TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - 5 dấu hiệu báo động nguy cơ xuất huyết óc
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

5 dấu hiệu báo động nguy cơ xuất huyết óc

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9737

Bài gửiGửi: Mon May 13, 2024 11:23 pm    Tiêu đề: 5 dấu hiệu báo động nguy cơ xuất huyết óc

5 dấu hiệu báo động nguy cơ xuất huyết óc


Mặc dù mức sống ngày càng được cải thiện nhưng tỷ lệ mắc bệnh của con người cũng tăng lên đáng kể, đặc biệt, người cao niên thường là nhóm có nguy cơ cao mắc các bệnh mạn tính, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng. Tuy nhiên, những người trẻ tuổi cũng đang có khuynh hướng mắc nhiều bệnh vốn chỉ có ở người già.

Nếu mạch máu bị thu hẹp kèm theo độ nhớt máu tăng cao, thì huyết khối càng dễ hình thành. Đồng thời, lão hóa mạch máu cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và vỡ mạch máu, dẫn đến nguy cơ nhồi máu óc và xuất huyết óc cao hơn. Do đó, việc bảo vệ mạch máu là vô cùng quan trọng.

Xuất huyết óc là tình trạng chảy máu nội sọ do vỡ mạch máu óc, mà nguyên nhân phổ thông nhất là huyết áp tăng cao.

Xiaoyan 26 tuổi. Để giảm cân, cô về căn bản không ăn thịt, thay vào đó cô chỉ ưu tiên các món chay hoặc ngũ cốc nguyên hạt.

Thỉnh thoảng cô nấu một nồi cháo trứng bắc thảo để ăn trong ngày, ngoài ra còn ăn một ít súp khoai lang. Chỉ mất 2 tháng để thấy kết quả giảm cân.

Tuy nhiên, sau một thời gian, Xiaoyan bị đau đầu dữ dội và bất tỉnh khi đang nhảy dây. Mãi đến lúc tan sở về nhà, chồng cô mới phát giác và vội vàng đưa đến bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ phát giác cô bị xuất huyết óc và không may qua đời do khối lượng máu chảy quá lớn.

Sau thảm kịch, các bác sĩ đã tìm hiểu về cách ăn uống của Xiaoyan và phát giác ra rằng thói quen ăn uống mỗi ngày của cô có thể là nguyên nhân gây ra bệnh...


5 dấu hiệu báo động nguy cơ xuất huyết óc

-Giảm khả năng ngôn ngữ

Xuất huyết óc gây ra những ảnh hưởng rõ rệt, nhiều người giảm khả năng ngôn ngữ, nói năng lúng túng, đây cũng là một dấu hiệu báo động của bệnh. Để duy trì khả năng ngôn ngữ bình thường, não bộ cũng cần duy trì tác dụng tốt.

Nếu mạch máu óc bị vỡ và chảy máu ra ngoài, màng óc bị kích thích và tác dụng trung tâm thần kinh ngôn ngữ giảm xuống, thường sẽ có dấu hiệu suy giảm khả năng ngôn ngữ và không thể diễn đạt trôi chảy. Khi tình trạng này xuất hiện, cũng có nghĩa là bệnh đã xâm lấn, cần cảnh giác với xuất huyết óc.

-Nôn mửa

Khi xuất huyết óc xảy ra, áp lực nội sọ tăng cao có thể gây chóng mặt và kích thích màng óc. Nó thường gây ra triệu chứng nôn mửa.

Nếu bạn thường xuyên gặp tình trạng này trong thời gian ngắn mà không phải do bệnh đường tiêu hóa gây ra, bạn cần cảnh giác với nguy cơ xuất huyết óc.

-Thay đổi nhận thức

Hơn 50% bệnh nhân xuất huyết óc sẽ bị rối loạn ý thức ở các mức độ khác nhau, một số sẽ có biểu lộ buồn ngủ và hôn mê, một số ca nặng hơn sẽ bị lú lẫn hoặc bất tỉnh trong vài phút sau khi phát bệnh. Nói chung, biểu lộ điển hình nhất của xuất huyết óc là hôn mê.

Đây cũng là một chỉ số quan trọng khi bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh. Thông thường, rối loạn ý thức sẽ kèm theo các triệu chứng như tiểu không tự chủ và bí tiểu.

-Mờ Mắt

Nếu thị lực đột nhiên bị mờ, hoặc nhìn đôi, thì đây có thể là dấu hiệu báo động nguy cơ xuất huyết óc.

Tình trạng này có thể là do mạch máu óc bị vỡ, tăng áp lực lên dây thần kinh thị giác hoặc gây thiếu máu cục bộ.

-Liệt một bên người

Nhiều người gặp khó khăn khi vận động, không phải do tổn thương cơ hoặc khớp cục bộ, mà là dấu hiệu của xuất huyết óc.

Trong quá trình tăng áp lực nội sọ, não bộ bị rối loạn tác dụng, tác dụng trung tâm thần kinh kiểm soát vận động bị tổn thương, cũng sẽ khiến các chi của bệnh nhân có biểu lộ bất thường.

Sau khi bị liệt một bên người, dáng đi không vững, loạng choạng, tê bì ở các chi, đây đều là dấu hiệu của bệnh.


Hai loại bữa sáng không tốt cho mạch máu

-Cháo trứng bắc thảo

Cháo trứng bắc thảo nấu với thịt nạc là một món ăn sáng, nhưng nó lại không tốt cho mạch máu.

Trứng bắc thảo chứa kim loại nặng chì và hàm lượng cholesterol cao, ăn thường xuyên sẽ khiến mạch máu bị thu hẹp, làm tăng độ nhớt của máu và xơ vữa động mạch.

-Dầu cháo quẩy hoặc các loại bánh rán

Đây cũng là món ăn phổ thông, nhưng đối với người béo phì, ăn dầu cháo quẩy hoặc bánh rán tương đương với việc “tự làm tắc nghẽn mạch máu của chính mình”.

Đồ ăn nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng độ nhớt của máu, và lượng chất béo lớn sẽ dẫn đến tắc nghẽn mạch máu, làm trầm trọng thêm tình trạng xơ vữa động mạch.

Xuất huyết óc có tỷ lệ tử vong cao, cần làm 4 việc sau để phòng ngừa tỷ lệ tử vong


Cân bằng cảm xúc

Cảm xúc kích động có thể khiến huyết áp tăng cao, nhịp tim nhanh, thậm chí nghiêm trọng có thể làm vỡ mạch máu, dẫn đến xuất huyết óc. Do đó, đối với người cao niên, việc giữ cho tinh thần ổn định là vô cùng quan trọng.

Người cao niên và những người mắc các bệnh mạn tính như cao huyết áp cần bình tĩnh trong mọi việc, không nên quá vui hay quá buồn, cũng không nên quá kích động và tức giận.

-Điều chỉnh nhiệt độ cơ thể hợp lý

Thời tiết thay đổi có thể làm mạch máu co giãn tuỳ theo nhiệt độ bên ngoài. Ví dụ, khi trời lạnh, mạch máu sẽ co thắt, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và não bộ.

Do đó, những người cao niên có bệnh nền liên quan đến huyết áp cao, lượng đường trong máu cao và mỡ máu cao hoặc thể chất yếu kém cần chú ý đến thời tiết, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể hợp lý để bảo vệ mạch máu.

-Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục có nhiều ích lợi cho cơ thể, vừa giúp máu lưu thông tốt hơn, vừa tăng cường khả năng trao đổi vật chất, ngăn chặn sự lắng đọng của lipid trên thành mạch máu.

Ngoài ra, tập thể dục còn giúp cơ thể đốt cháy lượng mỡ thừa, giúp duy trì cân nặng hợp lý, vì vậy để phòng ngừa đột quỵ óc, cần tập thể dục thường xuyên.

Nên tập thể dục nhịp điệu có cường độ thấp đến trung bình, chẳng hạn như đi xe đạp hoặc chạy bộ, cố gắng tránh tập thể dục quá sức và lao động vất vả.

-Uống nước ấm vào buổi sáng và tối

Điều quan trọng nhất mà người cao niên cần lưu ý là uống nhiều nước. Khi cơ thể thiếu nước, máu sẽ nhớt hơn và lưu thông chậm lại, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và não bộ. Uống nước có thể giúp giảm độ nhớt của máu.

(theo Zhao Li)
Chấn Hưng


(*) Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất chia sẻ kiến thức, không có tác dụng thay thế lời khuyên của bác sĩ. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn nên đến bệnh viện kiểm soát và lắng nghe cố vấn của người có chuyên môn về sức khỏe.

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân