TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Ngăn ngừa 8 triệu chứng cảm lạnh do thời tiết lạnh bất thường
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Ngăn ngừa 8 triệu chứng cảm lạnh do thời tiết lạnh bất thường

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Wed Dec 27, 2023 12:11 am    Tiêu đề: Ngăn ngừa 8 triệu chứng cảm lạnh do thời tiết lạnh bất thường

Ngăn ngừa 8 triệu chứng cảm lạnh do thời tiết lạnh bất thường


Tiết Đại tuyết đến rồi! Thời tiết lạnh giá có những ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe con người. Làm thế nào để đối phó với những ảnh hưởng này?

Ngày 07/12 là tiết khí thứ 21 trong 24 tiết – tiết Đại tuyết. “Đại giả, thịnh dã, chí thử nhi tuyết thịnh hỹ” (tạm dịch: Lớn ấy, chính là thịnh vậy, lúc này tuyết dày đặc). Tiết khí Đại tuyết đến, đồng nghĩa với việc mùa đông thực sự đã đến rồi! Đông y cho rằng, vào mùa đông nên nghỉ ngơi, cần đi ngủ sớm và thức dậy muộn, để hàm dưỡng tinh khí, bổ sung năng lượng; hằng ngày cần chú ý giữ ấm và chăm sóc hệ tim mạch; trong cách ăn uống, chú ý bồi bổ thận, ăn nhiều thực phẩm có tính ấm và bổ dưỡng như thịt dê, thịt bò, ăn nhiều tảo bẹ, rong biển và các thực phẩm chứa iốt khác để làm ấm cơ thể.

Mùa lạnh cũng là mùa của bệnh tim mạch và tai biến mạch máu óc. Trên thực tế, thời tiết lạnh bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe con người một cách sâu sắc. Vậy, làm thế nào để đối phó với những ảnh hưởng này? Dưới đây là 8 ảnh hưởng phổ thông.

8 triệu chứng cảm lạnh thường gặp khi thời tiết lạnh bất thường và cách giải quyết



1. Đau đầu hoặc đau nửa đầu

Nhiệt độ hạ thấp sẽ khiến các mạch máu trong cơ thể con người co lại. Đặc biệt khi hoạt động ngoài trời vào mùa đông, các mạch máu trong óc sẽ co lại nhanh chóng, làm giảm lưu lượng máu, dẫn đến đau đầu.

Không chỉ thời tiết lạnh bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe, mà ánh nắng gay gắt vào mùa hè và sự thay đổi thời tiết như mưa lớn cũng có thể phá vỡ sự cân bằng của các chất hóa học trong óc và gây ra các cơn đau nửa đầu.

Cách đối phó:

Tập trung vào mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và cơn đau. Bệnh viện Mayo ở Hoa Kỳ khuyến cáo rằng, mỗi lần bị đau đầu, hãy lưu ý mọi yếu tố liên quan đến khí hậu có thể gây ra cơn đau, để chuẩn bị cho các cơn đau đầu trong tương lai và ngăn ngừa các cơn đau đầu có thể xảy ra.


Sử dụng máy tạo độ ẩm trong môi trường phòng ngủ hoặc văn phòng có hệ thống sưởi ấm. Khi độ ẩm không khí tăng lên, làn da sẽ được giữ ẩm nhiều hơn.


2. Da khô

Khi thời tiết trở lạnh, độ ẩm trong không khí thường giảm xuống, dẫn đến da bị khô. Đặc biệt ở những phòng có hệ thống sưởi hoặc điều hòa, độ ẩm không khí giảm đi rất nhiều. Da khô lâu ngày sẽ làm tổn thương lớp bảo vệ của da, dẫn đến da thô ráp, lão hóa.

Cách đối phó:

Bảo vệ làn da bằng các sản phẩm chăm sóc và bảo vệ da nhẹ nhàng. Hãy thay sữa rửa mặt thông thường bằng loại dịu nhẹ và tẩy tế bào chết hai lần một tuần để loại bỏ tế bào chết của da khô.

Những người thường xuyên trang điểm có thể chọn sử dụng kem chăm sóc da có chứa silicone (polydimethylsiloxane) để bảo vệ độ ẩm cho da, làm mịn làn da thô ráp và giúp trang điểm dễ dàng hơn.

Ngoài ra, đừng quên sử dụng máy tạo độ ẩm trong môi trường phòng ngủ hoặc văn phòng có hệ thống sưởi ấm. Khi độ ẩm không khí tăng lên, làn da sẽ được giữ ẩm nhiều hơn.



3. Cảm thấy chán nản

Do thời gian ban ngày ngắn nên mùa thu và mùa đông là những mùa dễ bị chứng rối loạn cảm xúc theo mùa nhất. Bác sĩ chuyên ngành về thuốc ngủ Robert S. Rosenberg, cho biết những người mắc chứng rối loạn cảm xúc theo mùa tiết ra một lượng lớn protein gọi là “chất vận chuyển serotonin” (SERT). Protein này làm giảm nồng độ hormone hạnh phúc serotonin.

Cách đối phó:

Có thể phòng ngừa trầm cảm mùa đông bằng cách phơi nắng. Tốt nhất nên dành nhiều thời gian ngoài trời ở những nơi có nhiều ánh nắng. Nếu ánh sáng xung quanh không tốt, có thể sử dụng hộp đèn (ánh sáng đèn trong nhà thay vì ánh sáng mặt trời) để tiếp xúc với nhiều ánh sáng nhất có thể.


Thực phẩm dồi dào vitamin D.


4. Thiếu vitamin D

Một trong những phương thức chính để cơ thể sản xuất vitamin D là chuyển đổi cholesterol trong da thành vitamin D3 qua việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tự nhiên. Tuy nhiên, tình trạng thiếu vitamin D thường xảy ra vào mùa lạnh khi cơ thể không nhận đủ ánh sáng. Thiếu vitamin D có thể gây yếu cơ, tăng cảm giác đau và buồn ngủ.

Cách đối phó:

Nên ăn các loại cá béo như cá hồi và cá ngừ. Tăng cường vitamin D bằng cách uống sữa, nước cam và các chất bổ sung.

Tại Hoa Kỳ, lượng vitamin D3 được đề nghị hàng ngày là 600 IU (đơn vị quốc tế).


Hô hấp qua mặt nạ làm suy yếu luồng không khí lạnh, khiến không khí bạn hít vào tương đối ấm.


5. Triệu chứng cảm lạnh đường hô hấp

Mùa đông cũng là mùa có tỷ lệ các bệnh về đường hô hấp cao, vì thời tiết lạnh có thể gây co thắt cơ khí quản, làm hẹp đường thở và gây khó thở. Đối với những người bị dị ứng, có thể gây ho hoặc thậm chí là hen suyễn.

Cách đối phó:

Để giảm bớt sự kích thích của không khí lạnh đến đường hô hấp, nên đeo mặt nạ khi ra ngoài. Hít thở qua mặt nạ sẽ làm suy yếu luồng không khí lạnh và làm cho không khí hít vào tương đối ấm.



6. Bị cảm lạnh

Mùa đông là một trong những mùa mà nhiều loại virus cúm hoạt động. Tuy nhiên, hầu hết các loại virus đều truyền nhiễm vài ngày trước khi xuất hiện triệu chứng cảm lạnh, nên mọi người thường tiếp xúc với virus mà không hề hay biết.

Cách đối phó:

Cách tốt nhất để ngăn ngừa cảm lạnh là thường xuyên rửa tay sạch sẽ và tránh tiếp xúc gần với những người ho hoặc hắt hơi.


Một trong những cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa đau khớp là duy trì vận động vừa phải.


7. Đau khớp

Nhiều người gặp phải tình trạng đau khớp vào những ngày lạnh hoặc ẩm ướt. Ngoài sự xâm nhập của không khí lạnh, thời tiết lạnh bất thường sẽ làm giảm áp suất không khí quanh khớp, khiến các mô mềm xung quanh khớp giãn nở như trái bóng, gây thêm áp lực lên khớp và gây đau đớn.

Cách đối phó:

Vận động vừa phải. Xương cốt đòi hỏi bắp thịt khỏe mạnh để trợ giúp chúng, và việc không hoạt động sẽ làm suy yếu các cơ, gây áp lực lớn hơn cho khớp. Vì vậy, một trong những cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa đau khớp là duy trì vận động vừa phải.

Những vận động phù hợp giúp giảm áp lực cho khớp bao gồm đi bộ, đạp xe, bơi lội và thể dục nhịp điệu dưới nước. Tập thể dục vừa phải không chỉ làm ấm cơ thể và giảm cứng khớp mà còn giúp ngăn ngừa tăng cân, bởi vì cân nặng sẽ tăng áp lực cho khớp.



8. Tóc và móng tay, móng chân trở nên giòn

Vào mùa lạnh, các mạch máu nhỏ ở da, ngón tay, ngón chân bị thu hẹp lại, làm giảm lưu lượng máu, ngăn cản việc cung cấp đủ dinh dưỡng và oxygen. Cùng với tình trạng khô da theo mùa, tóc và móng tay, móng chân sẽ trở nên giòn và dễ gãy rụng.

Cách đối phó:

Giữ ấm cơ thể mỗi ngày và sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà để duy trì lưu thông máu đầy đủ và giữ ẩm cho da. Điều này sẽ giúp duy trì tóc và móng tay, móng chân khỏe mạnh.

Li Mei
Tường Vân biên dịch

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân