TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - TIẾNG CHIM GỌI VỀ DĨ VẪNG
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

TIẾNG CHIM GỌI VỀ DĨ VẪNG

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
MINH CAN



Ngày tham gia: 06 Jun 2008
Số bài: 431

Bài gửiGửi: Wed Sep 01, 2010 11:20 am    Tiêu đề: TIẾNG CHIM GỌI VỀ DĨ VẪNG
Tác Giả: NGUYÊN HOÀ

 


   
TIẾNG CHIM GỌI VỀ DĨ VÃNG                        
                                                  (TÙY BÚT)  NGUYÊN HÒA            


Ông Nguyên có thói quen đi tản bộ mỗi buổi sáng. Con đường phố nơi khu vực gia đình ông đang cư ngụ tại một tiểu bang nắng ấm miền đông nam xứ Cờ Hoa. Giầy phút thiền hành vào lúc bình minh êm ả thật là tuyệt vời, bà con ơi! Vào những ngày nắng ấm, tha hồ ngắm trời xanh biêng biếc. Bướm ong bay lượn nhởn nhơ trong các cụm hoa sân cỏ. Lắng nghe chim hót líu lo tưng bừng, rộn rã trên các chòm cây cao chót vót dọc hai bên đường phố êm ả yên tĩnh buổi sáng đẹp trởi. Tiếng chim đủ loại cất tiềng ca vang hay réo rọi nhau tưng bừng khắp nơi. Nào tiếng chim cu vọng từ xa nghe não nột khách tha hương nhớ nhà, nhớ quê hương vô cùng.
-Khúc khù khu, khúc khu, khúc khu.
Hay là:
- Cúc cù cu! Cúc cu! Cú cu cu!
Tiếng cu thường xuyên vang vọng trong các vườn cây dọc hai bên phố hay từ những ngọn cây cành lá sum sê phía xa xa. Ngoài ra còn có tiếng gà ri không rõ ai nuôi ở dãy phố phía bên kia ngõ nhà ông Nguyên cư ngụ nhiều năm nay. Tại vùng này rải rác có người VN cư ngụ. Có thể một gia đình nào đó nuôi giống gà bè nhỏ này chăng?. Chúng cứ gáy vang mỗi buổi sáng sớm hay nửa khuya. Đặc biệt mỗi lần ông tản bộ xa lại nghe tiềng chim quen thuộc từ những hàng cậy hay khu rừng phía bên kia vọng lại . Chúng cứ kêu lên, nghe âm vang như xóay vào ký ức mù suơng của người lữ khách xa nhà.
     - Khắc phục khò khăn! Khắc phục khó khăn!
     - De, trật trất trật !
        - Mét ngay! Mét ngay!
                                         ooo
Chàng cứ nghe các âm thanh nói trên mỗi lần thiền hành.  Bỗng nhiên những hoài niệm vui buồn xa xưa, từng chôn vùi trong vùng trời ký ưc của kiếp nhân sinh lại hiện về càng lúc càng rõ nét, tùy âm thanh vang lại của gà gáy hay tiếng chim kêu đủ lọai.
  Trước hết là tiếng gà gáy sáng gợi nhớ lại thuở ấu thời cháng sống ở Sở Muối Thương Diêm, Quê Ngoại. Tại vùng khỉ ho cò gáy, chó ăn đá gà ăn muối trong thời Pháp Thuộc, Ba Má chàng từ Phước Khành  về sống nhờ nhà Ông Bà Ngọai. Ba chàng gốc nông dân chánh hiêu một trăm phần trăm “cuốc bẫm cày sâu, Tát gầu vườn rẫy.” nay làm phu Sở Muối. Cái nghề chân lắm tay bùn làm ruộng, làm rẫy hay làm mưối thật là vất vả nặng nhọc trăm bề. Đúng là:
        “ Đổ bát mồ hôi lấy bát cơm”
        “ Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”
  như ông bà ta thường nói thế. Tại vùng duyên hải lúc đó, dân quê làm cu li cho Chủ Sở người Pháp. Cứ mỗi buổi sáng hễ nghe tiềng gà gáy là mọi người thức dậy lo cơm nước để đi làm. Ông Hải, Ba chàng, chuẩn bị xong xuôi. Bà Lê, Má chàng, hễ nghe thiếng gà gáy đợt đầu tiên, vang xóm làng, là thức dậy ngay. Lúc bấy giờ hầu như dân làng ai cũng nuôi gà trống và gà mái để cải thiện đời sống thiếu thốn mọi thứ của ngừoi dân ngu khu đen, dưới chế độ bóc lột đên tận xương tủy của thưc dân Pháp . Lịch sử dận tộc VN thật bi thưong hết nói:
             “ Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu
                Một trăm đô hộ giặc Tây
                 Hai mươi năm nội chiến từng ngày.
                 Gia tài của Mẹ một bày xương khô.
                 Gia tài của Mẹ một một khúc nhạc buồn (?)” (Nhạc sĩ kiêm Thi sĩ TCS)                  
Vì Thương Diêm dân nuôi gà trống nhiều. Cho nên hễ mờ mờ sáng hay nửa khuya là lũ gà bắt đầu cất tiếng gáy vang. Gà trống lúc ấy được coi như chiếc đồng hồ báo thức dân làng vậy. Đồng hồ đối với dân làng lúc ấy quý hiêm vô cùng. Nhất là đồng hồ đeo tay, đối với dân làm phu muối thì trở nên xa lạ hiếm hoi. Chỉ có các vị Xếp Sòng hay làm Bác Cai Sở Muối  mới có.chiếc đồng hồ đeo tay để quản lý giờ giấc của cu li làm việc hằng ngày.
Hễ mỗi lần nghe tiếng gà gáy báo thức mỗi buổi sáng là Bà Lê, Má Nguyên trở dậy để lo cơm nước cho Ba chàng chuẩn bị đi làm. Sau khi ông Tư Bò đánh hồi kẻng lần đầu là Ba liền dùng diểm tâm đạm bạc sơ sài một cách vội vàng rồi uống một ly trà cho ấm bụng, Khi hồi kẻng lần hai vang lên là mọi công nhân  nhanh nhẹn đi làm.
  Lúc bầy giờ Ba Má chàng cũng khai thác rứng làm rẫy trồng ngô, khoai lang, đậu các loại hay khoai mì để cải thiên thêm đời sống quá thiếu thốn khó khan  ở vùng sơn dã khỉ ho cò gáy như vùng này. Nguyên lúc ấy tuy còn nhỏ nhưng cũng phải giúp Ba Má những việc lặt vặt như coi rẫy đuổi chim hay ngăn ngừa kẻ trộm mò vào nương rẫy ăn cắp hoa màu những khi bắp già hay khoai, đậu chuẩn bị mùa thu họach, Chàng thừởng ở luôn tại rẫy ngày đêm. Ăn ngủ tại chỗ. Kỷ niệm vui nhất là chàng coi rẫy bắp già cạnh rẫy cùng một đàn anh quê CN. Rẫy của bố mẹ anh ta, tọa lạc tại đụn cát gần khu rẫy của song thân chàng, Tại đây chàng tha hồ ngắm bướm ong lượn trên những lùm cầy, bụi rậm quanh khu rẫy kéo dài trên đụn đất cát trộn san hô, lẫn cây cối mọc rải ràc khắp noi, Đun cát dài mênh mông, bao la, bát ngát này nằm bên cạnh dồng muối. Ngoài xa là bãi biển Thương Diêm. Xa tân phía Đồng Nam là Cầu Tàu, Chiếc cầu nhô ra một quãng xa tận ngoài biển xanh biếc. Sóng vỗ rì rào suốt ngày đêm bất tận. Trong thởi gian chàng coi rẫy tha hổ nghe chim hót líu lo từng bừng rộn rã trên các cây cao và  chồm bụi nằm lỗn ngỗn lãng ngãng khắp nơi. Ngoài ra còn có tiếng gà gáy vang từ xóm Cầu Tàu vọng lại nữa, Thật là vui tai thú vị vô cùng đồi với cậu bé vốn đa tình, đa cảm vừa bước sang tuổi 11 cái xuân xanh.
   Tiếng chim ca lãnh lót lúc bình minh ờ xứ người cũng gợi Nguyên nhớ tới những ngày xưa thân ái lúc chàng còn nhỏ và sống tại nhà Ông Bà Nội ở thôn Phước Khánh nằm thiếp mình bên dòng Sông Dinh êm đềm thơ mộng của thuở hoa niên. Khu vườn trầu, cau, cam, khế, chuối, dừa, rộng bao la, tọa lạc phía sau nhà Nội thật là thế giới tuyệt vời cho cậu bé vào thời kỳ đó.. Tha hồ cậu hái ô mai chín vàng, quả thơm chin mộng ngọt lịm, dừa xiêm, dừa bung, nuớc trong vắt, ngọt như đường phèn. Nào khế ngọt quả sum sê, Chuối trái già tròn trịa dễ thương vô cùng.Nào những quả đu đủ chín tới đỏ ửng. Thoang thoảng mủi hương trong không gian. nào những quả cam, ô mai ửng vàng. Tha hồ cho các cháu Nôi chia nhau xơi ngọn lành giải khát thật tuyệt vời. Những con chim bay nhày ríu rít, khắp các cành cây kẽ lá trong khu vườn xanh tươi mát mẻ. Chim hót líu lo lãnh lót, tưng bừng rộn rã vui tai chi lạ, vào những bình minh. Những tia nắng vàng ấm áp chiếu.long lanh muôn ngã. Nắng chiếu  rực rỡ khắp nơi. Khung cảnh đồng quê thật mơ màng êm ả quyến rũ các cậu bé nô đùa, chơi trò cút bắt. Họ trò chuyện hay nô giỡn thật vui thú . Buớm ong bay luợn tung tăng trong vườn.
  Tiềng chim cu “ Khúc khủ khu, khúc khu” Hay “ Cúc cù cu, cúc cu!” tại Xứ`Cờ Hoa, gợi nhở quê hương bên kia quả địa cầu quay quắt. Nguyên bỗng nhờ làng xóm, quê Nôi quê Ngoại vô cùng. Tại vùng thôn quê héo lánh, chàng thường nghe tiếng chim cu gọi bạn. Môt cảm giác bâng khuầng xao xuyến như len lén vào tâm hồn cô quạnh của người lữ khách đã cao niên, sức khỏe đã tàn tạ. Hồi xưa ở vùng quê, chàng thường nghe tiềng chim cu này. Nghe thét chàng cảm thấy buồn thúi ruột hà.
  Tiếng chim ca vang lãnh lót gợi nhớ cái thời còn mài đũng quần trên ghế nhà trưởng. Lúc học tai ngôi trường Duy Tân, tọa lạc gần Bến Xe Đò Phan Rang. Lúc đó là Sân Vận Động. Bên kia là động cát mênh mông có nhiều gai xương rồng và cây cối nhô cao khắp ngã. Lúc bầy giờ chưa cò nhà dân ở cạnh Sân Vận Động cũ. Mỗi buổi sáng ngồi trong lớp học chàng lại nghe tiếng chim muôn đủ loại tự tập trên các ngọn cây cào mọc rải rác khu vực này. Chúng hòa tấu khúc nhạc bình minh tưng bừng rộn rã vang cả một góc trời.
     Kịp đến khi nhà trường dời vể gần khu vực Mã Thành Tây thuộc phường Đạo Long sau này. Cứ mỗi bình minh là chim chóc rũ nhau tụ họp  trên các ngọn cây cao chót vót. Chúng cũng ca hòt vang. Chúng tấu nhạc âm thanh vang vang cả một góc trời. Thật là vui tai và thú vị vô cùng, quý vị ạ!
Khi nhà trường dời về khu vực gần Ty Công Chánh, vá Chùa Thánh Phan Ranh trên đường Trưng Nữ Vuơng. Ngôi trường nhà lầu đúc khang trang cạnh con đê và các cây me tây cành lá sum sê. Những hàng cây cổ thụ tỏa bóng mát khắp nơi. Cừ mỗi buỗi sáng ngồi trong lớp học, Nguyen thường lắng tai nghe tiếng chim hót vang bên hong trường gấn con đề. Chim hót tưng bừng rộn rã quyến rũ chàng thanh niên vốn mê âm nhạc thánh thót êm ái ngọt ngào hết nói.
        “ Lắng nghe chim hót rộn ràng
          Lượn bên lớp học mà hồn say sưa.
          Kể làm sao hết ngày xưa?
          Biết bao kỷ niệm bao giờ cho phai?”

    Hiện tại ở xứ người, tiếng chim hót lúc rạng đông khi chàng tản bộ dọc theo đường phố yên tĩnh của thành phố nơi gia đình chàng đang cư ngụ, cũng gây cảm giác xao xuyền bàng hoàng cho kẻ xa nhà vì thởi cuộc vá quê hương tang thương biến đổi bất ngờ.. Nhất là âm thanh của đủ loại chim chóc nghe hao hao các tữ ngữ sau đây. Chúng như xoáy mạnh vào tim óc chàng. Vào tâm thức của người tù khổ sai trong các trại giam XHCN,  nhiều năm sau đổi đời đầy bi thảm khủng khiếp vừa qua,
     “ Khắc phục khó khăn! Khắc phục khó khăn,”
   Trong thời gian bị khổ sai lao động tại Sông Mao, rồi Cà Lon làm Đập Tràn Sông Lũy cũng như khi chuyển về Hàm Trí làm nông. Sau đó đám tù bịnh Tổng Trại Tù Binh 8 phần phối về Trại Giam Sông Cái hay Trại Tù Trung Ương A 30 thuộc tỉnh Phú Yên. Trại Tù này nằm sát núi rừng trùng điệp của Dẫy Trường Sơn kéo dài từ Bắc tới Nam.. Trại Tù to lớn nhất Miền Trung tọa lạc cách thành phố Tuy Hòa chừng 30 km.
   Trong thời gian bị tù đày khổ sai lao động hằng ngày, các tù nhân bị đói khát khổ đau không bút mực nào tả nỗi. Từ ngữ nói trên được các cán bộ Quản Chế hay Quản Giáo XHCN động viên thường xuyên đám tù tập trung cải tạo mút chỉ cà tha.. Lúc bấy giờ các tù nhân thường xuyên đói meo. Có khi chỉ ăn khoai sắn, bằp, khô hay bo bo dài dài.
-Các anh hãy “khắc phục khó khăn”. Hãy cố gắng cải tạo lao động tốt. Phải chấp hành nội quỳ Trại tốt. Phải tin tưởng vào đường lối và chủ trương của Đảng và nhà nước XHCN. Chùng nào các anh tiến bộ là Trại xét đề nghị phóng thích các anh về đoàn tụ với gia đình vợ con và người thân.
Từ ngữ “ Khắc phục khó khăn” quả là trớ trêu, lạ lùng, bất ngờ, là trong rừng núi lúc ấy cũng như trên những lùm cây xanh quanh trại, có những con chim cứ hót vang hằng ngày:
 “ Khắc phục khó khăn! Khắc phục khó khăn!
Tù nhân nghe quen âm thanh này của các con chim kêu lãnh lót trên ngọn cây cao chót vót. Thèt rồi họ cũng quen cái lỗ tai hằng ngày, lúc họ băng rừng đi lao động. Họ có cảm tưởng những con chim rừng này muốn chế nhạo, mỉa mai, chỉ trích cai tù chỉ hứa hảo cho qua ngày đoạn tháng. Chúng cũng riễu cợt những người tù khổ sai nào, còn lạt lòng, ngây thơ, dễ tin.
“ Hãy khắc phục khó khăn. Cải tạo lao động tốt để chóng được xét tha”
Ngoài ra còn có những âm thanh chim kêu, hay hót vang. Những âm thanh người tù nghe hao hao những từ ngữ như sau:
- De! Trật, trật, trất! De! Trật, trật, trất!
-Mét ngay! Mét ngay! Mét ngay!
Những âm thanh này khiến Nguyên trở về với ký ức trong giai đoạn chàng bị tù khổ sai lao động. Ông bà ta có câu:
     “ Thức lâu mới  biết đêm dài
       Ở lâu mới biết rằng người có nhân”
Hay sâu sắc hơn:
       “ Nước rặt mới biết cỏ thúi.”
Trong Trại Tù XHCN lúc ấy, đám tù nhân làm ăng teng như ruồi vậy. Sở dĩ có người phản bội làm hai nhau cũng ví cố lấy điểm, sẵn sàng báo cáo làm tổn thương anh em tù khác, ngõ hầu mong mình được Cách Mạng xét tha sớm hơn . Bời thế mới có những người tù đã giết hại anh em đồng cảnh ngộ. Điển hình là ông Bùi Đình Thi mà sách báo hải ngọai nhiều lấn nói tới.
Vì vậy sợ nhất là làm gì sai trái liên hệ với người khác, lười lao động và lỡ lời khi cao hứng nói càng, hay than phìển, chỉ trích cán bộ Trại Tù. Dễ bị bọn ăng ten thấy được, nghe được. Họ sẽ bẩm báo hay “ Mét”  ngay lại cho cán bộ trại giam nghe. Thế thì tù nhân này dễ bị trù giập,  cùm kẹp hay khảo tra đánh đập, bỏ đói, bò khát khi bị giam trong các phòng Kỷ Luật. Họ thọ hình phạt, dở sống dở chết. Đúng là:
 “ Họa từ miệng mà ra. Bịnh từ miệng mà vào,”
Nhỡ khi lỡ lời. Biết là trật lất thỉ phải “De ngay!” Ô rờ lui “ cái ót. Ví vậy trong tù tốt hơn nên bớt nói và “ Im lặng là vàng”. “ Vô sự là quỷ, thần, Tiên” vậy!
 Tại núi rừng, tiếng gả rừng cũng thường vang rền vào những bình minh cón mờ sương hay nửa khuya héo hắt. Gà gáy vang báo thức tù nhân thức dậy chuẩn bị cơm nước đi lao động. Tiếng gà gáy báo thức hay hồi kiểng của Trại Tù báo thức kèm theo tiếng vang đinh tai nhức ức. Âm thanh nghe thê lương, ảm đạm như xoáy vào hồn người tù mỗi buổi sáng. Nghe thét rồi những tôi nhân “ Đầu thai lầm thế kỷ” này, muốn phát khùng luôn lúc bấy giờ. Nhà cầm quyên quản lý tù nhân chặt chẽ. Họ kềm giữ, chĩ huy, sai khiến, điều động  lũ tù khổ sai lao động bằng cách khống chế cái bao tử của họ. Cứ đói dài dài, Đói khủng khiếp. Đói triền miên. Đói trơ xương. Đói rạc người. Đói phờ phạc.
  Hoài niệm nhớ đời của Nguyên là giai đọan làm Đập Tràn Sông Lũy ở tỉnh Bình Thuận. Tù nhân bị xây xẩm mặt mày. Bì xỉu luôn, sau khi ăn củ nầng. Tưởng cả đám tiêu tùng luôn vào ngày hôm ấy . Củ nầng trên rừng to như củ khoai lang nhưng có độc tố nguy hại đến bao tử và cơ thể con người. Dù hôm đó các anh nuôi ở nhà bếp đã ngâm nầng trong lòng con suối sau khi gọt củ nầng kỹ lưỡng, Họ ngâm nầng suốt ba ngáyđêm trong con suối gần trại tù, Không ngờ nầng còn độc tồ trong chất sơ. Vì vậy, ngày hôm ấy toàn Khối 2, thuộc Trại Tù ở trên rừng ( Tù nhận Trại này,  có nhiệm vụ đào đá, khai mương cho nứơc chày thông, từ núi rừng về tưới tiêu các đồng ruộng ở miền xuôi. Họ gài mìn trong núi đá. Mìn nổ xong là tù nhân xuống chuyển đá núi vụn lên bờ và dùng xẻng, cuốc chim, xà beng đào tiếp, khai thông con mương dài ngút ngàn lệ thủy. Công việc lao động toàn bằng chân tay.Thật là nặng nề vất vả. Vừa gian khổ vừa đói khát vô cùng. Hèn chi một nhà thơ cung đình XHCN đã ca tụng:
    “ Với sức người sỏi đá cũng thành cơm” ( Hoàng Trung Thông)
  Ngoài ra, những ngày tháng cơ hàn rách mướp, xơ xác thân tàn ma dại không những tại trại tù Sông Mao, rồi núi rừng Lương Sơn, Cà Lon, rồi Hàm Trí mà còn khủng khiếp hơn nữa khi bị khổ sai lao động tại Trại Tù A 30. Sáng 5 giờ, trại phát lưng bát cơm hẩm, mấy lát mì khoai đen xì, cộng thêm bát nước muối pha bột ngọt màu nâu nâu. Buồi chiều vào khoảng 5 giờ tù nhân cũng lảnh phần ăn y chang như buổi sáng. Còn buồi ăn trưa thì sáo?
Bữa cơm trưa chỉ có trong trí tưởng tượng của tên tội đồ bất hạnh lúc ấy. Tuy nhiên bù lại, Ban Lãnh Đạo Trại Tù cho thân thân tự do vào thăm nuôi chổng  con hay anh em mình. Nhờ thế các người tù cũng đỡ đói, nhất là gia đình ai khá giả.Còn nhửng kẻ cu ki thì đói meo. Nhiêu anh gầy gò, bịnh tật và bỏ mình trong tù ngục. Củng có một số anh liều lĩnh chôm chỉa hoa màu như chuối, bắp, khoai, mía... để cải thiện bữa ăn  Nhỡ bị cán bộ  bắt hay ăng ten báo cáo lên trên , thì họ bị đánh đập, cùm kẹp, bị nhốt vào xà lim, phòng kỷ luật. Những tù nhân bị dình tôi này phải khổ đau vô cùng. Một số người tù XHCN đã bỏ mình nơi nghĩa trang dã chiến của các trại tù tập trung cải tạo vào thời kỳ ấy.
          Chính vì những hoài niệm êm đềm, thơ mộng của tuổi hoa niên cũng như  những kỷ niệm vui buồn, đau thương trong thời gian lao lý ngày trước, cứ ám ảnh ông Nguyên dài dài. Mỗi khi nghe tiếng chim vang những âm thanh trên, ông lại nhớ vế quá khứ vui buồn. Nhớ thương đeo đẳng người viễn khách tha hương nhiều năm qua.
                                      ooo
        Trong lúc định cư tại Hoa Kỳ, ông Nguyên cũng có những hoài niệm thú vị về tiếng chim ca. Thật vậy, trong thời gian làm việc tại Hảng Xe Hơi Team Toyota và Háng Kinh Doanh Sắt Thép. Hàng Sắt “ Brecheen Pipe & Steel “ . Vì là một công nhân clean-up nên chàng có dịp làm ngoài bờ rào hay ven rừng, tỉa cây, cắt cỏ quét dọn, luợm band ( vòng sắt phế thải). Lúc làm Hảng Xe Hơi thì nơi đây ít có cây cối quanh cơ sở. Tuy nhiên vào giờ nghỉ trưa, chàng thường ngồi dùng bữa cơm ở sát hàng rào của Hảng. Những con chim kêu ríu rít, hót lãnh lót trên các chồm cây phía xa xa. Tiếng chim đủ loại vọng lại, nghe rất vui tai. Thỉnh thoảng có tuếng chim cu gọi bạn nghe mơ màng, hiu hắt, buồn bã thê lương. Những âm thanh này như xoáy vảo tâm thức và tình quê hương nỗi nhớ nhà như rào:rạt dâng lên ngập cõi lòng người lữ khách lúc bây giờ. Hay tại chàng vốn đa tình, đa cảm, lãng mạn, dễ xúc động, thích thương vay khóc mướn chăng?
 - “ Khúc khù khu! Khúc khủ khu” hay là:
- “Cúc cù cu! Cúc cù cu! Cúc cu”.
   Nghe qua lòng chàng buồn não nuột. Buồn da diết. Buồn vu vơ. Tha hồ nhớ nhà. Nhớ quê hương. Nhớ người thân còn ở VN. Cũng như thời gian hơn 10 năm làm cu li tại Hảng Sắt nói trên. Cơ sở kinh doanh kim loại tọa lạc vùng ngoại ô thành phố Port Allen. Phía sau Warehouse là khu rừng xanh. Những chồm cây cao chất ngất. Cứ mỗi buồi sáng chàng làm clean-up hay cất cỏ phía sau ngôi nhà đồ sộ. Ngôi nhà này chứa hàng hóa làm bằng sắt thép đủ loại như Pipe, Tube, Plate ...dủng để xây dựng các công trinh hay linh tinh đủ thứ: Chàng vừa cắt cỏ hay quét dọn sân, vừa ngắm bướm ong bay lượn trên các bãi cỏ, quanh cây cối, hay hoa lá gần đó, Đặc biệt có đủ lọai chim tập hợp hòa tấu bản nhạc bình mình thật tưng bừng rộn rã trong khu rừng nói trên, Thật là vui tai. Thật là lôi cuốn và quyến rũ người nghe chi lạ! Ngoài ra, tại khu rừng này tiếng chim cu cứ vang lên rền rĩ “ Cúc Cù cu” liên tu bất tận. Trong lúc đó, mặt trời ở phương đông đã bắt đầu nhô lên cao. Những tia nắng vàng ấm áp vào mùa Xuân chiếu rực rỡ, lung linh, lấp.lánh trên những đọt cây cao chót vót và nhuộm hồng khắp thành phố cảng nằm sát dòng sông nổi danh dài nhất nước Mỹ. Đòng Sông Mississippi.
              Tiềng chim gọi về dĩ vãng, cứ mơn man, ve vuốt, tâm hồn người lữ khách lang bạt kỳ hồ ở xứ lạ quê người, vì tang thương biến đổi của thời cuộc của đất nước. Tiếng chim làm cho ai nhớ quê hương quá đi chứ. Đúng là:
              “Tiếng chim nung nấu tình quê
                 Bơ vơ đất khách, lê thê nhớ nhà!
         Thời gian trôi qua nhanh như một giấc mộng. Thắm thoát đã mười lăm năm xa quê hương. Bằng thời gian của nàng Kiều luân lạc giang hồ. Càng cao niên, càng nhớ về những hoài niệm vui buồn của thời quá khứ xa xưa. Đúng là con người ta khó quên quê quán và cội nguồn của mình. Ông bà ta cũng cò câu:
       “ Cáo chết quay đầu về núi”
         Hay sâu sắc hơn:
        “Ngưa quay Quê Mẹ hý vang    
        Con người nhớ mãi xóm làng Quê Hương.”
      Chàng cầu mong quê hương sớm đổi mới. Sớm có tự do dân chủ, thoát khỏi ngheo đói và thoát khỏi hiểm họa mất nước vể chủ nghĩa bành trướng của ngoại bang Bắc Triều. Mong nhân dân được ấm no hạnh phúc phồn vinh trong một ngày gần đây. Mong lắm thay!                          
                             
                        NGUYÊN HÒA                                  
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân