gặp những sao quí như xương khúc khôi việt long phụng hổ cái khoa quyền v.v… thì thành danh tài nhưng yểu mệnh. Nền nhạc cổ điển Tây phương ngoài Mozart còn thêm Chopin, Schubert, Mendelssohn đều tài ba chết sớm. Beethoven thì trung bình chỉ 56 tuổi.

Nếu không nhầm về tên sách, ở cuốn Terre des hommes, Saint Exupéry có ghi lời ngẫu ở nguyên một trang gồm hai chữ Mozart assassiné, nhưng không có nghĩa Mozart bị sát hại như một huyền thoại hàm oan về thần đồng nầy. Phi công văn sĩ nầy muốn nói rất nhiều trẻ con bị nghèo đói mà chết sớm, những thần đồng như Wolfy đã bị chôn vùi.

Phim Amadeus 1984 có người cho là văn dĩ tải đạo, kẻ sát nhân đã tự tử hối hận nhưng đã được cứu sống và xưng tội. Salieri đã bỏ thuốc độc cho Mozart, nhưng đạo của phim dựa trên một điều vô đạo là nói sai lịch sử, có hại cho một người, và gây nhiều u muội cho nhiều thế hệ.

Amadeus rất nhiều tính chất nghệ thuật, chỉ xem phim nầy, độc giả có một ý niệm khá rõ ràng về núi âm nhạc Mozart. Chính vì điều nầy mà hàm oan Salieri thành sự thật trong suy nghĩ thường tình và xúy xóa sai lầm. Cốt truyện của phim dựa vào một vở kịch 1979 ở Anh; tuồng tích nầy lấy từ bi kịch Salieri and Amadeus của Pushkin năm 1830 tại Nga, năm năm sau khi Salieri chết; cuốn nầy hầu như nguyên văn được chuyển qua opera năm 1898 thành công rực rỡ cũng tại nước của nữ hoàng Catherine. Theo đó, Salieri ép Mozart phải hoàn tất nhanh một bản truy niệm, vì cần tiền Mozart phải làm việc kiệt sức (thực tế có sự thôi thúc của một bá tước để kịp làm lễ cầu hồn cho vợ); đã vậy Sallieri còn lợi dụng việc nghiện rượu của đối thủ và bỏ arsenic vào ly. Vở kịch chấm dứt với lời xưng tội của Salieri.

Những điều trên đều không đúng, chỉ trừ một sự việc đơn độc: 32 năm sau khi Mozart chết, Salieri tự cắt cổ và được cứu sống. Không có chứng tích gì việc ông xưng tội với một linh mục. Có người quả quyết đã đọc bản tường trình của tu sĩ đương sự nhưng tài liệu nầy đã bị mục nát. Việc mất tài liệu làm liên tưởng đến vị ”tiến sĩ mả mẹ”, danh hiệu do Hoàng Dược Thảo tặng Cao Thế Dung. Trước những tin bằng giả, Cao đại nhân nói ông đã đốt bằng tiến sĩ tại mồ của mẹ để cúng mẹ, cảm ơn công đức sinh thành. Theo luật của tòa Thánh, linh mục không được quyền nói ai xưng tội, xưng tội gì.

1959, miền Nam đã xem phim đen trắng của Mỹ nhưng nói tiếng Pháp trong xê ri “nghẹt thở” của Hitcock: La loi du silence, vai chính thủ diễn bởi Montgomery Clift. Một linh mục bị đánh thức, mở cửa thì thấy một linh mục khác, đầu còn đội chiếc nón đen, quỳ sẵn xin được xưng tội. Đó là một gia nhân của cha, mặc trang phục của cha vừa đi bắn người từ phạm trường về, cây súng còn bên mình. Nạn nhân khi gần chết nói cha bắn. Dân chúng biểu tình muốn ”ném đá” nhưng cha không nói. Trong khi ấy kẻ sát nhân sợ cha không chịu nỗi áp lực, lên cò muốn bắn cha nhưng quá trễ, công lực đã hạ y.

Salieri gốc Ý là nhạc sĩ của triều đình, ông còn là linh hồn phong trào opera dùng các kịch bản Ý, đến độ ai cũng tin opera phải là Ý. Mozart đưa ra các opera bằng tiếng Đức. Thế nào Salieri cũng không vừa lòng. Từ đó có dư luận ông ganh tài với Mozart. Thực tế tài năng của Mozart không làm ông mất địa vị trong công quyền và trong nghệ thuật. Uy tín của ông song song với Mozart.

Salieri dạy Beethoven, Schubert và Franz Lizst. Beethoven đã viết một sonata tặng thầy. Mozart nhiều lần tỏ ra kính trọng Salieri. Gia đình Mozart nghèo đã chôn cất ông theo điều đã cấm là bỏ xác vào cái bao vải. Số người đưa tiển rất ít, phải ngừng ở cỗng nghĩa trang nhìn cổ xe tang đi vào bên trong, hướng về hố chôn chung để quẳng thi thể của người bạc mệnh. Salieri là người ra về cuối cùng.

Mozart bệnh tật từ nhỏ và phải lưu diễn khắp Âu châu để vừa lòng người cha tham tiền và tham danh vọng. Những ghi ký về Mozart của người quen gần (như chính vợ và chồng thứ hai của bà) cho thấy Mozart thường có những cơn sốt đủ loại trong đó có lý do phong thấp. Hậu quả là làm cho thận suy. Phản ứng dây chuyền là thận không thể lọc các chất độc và đưa trở lại vào cơ thể gây tử vong. Âu cũng là một thứ đánh độc, có điều không phải vì Salieri. Đây chỉ là lối giải thích được nhiều người chấp nhận.

Amadeus dựng quanh lòng ganh tỵ giả tưởng của Salieri. Nhạc sĩ triều đinh của chúng ta đã bực tức cả với Jesus; ông đã lôi hình thánh Chúa trên thập tự giá bằng gỗ, đập nát bỏ vào lò sưởi vì không giúp ông trở thành danh tiếng. Một lần vợ của Mozart đem tác phẩm của chồng đến nhờ Salieri giúp đỡ để xuất bản kiếm tiền. Ông đọc đến khúc sáo và hạc cầm thì rụng rời tay chân, thả cả cặp giấy xuống thềm: Chúa, sao không giúp tôi mà giúp hắn?! Về phần mình, Constance lo sợ và hỏi: tệ quá hả ngài? Salieri quay lưng đi đến phòng nguyện; Constance quỳ lượm các khung nhạc của Wofgang và vì đói đã bốc kẹo trên bàn của kẻ có quyền thế.

Lúc ấy phim trổi giai điệu hành âm thứ nhì của Flute and Harp concerto, thánh thiện siêu phàm, phá vỡ mọi thứ kiềm hãm phận người. Xin mời nghe khúc nhạc nầy


Mozart Harp and Fltue Concerto


Nguồn: https://tonthattue.blogspot.com/2019/03/mozart-yeu-menh.html


Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> TÌM HIỂU VĂN HỌC Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân