Gửi: Mon Nov 29, 2021 9:29 am Tiêu đề: Cách trị nứt nẻ bàn tay và bàn chân vào mùa đông
Cách trị nứt nẻ bàn tay và bàn chân vào mùa đông
Khi mùa đông đến, da bàn tay, bàn chân của một số người thường bị nứt nẻ; y học gọi đây là hiện tượng nứt nẻ da tay, da chân, một bệnh ngoài da thường gặp vào mùa đông.
Khi mùa đông đến, da bàn tay, bàn chân của một số người thường bị nứt nẻ; y học gọi đây là hiện tượng nứt nẻ da tay, da chân, một bệnh ngoài da thường gặp vào mùa đông.
Loại vết nứt này có độ sâu và dài khác nhau, vết nứt sâu có thể ăn sâu vào da gây chảy máu và đau đớn.
Căn bệnh này tuy ít ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhưng lại gây khó chịu cho người bệnh, cản trở công việc và ảnh hưởng đến phẩm chất cuộc sống sinh hoạt.
Tại sao da tay, da chân vào mùa đông dễ bị nứt nẻ?
Nguyên nhân là do tay chân tiếp xúc, cọ xát lâu ngày với các chất hóa học khác nhau, đặc điểm da ngày càng trở nên dày hơn và hình thành lớp sừng.
Vào mùa đông, do khí hậu lạnh và khô, sự bài tiết của tuyến mồ hôi cùng tuyến bã nhờn trên da giảm, khiến da thiếu độ ẩm cần thiết, từ đó làm cho lớp sừng của biểu bì mất đàn hồi và giãn ra bình thường.
Vì vậy, trong quá trình làm việc nhà, sinh hoạt hay làm việc, lớp sừng dày hơn ở tay chân sẽ bị nứt nẻ do tác động cơ học.
Điều trị nứt nẻ tay chân như thế nào?
Điều trị các vết nứt nẻ, về căn bản là tìm cách làm giảm sự bốc hơi của độ ẩm ở khu vực bị ảnh hưởng, tăng độ ẩm của da và cung cấp một lượng dầu giữ ẩm nhất định.
Phương pháp điều trị:
Ban ngày: Bôi thuốc mỡ urê khoảng từ 10% - 15% và thuốc mỡ acid salicylic 5% - 10%.
Ban đêm: Rửa tay và chân bằng nước ấm, sau đó bôi thuốc mỡ, cuối cùng lấy túi ni lông hoặc màng bọc thực phẩm để bọc lại.
Thuốc mỡ urê có thể giữ ẩm da và làm mềm lớp sừng. Trong khi đó, thuốc mỡ chứa acid salicylic có thể làm mềm và tróc lớp sừng dày.
Sau khi vết nứt nẻ lành lại, bạn có thể ngừng bôi thuốc mỡ acid salicylic và tiếp tục bôi thuốc mỡ urê.
Cần nhắc lại rằng, nếu vết nứt nẻ chỉ xuất hiện ở một bên bàn tay hoặc bàn chân, đồng thời kèm theo cảm giác ngứa thì có thể bạn đang bị chứng tay chân miệng, bệnh hắc lào hoặc eczema.
Trường hợp này tốt nhất bạn nên đến chuyên khoa da liễu của bệnh viện để điều trị sau khi có chẩn đoán rõ ràng, nếu không vết nứt nẻ rất dễ bị tổn thương.
giữ ấm và cố gắng tránh tiếp xúc trực tiếp với acid, kiềm, dung môi hữu cơ...
Làm thế nào để ngăn ngừa nứt nẻ?
Để ngăn ngừa chứng nứt nẻ bàn tay / bàn chân, bạn nên chú ý một số điều dưới đây:
Chú ý chống rét và giữ ấm vào mùa đông, giữ ẩm và vệ sinh tay chân sạch sẽ, có thể thoa kem giữ ẩm bên ngoài.
Thay vì sử dụng xà phòng có tính kiềm, hãy dùng sữa tắm giữ ẩm hoặc xà phòng tắm chứa acid boric để tránh làm trôi quá nhiều dầu trên da.
Khi làm việc tiếp xúc nhiều với hóa chất, cần chú ý bảo vệ lao động và cố gắng tránh tiếp xúc trực tiếp với acid, kiềm, dung môi hữu cơ... cùng nhiều chất khác có đặc tính hút nước mạnh.
Lựa chọn giày phù hợp.
Cần tích cực điều trị các bệnh da tay chân mãn tính như eczema, hắc lào...
Thông thường, bạn nên ăn nhiều rau và trái cây giàu vitamin để điều chỉnh sự tăng sinh tế bào biểu mô và ngăn ngừa sự dày lên của lớp sừng và khô da.
Bạn không có quyền gửi bài viết Bạn không có quyền trả lời bài viết Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn Bạn không có quyền tham gia bầu chọn