TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Ba bài tập giúp ngăn ngừa chảy xệ phần thân dưới
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Ba bài tập giúp ngăn ngừa chảy xệ phần thân dưới

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9640

Bài gửiGửi: Wed Feb 14, 2024 12:16 am    Tiêu đề: Ba bài tập giúp ngăn ngừa chảy xệ phần thân dưới

Ba bài tập giúp ngăn ngừa chảy xệ phần thân dưới


Một đồng nghiệp đã từng nói với tôi rằng, “Lạ thật! Khi chuyển mùa, tôi thấy không tăng cân nhưng mặc quần lại chật bụng.” Hóa ra anh ấy bị béo bệu. Ngồi lâu sẽ dẫn đến béo bụng dưới, “chân voi” và mông to. Dưới đây là ba bài tập và xoa bóp huyệt có thể giúp cải thiện tình trạng chảy xệ phần thân dưới.



Ngồi ghế mềm lâu có thể ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe

Ngồi lâu có hại cho sức khỏe. Nhân viên văn phòng, đặc biệt là những người thuộc tầng lớp lãnh đạo thường ngồi trên những chiếc ghế cao cấp, êm ái đến mức ngả hẳn người vào ghế. Tuy nhiên, sự mềm mại đó sẽ khiến cơ thể bị uốn cong quá mức và ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng.

Phụ nữ thời nay dễ gặp phải các bệnh phụ khoa như viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung, viêm bàng quang. Nam giới cũng thường bị các bệnh về tuyến tiền liệt như phì đại tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt. Điều này có thể liên quan đến việc lưu thông máu kém do ngồi lâu.

Ngồi lâu cũng có thể khiến phần thân dưới kém săn chắc và chảy xệ. Khi ở trong tư thế ngồi, cả khí và huyết đều bị tắc nghẽn. Ngoài ra, nếu các kinh mạch không thông suốt, sẽ dẫn đến ứ trệ khí trong nội tạng và làm chậm lưu thông máu ở phần thân dưới. Khi đó, các chân sẽ dễ phù hơn, bụng dưới bị đè ép, nhô ra và tích tụ mỡ. Nếu tiếp tục như vậy kéo dài, cơ thể sẽ sớm lão hóa.

Vì vậy, bạn không nên chọn những chiếc ghế quá mềm cho văn phòng. Ngoài ra, nên tận dụng giờ giải lao để thực hiện một số bài tập giúp làm chậm tổn thương do ngồi lâu.


Ba bài tập giúp ngăn ngừa chảy xệ phần thân dưới

Squat: Bài tập làm săn chắc phần thân dưới.


Thực hiện theo ba bài tập này để giữ cho phần thân dưới săn chắc.

1. Squat 10 lần mỗi ngày để bảo vệ khớp và đốt cháy chất béo

Squat là một bài tập tuyệt vời, có thể kéo căng và rèn luyện toàn bộ cơ thể, đặc biệt là các bắp thịt chân, giúp tăng sức mạnh các bắp thịt vùng lõi, đốt cháy chất béo và làm săn chắc phần thân dưới. Bài tập này cũng giúp bảo vệ các khớp và củng cố xương cùng.

Lưu ý rằng tư thế squat đúng có thể giúp giảm áp lực lên đầu gối.

    1. Hai chân dang rộng bằng vai, hơi nâng cằm, thả lỏng đầu và cổ. Duỗi thẳng hai tay về phía trước theo chiều ngang hoặc cầm một vật nặng như tạ chuông.

    2. Hít vào, đẩy hông ra sau, hạ thấp hông xuống và đồng thời khụy gối. Giữ trọng lượng cơ thể dồn lên gót chân, phần thân trên song song với bắp chân.

    3. Thở ra và đứng dậy. Lặp lại các động tác này 10 lần một ngày.

Người cao niên không nên squat mà nên thực hiện bài tập đứng lên ngồi xuống với ghế. Có thể cầm vật nặng trên tay khi tập các động tác này.


Kiễng chân: Bài tập giúp làm săn chắc phần thân dưới.


2. Kiễng chân để làm săn chắc eo, mông và giảm phù

Có câu rằng: “Bắp chân là trái tim thứ hai của con người.” Kiễng chân đúng cách có thể làm co các bắp thịt chân, cải thiện tuần hoàn, cải thiện tình trạng phù, giãn tĩnh mạch.

Khi kiễng chân sẽ làm săn chắc eo, mông, và tăng sức mạnh cho đôi chân.

Kiễng chân cũng có thể kích thích sáu đường kinh mạch ở lưng và bên trong bắp chân, bao gồm kinh can, kinh tỳ, kinh thận, kinh túi mật, kinh vị và kinh bàng quang. Do đó, có thể đả thông kinh mạch, bổ tỳ ích thận, đồng thời làm dịu gan và túi mật.

Theo Đông y, kinh mạch là đường dẫn năng lượng của cơ thể, chịu trách nhiệm vận chuyển khí và huyết. Những chất cần thiết này cấu tạo nên cơ thể và duy trì mọi hoạt động sinh lý của cơ thể. Cơ thể con người có 12 kinh mạch chính tương ứng với 12 cơ quan nội tạng. Một số điểm trên kinh mạch có công dụng đặc biệt được gọi là huyệt. Kích thích các huyệt tương ứng thông qua châm cứu, xoa bóp, vận động, v.v... có thể điều trị các bệnh của tạng phủ tương ứng.

Đứng thẳng người và kiễng chân.

    1. Sau khi giữ vài giây, thả lỏng và hạ gót chân chạm đất.

    2. Lặp lại 30 lần một ngày.


Nâng chân luân phiên: Bài tập làm săn chắc phần thân dưới.


3. Nâng chân luân phiên để thả lỏng bắp thịt, sảng khoái tinh thần

Động tác nâng chân luân phiên có thể làm giãn bắp thịt chân, cải thiện tình trạng phù ở chân.

Ngồi trên ghế và bám hai tay vào hai bên thành ghế.

    1. Nâng một chân lên ngang mức vuông góc với thân trên và giữ thẳng chân.

    2. Sau đó hạ xuống và nhấc chân kia lên.

    3. Lặp lại luân phiên một vài lần.


Bấm 4 huyệt giúp giảm phù chân nhanh chóng

Huyệt Phục Thố: Dùng để chữa phù ở chân.


Ngồi lâu sẽ khiến bắp chân phù. Bấm 4 huyệt dưới đây có thể nhanh chóng loại bỏ chứng phù ở chân và giãn tĩnh mạch. Bạn có thể làm điều này khi ngồi trong văn phòng hoặc đi xe buýt hoặc tàu điện ngầm.

1. Huyệt Phục thố

Vị trí: Cách bờ trên xương bánh chè 6 thốn (12 – 13.2cm), ở mặt ngoài xương đùi.

Xoa bóp huyệt Phục thố có thể điều chỉnh đường bắp thịt đùi và cải thiện tình trạng đau chân.


Huyệt Huyết hải: Dùng để chữa phù ở chân.


2. Huyệt Huyết hải

Vị trí: Cách đầu trong của bờ trên xương bánh chè 2 inch (5cm), chỗ lồi của bắp thịt đùi trong.

Xoa bóp huyệt Huyết hải có thể kích thích lưu thông máu, loại bỏ ứ huyết, và giúp dưỡng huyết. Khi máu lưu thông ở chân thông suốt trở lại, chân sẽ tự nhiên giảm phù.


Huyệt Dương lăng tuyền: Dùng để chữa phù ở chân.


3. Huyệt Dương lăng tuyền

Vị trí: Ở ngoài bắp chân, chỗ lõm trước và dưới đầu xương mác. Đầu xương mác là phần xương nhô ra ở phía sau ngoài của chân khi gập gối.

Xoa bóp huyệt Dương lăng tuyền có thể làm thông kinh mạch, hoạt hóa các cơ quan nội tạng, trừ thấp nhiệt.


Huyệt Tam âm giao: Dùng để chữa phù ở chân.


4. Huyệt Tam âm giao

Vị trí: Ở mặt trong bắp chân, nằm phía trên đầu mắt cá trong 3 thốn (6 – 6.6cm), ở chỗ lõm ở bờ sau xương chày.

Huyệt Tam âm giao là giao điểm của ba kinh âm can, tỳ, thận, có thể trị tất cả các bệnh phụ khoa, đặc biệt là chứng phù và rối loạn nội tiết của phụ nữ, đồng thời có thể bồi bổ tử cung và buồng trứng. Tuy nhiên, phụ nữ đang mang thai không nên bấm huyệt này.

Bạn có thể dùng nắm tay để gõ nhẹ lên các huyệt trên, mỗi huyệt 3 phút, tổng cộng khoảng 10 phút và thực hiện hai lần một ngày để loại bỏ chứng phù ở chân.

Ngồi lâu đã trở thành thói quen của con người thời nay. Nhưng nếu có thể dành một chút thời gian để vận động cơ thể và gõ nhẹ các huyệt này, bạn sẽ giữ được vóc dáng thon gọn một cách tự nhiên.

Hồ Nãi Văn
Khánh Nam biên dịch

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân