TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - TÌM HIỂU TỤC NGỮ
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

TÌM HIỂU TỤC NGỮ

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> TÌM HIỂU VĂN HỌC
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
tdt



Ngày tham gia: 08 Aug 2010
Số bài: 246

Bài gửiGửi: Tue Sep 14, 2010 9:15 am    Tiêu đề: TÌM HIỂU TỤC NGỮ

T[color=indigo][size=18]
Tục ngữ, thành ngữ là những viên ngọc qúy nhưng không hiếm trong kho tàng”Ngôn ngữ Việt Nam”.Cụ thể hơn, là trong kho tàng Văn chương; bởi nó là một bộ phận quan trọng cấu thành  máng văn  chương bình dân của văn học Việt Nam .Nó có sức sống và sự lan tỏa kỳ lạ bởi tự thân nó có kết cấu gọn nhẹ,đơn giản, dễ nhớ, mà  lại hàm chứa nhiều thông tin cần truyền tải. Người Việt Nam ai cũng dùng thành ngữ, tục ngữ tự nhiên ,lưu lóat, dù có học hay không; Bởi chúng đã thành máu thịt của mỗi người Việt Nam.
Song le, do phương pháp lưu truyền chủ yếu của chúng là truyền khẩu nên còn hơn cả “TAM SAO THẤT BỔN”. Vì thế, việc hiểu sai ; dẫn đến dùng sai là điều khó tránh  khỏi.Trong phạm vi bài viết này tôi xin nêu ra một vài trường hợp dùng sai .Xin thưa rằng : Đây chỉ là những cảm nhận riêng tư, Những phán đóan chủ quan .Cúi xin các thầy cô, anh chị vui lòng hạ cố chỉ dạy nếu có sai sót.Cũng chân thành mong các bạn, các em góp ý cho :
I. ĂN CỖ ĐI TRƯỚC LỘI NƯỚC THEO SAU : Câu này thuờngđược dùng để chê trách những kẻ tham ăn(ăn cỗ đi trước ); ngại khổ, gặp việc khó cứ đùn đẩy cho người khác(lội nước theo sau ).Cách hiểu này, theo tôi không chính xác , đã làm giảm, thậm chí làm mất giá trị văn hóa của nó .
Để tiện xem xét, tham luận(tham gia bàn luận); tôi đề nghị chúng ta hãy cùng nhau thống nhất nghĩa của một số từ trước khi thảo luận
1)Cỗ:Tòan bộ những món ăn bày thành mâm để cúng lễ, ăn uống, theo tục lệ (Từ điển Tiếng Việt- Viện Ngôn ngữ học- Ủy ban Khoa học xã hộiViệt Nam-1988).Như thế, cỗ là một biểu hiện của mỹ tục Việt Nam, gắn liền với tín ngưỡng và phong tục người Việt . Xin đừng hiểu cỗ chỉ là một bữa ăn với ê hề thức ăn như các đám tiệc hiện nay.Người Việt thường tự làm cỗ lấy để bày tỏ lòng thành kính, họa hoằn lắm mới thuê, nhưng mà là thuê cả đòan về nhà nấu chứ không mua đồ nấu sẵn về bày cỗ.Bày cỗ là một việc đòi hỏi nhiều công phu và sự khéo léo: Một mâm thường đựng vài chục dĩa nhỏ xếp chồng lên nhau nhiều tầng ; người khéo tay còn xếp phía trên loe ra có hình dáng một cỗ bồng, bê được cỗ đi người bê phải khỏe mạnh và khéo léo
Người được mời ăn cỗ nếu không là thân quyến cũng là chỗ ân nghĩa thâm tình. Đi ăn cỗ mà đến chậm ,khi cỗ bàn đã bày biện xong thì gia chủ không hài lòng lắm . Nên đến sớm để tham gia bưng bê, bày biện hoặc có khả năng thì chỉ đạo, đạo diễn chương trình là điều gia chủ mong ở người được mời.
2)Lội:1.Đi trên nền ngập nước
         2. Bơi   (sdd)
Như thế: Lội ở đây không chỉ là vượt qua một vũng nước cạn , mà bao gồm cả việc bơi qua chỗ nước sâu .Ai cũng biết rằng đi một đòan nhiều người cùng bơi qua sông thì người bơi trước nếu gặp sự cố, dễ được người đi sau giúp đỡ; còn người đi cuối cùng; nếu có chuyện gì xảy ra, sẽ không ai biết để cứu giúp.Do đó, khi qua sông có đòan; thì người đi cuối cùng là người quán xuyến an tòan cho cả đòan.
Theo đó, tôi nhận thấy cách dùng câu tục ngữ này như hiện thời là hòan tòan sai , trái ngược với nội hàm trong “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau “. Cần phải hiểu rằng đó là đạo lý, là phương châm hành xử của người đàn ông trong xã hội;chớ không phải là những tật xấu, đáng lên án như chúng ta vẫn đang dùng
II.BẮT CÁ HAI TAY
Câu này thường được dùng để chê trách, chế diễu ; thậm chí là để vạch mặt những tên đểu cáng vì thực hiện cùng lúc 2 việc vốn không đựợc phép làm đồng thời ; ví dụ cùng lúc tán tỉnh 2 cô gái .
Theo tôi , câu này còn một nghĩa khác; xin mạnh dạn nêu lên đây để mong các bậc cao minh chỉ giáo: Từ việc bắt con cá trong rổ , đến con cá trong nước.Dùng mấy tay hòan tòan tùy thuộc vào kích cỡ con cá . Chuyện hai tay cùng lúc bắt hai con cá(như nghĩa đang dùng ) chỉ có thể bắt được hai con cá …chết  trong rổ,không thể xảy ra
Vì thế. Bắt cá hai tay nên hiểu là sự thận trọng cần thiết : Bắt cá bằng hai tay thì con cá khó sẩy và ít thương tích . Từ đó, câu này có thể để dạy con người cách hành động, ứng xử  để chu tòan công vệc chứ không chỉ mang nghĩa đơn thuần như chúng ta đang dùng
III.THÂN LỪA ƯA NẶNG
Câu này được dùng khi muốn dành đòn roi cho kẻ khác;cứ như là con lừa thèm roi lắm (?).
Thực ra, con lừa có đặc tính rất lạ là chất trên lưng cu cậu càng nặng cu cậu đi càng nhanh và ngoan ngõan; còn trên lưng cậu không có gì là cu cậu cứ nhảy cỡn lên, chẳng có cách nào đưa cậu đến vị trí mà chủ của chú muốn .
Tôi có phát biểu này vì trước đây tôi đã nghe  một người bạn tâm sự trước giờ lâm chung  do một căn bệnh gắn liền với rượu :“Tao vốn thân lừa ưa nặng mà”.Anh ấy là một kỹ sư, được lưu dung( nhân viên, công chức của VNCH được sử dụng sau giải phóng ),bị cho thôi việc, luôn chìm ngập trong rượu .Vâng ! Anh ấy có tài năng(thân lừa), khao khát cống hiến (ưa nặng ) nhưng không được chở nặng nên anh ấy có một kết cục đáng buồn. Xin đừng vung roi lên khi một ai đó bảo “THÂN LỪA ƯA NẶNG”
LỜI CẢM THÔNG
Lọat bài viết này chỉ nhằm trao đổi, trình bày một số vấn đề trải nghiệm của bản thân, không hề có một ý đồ gì khác . Mong các thầy cô, anh chị hạ cố chỉ giáo . Mong các bạn các em cùng góp ý trao đổi


:thinking::thinking:   :yes:  :battay:
[/
col
or]
[u] :[/size]
_________________
Kiến thức cũng như tình yêu.
Càng cho, càng có thêm nhiều bạn ơi
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> TÌM HIỂU VĂN HỌC Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân