TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Nh
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Nh

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
gioidinhue



Ngày tham gia: 11 Feb 2009
Số bài: 19

Bài gửiGửi: Mon Apr 27, 2009 6:15 am    Tiêu đề: Nhìn Thấu Buông Xuống

4. Làm thế nào mới được công phu đắc lực (Buổi sáng 29-11-98)





a. Nhìn thấu. Buông xuống

Trong kinh Di Ðà, đức Thế Tôn ba lần khuyên chúng ta phải nên phát tâm cầu sanh Tịnh Ðộ,

sáu phương Phật khuyên chúng ta nên tin kinh này và cũng khuyên chúng ta phải tin tưỏng lời của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Sáu phương Phật đại biểu cho mười phương ba đời hết thảy chư Phật, do đó mới biết Thế Tôn khuyên chúng ta cầu sanh Tịnh Ðộ cũng tức là mười phương hết thảy chư Phật đều khuyên chúng ta cầu sanh Tịnh Ðộ, lời khuyên này là lời chân thật, chẳng thể nghĩ bàn, khẩn thiết đến cùng cực.

Tại sao Phật lại khuyên như vậy? Ðức Phật giáo hóa chúng sanh là vì muốn chúng sanh phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui mà vãng sanh đến Cực Lạc thế giới mới là phá mê khai ngộ viên mãn, được niềm vui rốt ráo, vĩnh viễn chẳng thoái chuyển mãi cho đến khi thành Phật. Ðó là đại nguyện viên mãn của chư Phật thành Phật đạo, độ chúng sanh, thế nên hết thảy chư Phật mới đau lòng mỏi miệng khuyên [như vậy]. Chúng ta đọc kinh, nghiên giáo phải thể hội được ý chỉ này một cách sâu sắc, hết lòng nỗ lực, thật thà niệm Phật thì mới chẳng phụ lòng hết thảy chư Phật.

Chúng ta đều có tâm niệm này nhưng tại sao công phu vẫn chẳng đắc lực? Ðây là do phiền não tập khí đang hoành hành, chướng ngại đạo nghiệp và sự tinh tấn của chúng ta. Kinh Kim Cang dạy cho chúng ta nguyên tắc vô cùng quan trọng, phương pháp phá trừ chướng ngại là ‘nhìn thấu, buông xuống’. Không những thế pháp phải nhìn thấu, buông xuống, Phật pháp cũng phải nhìn thấu, buông xuống. Nhìn thấu tức là hiểu rõ chân tướng sự thật. Nếu chúng ta dựa trên nguyên lý, nguyên tắc dạy trong kinh rồi quan sát kỹ càng tất cả hiện tượng trong thế gian và xuất thế gian thì sẽ hiểu rõ. Hiểu rõ chân tướng sự thật, đối với pháp thế gian và xuất thế gian chẳng khởi vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nữa chính là buông xuống. Sau khi buông xuống không những trên sự tu hành chẳng có chướng ngại, lúc xử sự, đãi người, tiếp vật trong đời sống sanh hoạt hằng ngày cũng được đại tự tại, cùng chư Phật, Bồ Tát ứng hóa trong thế gian du hý thần thông, không hai không khác. Kinh Kim Cang nói Ta, Người, Chúng sanh, Thọ giả đều là giả, toàn là mộng, huyễn, bọt, bóng, thời gian tồn tại như sương và như chớp, đó là chân tướng sự thật.

Ba Mươi Bảy Ðạo Phẩm là tổng nguyên tắc, tổng cương lãnh của sự tu hành. Ba Mươi Bảy Ðạo Phẩm chia thành bảy khoa, khoa đầu tiên là ‘Tứ Niệm xứ’ dạy cho chúng ta nhìn thấu. Nội dung của Tứ Niệm Xứ và ‘Ta, Người, Chúng sanh, Thọ giả đều là giả’ nói trong Kinh Kim Cang hoàn toàn là cùng một đạo lý. Kinh Kim Cang dạy cho người Ðại Thừa còn Tứ Niệm Xứ dạy cho người Tiểu Thừa. Cho nên Ba Mươi Bảy Ðạo Phẩm giống như sáu chữ hồng danh, tam căn phổ bị (bao trùm hết ba hạng căn tánh: thượng, trung, hạ), lợi độn gồm thâu, chín pháp giới chúng sanh tu học cũng chẳng rời nguyên tắc này.

Trong Tứ Niệm Xứ: thứ nhất là ‘Quán thân bất tịnh’: quán sát thân này chẳng tịnh. Thứ nhì: ‘Quán thọ thị khổ’. Thứ ba: ‘Quán tâm vô thường’. Suy nghĩ kỹ càng một người đến thế gian này mấy chục năm ngắn ngủi cho dù trường thọ đến một trăm tuổi thì cũng ngắn ngủi như thời gian búng một ngón tay, trong mấy sát na mà thôi. Thứ tư: ‘Quán pháp vô ngã’ bao gồm ‘Tướng người, tướng chúng sanh, tướng thọ giả’; quán thân, quán thọ, quán tâm đều thuộc về ‘tướng ta’ (ngã tướng), hoàn toàn tương đồng với chỉ thú của kinh Kim Cang. Sau khi nhìn thấu thì phải buông xuống. ‘Tứ Như Ý Túc’ trong ‘Ba mươi bảy Ðạo Phẩm’ tức là buông xuống, chẳng còn nắm giữ pháp thế gian và pháp xuất thế gian trong tâm nữa.





b. Tu Tam Học, Lục Ðộ, Thập nguyện

Phật dạy chúng ta đã được thân người, phải trú ở thế gian này mấy chục năm, đúng là ‘đã đến rồi thì hãy ở yên’ (ký lai chi, tắc an chi). Thế nên người thông minh, có trí huệ biết tích công lũy đức, vì họ hiểu được ‘vạn pháp đều không, nhân quả chẳng không’. Tích công lũy đức như thế nào? Ðây là lời dạy trong ‘Tứ Chánh Cần’, đoạn hết thảy ác, tu hết thảy thiện. Ðoạn ác nhất định phải đoạn phiền não tập khí của mình, tu thiện nhất định phải tu Giới - Ðịnh - Huệ Tam Học, tu Bồ Tát Lục Ðộ, tu Thập Nguyện Vương. Biến Tam Học, Lục Ðộ, Thập Nguyện thành kiến giải và hành trì trong đời sống của mình tức là tích công lũy đức.

Hoàn toàn trái ngược với Tam Học: Giới - Ðịnh - Huệ là tam độc: tham - sân - si. Phật dạy chúng ta lấy Giới để đoạn tham, lấy Ðịnh để đoạn sân, lấy Huệ để đoạn si, biến tham - sân - si thành Giới - Định - Huệ, đây là đoạn ác tu thiện. Bồ Tát Lục Ðộ nói càng rõ hơn, dùng Bố Thí đoạn trừ tham lam, lấy Trì Giới đoạn trừ ác nghiệp, lấy Nhẫn Nhục đoạn trừ sân khuể, lấy Tinh Tấn đoạn trừ giải đãi, lấy Thiền Ðịnh đoạn trừ tán loạn, lấy Trí Huệ đoạn trừ ngu si. Nếu có thể tuân theo sáu nguyên tắc này khi xử sự, đãi người, tiếp vật trong đời sống hằng ngày thì người đó là Bồ Tát. Bồ Tát khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác, nhất định phải tương ứng với những nguyên tắc này.

Phổ Hiền Thập Nguyện là đại hạnh viên mãn của Bồ Tát, trong kinh nói Bồ Tát không tu Phổ Hiền hạnh thì chẳng thể viên thành Phật đạo. Cốt tủy của Phổ Hiền hạnh là tâm lượng viên mãn, ‘tâm bao trùm thái hư, lượng gồm thâu các cõi nhiều như cát’ (tâm bao thái hư, lượng châu sa giới), đây là tâm lượng của Phổ Hiền Bồ Tát;

dùng tâm lượng to lớn này tu hết thảy thiện pháp là Phổ Hiền hạnh. Kinh Hoa Nghiêm quy nạp vô lượng hạnh môn của Phổ Hiền thành mười cương lãnh, tức là Phổ Hiền thập đại nguyện vương, mười điều này là tổng cương lãnh của Phổ Hiền hạnh. Mười điều này phải thuận theo thứ tự, chẳng thể thay đổi lộn xộn, thứ nhất là Lễ Kính Chư Phật, đây là căn bản của hạnh môn. Ðối với hết thảy người, sự, vật, tận hư không trọn khắp pháp giới hết thảy chúng sanh đều phải cung kính. Trong kinh nói: ‘Hết thảy chúng sanh đều là cha mẹ quá khứ, chư Phật vị lai’. Dùng tâm hiếu thuận cha mẹ để hiếu thuận hết thảy chúng sanh, dùng tâm tôn kính sư trưởng để tôn kính hết thảy chúng sanh, người này sẽ là Phổ Hiền Bồ Tát. Việc tu học này được gọi là Phổ Hiền hạnh. Ðây là cốt lõi của Phổ Hiền hạnh, là cội rễ của Phổ Hiền hạnh.

Dùng Lễ Kính làm cơ sở, điều thứ hai là Xưng Tán Như Lai. Cổ thánh tiền hiền dạy người ta dấu ác, bày thiện, đây là tu dưỡng đức hạnh của mình, và cũng vì xã hội an định, hy vọng mọi người đều nhìn thấy mặt tốt mà thôi. Phiền não tập khí của hết thảy chúng sanh đều chưa đoạn trừ, đều có mặt xấu ác, xấu ác thì chẳng cần phải nói đến, mặt tốt đẹp thì phải tận lực đi tuyên dương, làm cho hết thảy chúng sanh đều giác ngộ đến phải đoạn ác tu thiện. Nếu bạn tạo ác, người ta tha thứ cho bạn, một câu nói cũng chẳng nói đến, bạn sẽ sanh tâm xấu hổ; khi bạn làm một chút chuyện thiện, người khác biểu dương, khen ngợi bạn, đây là để cổ võ việc tu thiện. Cách dụng tâm này rất thiện, rất tốt.




Thứ ba là Quảng Tu Cúng Dường, hết thảy chúng sanh bất luận là trên phương diện vật chất hay tinh thần có thiếu thốn, nếu chúng ta có khả năng thì hãy tận tâm tận lực chủ động giúp đỡ, chẳng cần người ta lại cầu, đây là bố thí cúng dường. Từ Bồ Tát mà nói thì đây là bố thí, sự bố thí của Phổ Hiền Bồ Tát thì gọi là cúng dường. Phổ Hiền Bồ Tát coi hết thảy chúng sanh là cha mẹ quá khứ, chư Phật vị lai, vì vậy nên gọi là cúng dường, đây là sự tôn kính hết thảy chúng sanh đến cùng cực. Thứ tư là Sám Hối Nghiệp Chướng, đây là nói về sự tu hành của mình.

Trong Phổ Hiền thập nguyện vương mỗi một nguyện đều bao hàm hạnh môn viên mãn, nguyện nào cũng như vậy, hàm nhiếp lẫn nhau. Niệm Phật như vậy thì làm sao có việc niệm Phật chẳng đắc lực được? Niệm Phật như vậy thì làm sao chẳng vãng sanh được? Cho nên Phật dạy những nguyên lý, nguyên tắc này, chúng ta nhất định phải nắm chắc [và áp dụng vào] trong đời sống hằng ngày thì mới thật sự thành tựu cho mình, chẳng phụ kỳ vọng của chư Phật Như Lai đối với chúng ta.
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân