TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Vài “tiếng lóng” của các tiếp viên hàng không
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Vài “tiếng lóng” của các tiếp viên hàng không

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9640

Bài gửiGửi: Sat Jan 20, 2024 11:58 pm    Tiêu đề: Vài “tiếng lóng” của các tiếp viên hàng không

Vài “tiếng lóng” của các tiếp viên hàng không


Rất nhiều ngành đều có những từ ngữ chuyên môn riêng mà người bình thường không dễ giải thích, và ngành hàng không cũng không ngoại lệ. Ví dụ, tiếp viên hàng không sẽ sử dụng “tiếng lóng” để nói về hành khách mà họ phục vụ; nếu bạn bị họ gọi riêng với nhau là “Philip,” vậy thì bạn sẽ gặp rắc rối rồi.



Một tiếp viên hàng không nói với tờ The Sun của Anh rằng nếu bạn bị tiếp viên hàng không gọi là “Philip,” thì điều đó có nghĩa là bạn đã làm sai điều gì đó khiến họ tức giận, và bạn có thể sẽ nhận được sự phục vụ tệ hơn những hành khách khác.

Tiếp viên hàng không này cho biết, ký hiệu này xuất phát từ chữ “PILP,” viết tắt của “Passenger I’d Like to Punch” (Hành khách mà tôi muốn đánh). Theo thời gian, ngày càng có ít người biết đến chữ này, cuối cùng nó đã trở thành một cái tên thường thấy của nam giới.

Nếu bạn không muốn bị gắn mác “Philip” thì không nên liên tục bấm chuông gọi phục vụ chỉ vì những thứ nhỏ nhặt như đồ uống. Mặc dù hành khách có quyền yêu cầu tiếp viên hàng không phục vụ, nhưng thời điểm bấm chuông cũng nên được cân nhắc.

Khi tiếp viên hàng không đang phục vụ đồ uống hoặc bữa ăn, đừng bấm chuông phục vụ trừ khi bạn không khỏe hoặc gặp trường hợp khẩn cấp. Hãy kiên nhẫn chờ đợi.

Tiếp viên hàng không này nói rằng, họ sẽ rất nhanh biết được “Philip” trên chuyến bay là ai và cung cấp cho người đó các dịch vụ tương ứng. Nếu bạn là người thích bấm chuông gọi phục vụ, thì hãy ghi nhớ điều này.



Nếu bạn cần phải đáp chuyến bay thường xuyên và muốn biết liệu các tiếp viên hàng không có nói về mình hay không, thì bạn có thể tìm hiểu về bảng chữ cái phiên âm NATO (NATO phonetic alphabet). Tiếp viên hàng không sẽ sử dụng bảng này để xác định chỗ ngồi của từng hành khách.

Ví dụ, nếu chỗ ngồi của bạn là 13D, tiếp viên sẽ dùng từ “Delta 13” để chỉ bạn. Trong bảng phiên âm của NATO, Alfa thay cho chữ A, Bravo thay cho chữ B, Charlie thay cho chữ C, Delta thay cho chữ D, v.v.



Nếu bạn nghe thấy tiếp viên hàng không nói về số ghế của bạn bằng cách này, đồng thời nói thêm từ “Bob,” vậy thì bạn nên vui mừng, bởi vì đó là một lời khen. Người được gọi là “Bob” là “người tốt nhất trên phi cơ” (best on board), tức là một người đàn ông lịch lãm hoặc một quý cô thanh lịch.



Tiếp viên hàng không thường nói “goodbye” (tạm biệt) với mọi hành khách khi họ xuống phi cơ, nhưng nếu họ nói “cheerio” với bạn, điều đó có nghĩa là họ hoan nghênh bạn quay trở lại bất cứ lúc nào.



Theo tờ Daily Mail của Anh, nếu bạn nghe thấy tiếp viên hàng không hỏi: “Tom Cruise có trên phi cơ không?” (Is Tom Cruise on board?). Đó là họ đang muốn kiểm chứng xem trong hai cái ấm giống hệt nhau, cái nào chứa trà và cái nào chứa cà phê. Tom đại diện cho Tea (trà) còn Cruise đại diện cho Coffee (cà phê).



Khi một tiếp viên hàng không hỏi một đồng nghiệp rằng: “Bạn muốn hát hay khiêu vũ?” (Do you want to sing or dance?). Kỳ thực họ gọi an toàn là “hát,” còn áo cấp cứu và dây an toàn là “khiêu vũ.”



Nếu bạn nghe thấy một tiếp viên hàng không nói ABP, chữ này là chỉ một người khỏe mạnh (Able-Bodied Person), một người có thể giúp hành khách khác thoát ra ngoài trong trường hợp khẩn cấp.



Tiếng mà các tiếp viên hàng không gọi là “quan tài” (coffin) là phòng nghỉ bí mật phía trên khoang hạng phổ thông, nó có khoảng sáu giường để họ có thể chợp mắt trong các chuyến bay đường dài.



Theo tờ The Independence của Anh, phi công Patrick Smith cũng đã chia sẻ các “tiếng lóng” khác, như “air pocket” là chỉ một đợt hỗn loạn, và “crotch watch” có nghĩa là kiểm soát xem hành khách có thắt dây an toàn hay không.



Ngoài ra, những chữ “khu vực thời tiết” (area of weather) thường dùng để chỉ khu vực có giông bão dữ dội hoặc mưa xối xả, phi công phải hết sức thận trọng khi đi vào những khu vực này. “Thời gian khởi động bánh xe” (wheels-up time) là chỉ thời điểm mà một chiếc phi cơ đã hạ cánh cuối cùng có thể bay trở lại.

(theo Trần Tuấn Thôn, Toàn Phong)

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân