TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Pháp 'Như Lý Tác Y'
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Pháp 'Như Lý Tác Y'

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
phimanh



Ngày tham gia: 24 Sep 2010
Số bài: 150

Bài gửiGửi: Sun Jan 16, 2011 1:36 pm    Tiêu đề: Pháp 'Như Lý Tác Y'

TU ĐÚNG "NHƯ LÝ TÁC Ý "

Trong toàn bộ giáo trình về pháp môn tu tập thực hành của đạo phật thì pháp môn NHƯ LÝ TÁC Ý là một pháp môn độc đáo, tuyệt vời nhất, cũng là một pháp môn nòng cốt nhất của đạo Phật. Bắt đầu từ tu tập giới luật xả tâm đến tu tập Thiền định và Tam Minh đều dùng nó.

Duy chỉ có pháp môn nầy mới có đủ đạo lực, đủ khả năng làm chủ sanh, lão, bệnh, tử. Vậy, Như Lý tác Ý là gì? Như Lý Tác Ý (còn gọi là Pháp Hướng Tâm, Pháp Dẫn Tâm) là phương pháp dẫn tâm vào lý chân chính giải thoát của đạo. Đây là phương pháp giống như “tự kỷ ám thị” (auto suggestion), dùng một câu nói tác ý (khởi ý) để gom tâm lại, tập trung thành một khối nội lực, không để tâm phân tán.

Thí dụ: Khi tâm đang suy nghĩ miên man, thì dùng pháp hướng tâm mà nhắc tâm như sau: “Tâm hãy quay vào, định trên thân, không được phóng dật quay ra ngoài”. Khi ngồi thiền mà ngủ gục, muốn cho tỉnh thức thì dùng câu tác ý: “Tâm phải tỉnh thức, không được ngủ và nằm chiêm bao”.

Chỉ có tu tập pháp môn nầy mới trở thành một đạo lực siêu việt không thể nghĩ lường được. Muốn xa lià và đoạn dứt tâm tham, sân, si, mạn nghi, thì duy nhất chỉ có pháp môn nầy mới ly và đoạn dứt các dục và ác pháp, ngoài ra không còn có pháp môn nào khác nữa.

Muốn nhập các định Như Y Túc thì pháp môn này đủ nghị lực để giúp cho hành giả muốn nhập loại định nào thì tuỳ ý nhập được liền. Muốn nhập được Tam Minh và Thần Túc Thông thì ngoài pháp môn nầy ra không có pháp môn nào thực hiện được.

Tóm lại, pháp Như Lý tác Ý là một pháp môn độc nhất của đạo Phật để đưa con người thoát ra cảnh khổ của kiếp người, và biến hành giả thành một siêu nhân, một thánh nhân. (V/184-185) * Người tu thiền định mà không biết sử dụng Như Lý tác Ý thì không thể nào nhập các định được.

Đại Thừa và Thiền Đông độ nhắm diệt trừ vọng tưởng (Không niệm thiện, không niệm ác), tìm cái tĩnh lặng của Niết Bàn (bốn tánh của Niết Bàn là:thường, lạc, ngã, tịnh). Phật dạy tu Thiền không phải ở chỗ nhiếp tâm, hết vọng tưởng để nhập định và nhất tâm định tĩnh. Ngược lại, Phật dùng pháp Như Lý tác Ý để trừ diệt, đi đến diệt vọng tâm, tham, sân, si, mạn nghi. Chính nhờ diệt trừ chúng, mới đạt được nhất tâm, nhập được tứ thánh định.

Dùng Như Lý tác Ý để ly dục, ly ác pháp, diệt ngã, xả tâm, quét sạch ngũ triền cái, đoạn dứt thất kiết sử, tâm vô lậu thanh tịnh, không còn đắm nhiễm sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp của thế gian, tâm được thanh tịnh, gọi nó là Định. ( V/198) Với Thiền Nguyên Thuỷ, vọng tưởng không thành vấn đề. Đối tượng tu tập là diệt tham, sân, si, mạn, nghi và thất kiết sử .

(V/199-200) Trong Sơ Thiền có Tầm, có Tứ. Tầm không phải là định tướng (như một bài đăng trên báo Giác Ngộ) mà là hướng về thiện pháp. Tứ không phải là bám sát vào định tướng, mà Tứ là Như Lý Tác Ý để diệt ác pháp. Như trong bài Kinh Xuất Tức, Nhập Tức, Phật đã dạy về Định Niệm Hơi Thở, Như Lý Tác Ý rất rõ ràng: “Quán ly tham, tôi biết tôi hít vô. Quán ly si, tôi biet tôi thở ra”. Đó là Tứ Như Lý Tác Ý để xả tâm tham, sân, si, mạn, nghi, tức là xả ngũ triền cái.

Thiền của đạo Phật không phải là Thiền ức chế tâm, mà dùng hơi thở để xả tâm. Cho nên Phật dạy:”Muốn nhập Sơ Thiền cho đến Tứ Thiền thì phải Định Niệm Hơi Thở khéo tác ý”. IV/58. Muốn hướng tâm Như Lý tác Ý (ám thị) có kết quả, nghĩa là hết tham, sân, si thì phải giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, ăn ngủ độc cư, sống trầm lặng một mình, thường sống biết nhẫn nhục tùy thuận, bằng lòng, chớ không phải chờ hết vọng tưởng như nhiều người tu thiền lầm tưởng. Đó là lấy tâm “ám thị”, vừa lấy giới phòng hộ sáu căn, vừa sống lập đức, lập hạnh. Tu đúng như vậy thì tâm lần lượt sẽ được thanh tịnh, lần lượt ly dục, ly ác pháp, cho đến thanh tịnh hoàn toàn (tham sân si quét sạch).

VÀI CÂU PHÁP HƯỚNG NGẮN GỌN

• Tâm vô sự, thanh thản.
• Tâm không còn tham sân si.
• Tâm phải xả sạch các pháp thế gian.
• Tâm an nhiên tự tại, không được ghét thương, giận hờn, phiền não.
• Đời sống con người chẳng có gì, ta hảy buông xuống hết.
• Tâm hãy quay vô, định trên thân, không được phóng dật, quay ra.
• Tâm phải ly dục, ly ác pháp hoàn toàn.
• Tâm phải đoạn dục, lòng ham muốn, sân, si.
• Tâm phải tỉnh thức hoàn toàn; thân ngủ, tâm không được ngủ.
• Tâm phải gom vô, gom vô nằm yên trên tụ điểm.
• Tâm phải định chỉ tầm tứ hoàn toàn.
• Thân nầy là vô thường, khổ, vô ngã, không nên chấp nó là ta, là của ta, bản ngã ta.
. Tâm như cục đất, ly dục ly ác pháp (không còn tham, sân, si, phiền não nữa).
Về Đầu Trang
phimanh



Ngày tham gia: 24 Sep 2010
Số bài: 150

Bài gửiGửi: Sun Jan 16, 2011 1:40 pm    Tiêu đề:

PHÁP NHƯ LÝ TÁC Ý

LỜI PHẬT DẠY: "Này các Tỳ Kheo! Tỳ Kheo nào như lý tác ý sắc, như thật quán sắc vô thường, vị ấy yểm ly đối với sắc. Do hỷ đoạn tận, tham được đoạn tận. Do tham được đoạn tận, hỷ đoạn tận, tâm được giải thoát, vị ấy được gọi là vị đã khéo giải thoát." (Tương Ưng kinh tập III trang 100)

CHÚ GIẢI:
Xin các bạn lưu ý tu tập thiền định theo Phật Giáo là phải ly dục ly ác pháp mới nhập được Sơ Thiền, nhưng muốn ly dục ly ác pháp thì pháp như lý tác là đệ nhất pháp tu tập thiền định, còn tất cả các pháp môn khác trụ tâm, nhiếp tâm, ức chế tâm cho hết vọng tưởng là pháp môn của ngoại đạo, chứ không phải chánh định, chánh thiền của Phật Giáo. Ở đây các bạn nên lưu ý chỗ sai khác mà nhận ra thiền của Phật Giáo và của ngoại đạo. Khi nhận ra chỗ này thì các bạn sẽ không còn bị Đại Thừa, Thiền Tông, Tịnh Độ Tông, Mật Tông và Minh Sát Tuệ lừa đảo quý bạn.

Trên đây là một bài pháp trong kinh Tương Ưng mà Đức Phật đã dạy cho các vị Tỳ Kheo tu tập thiền định để đạt được sự giải thoát một cách rất dễ dàng không có khó khăn không có mệt nhọc. Bài kinh này là một bằng chứng xác định cho chúng ta thấy rằng: Từ xưa cho đến nay mọi người tu tập thiền định theo Phật Giáo từ Nam Tông đến Bắc Tông và 33 vị Tổ Sư Thiền Đông Độ đều dạy tu sai lạc không đúng giáo pháp của Phật Giáo.

Bài kinh này dạy cách thức tu tập như thế nào?
Cách thức tu tập theo bài kinh này thì nương theo thân hành niệm mà như lý tác ý.

Ví dụ: Nương thân hành nội là hơi thở mà tác ý như trong kinh Xuất Tức Nhập Tức dạy: Quán ly tham tôi biết tôi hít vô, quán ly tham tôi biết tôi thở ra hoặc Quán vô ngã tôi biết tôi hít vô, quán vô ngã tôi biết tôi thở ra.
Nếu đi kinh hành thì nương vào bước đi mà tác ý: Quán ly sân tôi biết tôi đang đi kinh hành, chân trái bước! Quán ly sân tôi biết tôi đi kinh hành, chân phải bước!...

Cách thức tu thiền định của Phật như lời dạy trên đây trong kinh Tương Ưng thì Thiền Minh Sát Tuệ, thiền Đông Độ và thiền Đại Thừa đều hoàn toàn cách xa một trời một vực. Các bạn nên xét lại những loại thiền mà các bạn đang tu tập có giống như thiền định của Phật Giáo chăng? Nếu không giống thì đừng tự xưng là mình tu theo thiền của Phật Giáo, vì Phật Giáo chỉ có một loại thiền định chân chánh được gọi là Tứ Thánh Định, tức là thiền định xả tâm ly dục ly bất thiện pháp mà thôi.


PHÁP MÔN NHƯ LÝ TÁC Ý

LỜI PHẬT DẠY: " Thưa Hiền giả Sàriputta (Xá Lợi Phất) những pháp gì Tỳ kheo giữ giới cần phải như lý tác ý?
Này Hiền giả Kotthika, Tỳ kheo giữ giới cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn là vô thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt mũi tên, bất hạnh, người lạ, ốm đau, người lạ hủy hoại, rổng không, vô ngã.

Thế nào là năm? Tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn.

Này Hiền giả Kotthika, vị Tỳ Kheo giữ giới cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn là vô thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, ốm đau, người lạ, hủy hoại, rỗng không, vô ngã.

Này Hiền giả, sự kiện này xảy ra: Tỳ Kheo giữ giới do như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường... vô ngã, có thể chứng được quả Dự lưu.

Với Tỳ kheo đã chứng quả Dự lưu, này Hiền giả Sàriputta, những pháp gì cần phải như lý tác ý nữa?

Với Tỳ kheo đã chứng quả Dự lưu, này Hiền giả Kotthika cần phải tác ý năm thủ uẩn này là vô thường... vô ngã. Sự kiện này có thể xảy ra, này Hiền giả, Tỳ Kheo Dự lưu, do như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường... vô ngã, có thể chứng được quả Nhất lai.

Nhưng Tỳ Kheo Nhất lai, này Hiền giả Sàriputta, phải như lý tác ý các pháp gì?

Tỳ Kheo Nhất lai, này Hiền giả Kotthika, phải như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường... vô ngã. Sự kiện này có thể xảy ra, này Hiền giả, Tỳ Kheo Nhất lai, do như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường... vô ngã, có thể chứng được quả Bất lai.

Nhưng Tỳ Kheo Bất lai, này Hiền giả Sàriputta, cần phải như lý tác ý những pháp gì?

Tỳ Kheo Bất lai, này Hiền giả Kotthika, cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường... vô ngã. Sự kiện này có thể xảy ra, này Hiền giả, Tỳ Kheo Bất lai, do như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường... vô ngã, có thể chứng được quả A La Hán.

Nhưng Tỳ Kheo A La Hán, này Hiền giả Sàriputta, cần phải như lý tác ý những pháp gì.

Với vị A La Hán, này Hiền giả Kotthika, không có gì phải làm nữa hay không có phải thêm gì nữa trong công việc làm. Những sự tu tập, làm cho sung mãn những pháp này sẽ đưa đến hiện tại lạc trú và chánh niệm tỉnh giác. (Tương Ưng kinh tập 3 trang 298)

CHÚ GIẢI:
Trên đây là một bài pháp mà Phật đã dạy cho chúng Tỳ Kheo về pháp môn như lý tác năm thủ uẩn vô thường ... vô ngã. Duy nhất chỉ có một pháp như lý tác ý năm thủ uẩn vô thường ... vô ngã. Bắt đầu tu tập như vậy, sẽ chứng từ quả dự lưu đến quả A La Hán.

Xem bài kinh trên đây chúng ta mới thấy pháp như lý tác ý rất quan trọng trong sự tu tập theo Phật Giáo. Nếu tu theo Phật Giáo mà không có pháp như lý tác ý thì chúng tôi tin rằng không có ai tu giải thoát được. Và không có pháp như lý tác ý thì chúng ta sẽ tu thiền định tưởng của ngoại đạo, chứ không thiền định của Phật Giáo (Chánh Định).

Bài kinh này xác định rằng: người nào dùng ý thức tu tập pháp như lý tác ý để ly tham, đoạn diệt ác pháp, là không tu sai Phật Pháp, còn ngược lại là tu sai. Và như vậy chúng ta mới có đủ niềm tin vững chắc đối với pháp môn này. Có niềm tin vững chắc với Phật pháp, thì mới có đủ ý chí sắt đá và kiên gan, bền chí chiến đấu với giặc sanh tử. Nhờ đó sự tu hành mới có tiến bộ và mới đạt đến mục đích cuối cùng.

Trên đây là một pháp môn tu tập rất đơn giản của Phật Giáo, không bị ức chế tâm một chút nào cả. Mà bất cứ người nào từ già chí trẻ đều tu tập có kết quả giải thoát như nhau. Đó là Pháp môn như lý tác ý. Xin các hãy vững lòng tin mà áp dụng vào đời sống của mình thì các bạn sẽ thấy kết quả giải thoát ngay liền.


PHÁP MÔN NHƯ LÝ TÁC Ý

LỜI PHẬT DẠY : “Này các Thầy Tỳ kheo, do không như lý tác ý, các lậu hoặc chưa sanh được sanh khởi và các lậu hoặc đã sanh được tăng trưởng. Này các Thầy Tỳ kheo, do như lý tác ý, các lậu hoặc chưa sanh không sanh khởi, các lậu hoặc đã sanh được đoạn trừ.”

CHÚ GIẢI:
Đệ nhất pháp diệt lậu hoặc là pháp môn như lý tác ý. Người ở đời do không biết pháp môn như lý tác ý này, nên khổ đau, phiền não dẫy đầy. Người tu hành theo Phật Giáo nhờ pháp như lý tác ý mà tâm hồn được an vui sống một đời sống tràn đầy hạnh phúc.



Lời dạy thứ nhất Đức Phật nói: Này các Tỳ kheo, do không như lý tác ý, các sự đau khổ chưa sanh được sanh khởi và các sự đau khổ đã sanh được tăng trưởng. Đúng vậy, nếu các bạn hằng ngày không theo pháp như lý tác ý ly tham, đoạn ác pháp thì chắc chắn các bạn sẽ không tránh khỏi sự khổ đau.

Ngược lại, nếu các bạn hằng ngày theo pháp như lý tác ý ly tham, đoạn ác pháp, thì chắc chắn các bạn sẽ vượt ra khỏi mọi sự khổ đau. Đó là sự giải thoát của Phật Giáo. Pháp môn như lý tác ý lợi ích như vậy, xin các bạn hãy siêng năng tập luyện. Sự an vui, hạnh phúc trong tầm tay các bạn, nếu các bạn xem thường nó thì cuộc sống của các bạn chắc chắn khổ nhiều, vui ít.
(Trích bộ sách "Những Lời Phật Dạy" tập 3 www.tuvienchonnhu.net)


Được sửa bởi phimanh ngày Sun Jan 16, 2011 1:45 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
phimanh



Ngày tham gia: 24 Sep 2010
Số bài: 150

Bài gửiGửi: Sun Jan 16, 2011 1:43 pm    Tiêu đề:

NĂM PHÁP TU TẬP LY DỤC LY BẤT THIỆN PHÁP

1/. Y cứ tướng nào, tác ý tướng đó, liên hệ đến thiện, phải khác tướng ác bất thiện thì sẽ diệt trừ, ly dục và ly ác pháp, nội tâm sẽ được an trú, an tịnh, nhất tâm định tĩnh.

Đây là phương pháp thứ nhất dạy về cách thức chọn lựa một pháp hướng tâm để nhập Sơ Thiền. Y nơi pháp thiện tức là trạch pháp giác chi, tức là chọn lựa một câu pháp hướng tâm cho phù hợp với đặc tướng của mình để hằng ngày dùng câu đó như lý tác ý (tự kỷ ám thị). Thí dụ như câu: "Tâm phải ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền đi", hoặc "Tâm như cục đất, không còn tham, sân, mạn, nghi nữa", v.v...

2/. Nhờ quán xét sự nguy hiểm của các tầm ác, bất thiện liên hệ dục thì sẽ diệt trừ và ly dục ly ác pháp, nội tâm sẽ được an trú, an tịnh, nhất tâm định tĩnh.

Đây là phương pháp thứ hai dạy về quán xét trên thân, thọ, tâm, pháp tu tập diệt các pháp ác nhập Sơ Thiền. Sự nguy hại của tầm ác tức là một niệm khởi lên trong tâm của mình khiến cho tâm mình bất an, bất toại nguyện, phiền não, đau khổ, lo lắng, sợ hãi, giận hờn, phiền muộn, thương nhớ, hối tiếc, hối hận, lo sợ, lo lắng, bất an , v.v... Khi có một tầm ác khởi lên như vậy, tức là ác pháp tăng trưởng thì mau mau dùng định vô lậu quán xét xả tâm, lìa cho thật sạch tầm ác. Nhờ có quán xét, xả ly tâm ác thì mới diệt được pháp ác, tâm mới trở lại thanh thản, an lạc và vô sự.

3/. Nhờ không nhớ niệm ác của kẻ khác, không tác ý niệm ác, nên tâm ly dục ly ác pháp, nội tâm định tĩnh, an trú, an tịnh, nhất tâm.

Đây là phương pháp thứ ba để ly dục ly ác pháp, nhập Sơ Thiền. Nếu tâm có nhớ đến niệm ác của kẻ khác thì phải trở về phương pháp thứ hai, quán xét niệm ác đó trong nhân quả để diệt nó. Theo phương pháp nầy nên thường tu Định Sáng Suốt giữ tâm thanh thản để không nhớ đến niệm ác của kẻ khác. Tốt nhất là nên tránh tác ý niệm ác kẻ khác. Phương pháp nầy có hai cách:

a/. Không nên nhớ đến niệm ác của người khác (niệm ác từ trong tâm khởi ra ngoài ý muốn của chúng ta).

b/. Không nên tác ý niệm ác của người khác (tác ý niệm ác là chúng ta tự khởi niệm ra, có ý muốn khởi ra).

Có tu tập như vậy thì tâm diệt ngã, xả tham, sân, si, mạn nghi.

4/. Nhờ tác ý các tướng tầm thiện, các tầm ác bất thiện liên hệ đến dục được đoạn trừ nên tâm ly dục ly ác pháp, nội tâm định tĩnh, nhất tâm an trú, an tịnh.

Đây là phương pháp thứ tư để tâm ly dục ly bất thiện pháp nhập Sơ Thiền. Đức Phật dạy muốn ly dục ly ác pháp thì phải thường tác ý các hành tướng thiện (thân hành niệm nội, ngoại). Luôn luôn tác ý về hơi thở ( tác ý hành tướng tầm thiện nội), cũng như tác ý tất cả oai nghi, tế hạnh, đi, đứng, nằm, ngồi, làm tất cả mọi việc (hành tướng tầm thiện ngoại) thì các tầm ác liên hệ đến dục được loại trừ.

5/. Nhờ nghiến răng dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, đánh bại tâm, các ác, bất thiện pháp liên hệ đến dục đều được đoạn trừ, nên tâm ly dục ly ác pháp, nội tâm định tĩnh, nhất tâm an trú, an tịnh.

Đây là phương pháp thứ năm Đức Phật dạy để ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền. Khi gặp các ác pháp tấn công dữ dội thì phải cố gắng nhẫn nhục. Ở đây, Phật dùng hình ảnh “cắn chặt răng và dán chặt lưỡi lên nóc họng” ý nói cố gắng nén tâm, hết sức kham nhẫn chịu đựng để vượt qua cơn thử thách của ác pháp. Nhờ tận lực như vậy ta mới có thể vượt qua cơn sóng gió bão bùng của tâm. "Thắng trăm trận không bằng tự thắng mình, thắng mình mới là chiến công oanh liệt". Cuộc đời tu hành của chúng ta là một cuộc chiến đấu không ngừng, trường kỳ gian khổ chứ không phải tụng kinh, niệm chú, ngồi thiền mà chiến thắng được tham, sân, si, mạn, nghi, v.v... Đây là phương pháp ít khi dùng, vì cuộc đời người tu sĩ của đạo Phật sống trầm lặng một mình nên ít xảy ra các ác pháp. Tuy nhiên, nếu thiếu sự phòng hộ sáu căn, khi tiếp duyên bên ngoài, cũng có thể xảy ra dữ dội. (VIII / 92-100)

Mời bạn đọc "CẨM NANG TU PHẬT " tại www.chonlac.org  
Về Đầu Trang
phimanh



Ngày tham gia: 24 Sep 2010
Số bài: 150

Bài gửiGửi: Mon Jan 17, 2011 10:26 am    Tiêu đề:

PHÁP HƯỚNG TÂM NGẮN GỌN CÓ KẾT QUẢ NHANH HƠN

Hỏi: Kính bạch Thầy, xin Thầy chỉ dạy cho con khi tu Định Niệm Hơi Thở dùng pháp hướng tâm như lý tác ý nhắc nhiều câu pháp hướng và mỗi câu pháp hướng thì dài như: “Thân ngồi ngay thẳng không được nhúc nhích xê dịch, không được cảm giác nóng lạnh. đầu không được nhức. . . .cái tâm không được sanh vọng tưởng . . . tai không được nghe âm thanh . . .cái mũi. . . cái miệng. . . Như vậy phải nhắc liên tục suốt buổi tu hay thỉnh thoảng cách 5 hơi thở? Và hướng tâm như vậy có hiệu quả không ?

Đáp: Trạch câu pháp hướng như thế nào “ngắn gọn đầy đủ ý nghĩa và chỉ thẳng mục đích của nó giải quyết tâm trạng đang vướng mắc cần phải xả ly, từ bỏ” trong pháp đang tu hành. Trạch câu pháp hướng như vậy là một lệnh truyền thì sẽ có hiệu quả, còn nếu câu pháp hướng tâm dài quá sẽ mất ý nghĩa truyền lệch mạnh mẽ, do đó sẽ không có hiệu quả.

Khi hướng tâm thì phải thỉnh thoảng 5, 10 hơi thở là lúc ngồi tu định Niệm Hơi Thở hoặc 5, 10 bước đi lúc đi kinh hành mới nhắc tâm một lần chứ không được nhắc liền miệng như tụng kinh, niệm chú thì tu tập như vậy là sai không đúng cách, không đúng cách sẽ không có hiệu quả tốt và tu tập như vậy sẽ phí công .

Nên lưu ý: Ở đây tu tập không dùng câu pháp hướng tâm để ức chế tâm khiến cho tâm không còn niệm khởi; ở đây dùng câu pháp hướng để xả tâm ly tham đoạn diệt ác pháp, để thực hiện tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ; để giữ gìn chân lý thanh thản, an lạc và vô sự, chứ không dùng ý thức để trở thành gốc cây, cục đá.


KHI NÀO MỚI BẮT ĐẦU HƯỚNG TÂM?

Hỏi: Kính Bạch Thầy, khi nào mới bắt đầu hướng tâm ?

Đáp: Trước khi đi kinh hành phải huớng tâm rồi mới bước đi và đi được 10 bước lại hướng tâm một lần nữa và cứ tiếp tục 10 bước là hướng tâm một câu. Hướng tâm như vậy có nghĩa là nhắc tâm đừng quên xa lìa lòng ham muốn và các ác pháp, chứ pháp hướng tâm chưa có hiệu quả gì chỉ giúp cho chúng ta nhớ được lòng ham muốn và ác pháp để xả, đó là hiệu quả đầu tiên của pháp hướng tâm.

Ngồi tu Định Niệm Hơi Thở, sau khi tréo chân ngồi xếp bằng, lưng thẳng và toàn thân cảm giác được an ổn, bất động thì mới bắt đầu hướng tâm, sau khi hướng tâm xong, tâm chú ý vào hơi thở thì bắt đầu hít vô và thở ra, đúng 5 hơi thở hoặc 10 hơi thở rồi dừng lại tác ý hướng tâm một lần nữa như câu trên, tu tập cho đến khi xả Định Niệm Hơi Thở mới thôi.

Tóm lại, cách thức dùng pháp hướng tâm trước khi đi kinh hành rồi từ đó về sau cứ mỗi 5 bước hoặc 10 bước là hướng tâm một lần, Định Niệm Hơi Thở cũng vậy, tu tập như vậy phải siêng năng chuyên cần hằng ngày, đừng tu theo kiểu một nắng hai sương thì không có kết quả. Pháp hướng tâm là một phương pháp dẫn tâm vào đạo.

Trong kinh Pháp Cú Phật dạy: “Tâm dẫn đầu các pháp Tâm làm chủ tâm tạo tác...” Pháp hướng tâm là một pháp môn rất đặc biệt, người nào siêng năng tu tập thì có đủ khả năng điều khiển làm chủ thân tâm một cách cụ thể rõ ràng. Vì thế đức Phật nói:
“Thiên thượng thiên hạ
Duy ngã độc tôn
Nhất thiết thế gian
Sanh, lão, bệnh, tử”

Chỉ có “Tác ý một tướng khác của tướng kia thì tướng kia sẽ bị diệt sạch” Đó là lời dạy của Phật để chúng ta theo pháp môn này tập luyện mới có đủ nội lực ngăn và diệt các ác pháp và các cảm thọ rất tuyệt vời.

Kính mong quý vị đặt trọn lòng tin áp dụng vào đời sống hằng ngày sẽ thấy kết quả ngay liền “Pháp Ta không có thời gian đến để mà thấy...”. Đúng như lời đức Phật đã xác định. Pháp Phật rất đơn giản và tu hành dễ dàng không có khó khăn, không có mệt nhọc như người ta tưởng, vì nó là thiện pháp, là đạo đức của mỗi con người nên con người chỉ cần có nhiệt tâm sống như lời Phật dạy là đã chứng đạt chân lý.

Chỉ có những người không chịu hiểu nên tu sai, nhất là không nhận ra pháp thiện pháp, không chấp nhận sống đời đạo đức làm người thì không thể chứng đạt chân lý được. Vì chân lý là một sự thật của loài người mà ai cũng có nơi thân tâm, nó không riêng của một người nào cả.
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân