TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - 2 loại mập phì theo Đông y và phương pháp giảm cân cổ xưa
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

2 loại mập phì theo Đông y và phương pháp giảm cân cổ xưa

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9650

Bài gửiGửi: Tue Apr 16, 2024 11:45 pm    Tiêu đề: 2 loại mập phì theo Đông y và phương pháp giảm cân cổ xưa

2 loại mập phì theo Đông y và phương pháp giảm cân cổ xưa


Ngày nay, mọi người đều thừa nhận rằng mập phì có liên quan đến các bệnh tim mạch, tiểu đường loại 2 và một số bệnh ung thư. Vì vậy, giảm cân thành công có thể ngăn ngừa sự khởi phát của nhiều loại bệnh tật.

2 loại mập phì theo Đông y

Theo Đông y, cân nặng và mập phì không đồng nghĩa với nhau. Một số người thừa cân vì khung xương to hoặc bắp thịt phát triển tốt, đây không phải là mập phì, không cần thiết phải giảm cân, chỉ cần duy trì một vóc dáng khỏe mạnh và phương thức ăn uống lành mạnh là đủ.

Theo Đông y, mập phì có thể được phân thành hai loại:

    • Mập phì tích mỡ, gây ra do sự tích tụ quá nhiều chất béo trong cơ thể. Chất béo không chỉ hiện diện ở các mô dưới da mà còn tích tụ trên bề mặt các cơ quan nội tạng, tiềm ẩn nguy cơ có hại cho sức khỏe.

    • Mập phì tích nước, đặc trưng bởi tình trạng giữ nước quá mức dẫn đến toàn thân phù nề. Triệu chứng này cần được chăm sóc y tế.

Những người mắc chứng mập phì tích nước có biểu lộ là làn da nhợt nhạt, bắp thịt mềm và sưng tấy, đồng thời cân nặng ở các bộ phận trên cơ thể thay đổi theo thời gian. Ví dụ, buổi sáng khuôn mặt trông sưng húp hơn, buổi chiều bàn chân sưng tấy đến mức không thể đi giày được.

Những người này, mặc dù thường ăn không nhiều nhưng lại khó giảm cân. Ngoài ra, một số người còn có mùi cơ thể nồng nặc, đặc biệt là khi đổ mồ hôi. Họ thường cảm thấy cơ thể nặng nề, buồn ngủ và mệt mỏi quá mức, đồng thời có thể xuất hiện các triệu chứng như chàm, ngứa và tiết nhiều đờm, một số bệnh nhân nữ có triệu chứng tăng tiết dịch âm đạo.


Phương pháp tự kiểm soát phù. (Hình: The Epoch Times)


Cách khám phù do tích nước

Bạn có thể dùng ngón tay ấn vào vùng mắt cá chân. Nếu da chuyển sang màu trắng và không trở lại màu bình thường trong vòng 2 giây sau khi nhấc ngón tay lên thì có nghĩa là cơ thể đang tích nước.

Bạn cũng có thể dùng ngón tay ấn vào vùng xương ngay phía trên mắt cá chân. Sau khi ấn khoảng 1 phút, thả ngón tay ra, nếu da có vết lõm rõ ràng và vết lõm không nổi lên trong thời gian dài thì đó là dấu hiệu của phù nề do tích nước.

Liệu pháp bấm huyệt và ăn kiêng cho mập phì tích nước

Đông y cho rằng, nguyên nhân chính gây ra bệnh mập phì tích nước là do mất cân bằng của tỳ và vị, dẫn đến khí và huyết lưu thông kém. Theo Đông y, kinh mạch là các dòng năng lượng của cơ thể con người, có nhiệm vụ vận chuyển khí và huyết – những chất căn bản cấu tạo và duy trì sự sống của con người. Khí là năng lượng hay sức mạnh cấu tạo nên sự sống trong cơ thể và theo Đông y, tất cả các chất dinh dưỡng bổ sung cho cơ thể đều được gọi chung là huyết. Sự lưu thông của khí và huyết giúp duy trì sự cân bằng và ổn định của các mô và cơ quan khác nhau. Khi khí huyết trong cơ thể mất cân bằng hoặc thiếu hụt thì bệnh tật hoặc các tình trạng khác có thể xảy ra.

Tỳ được đề cập trong Đông y không chỉ đề cập đến lá lách mà còn tập trung nhiều hơn về khái niệm tác dụng. Ngoài tác dụng miễn dịch, lá lách còn đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu hóa, có tác dụng chuyển hóa các chất trong thức ăn thành khí, huyết, âm, dương, được hấp thụ và vận chuyển đến các cơ quan khắp cơ thể. Nếu tác dụng của lá lách yếu có thể làm gián đoạn quá trình chuyển hóa nước, dẫn đến việc giữ “ẩm ướt” trong cơ thể.

Để giải quyết tình trạng mập phì tích nước, điều cần thiết là vừa phải bổ tỳ vị đồng thời tiêu trừ ẩm ướt và giảm sưng tấy. Các phương pháp điển hình như sau:


Xoa bóp bấm huyệt Túc tam lý, Công tôn và Tam âm giao có thể tiêu trừ ẩm ướt và giúp giảm cân. (Hình: The Epoch Times)


1. Xoa bóp bấm huyệt Túc tam lý, Công tôn và Tam âm giao

    • Huyệt Túc tam lý: nằm ở mặt ngoài bắp chân, rộng khoảng bốn ngón tay phía dưới đầu gối ngoài. Xoa bóp bấm huyệt này có thể nâng cao sức khỏe lá lách và dạ dày, giúp tiêu đờm, ẩm ướt.

    • Huyệt Công tôn: nằm ở mặt trong của bàn chân, cách gốc ngón chân cái khoảng 1 inch (2.54cm). Xoa bóp bấm huyệt này có thể tiếp thêm sinh lực cho lá lách và dạ dày, lợi tiểu và giảm sưng tấy.

    • Huyệt Tam âm giao: nằm ở mặt trong của cẳng chân, cao hơn mắt cá chân trong khoảng 3 inch (7.62cm). Xoa bóp bấm huyệt này có thể điều hòa nội tiết.

Xoa bóp bấm huyệt luân phiên mỗi huyệt khoảng 30 lần, ít nhất mỗi ngày 1 lần. Nếu chân bị sưng tấy, có thể xoa bóp lại trong giờ nghỉ trưa.


Vỗ nhẹ vào huyệt Ngư tế trên cả hai tay có thể giúp lợi tiểu và tiêu trừ ẩm ướt. (Hình: The Epoch Times)


2. Vỗ nhẹ vào huyệt Ngư tế

Đông y sử dụng phương pháp bấm huyệt để kích thích lưu thông máu và giải độc bạch huyết, từ đó đạt được tác dụng khởi động khí và huyết cũng như thông bạch huyết. Các phương pháp điển hình như sau:

    • Vỗ nhẹ vào huyệt Ngư tế: Huyệt Ngư tế nằm ở gốc lòng bàn tay, bên dưới ngón tay cái. Dùng mu bàn tay của cả 2 tay đập nhẹ vào nhau, mỗi hiệp 50 lần.

    • Vỗ nhẹ vào hố trụ (phần rỗng của khuỷu tay): Dùng huyệt Ngư tế trên tay trái vỗ liên tục vào khuỷu tay phải 50 lần, sau đó chuyển sang tay phải vỗ nhẹ vào khuỷu tay trái thêm 50 lần.

    • Vỗ nhẹ vào đùi trong và bàn chân: Dùng lòng bàn tay (lòng bàn tay hơi cong), nhẹ nhàng vỗ vào mặt trong của cả hai đùi, từ trên xuống dưới dọc theo hướng kinh, mỗi chân 50 lần. Sau khi vỗ xong bên này thì chuyển sang đùi bên kia.


Tứ thần thang có thể bổ tỳ và dạ dày, dưỡng khí huyết, lợi tiểu, tiêu trừ ẩm ướt. (Hình: The Epoch Times)


3. Món ăn tiêu trừ khí ẩm

Ngoài bấm huyệt, liệu pháp ăn kiêng cũng có lợi cho bệnh mập phì tích nước. Đông y khuyến cáo các biện pháp ăn kiêng như nước hạt ý dĩ, Tứ thần thang, súp đậu đỏ, súp bí đao và gừng, trà đen với gừng.

    • Nước hạt ý dĩ: Rửa sạch hạt ý dĩ, cho vào nồi, đun sôi rồi đun nhỏ lửa khoảng 30 phút cho đến khi mềm và chín kỹ.

    • Tứ thần thang: Tứ thần thang có thể bồi bổ tỳ vị, dưỡng khí huyết, tiêu trừ ẩm ướt, đặc biệt khi kết hợp với hạt ý dĩ. Rửa sạch 30 gram hạt Ý dĩ, 25 gram Phục linh, 60 gram Khiếm thực, 30 gram Hoài sơn và 60 gram hạt sen, cho vào nồi, thêm 1,500ml nước, đun sôi, sau đó giảm lửa nhỏ đun trong khoảng 40 phút.

    • Canh bí đao gừng: Bí đao là thực phẩm có tính mát, gừng là thực phẩm có tính ấm, kết hợp cả hai có thể đạt được tác dụng cân bằng âm dương. Bí đao gọt vỏ, bỏ hạt, rồi cắt thành từng miếng nhỏ, gừng thái sợi mỏng, cho vào nồi, thêm nước, đun sôi rồi giảm nhỏ lửa, đun khoảng 15 phút cho đến khi bí đao mềm.

    • Trà đen gừng: Thái gừng thành sợi mỏng, cho vào ly, thêm túi trà đen hoặc lá trà đen vào, thêm một chút cam thảo giúp lợi tiểu và giảm sưng tấy, hãm với nước sôi khoảng 5 phút.

Phương thức hạn chế ăn uống đối với mập phì tích mỡ

Tiến sĩ Shuzo Sato, bác sĩ giải phẫu thần kinh ở Nhật Bản, đã bỏ 1 bữa mỗi tuần và ăn uống bình thường trong thời gian còn lại. Sau một năm rưỡi thực hiện, ông đã giảm thành công khoảng 60 pound (27kg). Hơn nữa, trong 12 năm tiếp theo, cân nặng của ông vẫn bình thường và không hề tăng trở lại.

Cơ thể sản xuất ra một loại hormone gọi là leptin khi ăn no, loại hormone này kích thích trung tâm cảm giác no ở vùng dưới đồi, báo hiệu cho bạn nên ngừng ăn. Nhưng nếu bạn hình thành thói quen muốn ăn ngay khi nhìn thấy đồ ăn hấp dẫn, trung tâm cảm giác no sẽ trở nên kém nhạy cảm hơn và sẽ khó gửi tín hiệu rằng bạn đã no hay chưa. Tuy nhiên, nếu bạn có thể chịu đựng được việc bỏ bữa và phát triển thói quen giảm một bữa mỗi tuần, cảm giác đói sẽ khởi động lại trung tâm cảm giác no của óc, cho phép bạn kiểm soát cơn thèm ăn một cách tự nhiên để đạt được cân nặng lý tưởng.

Một nghiên cứu năm 2022 được công bố trên Tập san Frontiers in Nutrition (Lĩnh vực Dinh dưỡng) cho thấy việc hạn chế lượng calories ăn vào có thể làm giảm nồng độ leptin trong cơ thể, từ đó ngăn vùng dưới đồi hoạt động sai tác dụng trong cơ chế tiếp nhận leptin. Ngoài ra, lý do khiến người mập phì thường khó cảm thấy no là vì vùng dưới đồi bị viêm, dẫn đến các đường dẫn truyền tế bào thần kinh liên quan đến cảm giác no bị tắc nghẽn. Nhịn ăn có thể làm giảm viêm vùng dưới đồi.

Nếu bạn thấy hai phương pháp này phù hợp với mình thì nên thử và kiên trì áp dụng có thể sẽ thu được kết quả bất ngờ.

(theo Hồ Nãi Văn)
Khánh Nam biên dịch

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân