TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Hà Nội sau chiến tranh
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Hà Nội sau chiến tranh

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Hình Ảnh Việt Nam
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
THANH BINH



Ngày tham gia: 26 Jun 2008
Số bài: 158

Bài gửiGửi: Tue Nov 28, 2023 11:33 am    Tiêu đề: Hà Nội sau chiến tranh

Hà Nội sau chiến tranh
Ian Bùi



John Ramsden là một nhà ngoại giao và nhiếp ảnh gia người Anh. Đầu thập niên 1980 ông sang Việt Nam làm Phó Đại sứ. Tại đây ông đã ghi lại đời sống của người dân Hà Nội bằng ống kính của mình. Năm 2018 ông xuất bản quyển ‘Hanoi After the War’, trong đó là cả trăm bức hình rất đời thường nhưng sâu sắc, chụp trong năm 1980~1982. Xin giới thiệu đến độc giả vài bức hình độc đáo từ quyển sách ấy.


‘Tổ phục vụ’ bán nước sôi.



Xếp hàng lấy nước. Dân Hà Nội xưa kể thời Pháp “cái máy nước” làm bằng gang. Về sau được làm lại bằng kẽm và xây bệ xi-măng cho sạch sẽ. Ngày ngày dân chúng xách thùng ra xếp hàng rồng rắn lấy nước về dùng. Nhiều nhà đợi đến 1, 2 giờ sáng mới ra gánh nước vì lúc đó đã vãn bớt người.



Quày rau quả phố Hàng Buồm. Phụ nữ Hà Nội kể thời đó họ phải “xếp hàng cả ngày” (XHCN) tại những nơi như vầy. Với con mắt của một sứ giả nhà nghề, John Ramsden đã ghi lại một khoảnh khắc bất hủ mà đối với người trong cuộc ắt hẳn phải là rất lâu.



Chợ hoa ngày Tết. 5 năm sau ngày chiến tranh chấm dứt, người Hà Nội vẫn chưa gột được hết nét kham khổ. Tết nhất mà ai nấy nhìn rất nghiêm; cô bán hoa trông có vẻ đăm chiêu, tư lự. Nghe dân Hà Nội kể tuy nhiệt độ ít khi nào xuống đến 5 độ C, nhưng lạnh phần nhiều do đói, nhất là về đêm.



Phương tiện di chuyển công cộng. Mặc dù trên xe đề “4 tấn / 55 người” tối đa, nhưng lúc nào cũng quá sức. Thậm chí nhà nước phải ghi thêm câu “Xe đang lăn bánh, đứng trên bậc không được nhảy lên, nhảy xuống!”



Chùa Huyền Thiên trên phố Hàng Khoai. Người đàn ông trong hình đang kéo một chiếc xe chở những bao tải trông to lớn nhưng có vẻ không nặng lắm. Có thể là trấu hoặc mùn cưa. Người phụ đẩy với chiếc áo cộc dính nhẹp mồ hôi cho biết hình được chụp vào mùa nóng.



Một khu nhà nghèo gần nhà máy điện Yên Phụ. Nghe người Hà Nội lâu đời kể, khu xóm xập xệ này do dân từ vùng quê đổ về tự lập sau một đợt thiên tai lũ lụt khiến họ mất hết nhà cửa.



Phương tiện vận tải. Chiếc bạt có lẽ đến từ một bao bột mì (wheat flour) do ngoại quốc viện trợ.



Phố Hàng Bông. Những chiếc xe điện từ thời Pháp thuộc mấy chục năm sau vẫn còn được sử dụng. Dân Hà thành đứng ngồi chật kín trong và ngoài xe, chẳng thua gì xe điện ngầm ở Tokyo. Chỉ hơi khác ở chỗ xe này chạy chậm hơn, và áo xống hành khách Việt cũng không sạch đẹp bằng người Nhật.



Một cảnh sinh hoạt của dân chúng



Cấm cũng như không

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Hình Ảnh Việt Nam Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân