TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Xóm Mả Thánh Tây: Rim Cùi
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Xóm Mả Thánh Tây: Rim Cùi
Chuyển đến trang Trang trước  1, 2
 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Thất Pháp



Ngày tham gia: 01 Aug 2009
Số bài: 134

Bài gửiGửi: Thu Aug 13, 2009 4:35 am    Tiêu đề:

Minh-Tam đã viết :

Sao Thấp Pháp lại nghĩ rằng Minh Tâm khen chê. Khen này là khen thật tình đó đừng hiểu lầm. Xã hội xưa trọng nam khinh nữ nên những con trai ngày xưa hay đóng vai "macho" lắm. Theo Minh Tâm nghĩ con trai mà biết thương và giúp mẹ khi còn bé thì chắc chắn lúc lớn lên lấy vợ sẽ thương và giúp vợ chứ không tiếp tục cảnh chồng chúa, vợ tôi.



(Chuyện trò với Minh Tâm về các ông thời đó)

Người Phan Rang ngày đó mà gửi được đứa con vào Saigon để kiếm chút tri tuệ thì vất vả trăm chiều, tốn kém không thua gì bây giờ người ta gửi con qua Mỹ đi du học tự túc. Xem ra, các em sinh viên học sinh VN ngày nay qua Hoa Kỳ du học còn biết lo, biết bươn chãi, biết vào nhà hàng bưng tô phở cho khách, rửa chén bát để kiếm tiền trang trãi đỡ đần cho phụ huynh ở quê nha. Các "trí thức" Phan Rang vào Saigon "du học" ngày đó có nhiều tự ái lớn, ông nào cũng kè kè một chữ "sỉ" rất to. Các ông chỉ biết cắm cúi ăn và học, ít ai chịu lao động để đỡ đần cha mẹ ở tỉnh nghèo đang chạy cơm từng bữa.

Mặc cảm sợ bị dân Saigon coi thường mình là trí thức tỉnh lẻ, các ông anh Phan Rang ngày đó thường làm bộ làm tịch để che dấu cái nghèo rớt mồng tơi của mình, ít ai chịu khó bươn chãi lao động kiếm việc làm để đỡ đần chi phí cho gia đinh. Các ông chỉ biết cắm cúi ăn học, mỗi tháng 2 lần gửi thư về nhà khảo tiền cha me. Cơm Đại Học Xá Minh Mạng được Mỹ tài trợ cho sinh viên ăn ngon tợ gì, mặc dầu không có thịt cá phủ phê, nhưng đầy đủ cơm tươi canh ngọt, sinh viên 4 người một mâm, ăn xã giàn. Thế mà các ổng chê, vòi tiền nhà để đi ăn cơm hàng, ăn phở Ngã Sáu.

Saigon nửa thập niên 60s, thời "Mỹ Thịnh" thì thiếu gì công ăn việc làm. Ngoài ra, thời chiến, thanh niên bị quân dịch, Saigon rất thiếu nhân công. Các ông "trí thức" Phan Rang nhà mình vẻ mả, ít ai chịu kiếm việc làm thêm. Ra đường, vào giảng đường thì chu choa ơi, mấy ổng xe xua, áo quần diện kẻn, tiếng Tây thiếng Mỹ lỏm bỏm trong lời ăn tiếng nói ra điều như dân sành điệu chính hiệu con nai dzàng. Hồi đó, khi còn là học sinh trung học Duy Tân, mấy tháng hè, Thất Pháp vào Đại Học xá Minh Mạng ăn bụi, ngủ bụi trong trỏng, Thất Pháp biết tỏng chuyện mấy ông "trí thức" dân chơi tỉnh lẻ này.

Phương tiện chuyên chở công công Saigon thời đó cũng tiện nghi lắm. Xe Lam xe Bus chạy cùng đường cùng phố. Ấy vậy, mấy ổng cũng tìm đủ mọi cách viết thư về nhà để nã tiền má, vòi vĩnh cho bằng được chiếc xe bình bịch để đi lạng gái Sài Thành.

Thêm nữa, mười ông như một chục, học chưa ra trường đã ton ten giở quẻ đòi dzợ. Trên dzăng dưới dzế, ngoài cái mả "Trí Thức" ra, mấy ổng có gì đâu mà đòi dzợ? Cha mẹ cũng phải lần hầu bao, xì vàng ra cho mấy ổng mời nhà gái ăn hỏi ăn cưới.

Thanh niên VN ở Hoa Kỳ ngày nay bảnh hơn rất nhiều, bất kể thuộc thành phần nào, khi cưới vợ đều móc tiền túi của mình ra để cưới, ít ai vòi tiền cha mẹ như mấy ổng ngày xưa.

Chị Minh Tâm thân mến,

Trời sinh ra người phụ nữ VN có bản năng sinh tồn cao, có khả năng hội nhập dễ hơn đàn ông con trai. Trên các chuyến tàu vượt biên dạt vào hoang đảo, những người sống sót cuối cùng là những phụ nữ. Ý thức rõ về chuyện này, chính phủ Úc nhất định không cho mấy ông VN độc thân, không có thân nhân trực hệ được nhập cư vào xứ Úc. Phụ nữ có thể lấy Tây, lấy Tàu, lấy Ma Rốc cốc ken nhưng vẫn tìm được hạnh phúc. Đàn ông VN không có khả năng đó. Đàn ông VN nhất định sống theo cội. Ví như Lưu Nguyễn hai chàng ngày xưa lạc chốn Thiên Thai, ngày ngày các tiên nữ dâng hai chàng 2 trái đào tiên thơm phức, thế mà Lưu Nguyễn vẫn bỏ Thiên Thai, tìm đường về lại trần gian chốn cũ. Trong khi đó, nàng Giáng Hương ham vui lạc xuống trần gian vẫn tìm thấy hạnh phúc như thường lệ. Trời bắt Giáng Hương về nhốt vào nơi cung cẩm, Giáng Hương chỉ nỉ non đôi chút, sau rồi đâu cũng vào đó mà thôi.
Về Đầu Trang
Thất Pháp



Ngày tham gia: 01 Aug 2009
Số bài: 134

Bài gửiGửi: Thu Aug 13, 2009 6:23 am    Tiêu đề:

SNOW WHITE đã viết :
Câu chuyện Mả thánh tây của NL viết sống động, đã đưa mọi ngươì trở về một góc của quê nhà ,một không gìan và thời gian của kỷ niệm dù có buồn chua chát hay vui trong ánh lệ. Thất Phát cũng đưa ra những kỷ niệm có thực và cảm động, như một nhân chứng không thể phủ nhận . Những bài viết này của các bạn nếu đến sớm hơn để góp mặt vào đặc san Duy Tân chắc sẽ làm nhiều giọt lệ rơi hơn. Và các cô nữ sinh của thập niên 64-74 sẽ cảm động nhớ lại những hình ảnh của mình ngày xưa....không biết có ai nhớ được những anh chàng đứng trên lầu nhìn xuống thẩn thờ không ??? Nhất là Thất Pháp !!! Thêm một nhân tài xuất hiện ....Lâm Huê cũng là một đàn anh, người nhà của NL.

Snow White  biết Út Bảnh hiện giờ đang ở CA .. Ngoc Lâm có sợ chưa ??? Em gái Minh Tâm đổ mồ hôi hột vì vưà cười vưà sợ, như hồi nhỏ sợ ma nhưng vẫn thích nghe chuyện ma đó phải không !!!

Con đường đi ngang mả thánh tây này còn nhiều chuyện ly kỳ lắm dù cho là không biết Thất Pháp là ai, thì Thất Pháp cũng là Duy Tân, là gia đình. Ngọc Lâm cứ viết đừng cắn bút nhé !!! SW cũng không mét Út Bảnh đâu . Út Bảnh bấy giờ vẫn còn đẹp lắm.

Chúc các bạn một ngày vui

SW

:number1:


Lưu Trọng Lưu ngày xưa có thơ rằng:

Em là gái trong khung cửa
Anh là mây bốn phương trời.....

Thất Pháp ngày đó ở Duy Tân thì ngược lại, Thất Pháp là:

Anh là trai trong khung cửa
Em là gái dưới sân trường...

Niên khóa 72-73, Thất Pháp học trên lầu cũ, lớp học sát rìa, gần tầm nhìn nhất để ngắm nhìn nữ sinh lớp 9 ở khu dãy lầu mới ở phía sau. Năm đó, Thất Pháp mất nhiều bạn bè đồng lớp, làm biếng xuống nhà bác Cai trường ăn ly chè đậu ván, phập phì chuyền tay với các bạn điếu thuốc Salem. Giờ nghỉ, Thất Pháp cùng với bạn bè còn lại thường đứng sau khung cửa sổ, ngắm nhìn các em nữ sinh lớp 9 bên dãy lầu mới xây.

Hồi nhỏ, Thất Pháp được mẹ và các anh chị chăn dí đi học sớm, nên khi vào Duy Tân, Thất Pháp trẻ người non dạ nhất lớp, không bị động viên đôn quân, còn ở lại trường trong mùa tao loạn. Thời đó, con gái bằng tuổi mình là thuộc vào đàn chị. Con gái lớn nhanh,  sành sỏi tinh khôn hơn con trai. Học sinh trai gái trong lớp Thất Pháp chơi rất thân mật như anh chị em trong nhà. Có nhiều lý do tại sao các bạn trong lớp Thất Pháp thân mật nhau hơn những lớp khác, nhưng Thất Pháp không kể ra, sợ lộ tẩy Who is Who, mất duyên đi mất. Bọn con trai lớp Thất Pháp rất được các chị cùng lớp mến yêu, đôi khi được các chị chăm sóc như em út trong nhà, bây giờ nghĩ lại thấy cảm động lắm. Ngày đó Nam Bắc chia lìa cắt trở, bài thơ Lá Diêu Bông của Hoàng Cầm chưa có ở miền Nam, và cũng chưa có Mỹ Linh hát bài Chị Tôi, nên có một khoảng cách nghiêm ngặt giữa chị và em. Đó là lý do bọn con trai lớp Thất Pháp thường hướng hồn lân la xuống lớp dưới để à ơi. Đứng ở trên cao thì dễ quan sát hơn đứng ở mặt bằng. Các anh đi lính có kinh nghiệm chiến trường nói thế. Vã lại, trong dân ca Quan họ có câu "đứng ở đàng xa, con mắt liếc lại bằng ba đứng gần".  Thời đó bọn con trai Duy Tân có mấy người có dũng khí như anh Ngọc Lâm, biết viết thư tình kẹp ba điếu thuốc lá Bastos. Anh Ngọc Lâm đã đi trước tư tưởng của giáo sư triết Nguyên Sa. Thi sĩ Nguyên Sa trong Tuổi Mười Ba "sợ thư tình không đủ nghĩa yêu đương", Nguyên Sa đã "thay mực cho vừa màu áo tím...." Nhìn đi nhìn lại, anh Ngọc Lâm nhà mình vẫn bảnh hơn, xôm tụ chơi luôn 3 điếu Bastos cho thư tình đủ nghĩa yêu đương. Vẫn chưa rõ anh Ngọc Lâm nhà mình chơi Bastos xanh hay Bastos đỏ, có khi không chừng là Bastos Quân Tiếp Vụ chôm của ông già ha ha ha ...

Đồng ý với chị Bạch Tuyết, anh Ngọc Lâm không nên cắn bút đắn đo, viết tiếp đi. Rất nhiều độc giả đang ái mộ, đang chờ đợi anh quay phim trở về khung trời kỷ niệm. Kỷ niệm  nào mà không có những có ngọt bùi cay đắng. Có như thế kỷ niệm mới nên thơ.  

Thất Pháp viết một chập, tổng hợp những thông tin trong bài viết của Thất Pháp, gia đình Duy Tân sẽ có người tinh ý nhận ra Thất Pháp là ai. Who is Who không phải là vấn đề lớn trong khung trời kỷ niệm này phải không chị Bạch Tuyết? Chúng ta ai ai cũng đã bước qua cái tuổi ngũ thập tri thiên mệnh , đã biết hết mệnh trời rồi. Vấn đề là Who kể được nhiều kỷ niệm cho khung trời Duy Tân để chúng ta có cơ hội đầm ấm nhìn lại một thời đã qua.
Về Đầu Trang
DIEU DUC



Ngày tham gia: 03 Oct 2008
Số bài: 1032

Bài gửiGửi: Sat Aug 15, 2009 1:25 am    Tiêu đề:

Thất Pháp đã nhận ra D.Đ như là cố nhân với những lời lẻ khá cảm động:
" Ly-hương-ngộ- cố-nhân , sống ở xứ người , gặp được cố nhân , những người đã cùng với mình chia sẽ một khung trời
thì thích lắm " .Thật ra , cũng rất thú vị khi D.Đ được nghe những lời này .
Trước đây gia đình D.Đ cũng khá thân với nhà thầy Thức dù không có ai là học trò của thầy . Thất Pháp có biết gia đình
bác Thọ có ai là dâu của thầy Hội không ?Trí nhớ của TP thật tài tình khi vẫn nhớ Cống ông cố là một cái dốc cao - những
lúc mệt chở nàng chắc không lên nổi ! Còn những bụi tre thì mịt-mùng-huyền-bí , nhất là khi trời gió với âm vang xào
xạt kẽo kẹt đong đưa , nghe rùng rợn cho những người yếu bóng vía !
Quê nội của D.Đ là một miền thôn dã , quê hơn Tấn Tài nhiều lắm , nên những cảnh cầy bừa , nướng chuột , bắt ốc bươu ,
hứng cá không xa lạ trong thời thơ ấu của mình .
Và Thất Pháp có biết rằng cả gia đình D.Đ đã trở về sinh sống lại nơi miền quê này trước khi mấy chị em rời xa quê hương ?
Cụm từ Tiểu-thư- đài -cát-con -nhà-quan của bạn nghe dường xa lạ - Nếu có thể trả lại cho người gởi được , thì xin
Thất Pháp nhận lại dùm .
Sự hiện diện của Thất Pháp qua các bài viết là những món quà gia trị cho diễn dàn Duy Tân , và cũng cho riêng D.Đ nữa .
Một lần nữa , cảm ơn lá thư của Thất Pháp .
Về Đầu Trang
Thất Pháp



Ngày tham gia: 01 Aug 2009
Số bài: 134

Bài gửiGửi: Sun Aug 16, 2009 6:47 pm    Tiêu đề: Trò chuyên với chị Diệu Đức

Thất Pháp thành thật xin lỗi chị Diệu Đức vì đã hồi âm trể.

Thất Pháp thi đậu Duy Tân cùng năm với Tr cận con thầy Hội, nhưng học khác lớp. Sau nhiều năm học ở Trung Học nên có giao lưu và quen biết nhau. Hồi ở Duy Tân thì Thất Pháp đã bấm độn biết anh Tr cận có tình ý với con nhà bác Thọ. Dĩ nhiên không phải không phải là chị Thọ hay chị thứ 2, mà là cô gái thứ 3. Sau này Thất Pháp vào Đại Học Saigon, cũng học chung trường với Trung, nhưng khác khoa, thỉnh thoảng có gặp nhau ở sân trường nói chuyện hỏi thăm nhau. Trước ngày Thất Pháp vượt biên thì lúc đó hai đứa cũng sắp ra trường rồi, có ghé thăm anh Tr. ở nhà trọ trong một con hẽm trên đường Trần hưng Đạo. Và lúc đó mới biết tình duyên của anh Tr và cô gái thứ 3 của bác Thọ đã đi đến chổ chín mùi. Bây giờ nghe nói có người nhà bác Thọ là dâu nhà Thầy Hội thì Thất Pháp đinh ninh đó là cô gái thứ 3 này. Nếu quả đúng thế thì Thất Pháp xin mượn diễn đàn này để để nói lên lời Chúc Mừng Chúc Mừng và Chúc Mừng dù đã quá trể.

Ít có ai biết tên chị Trường Thọ chị gái lớn của gia đình này. Diệu Đức và Diều Huyền phải là thân thiết lắm mới biết. Chị Thọ là lớp đàn chị xa lơ xa lắc, ít khi ở Phan Rang, vào Saigon đi học vào cái thời tám hoánh nào rồi khi Thất Pháp mới bước chân vào Duy Tân. Thất Pháp sở dĩ biết tên chị là vì ngày còn ở Saigon, Thất Pháp thường lân la đến các khuôn viên Đại Học để à ơi. Không biết chị đó học khoa gì mà thấy khuôn viên trường nào cũng có chị. Khi thì Dược khoa, Văn Khoa, Luật Khoa, khi thì Khoa Học, và có cả ở sân trường Nông Lâm súc nữa.

Chị thứ 2 của bác Thọ cũng vào Trương Vĩnh Ký từ lâu khi Thất Pháp vào Duy Tân. Chị Thọ hình hạc thân mai, mang mắt kính trắng, nhìn hơi nghiêm khắc. Chị gái thứ hai thì tròn trịa đẫy đà, trông hiền lành lắm. Còn cô em thứ 3 khi mới vào tuổi dậy thì đã hứa hẹn là một tuyệt sắc giai nhân, môi đỏ như son, môi dày căng mọng, đầy đặn, có hình dáng như trái đào cắt đôi. Rất tiếc cô này không vào được Duy Tân để những anh như Thất Pháp đứng ở trên lầu, đứng ở đàng xa, con mắt liếc lại....

Thất Pháp xin rút lại những gì Diệu Đức không thích và nhân đây xin nói lời xin lỗi với chị, mong chị đừng bân tâm. Thật sự ra, khi còn ở Phan rang, với bất cứ cô gái nào đối với Thất Pháp cũng đều là tiểu thư đài các hết cả, không riêng gì chị đâu. Nhà Thất Pháp nghèo lắm, nghèo rớt mồng tơi hột lận, nên nhìn ai cũng thấy đài cát xa hoa. Nhưng nhờ Thất Pháp dễ thương, học giỏi, gia đình thanh bạch nề nếp, nên Thất Pháp được nhiều người yêu mến, Thất Pháp có những niềm kiêu hãnh riêng, nên sống rất bình đẳng với bạn bè, giàu cũng như nghèo, được bạn bè yêu mến. Nhà nghèo, nhưng không hiểu vì sao, các bạn thân của Thất Pháp khi còn ở Duy Tân hay khi vào Đại Học đều là con nhà giàu sang quyền quý. Từ đó đến nay, Thất Pháp luôn luôn sống và tuyên truyền triết lý nhà nghèo không phải là cái Tội, mà nhà giàu không có nghĩa là xấu như nhiều người nghèo ngày xưa nghĩ.

Ơ hay ! Chị Diệu Đức và Diệu Huyền có phải là hai chị em không vậy, tại sao cả hai người đều là lân gia của bác Thọ vậy?

Phan Rang có nhiều món ăn ngon mà nhà nghèo mới biết. Khi nào có cơ hội, Thất Pháp sẽ nói chuyện những món ăn ngon của Phan rang. Nhà nghèo mà, nên lúc nào cũng quan tâm đến chuyện mắm muối và các thức ăn.
Về Đầu Trang
huongdongconoi



Ngày tham gia: 27 Nov 2008
Số bài: 35

Bài gửiGửi: Mon Aug 17, 2009 12:15 pm    Tiêu đề:

Thân chàoThất-Pháp và Ngọc-Lâm:
Hổm rày theo dõi mục truyện ngắn trên diễn-đàn DT, được nghe lại và biết them nhiều chuyện về PR.
Mình có hai người bạn ở xóm MT, NPB ở đầu xóm gần rạp TB, cạnh nhà bác Lạc (ba của chị Nhung), còn CVC thì ở cuối Xóm, phía cống TT. Hồi nhỏ lêu-lổng qua xóm MT bao nhiêu lần mà đâu biết những chuyện…thâm-cung bí-sử mà NL đang kể cho mình nghe…
TP và NL học trên và dưới mình một lớp: nếu hai người có học trường Nam Tiểu-Học thì có khi mình đã gặp nhau trước khi vô DT!

Bà xã của NL nhắc đến tên mấy người ở TT làm mình nhớ đến một giai-thoại: số là ba mình co quen hai người tên khá giống nhau: ông Bái và ông Bài!. Có hôm một trong hai bác ấy đến nhà tìm ba mình mà không gặp. Tối về má mình nói lại là “có ông Bái hay ông Bài gì đó đến tìm ông!”…Ba mình…liền hỏi cho ra là ai, vì hai người này khác nhau! Mình muốn cứu bồ cho má mình nên nhắc tuồng là ông Bài là ba anh Công, bạn của ông anh o nhà (vần bằng) ở TT, còn ông Bái là ba của anh Phước (vần trắc),cũng là bạn của ông anh, ở đường TN!..

Không nhớ trong những bài viết vừa rồi, TP có bật mí về tông-tích của TP chưa, nhưng mình đoán TP phải là một trong những …hảo-hán thời ở DT, biết đâu không là một trong những anh-hùng (đệ-tử của thầy Phụng) đã từng …xuống tóc đê tranh-đấu cho gì gì đó ở DT năm nào…
Về Đầu Trang
Thất Pháp



Ngày tham gia: 01 Aug 2009
Số bài: 134

Bài gửiGửi: Mon Aug 17, 2009 10:52 pm    Tiêu đề:

huongdongconoi đã viết :


Không nhớ trong những bài viết vừa rồi, TP có bật mí về tông-tích của TP chưa, nhưng mình đoán TP phải là một trong những …hảo-hán thời ở DT, biết đâu không là một trong những anh-hùng (đệ-tử của thầy Phụng) đã từng …xuống tóc đê tranh-đấu cho gì gì đó ở DT năm nào…


Chào bạn huongdongconoi thân mến,

Bạn đã nhắc đến một kỷ niệm, một biến cố xa xăm mờ nhạt.

Đúng rồi! Thất Pháp có mặt đồng thời trong biến cố ấy. Nhưng Thất Pháp cũng như bạn, cho đến bây giờ, Thất Pháp cũng chẳng rõ chuyện đầu đuôi tai nheo về biến cố ấy như thế nào.

Năm đó trường có tổ chức Trại tết trên sân banh phía sau trường, phía dưới bờ đê, dành cho học sinh Đệ Nhị Cấp. Và hình như đó cũng là Trại trường cuối cùng của Thất Pháp ở Phan Rang.

Lớp đầu têu cho biến cố này là lớp hàng xóm của Thất Pháp, in như là lớp của anh Tr. cận con Thầy Hội và cũng là lớp của Minh con thầy hiệu trưởng thì phải. Chủ xị của biến cố này là anh Ngọc (lớp trưởng?). Anh này có lẽ đã nhiều tuổi. Mặt anh Ngọc rất nghiêm, anh thấp người, cái thân người của anh hơi đô, có bề dày, nhưng dài hơn đôi chân anh. Theo dự định, Trại Tết sẽ kéo dài hai ngày một đêm, từ sáng hôm trước đến chiều hôm sau. Nhưng Trại Tết bị đình bản, tạn hàng ngay từ  sáng sớm hôm sạu

Thất Pháp chỉ nhớ buổi sáng hôm sau đêm lửa trại của Trại Tết năm đó thấy anh Ngọc, áo dài khăn đóng chỉnh tề, hai tay kính cẩn bưng một mâm trên đó có  nãi chuối, có con gà luộc chỏng hai chân lên trời, có nhan đèn nữa. Không khí rất nghiêm trang, và căng thẳng. Tất cả trại sinh đều rời khỏi lều, im lặng phăng phắc, hướng mắt về anh Ngọc, . Hình ảnh anh Ngọc lúc đó thật đẹp. Bình thường anh Ngọc có dáng đi chậm rãi. Hôm đó anh có những bước đi nhanh hơn, mạnh hơn, tiến thẳng về cái tháp trại cao nghệu, đặt mâm cúng xuống, đốt nhan lẩm bẩm khấn vái điều gì đó. Mặt anh Ngọc có hai dòng nước chảy xuống từ đôi mắt của anh. Rồi cả lớp anh Ngọc hạ tháp trại. Trại Tết năm đó đóng của sớm ngay sau biến cố đó !

Thế thôi ! Thất Pháp chỉ nhớ thế thôi. Sau này dò la tìm hỏi chuyện gì thì không thấy ai biết, mà cũng không nghe ai nói cho rõ ràng chuyện gì. Mọi người có vẻ làm như nói ra sợ lính bắt. Mà Thất Pháp cũng không phải là người nhiều chuyện, chẳng buồn bỏ công đi tò mò tọc mạch.
Về Đầu Trang
huongdongconoi



Ngày tham gia: 27 Nov 2008
Số bài: 35

Bài gửiGửi: Tue Aug 18, 2009 11:32 am    Tiêu đề:

Cám ơn TP đã có công trả lời một thắc-mắc mà HDCN thỉnh-thoảng còn nghĩ tơi.

À, trại Tết đằng sau trường thì khó có ai quên. Mình có dịp tham-dự trại Tết cua DT lần đầu tiên khi hoc lớp Tám khi anh Lê-Đình-Sở làm TTK.
Hình như đó cũng là lần duy nhất mà mình nằm ngủ trên sân cỏ của sân banh sau trương.
Năm lớp 12 (1974-1975), trại Tết được tổ-chức ở sân vận-động Mỹ-Đức song cho các trường khác ơ PR chứ không cho riêng DT. Dạo ấy, tin tư BMT đã đưa về nên học-sinh đã...hoang-mang lắm rồi nên Tết không còn vui nưa...rồi tháng Tư năm ấy đên...

TP là hoc trò thi Tu-Tai...trăc-nghiệm năm đầu tiên, còn lớp của mình chưa có cơ-hối ây..
Có dịp, TP nhớ kể cho nghe kỷ-niệm năm đi...du-học ở SG trước 1975 nhe...
(H.Đ.C.N tuy có ở SG từ 6/1975 cho đến 6/1980 nhưng chưa hề biết cơm của Đ.H.X Minh-Mạng ngon dở ra sao!)
Về Đầu Trang
Thất Pháp



Ngày tham gia: 01 Aug 2009
Số bài: 134

Bài gửiGửi: Tue Aug 18, 2009 1:38 pm    Tiêu đề:

Đúng rồi, Thất Pháp là dân tú tài IBM.

Sau Trại tết nói trên, ăn Tết xong, Thất Pháp rời Duy Tân, giả từ Phan Rang để vào Saigon học tiếp lớp 11 và 12, chuẩn bị thi Tú Tài máy.

Thất Pháp phải bỏ Phan Rang vào Saigon không phải vì bị đôn quân bắt lính. Thất Pháp cũng không phải chạy vào Saigon để kiếm cái căn cước nhỏ tuổi hơn, với cái tên mới hơn như nhiều bạn khác. Thất Pháp thuộc loại Hoãn Dịch vì lý do gia cảnh, con trai còn lại duy nhất trong nhà, có mẹ già, có các anh đang phục vụ trong quân đội, có người đã hy sinh trên chiến trường. Thất Pháp phải bỏ Phan Rang vì không thể tiếp tục chịu đựng được nổi cái cảnh Nhân Dân Tự Vệ, đêm đêm phải lên trụ sở Ấp lãnh cây súng Carbin M1, tối tối đập muỗi, ngủ bờ ngủ buội, sáng đến trường bơ phờ hóc hác như người mộng du.

Tên trưởng Ấp và phó Ấp an ninh nơi Thất Pháp ở thuộc thành phần thất học ác ôn, du côn hống hách, gây sự vòi tiền với Thất Pháp đủ điều về chuyện Nhân Dân Tự Vệ. Miền Nam sập tiệm cũng vì những tên ác ôn này. Bị hành về chuyện Nhân Dân Tự Vệ. Năm lớp 11 Thất Pháp học hành sa sút thấy rõ. Nhà nghèo gia đình thanh bạch, đặt nhiều hy vong tiến thân vào con đường học vấn, vào sự giáo dục. Thất pháp luôn nghĩ trong lòng, chỉ có con đường học vấn mới phá vỡ cảnh túng thiếu. Nay thấy cái niềm tin và hy vọng của mình bị đe dọa trầm trọng, nên Thất Pháp vào Saigon để đi tìm con đường sống (bằng không thì từ chết đến bị thương như một số bạn của Thất Pháp vẫn còn cố bám Phan rang, không dám phiêu lưu)

Saigon là đất tiền đất bạc, đất của cơ hội và thử thách. Thất Pháp nhớ Saigon hơn nhớ Phan rang.

Có thể nói Thất Pháp có đời sống vương giả nơi đất Saigon. Bao nhiêu năm an phận thủ thường, khép nép rụt rè nơi đất Phan Rang vì cảnh nhà nghèo, Thất Pháp đã nhanh chóng trở thành một công tử, vào trong nho nhả ra ngoài hào hoa nơi đất Saigon. Một bộ quần áo lành lặn, một đôi giầy tươm tất để che thân, một cái đài để nghe nhạc, một chiếc tivi trắng đen để xem tin tức, một máy ảnh để chụp hình, một chiếc xe bình bịch làm phương tiện di chuyển, để lã lướt là những gì cả đời Thất Pháp nằm mơ trên đất Phan rang cũng không có, cũng không thấy trong giấc mơ của mình. Mà có muốn mơ cũng không dám mơ. Đó là những thứ hoàn toàn nằm ngoài tầm tay với, ngoài tâm mơ ước của Thất Pháp nơi đất Phan rang.

Vào Saigon đất tiền đất bạc, đất của cơ hội và thử thách, mọi thứ đều thay đổi.

Ở Saigon, một vài tháng đầu, Thất Pháp làm bồi bàn cho một tiệm ăn, ở bụi trong Đại Học xá Minh Mạng, có đủ tiền trang trãi cho chuyện ăn học mà trong túi còn có xu hào rủng rỉnh. Sau Thất Pháp nhờ dễ thương, lanh lợi, biết nói tiếng Anh, bập bẹ tý tiếng Pháp nên được làm cho một nhà hàng sang trọng vào bậc nhất nước, tiền pour boire của mấy ông Tây bà Đầm, của mấy ông lớn bà lớn đủ để Thất Pháp trở thành một học sinh có lối sống của một công tử ở đất Saigon hoa lệ. Saigon dễ sống lắm ! Các bậc đàn anh vào Saigon du học không biết bươn chãi, lúc nào cũng kè kè một chữ SỈ tỉnh lẻ to tổ bố, che đậy cái trí thức tỉnh lẻ của mình, tháng tháng viết thư nã tiền cha mẹ ở quê nghèo.

Thất Pháp đậu tú tài IBM hạng Ưu, có thêm dòng chữ "Với Sự Ban Khen Của Hội Đồng Giám Khảo", mà người ta gọi là hạng Tối Ưu, đậu điểm tối đa, môn nào cũng 100%. Thất Pháp cảm thấy đời bảnh hơn Út Bảnh, không cần biết ngục A Tỳ có giam lính Mỹ hay không. Khi người ta đang ở đỉnh cao, người ta thường mơ mộng cao hơn. Thất Pháp muốn đi du học, muốn kiếm một xuất học bổng Columbia. Thất Pháp về Tòa án Phan Rang xin cái lý lịch để bổ túc hồ sơ du học. Tới đây Thất Pháp mới biết thêm số phận con người không phải được quyết định bằng tài sức năng nổ của mình, mà còn phụ thuộc nhiều thứ. Bị làm khó làm dễ ở Tòa án, Thất Pháp ghét, bỏ mộng du học. Sau này biết nhiều hơn, mới biết chuyện du học chỉ là cái giấc mộng Nam Kha của những anh nhà nghèo, không có quyền thế như Thất Pháp.

Đại Học Xá Minh Mạng ở Saigon có thể ví như xóm Mã Thánh Tây ở Phan Rang, có long tàng hổ phục.
Về Đầu Trang
Danny Luc



Ngày tham gia: 10 Mar 2009
Số bài: 34

Bài gửiGửi: Tue Aug 18, 2009 5:27 pm    Tiêu đề: Một chuyện buồn

Một chuyện buồn

Đã ở Sài gòn đâu được 4 năm , với mấy cựu binh Duy Tân , thì Năm 1974 , có một anh Duy Tân mới đỗ Tú tài IBM vào thăm , anh này cũng đỗ hạng tối ưu như TP , sau này anh ấy vào Quốc gia Kỹ thuật phú thọ ( Bách khoa), Khoảng năm 80 nghe anh ấy đã tốt nghiệp tiến sĩ toán ớ Columbia University , hay Virginia University gì đó. Dạo trước vào Google tôi có thấy luận án này , bây giờ không search được nữa.

Anh ta tên Nguyễn Thạc H.

Tiếc rằng có một chuyện buồn mà tôi còn nhớ mãi, không phải chỉ là kỷ niệm cùng sống với "ngoạ hổ tàng long " trong Minh Mạng để ăn lựu đạn cay của Cảnh sát dã chiến, mà là chuyện buồn đồng môn :

-Trong năm sáu người ở chung từ K 69 đến K 72...Duy Tân , có anh Võ H ( K 72-73) lúc ấy là sinh viên sư phạm Toán , bị đàn em Nguyễn Thạc H mới vào " mắng " : "anh...ngu quá ! " , sau khi Võ H và Thạc H tình cờ bàn nhau về một thuật toán.

Thế nên Thạc H không thể cùng ở với chúng tôi.
Ở Mỹ nghe nói Thạc H thành đạt lắm
Về Đầu Trang
huongdongconoi



Ngày tham gia: 27 Nov 2008
Số bài: 35

Bài gửiGửi: Wed Aug 19, 2009 12:40 am    Tiêu đề:

Anh Danny Luc thân-mến:
Mình không đươc hân-hạnh quen anh Nguyen Thac H. nhưng cũng trộm nghĩ là anh ấy nóng nẩy mà nói lời có vẻ ngang tàng với ông anh lớn thôi. Tranh cải về toán-học chắc dễ làm người ta mau tư-ái và...mong hơn thua chăng? Cách đây ít lâu, ông Obama chẳng vi...giận quá mất khôn mà mắng một viên cảnh-sát la..."anh hành-động một cách ngu-ngốc" đó thôi..
Về Đầu Trang
huongdongconoi



Ngày tham gia: 27 Nov 2008
Số bài: 35

Bài gửiGửi: Wed Aug 19, 2009 12:09 pm    Tiêu đề: Giấc mộng Nam-Kha....

Giấc mộng Nam-Kha khéo bất bình,
Bừng con mắt dậy, thấy mình tay không…

Ai đó đã than thở lời thơ trên mà mình thấy thấm thía làm sao và từ hỏi là ai trên đời mà không có những giấc mộng không bao giừ thanh nhỉ?
Giấc mộng đi du học của Thất Pháp ngày xưa có lẽ cũng lơn như giâc mộng đi Sài Thành hoa lệ của bao sỉ tử trung-học trên mọi nẻo đường, tỉnh lỵ ơ miền Nam ngày đó.

Biết đâu mộng Nam Kha của một người sẽ làm đông cơ cho những giấc mộng thanh đạt của những người khác…
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Chuyển đến trang Trang trước  1, 2
Trang 2 trong tổng số 2 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân