TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Trang Văn, Thơ, Nhạc "SAO KHUÊ"
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Trang Văn, Thơ, Nhạc "SAO KHUÊ"
Chuyển đến trang Trang trước  1, 2
 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tuyển chọn THƠ của MAI THỌ
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Sun Apr 16, 2023 2:59 am    Tiêu đề: QUÊ HƯƠNG


QUÊ HƯƠNG

Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa
"Trường Đại Học Dược Khoa Sài Gòn trước 1975"


QUÊ HƯƠNG

Ta lang thang lìa gốc lìa cành

Lìa sông lìa biển hoá thành củi khô

Nhớ chi cái thuở còn thơ

Nhớ chi cái nét bơ vơ dậy thì

Ngày ta cất bước chân di

Là đem giấu kỹ những gì ngàn năm

Quê hương như sợi tơ tằm

Dẫu lìa ngó ý vẫn nằm trong tim

DS Sao Khuê

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Wed Apr 26, 2023 12:02 am    Tiêu đề: Tháng Tư Một Chín Bảy Lăm


Tháng Tư Một Chín Bảy Lăm

Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


Tháng Tư Một Chín Bảy Lăm

Sao Khuê

Em hỏi chị:

Tháng tư về chị có buồn không?

Riêng em,

lòng chợt thấy bâng khuâng khó tả!

Tháng tư năm đó,

Họ vào sao vội vã

Dân quân mình chưa đánh đã tan hàng

Kể sao cho siết những nỗi bàng hoàng:

Lệnh rút quân ban hành ra vội vã..

Khiến dân và quân tơi tả từng đàn

Tầm tã dưới đạn rơi,

Thây người vương vãi khắp nơi,

Nằm rải rác theo rừng xanh biển cả...

Thế rồi từ các ngả,

Họ tiến đến Sàigòn

Mỹ đang bỏ chạy,

Tiếng trực thăng vần vũ trên đầu,

Mỹ kéo nhau về nước...

Còn dân mình, biết chạy đi đâu?

Người ra bến Bạch Đằng,

Kẻ vào toà Đại sứ,

Kẻ đi tìm thuyền nhỏ Khánh Hội, kho Năm...

Mọi người ùn ùn bỏ chạy

Bỏ của chạy lấy người

Chạy! Chạy! Chạy!

Ra biển... ra biển..đi.. chạy đi

Hãy tìm đường ra biển

Dân mình chạy như những người điên...

Có người bảo: Ở yên!

rồi sẽ đâu vào đấy

quân ta sẽ thu hồi như Tết Mậu Thân...

Nhưng chúng ta lầm!

Chúng ta đã lầm:

Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng.

Nước mất? Mất rồi sao?

Mất thật rồi sao?

Ô kìa, ta mất nước hay sao?

Hay chỉ là giấc chiêm bao?

Lẽ nào? Lẽ nào? Có lẽ nào ta thua trận?

Có lẽ nào thua trận hay sao...

Thua trận thật sao?

Coi kìa! Coi kìa!

Họ tiến vào như lũ rận

Quần áo bèo nhèo

Nón tai bèo

Chân dép râu

Mặt non choẹt

Như một lũ mán về thành

Trời ơi! Sao nỡ đành

Sao nỡ đành

Để nước mất về tay những người như thế?

Đài phát thanh, tiếng gì kêu the thé

Tiếng Tầu, tiếng Mọi? Tiếng An Nam?

Chẳng hiểu cô ta nói gì?

Tiếng nhạc cũng rất kỳ

Chỉ có một bài nghe được

“Nối vòng tay lớn” đệm tiếng guitare

Hừ! Không còn chối cãi!

...

Mọi người hớt hải:

Trước quốc hội, vị sĩ quan già tuẫn tiết

Cầu xa lộ, anh lính trẻ tự xiết cò vào trán

...

Vung vãi khắp nẻo đường

Quần áo lính

Quần áo của tàn binh

Của lính mình

Nay thua trận, thành hàng binh.

Bị lùa vào trại

Họ bảo là học tập

Nhưng hơn cả tù đầy

Và không có ngày ra

...

Hùa theo lũ mán vào thành

Những kẻ ba mươi, chỉ điểm

trong bọc chui ra

ba hoa,

mù lòa cuồng dại

Băng đỏ trên tay, hách xì xằng phách lối

Làm càn làm đại

...

Màu đỏ, màu máu khắp nơi

Băng đờ rôn màu đỏ

Bảng hiệu, cửa hàng

Từ lúc họ vào

cũng vội vàng sơn đỏ

Đỏ, đỏ, đỏ, cờ đỏ, máu đỏ

...

Tư sản mại bản

Họ đánh cho tiêu tán

Rồi tư sản dân tộc

Mà nhiều người trước kia từng nuôi Việt Cộng

Cũng bị giộng cho tiêu tùng

Họ đánh theo chỉ tiêu

Nên xóm nghèo có hai ba hàng tạp hoá

Cũng bị xoá sổ

Tịch thu nhà, xô đi kinh tế mới

Họ đào đào xới xới

Để tìm vàng

...

Ngụy quân, ngụy quyền

Mau đi trình diện

Hành trang 1 tuần hay 1 tháng

Nhưng... nhưng...

Chẳng thấy tha về

Văn nghệ sĩ dẫu đã đầu hàng

Vẫn bị lùng bắt và bỏ tù, tra tấn

Phan đăng Lưu, khám Chí Hòa

Vào là chẳng biết ngày ra...

Em, là cô giáo, em xin đi dạy học

Học chính trị! Mọi người phải học chính trị!

Ba dòng thác cách mạng

Là quái quỷ gì đây?

Đảng ủy hay đảng “quỷ”

Người miền Nam chỉ có một âm

Ủy hay Quỷ, cũng là một thứ

Quận “quỷ”, thành “quỷ”

Chung quanh toàn quỷ đỏ

Dạy mình điều quái quỷ

Mọi người nghe, “tiếp thu”

Làm “Thâu hoạch”

Rồi “phê bình”, “tự kiểm”

Mình rình người ta

Người ta rình mình

Chúng bầy ra, kiểm tra

Cả suy nghĩ người ta

Học trò thì vẫn như ma

“Phản động”, sửa lời ca

Sửa cả khẩu hiệu người ta

Nhà nước quản lý nhân dân,

Làm chủ tập thể!

Sự nghiệp của “bác Hồ vĩ đại”

“Sống mãi trong quần chúng ta”

Ha ha ha

Đến tên đường phố, dân cũng không tha

Từ khi con đường mang tên mới:

“Nam kỳ khởi nghĩa” tiêu “Công Lý”

“Đồng Khởi” lên rồi mất “Tự Do”

Họ gây xáo trộn liên miên

Họp tổ, lao động, đổi tiền

Không để dân yên

Ngày 6 tháng 6, 1975

Chính phủ cách mạng lâm thời

Ra lệnh năm trăm đổi lấy một đồng

Mỗi “hộ” hai trăm

Mỗi gia đình có tờ hộ khẩu

Để mua nhu yếu phẩm

Nửa ký thịt bầy nhầy bạc nhạc

Cho cả tháng...

Chủ nghĩa xã hội CNXH

Là cả nước xếp hàng

Xã hội chủ nghĩa XHCN

Là xuống hố cả nước

Ăn gạo mục khoai hà

Ba bước nhảy vọt

Mặt trận giải phóng

Cách mạng lâm thời

Đi chỗ khác chơi

Bây giờ mới thật tơi bời

Bây giờ mới thật tả tơi

Ôi, ba mươi tháng tư

Cả nước vào tù

Chị ơi!

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Thu Apr 27, 2023 2:41 am    Tiêu đề: VÀO NAM - Sao Khuê

Vào Nam-Tác giả Sao Khuê-Tập 1/2-Tiểu Mai diễn đọc





VÀO NAM - Tác giả Sao Khuê - Tập 2/2 - Tiểu Mai diễn đọc


Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Tue May 02, 2023 12:54 am    Tiêu đề: NƯỚC MẮT VÀ NHỮNG VẾT THƯƠNG


NƯỚC MẮT VÀ NHỮNG VẾT THƯƠNG


NƯỚC MẮT VÀ NHỮNG VẾT THƯƠNG

(Sao Khuê sưu tầm)

(Mực để mình viết nên những dòng chữ dưới đây là nước mắt chảy ra tự nhiên như từ những dòng suối nhỏ)

*****

Những năm sau 75.Chiến tranh chấm dứt, tiếng súng tạm yên, nhưng một cuộc chiến khác lại bùng lên, đau đớn hơn, ngấm ngầm hơn, phẳng lặng hơn, đó là cuộc chiến trong lòng người cùng một nước... Giữa những người "chiến thắng" và những người "thất cơ lỡ vận"... Một thanh niên mới lớn như tôi ít khi được va chạm với súng đạn nhưng trong cái giai đoạn giao thời ấy lại trở thành bác sĩ để bị dằn vặt và va chạm với nỗi đau trong cuộc chiến ngấm ngầm của hai giòng người kể trên...

Làn sóng di dân ồ ạt từ các tỉnh và thành phố lên các vùng cao, vùng rừng núi trong cái chủ trương và phong trào gọi là đi "KinhTế Mới" đưa những người "thất bại - thất nghiệp" và gia đình của họ đi phá núi phá rừng để khai khẩn đất hoang, trong đó có nhiều người dân xứ Huế lên Đăk Lăk và sau này lập thành 3 xã giống như ở chính quê hương họ, đó là Phú Xuân, Phú Lộc, Tam Giang...

Những vùng đất này nguyên là những vùng rừng núi nguyên thủy với nhiều thú dữ, cây rừng và sông suối... là vùng mà muỗi rừng Anophele hoạt động mạnh gây nên dịch bệnh sốt rét chết người thảm khốc hàng loạt, cách nơi tôi đang công tác chừng 15-30km, nhưng đường đi rất khó, chỉ là đường rừng mới mở hoặc phải qua suối, qua đồi...phương tiện đi lại phần đông của dân là đi bộ hay gồng gánh nhau bằng võng khi có người đau ốm...

Dân đi kinh tế mới ở đây đa phần là dân thành phố, không phải là nông dân chính hiệu cho nên trong những năm đầu mới vào họ không quen công việc nhà nông cộng với dịch bệnh hoành hoành, họ bị lâm vào tình cảnh đói rách khổ sở và chết chóc.

Xen lẫn hay trên đường từ họ ra nơi tôi ở có những buôn làng hay xã của người dân tộc ở, dân ở những nơi này tương đối ổn định cuộc sống và có đất trồng lúa và hoa màu đã khai thác lâu dài.

Có một chiều, trên một cánh đồng lúa chín vàng những người đồng bào dân tộc vừa gặt xongkhoảng một nửa diện tích thì có một toán người Kinh đi kinh tế mới đi theo sau để mót những hạt lúa còn sót lại rơi vãi. Nhưng trong ý những người đang gặt họ chưa cho mót và họ nghĩ là những kia ăn cắp của họ,vì thế họ đuổi đánh toán người kia, đa phần chạy được thoát, duy có một thanh niên bị vấp phải một gốc cây té ngã, những người dân tộc chạy đến vung xà gạc lên (một công cụ làm nông của người dân tộc khá sắc bén và có cán khá dài) và chém thẳng vào cổ anh này, cũng may là do phản xạ tự vệ tự nhiên nên anh quay đầu lại nhìn để tránh thì cái xà gạc này chém thẳng vào một bên mặt làm rách và lóc luôn một mảng da và phần mềm lớn kéo dài từ phía trên xương gò má bên trái vòng theo hình Parabol mở xuống sát bờ mũi và sát mang tai bên cạnh vành tai bên trái cho đến tận phần da dưới hàm bên trên cổ. Miếng da và các mô dưới da này to bằng lòng bàn tay và treo lủng lẳng xuống dưới cổ và máu ra đầm đìa đầy mặt và cổ ngực. Những người kia tưởng là anh thanh niên này đã chết nên bỏ đi... số người đi mót lúa quay lại và đưa anh này đi cấp cứu tại trạm y tế xã. Trạm y tế xã đã cho băng tạm và viết giấy giới thiệu chuyển ra cho bệnh viện mà tôi đang công tác vào một đêm tối trời. Khi đoàn người gồng gánh bệnh nhân này bằng võng đi bộ cách nơi có tôi hơn 20 km đường rừng và đường đất. Khi đoàn võng này đi qua một xã trên đường thì bị các du kích người dân tộc chặn lại và lấy giấy giới thiệu giaocho chủ tịch xã, chủ tịch xã phê vào giấy giới thiệu: "đề nghị bệnh viện không chữa cho ông này vì ông đã trộm lúa của dân" và ký tên đóng dấu của UBND xã.

Nhọc nhằn đoàn võng cũng ra đến bệnh viện. Bệnh viện trưởng nhận giấy và có dấu phê của Xã đã bảo tôi: - BS xem không nên chữa cho anh này, người ta đã yêu cầu như thế rồi! Tôi không xem những lời dặn dò của ông ấy là quan trọng. Tôi mở vết thương của anh ra xem và nghe những người đi theo kể lại, anh gần như đã ngất đi vì quá đau đớn và mất máu nhiều. Khuôn mặt của anh đã biến dạng như trong một phim có vai ma quỷ, ai nhát gan mà thấy chắc phải ngất xỉu ngay. Nghe hoàn cảnh bi đát đói khổ của anh phải đi mót lúa kiếm sống lại bị người ta chém như thế! Thật thấy thương dân mình, họ đâu có đến nổi phải bị đối xử cay nghiệt như thế? Thương cho anh, thương những người bạn và bà con nhọc nhằn gồng gánh anh ra, thương cho quê hương Huế nghèo của tôi... Xúc động làm nước mắt tôi rơi không biết từ khi nào, rơi xuống thấm ướt cả vết thương của anh mà tôi đang lo hàn gắn đây! Cô y tá cười bảo:

- Bác sĩ mà cũng khóc à! Em tưởng bác sĩ khi nào cũng cứng rắn & lạnh lắm chứ!

Tôi đã vận dụng tất cả kỹ năng và sự tinh tế của tôi kết hợp với các loại thiết bị nhất là các loại kim chỉ rất nhỏ và mỏng manh (may là thời đó còn sót lại các loại chỉ nhỏ của bệnh xá quân dân y chế độ trước để lại như catgut chromic, silk 5.O-8.O... có gắn kim liền chỉ... nên tôi đã dành gần 2 tiếng đồng hồ để tái tạo lại khuôn mặt cho anh gần như hoàn hảo...

Phải chăng nước mắt của tôi hòa quyện với máu của người bệnh để cho tôi một cảm giác rằng vết thương lòng của tôi và của anh là một để tôi đủ tỉnh táo mà lo cho người ấy cũng như lo cho niềm đau của riêng tôi?

... Sáng hôm sau, do áp lực là "không được cứu chữa cho anh này" nên tôi phải chuyển anh lên tuyến trên. BV Tỉnh lại chuyển anh vào Bệnh Viện Chợ Rẫy TPHCM mà không can thiệp gì thêm.. Bệnh này đi vào quên lãng...

... Hơn một năm sau, một buổi chiều, sau khi mới loay hoay xong với một bệnh nhân, tôi thấy có một người đàn ông trung niên ăn mặc lịch sự, dong dỏng cao, da trắng, khá bảnh trai... tiến lại gần tôi và nói:

- Bác sĩ ơi! Bác sĩ có nhớ em không? Tôi nhìn kỹ người ấy ngờ ngợ và lắc đầu! Người ấy liền bảo:

- Dạ, em là người hôm xưa bác sĩ đã cứu. Em bị vết thương lớn ở mặt và tối đó BS đã khâu lại cho em. Em được chuyển vào BV Chợ Rẫy, được gặp giáo sư bác sĩ Trần Ngọc Ninh, GS Ninh đã khen ai mà khâu vết thương cho em đẹp thế, và hầu như không để lại vết sẹo nào thấy rõ... Chỉ có cái ống dẫn nước bọt (ống Stenon) là bị đứt ngang thì GS Ninh cũng đã cố gắng khâu lại nhưng không thành công vì trong nước bọt có chất tiêu hủy đạm (proteolytic enzymes) nên bây giờ em phải có một miếng gạc nhỏ dán dưới hàm để cho nước bọt thấm vào đó..Em chỉ đến đây với mục đích gặp lại bác sĩ để cảm ơn bác sĩ đã cứu mạng em... Em bây giờ đã bỏ vùng kinh tế mới để đi nơi khác sinh sống rồi.

... Thật sự, tôi không nhớ nổi, không tưởng tượng được người thanh niên mặt đầy máu, biến dạng kinh khủng như đóng vai quỷ ám trong truyện cổ tích lại có thể trở lại thành một con người hoàn toàn khác như thế... đẹp trai như thế, lịch sự như thế...

Nước mắt của tôi thật không phí chút nào, nước mắt của yêu thương có thể chữa lành được mọi vết thương kể cả những vết thương lòng?

Thật kỳ diệu...

NQN

Lệ chan với máu viết thành câu!

Trời xanh nghiệt ngã gieo chi sầu...

Tay trắng hồn đau tim nức nở..

Liệu tình..hàn được vết thương khâu?

NQN

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Fri Jun 30, 2023 6:53 pm    Tiêu đề: Không Tiếng Nước Xao


không tiếng nước xao

Ảnh minh họa


không tiếng nước xao

(Sao Khuê sưu tầm)

Có một vị thiền sư, một hôm ông gửi thư mời những thân hữu và các thiền sinh đến xem ông biểu diễn về môn thiền bắn cung (zen archery).

Hôm ấy là một ngày thật đẹp, ông tổ chức buổi biểu diễn ngoài trời. Tấm bia được đặt ở phía cuối một sân cỏ rộng dài, và phía bên kia là biển. Chuông trống nổi lên, vị thiền sư bước ra sân, ông dừng lại cầu nguyện trước một bàn thờ nhỏ.

Ông quay sang cúi chào mọi người, rồi trang trọng mặc vào một chiếc áo lụa màu trắng. Vị thiền sư mở một chiếc hộp đen dài và lấy ra một chiếc cung, bình thản điều chỉnh lại độ căng của dây cung. Sau đó, ông ngồi xuống trong tư thế thiền, để cây cung trên đùi mình, và nhắm mắt lại. Mọi người đều im lặng cùng ngồi thiền với ông.

Sau một thời gian dường như thật lâu, vị thiền sư từ từ đứng dậy. Ông thận trọng chọn một mũi tên. Mọi người hồi hộp ngồi yên! Ông đứng giữa sân cỏ và xa xa là một tấm bia lớn, phía sau là một vùng biển rộng. Một lúc sau, dường như rất lâu, ông giương cung lên nhắm về hướng tấm bia. Mọi người nín thở chờ đợi.

Vị thiền sư từ từ hướng cung lên bầu trời cao và buông dây. Mũi tên rời dây cung lao thẳng vào một bầu trời trong vắt, bên trên tấm bia, nó bay thật xa và rồi rơi vào đại dương xanh biếc phía sau. Ông đứng nhìn và mỉm cười hài lòng, như là mũi tên mình đã thành công đạt đến mục tiêu. Ông bình thản, từ tốn, đặt cây cung trở lại vào chiếc hộp dài. Ông quay sang cúi chào mọi người, và buổi lễ chấm dứt.


Ảnh minh họa


Mục tiêu ở mọi nơi.

Tại sao vị thiền sư không nhắm mũi tên về hướng tấm bia mà lại hướng lên bầu trời? Mục tiêu của ông là một đại dương mênh mông? Có lẽ ý của ông muốn nói rằng, trong thiền tập, mục tiêu của ta có mặt khắp mọi nơi, chứ không phải chỉ là ở một nơi duy nhất nào!

The target is everywhere! Cái mục tiêu mà ta đang nhắm tới, thật ra chúng cũng đang có mặt ngay trong giây phút này và nơi đây, trong bất cứ một hoàn cảnh hay tình trạng nào mà ta đang có mặt, chứ không thể là một nơi nào khác.

Tôi đơn giản hiểu rằng vị thiền sư ấy muốn nhắc nhở rằng, sự thực tập của ta có mặt trong mỗi việc mình đang làm, trong mỗi bước chân mình đi, trong mỗi hơi thở, hay bất cứ cảm xúc nào đang có mặt. Nó thênh thang như bầu trời, mênh mông như biển lớn.

Tôi thấy mũi tên của vị thiền sư ấy nhiệm mầu lắm, nó phá tung được cái ảo tưởng của ta về một mục tiêu nào đó. Tất cả nơi nào mình đi cũng là nơi mình đang đến. Ta không cần có một mục tiêu, hay chờ đợi một sự thành đạt nào khác. Nó là bất cứ những gì đang có mặt với ta, bây giờ và ở đây. Chỉ đơn giản có vậy!

Không tiếng nước xao!

Không có một nơi nào để đến và ta cũng sẽ không về đến một nơi nào. Ở đây có bước chân, có những cảm thọ, có gió và lá, có trời và mây, có tiếng chim hót và nắng ấm. Và thật ra, chúng ta có cần phải về, phải tới một nơi nào đó không, vì thực tại thì không bao giờ có một khuôn mẩu nhât định nào hết.


Ảnh minh họa


Nhà thơ Ryokan, ông cũng là một tu sĩ Phật giáo, có viết bài hài cú:

araike ya

kawazu tobikomu

oto mo nashi

Ao mới

Con ếch nhảy vào

Không tiếng nước xao.

Bài hài cú của Ryokan khiến ta nhớ đến bài thơ kinh điển của Basho, về một ao cỗ, con ếch và tiếng nước xao! Nhưng chúng ta đâu cần phải theo một khuôn mẩu cố định nào đâu bạn hả. Hãy mở rộng lòng mình ra mà lắng nghe âm thanh của mũi tên kia rơi vào một đại dương xanh biếc. Chiếc ao kia bao giờ cũng vẫn mới tinh, mặt nước vẫn chưa bao giờ lao xao...

Minh Tánh Nguyễn Duy Nhiên

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Fri Sep 01, 2023 5:25 pm    Tiêu đề: Thu Bắc Xuân Nam


Thu Bắc Xuân Nam

Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


Thu Bắc Xuân Nam

Người từ mùa Thu

Về với mùa Xuân

Tôi muốn hỏi thầm

Nhiều điều chưa biết

Mây có bay đầy

Trời chiều nay trống

Ở chốn kia màu

Như ở nơi đây

Người từ mùa Thu

Về với mùa Xuân

Gió có làm lay

Muôn lá trên cành

Nơi đây nắng sớm

Mây hòa trong gió

Xin gởi lên người

Chút ấm mùa Xuân

Thu đến Thu đi

Nhẹ nhàng êm ái

Xuân hồi Xuân tái

Ngời biếc lá xanh

Xuân ở phương Nam

Lá tươi màu thắm

Trời Thu đất Bắc

Vàng ngập lối về

Người từ mùa Thu

Về với mùa Xuân

Mây chẳng bay cùng

Tận về nơi ngóng

Tôi ước muốn thầm

Thu Bắc Xuân Nam

Sao hai mùa chẳng

Làm một thôi là

Mai Tuyết Ánh


Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


Thu Bắc Xuân Nam

(Cảm tác)

Bên này thu tới, đó sang xuân

Vàng đây xanh đó, lá thay mầu

Hai kẻ hai đầu, Nam với Bắc

Ngày đây đêm đó, vợi vời trông

Sao Khuê

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Sun Sep 17, 2023 6:52 pm    Tiêu đề: "NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG TÔI YÊU"

"NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG TÔI YÊU"
Bác sĩ Nguyễn Thanh Minh
(Sao Khuê chuyển)

Cô ấy chẳng có vẻ đẹp ngoại hình. Tuy còn trẻ nhưng thân hình quá khổ, làn da đen đúa, người luôn nhễ nhại mồ hôi. Mỗi lần đi qua đám con nít hay đàn ông vô duyên, cô ấy cố đi nhanh và cúi gầm mặt xuống vì xấu hổ trước những lời trêu chọc độc ác và tiếng cười nham nhở.

Một lần, khi bệnh viện đổi trang phục của điều dưỡng từ mặc áo blouse và quần dài trắng thành mặc váy, thì cô xin gặp tôi, với đôi mắt lệ lưng tròng:
“Xin bác Minh cho phép em không đổi trang phục vì chị em khác mặc váy sẽ đẹp lên nhưng em mặc sẽ thấy gớm lắm. Mọi người sẽ trêu em có hai cột đình đen đúa, thì làm sao em dám đi làm”
Quả thật vậy! Tôi đồng ý sẽ xin đặc ân cho cô...

Vậy vì sao cô ấy đáng yêu đối với tôi ?
Trong những ngày tháng tôi còn cầm dao mổ, làm trưởng phiên trực Ngoại khoa, đã có một lần tôi nhìn ra nét đẹp ấy. Trong một phiên trực đêm có khá nhiều bệnh mổ và bệnh sau mổ ở phòng hồi sức Ngoại, sau ca mổ cấp cứu cuối cùng đã quá nửa đêm, tôi rời phòng mổ sang phòng hồi sức xem lại bệnh nhân trước khi đi ngủ. Điều dưỡng trưởng phiên trực báo với tôi, có một bệnh nhân nặng không tự thở được. Các em đã thay phiên nhau bóp bóng (ngày ấy không có máy thở) giúp thở nhưng cứ ngưng thì bệnh vẫn không tự thở được và như thế đã mấy giờ rồi. Bệnh nhân khác hiện còn rất đông nên các em xin ý kiến tôi và tôi quyết định ngưng bóp bóng vì chẳng còn hy vọng. Tôi kiểm tra lại và cũng đồng ý cho ngưng bóp bóng. Bất ngờ cô ấy xuất hiện và nói:
“Bác Minh ơi, em trực phiên trước và tình nguyện không ra trực, bác cho phép em ngồi bóp bóng tiếp cho bệnh nhân đến khi nào em hết sức”.
Dù không tin rằng việc ấy có ích nhưng tôi đồng ý để cho em làm và tôi đi ngủ...

Sáng sớm hôm sau, tôi xuống phòng hồi sức xem lại bệnh nhân. Điều dưỡng trực chạy đến vui mừng báo tin cho tôi biết bệnh nhân ấy còn sống, đã tự thở được.
“Thế còn điều dưỡng Thủy đâu rồi để tôi thưởng?”
“Dạ chị Thủy mới ra về sau khi bệnh nhân đã ổn hơn.”

Phép lạ đã xảy ra đêm qua, ngay trong phòng hồi sức này, từ đôi tay to tướng và đen đúa ấy. Phép lạ không đến từ khối óc đầy logic lạnh lùng của tôi mà từ trái tim cao đẹp, nồng ấm yêu thương ẩn trong thân hình thô kệch, xấu xí. Từ đó tôi thấy được nét đẹp trong tâm hồn cô ấy, một nét đẹp sáng ngời trong một thân xác đen đúa, xấu xí.

...Nhiều năm đã trôi qua…

Gần đây, trong một lần có việc vào lại bệnh viện, tôi tình cờ gặp lại cô Thủy không phải trong đồng phục màu trắng ngày nào mà trong quần áo đời thường, vá víu, tay xách nách mang những bịch bánh trái.
– “Em không còn làm điều dưỡng nữa bác Minh ơi, yếu rồi, bệnh tật hoài, một thân một mình, em ráng buôn bán lặt vặt sống qua ngày. May nhờ các anh bảo vệ thông cảm nên mới được vào khoa bán. Còn bác Minh, bác có khỏe không?”

Thủy có đến gặp tôi lần cuối cách nay hơn một năm. Tôi mời Thủy đến nhận một số tiền do một người bạn tôi ở nước ngoài gởi về cho Thủy sau khi đọc bài viết này của tôi trên Facebook. Lúc này bệnh đã nặng và Thủy mất không lâu sau đó…
Mắt tôi bỗng nhòa đi. Buồn cho một số phận. Sống tốt không có nghĩa sẽ nhận được những điều tốt trong cuộc đời này.
Sống tốt chỉ để làm theo tiếng nói của trái tim nhân ái, thiện lành.
Thế thôi...

Bài này được Bs Minh viết nhân kỷ niệm ngày Điều Dưỡng Thế Giới 12/5.

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Mon Mar 25, 2024 11:53 am    Tiêu đề: Tháng Tư Nhớ Quê - DÒNG SÔNG


30 Tháng Tư Nhớ Quê

Cầu Hiền Lương - Sông Bến Hải


30 Tháng Tư Nhớ Quê

DÒNG SÔNG

Đã quyết ra đi chẳng trở về

Quê nhà, chỉ cách biển bên kia

Mà sao cũng giống bao năm trước

Bến Hải dòng sông lỡ hẹn thể.

Một sớm chào nhau giá lạnh sương

Mang theo kỷ niệm ngày thân thương

Thời gian như nước trôi, trôi mãi

Mái tranh, khói tỏa, chiều vấn vương.

Sống ở quê người mấy mươi xuân

Tình quê, tình nước dẫu nguội dần

Lòng vẫn chạnh lòng, niềm đau cũ

Tháng bốn ba mươi lúc tàn quân...

Giống như cô lái lúc theo chồng

Ấp ủ trong lòng bóng tình quân...

Tháng tư, cứ gần ngày cuối tháng

Chợt nhớ quê nhà, nhớ dòng sông...

Sao Khuê


Chuyến Đò Vĩ Tuyến - Lam Phương - Hoàng Oanh



Chuyến Đò Vĩ Tuyến | Nhạc sĩ: Lam Phương | Hoàng Oanh | ASIA 12

Lời Bài Hát

Đêm nay trăng sáng quá anh ơi

Sao ta lìa cách bởi dòng sông bạc hai màu

Lênh đênh trên sóng nước mông mênh

Bao đêm lạnh lẽo em chờ mong gặp bóng chàng.

Vượt rừng vượt núi đến đầu làng

Đò em trong đêm thâu sẽ đưa chàng sang vĩ tuyến

Phương Nam ta sống trong thanh bình

Tình ngát hương nồng thắm

Bên lúa vàng ngào ngạt dâng.

Ơ ai hò Dòng sông mơ màng và đẹp lắm

Anh ơi ai nỡ chia đôi bờ

Để tình ta ngày tháng phải mong chờ.

Hò hớ hò hơ

Em và cùng anh xây một nhịp cầu

Để mai đây quân Nam về Thăng Long

Đem thanh bình sưởi ấm muôn lòng.

Sương khuya rơi thấm ướt đôi mi

Tim em lạnh lẽo như chiều đông ngoài biên thùy

Ai gieo chi khúc hát lâm ly

Như khơi niềm nhớ cuộc từ ly lòng não nùng.

Bùi ngùi nhìn cách xa ngàn trùng

Giờ đây em điêu linh nơi quê nhà đang chìm đắm

Bao đêm thổn thức dưới trăng ngà

Hồn đắm say chờ đón ngày anh về sưởi lòng nhau.

--------

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Sat Mar 30, 2024 3:00 am    Tiêu đề: TÂM VIÊN Ý MÃ


TÂM VIÊN Ý MÃ

Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


TÂM VIÊN Ý MÃ

Tuyệt vời trên cả tuyệt vời:

Tâm viên ý mã, người ngồi ngó chơi

Ngó theo rồi miệng mỉm cười

Giỏi leo, giỏi chạy, người ngồi thung dung

Ngựa, khỉ, thấy thế chợt dừng

Nhìn theo cái thở, lúc ngừng, lúc ra

Không khí thấy thế cười xoà

Lọt vào buồng phổi khi oà, mở toang

Ngựa, vượn thôi hết chạy hoang

Thư giãn, đàng hoàng, người quán toàn thân.

Sao Khuê


Hướng dẫn cách ngồi thiền dành cho người mới bắt đầu | Thầy Thích Trúc Thái Minh

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Mon Apr 22, 2024 3:32 pm    Tiêu đề: Nỗi Lòng Tháng Tư - tùy bút của Sao Khuê


Nỗi Lòng Tháng Tư - tùy bút của Sao Khuê

Hình tác giả chọn




Cảo thơm lần dở trước đèn
Thiện, Ác. còn đó ghi mòn sử xanh
Rằng năm 1975
Cộng quân tràn ngập tanh banh cả làng
Cả nước đều phải lang thang
Sống lây sống lất cái bang đầy đường….

Chiều ngày 28 tháng 2 năm 1985 gia đình năm người Sao Khuê đặt chân xuống phi trường Mirabel của tỉnh

bang Quebec thuộc Canada, cách xa thành phố Montréal khoảng 1 giờ lái xe, trong túi chỉ có 2 đồng đô la Mỹ

và cái nhẫn mỏng tanh dành để gọi điện thoại khi cần thiết. Bao nhiêu trang sức, tiền bạc, kể cả cặp nhẫn

cưới mà sau này mẹ Sao Khuê bán đi lấy tiền cho các em vượt biên... để lại hết vì nghe nhà nước cấm mà

Sao Khuê thì sợ họ làm rắc rối nên... bỏ hết... bỏ hết... miễn đi được thì thôi. Chưa bao giờ chúng tôi đi xa thế

và mang ít tiền như thế, chả bù sau này đi du lịch ngoài hai ba

cái thẻ còn dấu trong người tiền ngàn...

Tới Canada rồi sao? Sao Khuê không mơ chứ? Đã một lần

Sao Khuê nằm mơ thấy được đón tiếp ở nhà anh chị chồng

nhưng chỉ là giấc mơ thôi, mong ước chỉ là mộng mà thôi, Sao

Khuê vẫn ở trong nhà tù lớn với hàng trăm ngàn băn khoăn lo

sợ. Cái nhà tù lớn đang là nhà mình, bị cướp tràn vào lấy mất

biến thành nhà tù có đầy rẫy công an, bộ đội gác cho mang tên

Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam mà khi mới bị nhốt, cả tháng sau Sao Khuê vẫn chưa quen: những

sáng mai thức giấc sau ngày 30 tháng tư Sao Khuê cứ bâng khuâng không biết tỉnh hay mê, mơ hay thực và

sau cùng thì Sao Khuê ao ước được ngủ luôn không bao giờ thức dậy để thấy sự thật não nề... Nhưng cuối

cùng thì...”Em Phải Sống”, Sao Khuê vẫn sống vì ba con nhỏ và bây giờ, chao ôi, sung sướng quá vì sau khi

chui ra chui vào, mất tiền mà không lọt, vợ chồng con cái Sao Khuê cũng may mắn thoát khỏi ách độc tài

Cộng Sản, ra khỏi nhà tù, tới được miền đất hứa.

Tạ ơn Thượng Đế, tạ ơn Trời Phật, tạ ơn Thánh thần...

Nói thiệt quí vị nghe, dù được đi chính thức nhưng những người trên máy bay cũng hồi hộp lắm lắm. Sao

Khuê đã từng có người bạn sắp lên máy bay còn bị kéo xuống, đuổi về để tiếp tục “xây dựng xã hội chủ nghĩa”

nên mọi người trong máy bay thở phào khi phi cơ hạ cánh an toàn xuống phi trường Bangkok, Thái lan. Lúc

đó Sao Khuê vừa mừng vừa tủi, mừng vì từ nay được thở không khí tự do và tủi vì so sánh phi trường

Bangkok nhộn nhịp, ngợp trời đèn xanh, đèn đỏ, văn minh hiện đại so với phi trường Tân Sơn Nhất quạnh

hưu, lạc hậu mà thương cho đất nước mình từng một thời là hòn ngọc Viễn Đông.

Tháng hai, trời còn rất lạnh, lạnh thế nào thì Sao Khuê chưa biết nhưng toàn thể Mít (Anamite, ý nói dân Việt)

chúng tôi, những người vừa rời Việt Nam hai ngày trước, sau khi ghé phi trường Bangkok và một phi trường

nữa ở Italie thì ngoài mấy cái áo len... chẳng ai có áo lạnh mùa đông cả. Trước khi máy bay hạ cánh, nhiều

bà được cho đi đoàn tụ với chồng còn mang áo dài thêu, quần lụa trắng mỏng tanh ra diện sau khi điểm phấn

thoa son. Nghĩ lại thật buồn cười cho sự ngây thơ của quí bà quá quí bà ơi. Vừa ra khỏi phi cơ thì Sao Khuê

đứng ngẩn người ra nhìn tuyết rơi! Tuyết chỉ mỏng manh rơi nhưng máu lãng mạng nổi lên khiến Sao Khuê

dừng chân lại ngắm khiến ai đó đi ngang hỏi bằng tiếng Pháp: “Lần đầu tiên bà nhìn thấy tuyết hả?” Sao

Khuê gục gặc cái đầu thay cho câu trả lời vì đang bận ngắm tuyết, chả gì thì cũng là lần đầu Sao Khuê được

tận mắt thấy tuyết rơi mà lỵ. Tuyết nhè nhẹ rơi rơi... dĩ nhiên không đẹp bằng cảnh tuyết trắng mù trời trong

phim Đốc tờ Zivago nhưng caméra trong đầu Sao Khuê giờ này vẫn còn y cảnh tuyết rơi mỏng manh buồn

qua khung cửa ngày 28 tháng 2 năm 1985.

Cô chú em chồng và anh chồng - người bảo lãnh cho gia đình Sao Khuê - đến đón đang vẫy gọi rối rít sau

khung kính trên cao. Sau khi làm xong thủ tục, Sao Khuê còn nấn ná tài khôn làm thông dịch cho hai bà không

biết ngoại ngữ để trả lời những câu hỏi của nhân viên sở di trú dù tiếng Anh hay tiếng Pháp của Sao Khuê

chưa đầy lá mít nên ra trễ khiến cô em nhằn là “sao mãi mới ra, khuya rồi đó, mau lên, mai em phải đi làm”.

Sau khi dùng cơm tại nhà cô em, gia đình Sao Khuê được đưa về nhà anh Tú Anh, người cha thứ hai của các

con của Sao Khuê, người đã tái sinh các cháu, mang các cháu khỏi thiên đường xã hội chủ nghĩa. Gia đình

Sao Khuê được giành cho ba phòng ngủ trên lầu: hai con trai chung một phòng, cô con gái có phòng nhỏ và

hai vợ chồng Sao Khuê căn phòng khá lớn với một nhà tắm riêng. Anh chị và cháu gái ở hai phòng mé trái và

xử dụng phòng tắm nhỏ. Cháu trai của anh chị độc chiếm basement. Nhà anh chị rộng rãi, khang trang nhưng

là nhà cổ ở chân núi nên sàn gỗ kêu cót két, cọt kẹt. Sao Khuê dặn các con là ráng đi nhẹ nhàng nhưng mà...

mình càng rón rén nó càng kêu to!

Chưa đầy một tuần, chú Long đưa ông xã xệ Sao Khuê đi làm, cùng hãng với chú, dĩ nhiên là làm phu khuân

vác: chuyển từng thùng giấy cac tông chúc mừng đủ loại lên kệ, ghi sổ, đánh dấu. Công việc rất nặng nhọc

khiến cho anh chàng dài lưng tốn vải ăn no lại nằm, ôm vài cái cử nhân trong tay, nếu Vi Xi (VC) không vào là

về làm phụ giảng ở trường Luật, thì nay phải làm phu khuân vác vất vả, chỉ vài tháng sau chàng còn có da bọc

xương, chắc cũng giống như khi ở tù cải tạo, khiến Sao Khuê mủi lòng thương hại, nhường nhịn đủ điều ai dè

lâu dần chàng ta càng được thể lên chân!

Nghỉ ngơi một tuần cho quen giờ sinh hoạt, chị dâu Sao Khuê, người Ý, chở Sao Khuê đi xin học cho ba

cháu. Mang từ Việt Nam sang cái áo manteau mùa xuân màu gạch cua mà ai cũng khen đẹp khi Sao Khuê

mặc thử lúc còn ở Sàigon, bây giờ mặc vào trông Sao Khuê quê xệ chẳng giống con giáp nào. Bà chị dâu

bảo:

- Áo này mặc vào mùa xuân. Thay áo mùa đông đi, áo này không đủ ấm đâu!

Sao Khuê phanh cho chị thấy hai lớp áo len, đan tay, mới toanh bên trong:

- Không sao, ấm mà chị, em còn hai áo len nữa đây này.

Ý-tà-lồ chính gốc, chị dâu đâu biết là bên Việt Nam làm gì có áo manteau mùa đông nhưng chị lại tưởng là

Sao Khuê có áo nhưng không muốn thay nên chỉ nhún vai:

- OK, mình đi.

Chu choa ơi, sao lạnh quá thế này, Sao Khuê run lên cầm cập dù ngồi trong xe có hơi sưởi ấm. Còn con

đường, sao nó nó dài thế, con đường Sherbrooke ấy mà, đi mãi, đi mãi mới tới cái gọi là nha học chính

(commission scolaire).

Bà thư ký niềm nở lịch sự kéo ghế mời hai chị em ngồi:

- Mời bà ngồi.

Ý Trời đất ơi! Sao họ lại lịch sự như thế với con mán quê mùa, nghèo mạt rệp này nhỉ? Sao Khuê chợt có ý

nghĩ so sánh: Ngày mà Đảng dẫn đoàn quân bèo nhèo, mang nón tai bèo, ngheo huyền nghèo, lếch tha lếch

thếch như con mèo ướt vào miền Nam, trông như những đoàn âm binh thì bà dược sĩ kiêm giáo sư đệ nhị

cấp, vợ “cựu” trưởng khối Quản Trị của Truyền Thanh &Truyền Hình & Điện Ảnh, được các anh mặt mũi non

choẹt, hỉ mũi còn chưa sạch, mới mười mấy tuổi đầu, học vấn cỡ lớp ba tiểu học, quát vào mặt mỗi khi Sao

Khuê phải gặp họ:

- Nhà chị (!) phải lễ phép với cán bộ nhà nước. Sao nhà chị kém văn hoá thế!

Còn nữa, ngày Sao Khuê ra đài truyền hình, sở cũ của chồng gặp “ban quân quản” xin lãnh lương trong lúc

chồng được nhà nước ưu ái gửi đi học tập thì được cho vào gặp anh Bẩy (Quái, chữ ông, tiếng bà, biến đâu

mất hết, ai họ cũng gọi là anh, là chị. Đã vậy họ lại không có tên, chỉ thấy họ gọi nhau anh Hai, chị Ba, chị

Tư, anh Năm, chú Sáu, cô Bẩy, chị Tám, anh Chín, chú Mười... bí mật dễ sợ. Cô và chú chỉ giành cho các cán

bộ cao cấp và tiếng bác chỉ được dùng cho bác Hồ. Cấp trên họ lại chỉ nói là “Trên” khiến mình chẳng hiểu

“Trên” là cái quái gì!) Anh Bẩy nói:

- Tôi nói cho chị biết, chồng chị mang tội tầy trời, nay được cách mạng khoan hồng gửi đi học tập. Chị và gia

đình phải biết ơn cách mạng (mốc xì! bắt tù mà phải biết ơn). Chị phải báo cáo cho chúng tôi biết những việc

chồng chị đã làm, đã chống phá cách mạng như thế nào. Chị phải động viên chồng chị học tập tốt, lao động

tốt. Chị phải động viên chồng chị thành khẩn khai báo tội lỗi thì mới được xét cho về đoàn tụ với gia đình

(động viên là gửi đi động viên tức đi lính ấy à?) Chị phải hiểu là nhân dân miền Nam ai cũng có tội hết, ngay

cả chị bán xôi cũng có tội...

Ủa, bán xôi cũng có tội? Thấy nét mặt Sao Khuê cau lại tỏ vẻ không đồng ý thì anh Bẩy mở lượng khoan hồng

giải thích:

- Chị phải biết dân miền Nam ai cũng có tội. Không phải chỉ có nguỵ quân, nguỵ quyền mới có tội mà

chị bán thuốc (là Sao Khuê), chị bán xôi, chị đổ rác cũng có tội vì góp phần duy trì đời sống và kinh tế

cho Mỹ Nguỵ. Mấy thầy cô giáo (cũng là Sao Khuê) cũng có tội vì dạy dỗ, đào tạo học trò chống lại

đảng và nước...


Chân dung tác giả Sao Khuê


À ra thế. Mọi người đều có tội. Lạy Chúa con là kẻ có tội - nhưng trong bụng Sao Khuê thì “Hứ, nói càn nói

rở, được làm vua thua có tội.”

Đấy, Sao Khuê đã được đối xử như kẻ có tội khi còn ở trong nước bởi những người cùng tổ tiên, nòi giống với

mình. Suốt mười năm kẻ có tội lúc nào cũng nơm nớp sợ hãi bị bắt, bị tù... thế mà bây giờ sang xứ người ta,

Sao Khuê lại được người ta lịch sự tiếp đãi thế này cơ chứ! Sao Khuê đang đi xin xỏ chỗ học cho các con mà

lại ăn mặc quê mùa, nghèo nàn như con mọi, thế mà họ, trông lịch sự sang trọng, mà sao họ lại không tỏ vẻ gì

coi thường hay khinh khi Sao Khuê cả vậy? Trời đất ơi, sao Sao Khuê lại được những người chủ nhà cho

mình sống nhờ mà còn coi mình bình đẳng với họ. Từ lâu lắm Sao Khuê mới được người ta đối được xử như

một con người. Cảm giác này làm cho Sao Khuê vừa thích thú, hãnh diện lại vừa hụt hẫng, bâng khuâng...

Một người bạn của Sao Khuê gọi tới mách cho việc đi giữ trẻ. Sao Khuê dẫn con gái lớn, mười lăm tuổi đến

nhận việc. Bà mẹ cháu bé đón hai mẹ con sao Khuê đến thăm nhà bằng xe hơi và tiễn chúng tôi ra về bằng

métro để biết đường hôm sau trở lại. Sao Khuê dặncon:

- Con nhớ quẹo phải sau khi đi qua nhà thờ nghe con.

Than ôi, ngày hôm sau mẹ con Sao Khuê trở lại thì không biết nhà ở đâu vì trạm métro Laurier này có hai lối

ra chứ không phải chỉ có một “bouche” như métro Vendôme gần nơi chúng tôi ở và cả hai đầu đều có nhà

thờ, tuy vậy cuồi cùng hai mẹ con cũng tìm đến nhà được sau khi chìa địa chỉ hỏi thăm người đi đường. Mẹ

cháu bé cũng đã lo xa nhờ bà ngoại tới trông cháu nếu không thì cô đã phải nghỉ làm. Bà dặn đi dặn lại chúng

tôi:

- Trạm métro này có hai đường ra. Cô nhớ đi ra theo hướng đầu métro chạy tới thì mới ra đúng đường.

Nhưng việc coi cháu bé chẳng lâu vì các con Sao Khuê được nhà trường gọi vào học lớp “acceuil”. Đây là lớp

chuyển tiếp dành cho những học trò mới di dân qua mà đa số giờ học là tiếng Pháp, mục đích cho học trò

quen lần trước khi chính thức vào lớp. Hai cháu lớn học ở trường Côtes-St-Luc và cháu út, mười tuổi học nơi

khác nhưng được xe đưa đón miễn phí tận nhà. Vậy thì đâu là thiên đường nhỉ, Việt Nam hay Canada? Cảm

ơn Canada đã mở rộng vòng tay.

Sao Khuê bắt đầu mở chiến dịch đi tìm việc làm. Đến đây thì quả thật là gay go. Kinh tế đang suy thoái nên

việc làm rất khó kiếm. Sao Khuê đến nhà hàng xin làm phụ bếp nhưng không thấy họ gọi lại. Ông bố nuôi cho

Sao Khuê địa chỉ một hãng may. Giữa mùa đông gió thổi mạnh xém tí thì thì lăn xuống chân dốc, Sao Khuê

lần mò theo bản đồ métro, tìm ra địa chỉ thì thấy toà nhà cao lớn mà cửa nào cũng đóng im ỉm. Thất vọng vô

cùng, Sao Khuê đang tính ra về thì có một bà tới trễ bước vào. Bà dẫn Sao Khuê vào hãng may của bà.

Ai giới thiệu bà đến đây?

- Dạ, ông Hải

- Ông gì? Henri?

- Dạ không, ông Hải.

Hai ba lần bà Xếp vẫn không biết ông Hải là ai, thôi thì Henri, Henrette, hết răng, ai cũng được.

- Thôi, bà vào may thử đi.

Trời đất thánh thần bà con ơi, coi nè, trước khi ra đi Sao Khuê đã học một khoá cắt may, một khoá thảo trình

viên (programer), quyết chí bỏ làm thầy (à Sao Khuê đi dạy học môn công dân khi còn đi học dược và sau đó

dạy Lý Hoá đệ nhị cấp ngay cả sau khi Vi-Xi vào, Sao Khuê cũng vẫn... đứng lớp, dạy Lý cho lớp mười một.

Sao Khuê gõ đầu trẻ gần mười lăm năm nghe bà con) mà làm thợ nuôi con nhưng mà sao cái máy này nó

mạnh như trâu, nhanh như ngựa, chạy cái rầm, khiến đường may xiên xẹo mẹo dậu.

- Thôi, bà chưa biết may, bà biết ủi không?

Ủi đồ? ai mà không biết cơ chứ.

Bà xếp đưa cho Sao Khuê môt lô cà-ra-oắt (cravate) của trẻ con. Trời! cái bàn ủi, móc vào dây điện tòong

teeng... mà sao ủi hoài không thẳng, chẳng ra hình thù gì hết!...Thế là Sao Khuê không có việc làm. Ra về mà

lòng tan nát, thấy mình bất tài vô tướng, chán nản cùng cực, chẳng lẽ qua cơn bỉ cực thấy hồi tối thui, rồi đây

làm gì để nuôi con và nuôi thân, nuôi bố, nuôi mẹ, nuôi em ở Việt nam? Huhu huhu!...

Sao Khuê tìm đến một tiệm thuốc của vợ một ông bạn mới quen được ở Việt Nam, do thường gặp nhau trên

trụ sở xuất cảnh trên đường Nguyễn Du Saigon để xin việc. Chị rất lịch sự:

- Sao Khuê kiếm chỗ nào học cho biết việc rồi trở lại đây, mình sẽ thu xếp sau vì người phụ tá Còi (dân Việt

mình hay gọi đùa dân bản xứ Quebecois là Còi) này khó chịu lắm.

Ông bạn của chú cho Sao Khuê một địa chỉ nhà thuốc để Sao Khuê xin học việc (dĩ nhiên không lương)

nhưng rồi cũng bị từ chối vì Sao Khuê lỡ dại, cả tin mà khai ra là sẽ trở lại làm việc cho chị X. Đấy, số con

rệp, ngay đến xin học việc không lương cũng không được nói chi việc đi làm! Huhu...

Một bà bạn thân cũng là đồng nghiệp, Trăng Sáng giới thiệu vào nhà thuốc bà đang làm, Sao Khuê cũng bị từ

chối vì quẩn chân người ta. Buồn thúi ruột thì bị bạn la:

- Mày làm cái gì mà rối tinh lên thế. Cứ từ từ rồi đâu sẽ vào đó. Mới lên xe bus thì phải đứng, rồi cũng có lúc

sẽ có chỗ cho mày ngồi.

Ê! Cảm ơn mày nghe nhỏ. Sau này Sao Khuê hay dùng lời khuyên rất chí lý mà khuyên những di dân mới

nhập cư khi họ vào mua thuốc trầm cảm. Quí vị nên biết dân Canada dùng nhiều thuốc trầm cảm... nhất thế

giới! Những di dân mới tới thì mơ một thiên đường không hiện hữu hay bối rối vì làm sao gánh vác gia đình,

còn dân ở lâu thì phát điên - chả thế mà có tên là Canadien - phát điên lên vì mùa đông dài, lạnh, bẩn, trơn, dễ

té ngã, dễ bị tai nạn xe cộ, và vì trời u ám:

Trời ở nơi đây rất dễ buồn

Mùa đông dài lắm giá lạnh luôn

Đóng băng luôn mảnh hồn hiu quạnh

Như tuyết ngoài kia giá lạnh tuôn...

(Ai muốn nghe bài thơ này của Sao Khuê đã được anh bạn đồng nghiệp LKC phổ nhạc và ca thì

click vào link này để vừa nghe vừa đọc tiếp)

Rồi thì ông bố nuôi dẫn Sao Khuê đi cắt tóc, tự tay đánh giầy (bottes) cho Sao Khuê trước khi dẫn Sao Khuê

đến tiệm may nhỏ của một người Việt để học việc.

- Con ơi, thế bố ruột của con có đánh giầy cho con không?

- Dạ, chưa bao “vờ” bố ạ vì ở Việt Nam con đi guốc Đa kao không hà, mà có đi giày cũng không cần đánh bố

ơi, mẹ con thì có đánh nhưng đánh bằng roi.

“Bố Vượng ơi! Thương Bố quá à. Bố đang dạo chơi trên cõi Niết bàn hả Bố?”

Bản cũ soạn lại, cái máy may chạy như xe lửa tốc hành khiến sau mỗi đường may Sao Khuê lại cặm cụi gỡ

ra, may lại.

- Công việc hôm nay ra sao? bà chị dâu hỏi.

- Je suis bonne à rien (em thật là vô tích sự), cái máy nó chạy trước, em chạy sau, chạy theo không kịp...

-...À ngày hôm nay thì khá hơn, em đuổi theo nó gần kịp rồi.

- Khá hơn hôm qua, coi như em đi cùng máy được.

Vì cứ phải tháo ra tháo vào nên Sao Khuê học may overlock mà ba ngày mà chưa thạo.

Sau gần một tuần thì chú Tân, em họ của ba Sao Khuê ra tiệm may tìm Sao Khuê:

- Cháu về gấp, thay quần áo cho tươm tất rồi tới trường Collège Français gặp bác Rạng. Bác đã xin được

việc cho cháu rồi, mau lên cháu!

Sao Khuê vào gặp cha Perron, một trong ba người chủ của trường và với bằng dược sĩ không cần trình ra,

Sao Khuê vẫn được cha cho coi phòng thí nghiệm sinh hoá, chưa kể cha còn chắp tay, cúi đầu theo phong tục

Việt Nam chào tiễn Sao Khuê ra về khiến Sao Khuê vô cùng bối rối. Cảm ơn cha nhân từ, độ lượng với di dân

Việt Nam được nhận vào làm vì cha từng bảo:

- Quí vị đừng ngại vì không nói thạo tiếng Pháp. Chúng tôi cần người làm việc chứ không cần nghe quí vị nói

tiếng Pháp.

“Chắc giờ này cha đang cùng thánh Pierre đi dạo hay cầu nguyện trên Thiên Đàng và Bác nữa, Bác là người

cha thứ hai của cháu, cả đời giúp mọi người, Bác chắc chắn đang nơi miền Cực lạc.”

Đến đây thì Sao Khuê qua cơn bỉ cực tới hồi thới lai. Biết số phận run rủi như thế này thì tội gì mà lo lắng, vất

vả khổ sở tìm việc cả tháng qua. Ê! nhỏ bạn, cuối cùng ta cũng trúng số lô độc đắc, có được một cái ghế trên

chuyến xe bus cuộc đời mà cái ghế nhung êm ái nữa à nghe. Sao Khuê được trả lương mười sáu ngàn một

năm so với lương tối thiểu ngày đó có 4.25 đồng một giờ. Tiền lương được lãnh hàng tháng kể cả những ngày

nghỉ, tháng hè và mỗi ngày chỉ làm theo giờ học trò đi học (nhưng Sao Khuê ngây thơ cứ đến từ 8:30 sáng và 5 giờ chiều mới ra về) nếu tính theo giờ làm thực sự (30 giờ một tuần, 35 tuần một năm vì Sao Khuê được

nghỉ hè, Pâques, Noel...) thì... sấp sỉ lương dược sĩ. Công việc làm thì nhàn hạ so với nghề may: chỉ việc bầy

ra rồi lại dẹp vào những thứ dùng làm thí nghiệm của toàn thể

các lớp trong trường về phân sinh hoá (biologie) từ

secondaire I đến hai lớp Cégep (college) ; có khi ba phòng

cùng làm thí nghiệm một lúc nhưng với Sao Khuê thì là

chuyện nhỏ, nghề của nàng mà. Rửa hàng trăm ống nghiệm

hay hàng trăm dụng cụ mổ xẻ, lấy ra xếp vào vài chục kính

hiển vi v..v...mà nhằm nhò gì. Ấy nhưng mà cái phần mua

dụng cụ hay mượn phim chiếu cho học trò xem thì thật là gay

cấn vì phải xử dụng điện thoại để giao dịch. Quí vị biết rồi,

mười mấy năm sau khi ra trường, tiếng Pháp của Sao Khuê

đã theo Tây về nước, Sao Khuê mới dợt lại cũng chưa đủ sức

sí sa sí số.

Mặt nhìn mặt nhau tuy bâng khuâng không nói một câu vì lời nghẹn ngào nghệt ra như say như ngây vì ngu

nhưng Sao Khuê cũng còn đoán được họ nói cái chi và họ cũng đoán được Sao Khuê trả lời cái gì vì có thể

kèm theo ngôn ngữ quốc tế hoa tay múa chân, chứ qua điện thoại - eo ôi, họ đâu thấy con nai vàng ngơ ngác

mà nói chầm chậm cho mình kịp hiểu chưa kể đôi khi họ còn... sủa tiếng “Còi” thì ô hô ai tai! (tiếng Còi là cách

phát âm tiếng Pháp của người Quebecois giống như cách phát âm tiếng Việt theo giọng Quảng, hì hì khó

nghe lắm, chẳng hiểu gì hết trơn). Văn phòng sinh hoá (département de biologie) có bẩy giáo sư, ba bà và bốn

ông đều rất tử tế. Sao Khuê thân nhất với bà xếp và cả gia đình bà. Sao Khuê năn nỉ bà xếp gọi điện thoại

dùm khi cần mua dụng cụ (tim, ếch, cá, ống nghiệm, kính hiển vi v..v...). Bà vui vẻ làm dùm nhưng ít lâu sau

đó thì bà bắt Sao Khuê phải tập nói cho quen:

- Hôm nay thì Sao Khuê phải tự mình đặt hàng nhé. Đừng lo, tôi ngồi bên cạnh, có gì tôi sẽ giúp.

Trống ngực đánh thùm thụp Sao Khuê run rẩy bấm số. Rồi thì cũng xong, tuy vậy không có bà thầy đố mầy

làm nên. Sau đó thì công việc ro ro mà chạy, chạy giỏi nên từ trên xuống dưới, trong ngoài ai cũng quí mến.

Khi vận mệnh đến lúc hanh thông thì cửa nào cũng mở thênh thang. “Chân thành cảm tạ xếp và đường dài

hạnh phúc cầu chúc cho người”.

Tạm ổn về công ăn việc làm Sao Khuê bắt đầu tìm cách đi học, lấy lại bằng dược sĩ theo lời khuyên của cô

em họ cũng là dược sĩ, mặc kệ giấy cam kết không xin hành nghề lại phải ký với di trú Quebec khi được họ

cho giấy nhập cảnh. Than ôi, trâu chậm nên uống nước đục. Tỉnh bang Québec và đại học Montréal từ chối

cho dược sĩ di dân học lại. Hèn gì họ bắt mình cam kết trước khi cho giấy nhập cảnh... Cửa này đóng thì gõ

các cửa khác vây. May quá, cửa nhà nước Canada còn mở. Các dược sĩ có thể xin thi “Board Canada” sau

khi thi đậu phần tương đương – Équivalent - sau đó thì có quyền hành nghề trên toàn cõi Canada. Để đậu

phần tương đương (équivalent) thì, hoặc xin thi sau khi tự kiếm bài mà học, hoặc xin học một số tín chỉ của

đại học Montréal gồm năm cours, kéo dài khoảng hơn hai năm. Con đường thứ hai này tuy chậm nhưng chắc

vì lúc đó chúng tôi còn lớ nga lớ ngớ đâu ai biết bài thi hỏi gì mà học... Trong lúc chờ đợi đến đầu niên học để

ghi danh thì hai vợ chồng Sao Khuê dầm mưa lội tuyết lạnh run cầm cập mà đi học Anh văn, Pháp văn mỗi

tối.

Một năm sau thì Sao Khuê ghi danh... đi học. Đi mà không đi vì ban ngày phải đi làm. Lâu lâu có ngày được

nghỉ làm thì Sao Khuê lên trường... xem mặt thầy, mang máy ghi âm theo ghi lén nhưng về nhà vẫn chẳng

hiểu thầy nói gì!! Lại huhu... Mọi sự trông cậy vào cô bạn nhỏ gần nhà: cô đi học, cô mượn phần ghi cours

của các em Việt Nam cùng học, cô nhanh chân copie khi ra chơi rồi phân phát cho các bạn và cuối tuần tụ tập

nhau mà học. Cảm ơn Biển, em đã giúp đỡ Sao Khuê rất nhiều. Nhóm năm sáu người của Sao Khuê giúp

nhau (cho copie cours), khuyến khích nhau mỗi khi có người chán nản muốn bỏ cuộc vì phần lớn ai cũng có

gia đình con cái phải lo. Hai cái tay của Sao Khuê mỏi rã rời vì tra tự điển, tra tới tra lui, tra rồi ngày mai tra lại

vì...quên. Mèn ơi, cái xứ này, bài giảng bằng tiếng Pháp, sách đọc bằng tiếng Anh khiến mình nhiều khi hiểu

sai vì cấu trúc tiếng Anh và Pháp đôi khi ngược nhau. Bài ghi sau khi copie thì mờ, lại viết tắt, viết tháu, mở to

mắt chưa đoán nổi... Học bài xong Sao Khuê làm thử câu hỏi thì...rớt. Sao Khuê hết hồn. Hoá ra cách học bên

này khác bên Việt nam. Ngày Sao Khuê học ở Việt Nam, mỗi năm phải học thuộc lòng cỡ năm ngàn trang

chia làm hai khoá thi, chưa kể phần thực tập. Vào thi, lỡ quên, có ai nhắc chút xíu thì chữ lại chạy ra, không thì...thi rớt. Bên này thi theo lối trắc nghiệm nên không có cảnh bỏ giấy trắng ra về, tuy vậy muốn đậu, Sao

Khuê phải đổi cách học: học theo chiều sâu, hiểu kỹ để chọn đúng câu trả lời thay vì trải theo chiều rộng như

xưa.

Trong lúc đi học thì Sao Khuê vẫn phải đi làm full time, Sao Khuê

vẫn phải cơm nước, nuôi con, vẫn phải trả nợ tiền đã vay để

vượt biên không thành, trả tiền vé máy bay cho năm người, Sao

Khuê cũng còn phải gửi tiền về giúp đỡ gia đình khiến đôi lúc

Sao Khuê... phục mình quá, viết thư khoe nhỏ bạn thì nhận

được hồi âm: “tao thấy mày giỏi thật hay là mày đóng cái bàn

thờ tự động, mày ngồi lên rồi lại nhẩy xuống mà vái mình! ”

Ngoài những lúc xuống tinh thần, lo âu vì thi cử, khổ sở vì không

hiểu bài còn thì ui chao đời sống mới thật là vui vẻ thoải mái nhất

là hai tháng hè tha hồ lấy xe bus rong chơi khắp thành phố

Montreal hay đi câu cá tận Dorion hoặc họp nhau ăn uống. À

không, cuối tuần của hai tháng hè mới được rong chơi thôi vì tuy học trò nghỉ hè thì Sao Khuê cũng được nghỉ

làm nhưng năm ngày trong tuần Sao Khuê vẫn đi làm: đi may - lúc này Sao Khuê may nghề rồi nghe - để tiếp

tế gia đình chứ. Số vất vả nên mùa hè, nóng chẩy mỡ mà hàng ngày Sao Khuê phải ôm hàng trăm cái

manteau mùa đông bằng dạ, nặng ơi là nặng lên may, may có mỗi một đường ráp gấu thôi vì may theo dây

chuyền mà...

Ba đứa con của Sao Khuê được nhận vào học trường tư Collège Français miễn phí. Sao Khuê thuê nhà sát

cạnh trường, gần nhà chú và nhà bác. Giờ nghỉ trưa Sao Khuê về làm cơm, bốn mẹ con cùng ăn, thế là tiết

kiệm được không những tiền xe bus mà cả thời gian di chuyển và cũng không phải trân mình chịu lạnh chờ

bus. Ui, ở gần chỗ làm sướng thật, tiết kiệm đủ thứ lại có cơm nóng ăn vào giờ nghỉ trưa. Sao Khuê học thím

và bác làm giò chả nên ăn uống thả dàn. Thịt thà bên này quá rẻ, chỉ có rau quả mới đắt thôi...

Sau bữa cơm tối thì bốn mẹ con cùng học bài. “Ông càu nhàu” chui vào đại hạn vất vả, vẫn phải khuân vác

nhưng cũng ghi danh học đại học Hautes Etudes Commerciales (HEC) buổi tối nên càng ngày càng cẩu nhầu

cầu nhầu. Tóm lại cả nhà học. Không có TV, không có phim bộ, không có ăn tiệm, không có đi chơi. Những

ngày lễ dài mấy mẹ con mới được sướt mướt theo “giòng sông ly biệt” hay “xóm vắng”... (phim bộ Hồng

Kông). Mẹ thì thủ sẵn hộp kleenex, đến đoạn nào mùi thì cà rỡn: “Sửa soạn! Khóc! nên thay vì khóc mấy mẹ

con lại cười sằng sặc! ”

Sau gần ba năm dùi mài kinh sử thêm một năm thực tập không lương, tổng cộng bốn năm Sao Khuê mang

giấy hành nghề đi xin việc. Sao Khuê vừa làm phòng thí nghiệm vừa đi bán thuốc, cày hai jobs, đôi khi sáu

bẩy chục giờ một tuần, full time ở trường học và khoảng hai mươi, hai mươi lăm giờ làm ở pharmacie nên

Sao Khuê không có week-end cũng chẳng có shopping. Khi học trò nghỉ lễ thì Sao Khuê mới được nghỉ nhưng

hè thì Sao Khuê lại làm thay cho các dược sĩ đi nghỉ hè khắp các tiệm thuốc xa gần của chaine Cumberland

hồi đó. Cầy chết bỏ mà! May quá ngày đó chẳng cần đi chợ. Mua gì thì đặt qua điện thoại, hàng giao tận nhà,

Sao Khuê chỉ phải nấu ăn. Con gái rửa chén, ủi đồ, trông cho các em học, con trai giặt đồ, ông bố đi làm và đi

học. Ổng dại quá, chọn ngành mới nên học lại từ đầu, rồi ông cũng tối nghiệp đại học Canada, có bằng của

HEC nhưng như thường lệ, bằng chỉ để treo!

Ngày đầu xin đi làm, trời xui đất khiến, Sao Khuê gọi cho Cumberland, là một chaine pharmacie lớn ngày đó

(như Jean Coutu) xin làm ngày chủ nhật.

Khi đến để phỏng vấn, sau phần chuyên môn Sao Khuê bị hỏi ba câu ngoài lề:

- Tại sao bà đến Canada?

- Vì gia đình tôi tị nạn Cộng sản và Canada là xứ tự do.

-?

- Sống với Cộng Sản chúng tôi có thể bị cho vào tù bất cứ lúc nào chỉ vì lời nói nào đó!!

Bà này chưa biết gì về chuyên chính vô sản nên miễn bàn tiếp.

- Bà gặp trở ngại gì không?

- Có ạ, trở ngại ngôn ngữ. Tôi không nói, không nghe được nhiều tiếng Pháp nhất là tiếng Anh.

- Với thời gian bà sẽ khá hơn. Bà còn trở ngại gì nữa không?

- Canada lạnh quá sức!

- Cái lạnh này thì bà phải chịu cả đời...hắc hắc. Martine cười thành tiếng.

Bà Martine nhận cho tôi đi thực tập tiếp trước khi chính thức vào làm và lấy áo trên mắc trao trả tôi như khi bà

đã treo manteau dùm tôi lúc đến. Tôi học được một điều: người có học, có đức thường cư xử lễ độ văn minh

ngay với cả những người thua kém mình. Càng nhún nhường họ càng nêu cao phẩm giá của họ...

...

...Thời gian lặng lẽ qua, ba mươi năm rồi đó. Các con của Sao Khuê đã có gia đình và Sao Khuê vẫn đi làm

chút chút. Sao Khuê thấy nhiều người gọi nơi mình định cư là đất tạm dung, riêng với Sao Khuê thì Canada là

quê hương thứ hai, là chùm khế ngọt dẫu...đông lạnh. Đi du lịch, Sao Khuê rất hãnh diện khoe mình là

Canadienne, đôi khi còn cầm theo lá cờ Quebec cho khỏi lạc nhau, vậy mà cũng có người nhận ra lá cờ hoa

lys là của tỉnh bang Quebec thuộc Canada khác với cờ có hình lá phong phổ thông của Canada. Dân Quebec

(Còi) rất dễ thương, thân thiện và ít kỳ thị chủng tộc nên các con cháu của Sao Khuê nhất định chọn nơi này

làm quê hương mà không chịu kiếm đường qua nước Mỹ ấm áp kế bên.

Nhớ lại câu trả lời khi Sao Khuê vào gặp phái đoàn phỏng vấn Canada năm 1985:

Tại sao gia đình bà chọn Canada?

Tại vì chúng tôi yêu Canada.

Hả? bà yêu cái tủ lạnh Canada? Ha ha, hắc hắc!! (ông Canadien cười ngất)

Dạ phải, thưa quí vị, tôi yêu Canada, cái tủ lạnh khổng lồ...nhưng ước chi mùa đông ngắn đi một nửa và cái

lạnh bớt đi một phần ba nhỉ. Khi đó thì thiên đường này chỉ còn chỗ cho mỗi người đứng một chân mà thôi

Sao Khuê ơi, mấy người giáo sư đã trả lời Sao Khuê như thế ngày Sao Khuê mới vào làm Collège Français...

Sao Khuê

Ngày 4 tháng tư năm 2015



* Ghi thêm :

Trời ở nơi đây rất dễ buồn
Mùa đông dài lắm giá lạnh luôn
Đóng băng luôn mảnh hồn hiu quạnh
Như tuyết ngoài kia giá lạnh tuôn...
(Ai muốn nghe bài thơ này của Sao Khuê đã được anh bạn đồng nghiệp LKC phổ nhạc và ca thì
click vào link này để vừa nghe vừa đọc tiếp)

https://huongduongtxd.com/muadongcanada.mp3
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tuyển chọn THƠ của MAI THỌ Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Chuyển đến trang Trang trước  1, 2
Trang 2 trong tổng số 2 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân