TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Tại sao như vậy?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Tại sao như vậy?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9640

Bài gửiGửi: Tue Jan 30, 2024 10:01 pm    Tiêu đề: Tại sao như vậy?

Tại sao như vậy?


Trong đời sống thường ngày, chúng ta thấy có những sự việc, những thói quen, những phát minh... tưởng như tự nhiên mà có. Nhưng thực ra, có những lý do đứng phía sau những chuyện bình thường đó. Chẳng hạn như:



Đi bộ 10,000 bước (hoặc cố hướng tới!)

Đây là một tiêu chuẩn để duy trì sức khỏe tốt, khởi đầu với một trong những máy đếm bước thể dục cá nhân đầu tiên trên thế giới. Máy Manpo-kei được tung ra thị trường vào thập niên 1960, khoảng thời gian Thế vận hội Tokyo thúc đẩy sự quan tâm của dân chúng về thể dục. Tên của nó, có nghĩa là “máy đo 10,000 bước”, là một tác động quảng cáo hấp dẫn của nhà sản xuất Yam.

Mặc dầu rõ ràng là việc đi bộ cải thiện sức khỏe, nhưng mục tiêu 10,000 bước chưa bao giờ dựa trên cơ sở khoa học thực tế. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây đã chứng minh phần lớn điều đó là đúng. Nghiên cứu cho thấy đàn ông và phụ nữ trung niên đi bộ ít nhất 8,000 bước mỗi ngày có thể giảm đi một nửa nguy cơ tử vong sớm vì bệnh tim hoặc mắc chứng mất trí nhớ. Ngoài ra, những người nhàn nhã tản bộ còn có xác xuất cao tránh được đột quỵ cũng như tránh được 13 loại bệnh ung thư. Ngược lại, dù bạn có đi trên 10,000 bước cũng không mang lại nhiều ích lợi hơn, và dù chỉ có thói quen đi bộ hàng ngày tổng cộng được 3,000 hoặc 4,000 bước cũng có thể giảm nguy cơ tử vong sớm khoảng 40%.


An emergency trunk release (Cars.com, via YouTube)


Có chốt thoát bên trong cốp xe hơi

Vài đêm trước ngày Halloween năm 1995, Janette và Greig Fennell vừa mới đậu xe vào garage của họ ở Bắc California thì bị hai gã đàn ông có vũ trang ép họ nằm vào cốp xe Lexus của họ. Chúng lái xe đi về hướng nam, Janette cào vào tấm thảm che thành xe, làm lộ ra những sợi dây điện, cố gắng xem tình trạng đứa con của họ là Alex ra sao; thằng bé ngồi ở ghế sau vào thời điểm xảy ra vụ bắt cóc.

Cuối cùng, chiếc xe dừng lại và những kẻ bắt cóc mở cốp xe vừa đủ thời gian để lấy đồ trang sức, thẻ ngân hàng và mã PIN của gia đình Fennell. Sau đó, bọn chúng đóng sầm cốp xe lại và bỏ trốn. May mắn thay, Janette nhận thấy có ánh sáng lọt qua khe hở nơi trước đó cô xé thảm để lộ những sợi dây điện. Cô bắt đầu kéo các sợi dây đó cho đến khi một sợi mở được cốp xe ra. Thế là họ thoát ra ngoài được. Nhưng đứa con của họ không có trên xe.

Sau cuộc gọi của cặp đôi từ điện thoại công cộng, cảnh sát đã đến nhà Fennell và tìm thấy bé Alex đang củ rủ trên cái car seat đặt trước hiên nhà, vì những kẻ bắt cóc đã đem bé bỏ ở đó.


Janette Fennell demonstrates a new trunk release in a Ford car at the NY International Auto Show in 1999


Janette đã sưu tầm những câu chuyện tương tự và biết được rằng nhiều người không may mắn như hai vợ chồng họ. Một số nạn nhân bị bọn bắt cóc giam giữ trong thùng xe cuối cùng đã bị sát hại. Điều đáng lo ngại hơn là một số đứa trẻ bị mắc kẹt trong cốp xe và chết vì quá nóng.

Janette bắt đầu vận động các chính trị gia và giới truyền thông nhằm yêu cầu tất cả các xe hơi mới phải có cách thoát hiểm từ trong cốp xe. Chính phủ liên bang đã đồng ý và vào năm 1999 đã buộc tất cả xe hơi mới, bắt đầu từ năm 2001, phải được trang bị chốt mở cốp bên trong. Còn chiếc xe Lexus của hai vợ chồng Fennell thì sao? Nó được lưu giữ trong một bảo tàng xe Toyota ở Nam California. Khi bé Alex đã trưởng thành, anh đã đến xem chiếc xe này.

Phượng Nghi

Về Đầu Trang
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9640

Bài gửiGửi: Tue Feb 06, 2024 12:31 am    Tiêu đề: Tại sao như vậy?

Tại sao như vậy?

Sten Gustaf Thulin, người sáng tạo ra túi nhựa


Sử dụng túi nhựa

Năm 1959, một kỹ sư người Thụy Điển đang than thở về nạn tàn phá rừng để làm giấy bao bì, đã phát minh ra một sản phẩm mà ông nghĩ sẽ cứu được hành tinh: đó là túi nhựa. Chúng bền hơn và rẻ hơn giấy và có tay cầm tiện lợi. Người sáng tạo tên là Sten Gustaf Thulin luôn mang theo một chiếc gấp ở túi sau để sử dụng lại khi cần thiết. Anh mong đợi mọi người khác cũng sẽ làm như vậy.



Nhưng sáng tạo của anh đã thông dụng hơn nhiều so với những gì anh từng mơ ước. Đến năm 1979, túi nhựa dùng một lần chiếm 80% số túi ở Châu Âu. Đến năm 1982, hai chuỗi siêu thị lớn của Mỹ là Safeway và Kroger đã chuyển đổi từ túi giấy sang túi nhựa và từ đó túi nhựa nhanh chóng lan rộng khắp toàn cầu. Trên toàn thế giới, chúng ta hiện sử dụng khoảng 500 tỷ túi nhựa mỗi năm.

Trớ trêu thay, phát minh của Thulin – nhằm bảo vệ môi trường – đã góp phần gây ra tình trạng ô nhiễm nhựa ở biển, dự định sẽ vượt quá số lượng cá ở đại dương vào năm 2050.



Đeo nhẫn đính hôn kim cương

Trao nhẫn đính hôn nạm kim cương là một nghi thức mà chúng ta hiếm khi thắc mắc, một phần nhờ vào cô viết quảng cáo người Mỹ 31 tuổi tên là Mary Frances Gerety. Cô đã nghĩ ra câu khẩu hiệu “A Diamond Is Forever” vào năm 1947 như một phần của chiến dịch quảng cáo phát động do công ty nước Anh De Beers Consolidated Mines Ltd.



Ngồi trên một mỏ kim cương ở Nam Phi, De Beers bắt đầu thuyết phục những chàng trai và cô gái trẻ rằng kim cương là thước đo quan trọng của tình yêu. Chiến dịch quảng cáo thậm chí còn đi xa đến mức quy định chú rể tương lai nên chi bao nhiêu tháng lương cho một chiếc nhẫn đính hôn. Vào thập niên 1930, con số đó là một tháng lương. Trang web đám cưới The Knot cho biết ngày nay, giá biểu lộ tình cảm của một người đã tăng lên bằng 3 tháng lương. Chiến dịch đã thành công. Trước Thế chiến II, chỉ 10% cô dâu Mỹ đeo nhẫn kim cương. Ngày nay, con số đó là 75%.

Phượng Nghi

Về Đầu Trang
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9640

Bài gửiGửi: Fri Feb 09, 2024 3:33 am    Tiêu đề: Tại sao như vậy?

Tại sao như vậy?


Nói “Pardon My French” “Xin thứ lỗi cho tiếng Pháp của tôi”

Khi ai đó thốt ra câu “Xin thứ lỗi cho tiếng Pháp của tôi”, bạn biết có điều gì đó thú vị sắp được nói ra. Trong một thế kỷ, chúng ta đã sử dụng thành ngữ này để bào chữa cho những lời tục tĩu. Nhưng tại sao người Pháp lại là mục tiêu? Đó là bởi người dân Anh mà ra.

Nước Pháp và nước Anh chỉ cách nhau có 20 miles đường biển ở chỗ gần nhau nhất trên English Channel (Strait of Dover) – nhưng là một đại dương cay đắng đã tách rời hai nước. Văn hóa, đất đai... họ đã một thời tranh giành nhau tất cả. Căng thẳng lên đến đỉnh điểm đặc biệt vào năm 1066, khi nhà ái quốc người Pháp William the Conqueror xâm chiếm nước Anh và đoạt lấy ngai vàng. Chẳng bao lâu, ngôn ngữ của tầng lớp quý tộc Anh đã chuyển sang dùng tiếng Pháp, và mặc dù cuối cùng Anh ngữ cũng quay trở lại, nhưng có khoảng 7,000 từ tiếng Pháp vẫn còn trong từ vựng.

Vì lý do này, “Pardon my French” ban đầu được dùng như một cách để xin lỗi vì những từ tiếng Pháp ai đó đang sử dụng mà người nói tiếng Anh có thể không hiểu. Nhưng khi mối thù bùng lên, bất cứ điều gì thô lỗ đều bắt đầu bị coi là “Pháp”. Ngay cả việc rời khỏi một bữa tiệc không đúng cách cũng được gọi là French exit – cút đi kiểu Pháp.

Ôi! C’est la vie (đời là thế đó).



Có niêm bằng chứng chưa mở

Những miếng giấy bạc và vòng nhựa trên những chai lọ chứa các loại thuốc không kê đơn thường gây khó chịu cho nhiều người khi họ cố mở thuốc. Nhưng khi chúng được tung ra thị trường vào năm 1982, cả nước đã thở phào nhẹ nhõm. Đó là bởi vì chỉ 6 tuần trước đó, 7 người ở khu vực Chicago đã chết vì uống phải Tylenol dạng viên con nhộng (capsules) có tẩm potassium cyanide. Kẻ làm việc tàn nhẫn đó đã bỏ chất độc vào các lọ sau khi thuốc rời khỏi nhà máy, có thể là khi thuốc được trữ tại các cửa hàng bán lẻ. (Chưa có ai bị buộc tội giết người do vụ này, và nghi phạm chính, James Lewis, đã chết vào năm 2023.)



Đáp ứng lại, nhà sản xuất Johnson & Johnson đã thu hồi hơn 31 triệu chai Tylenol trên toàn quốc, sau đó nhanh chóng bắt tay vào phát triển loại niêm có bằng chứng chưa mở. Giải pháp của họ bao gồm một lớp lót bên dưới nắp chai để người tiêu thụ có thể dễ dàng biết sản phẩm đã được mở hay chưa. Hầu hết các công ty thực phẩm và dược phẩm khác cũng làm theo và kiểu niêm mới như vậy nhanh chóng được FDA đòi hỏi các hãng thuốc tuân theo.

Phượng Nghi

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân