TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Bột ngọt có thực sự gây hại cho sức khỏe hay không?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Bột ngọt có thực sự gây hại cho sức khỏe hay không?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nữ Công Gia Chánh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9655

Bài gửiGửi: Wed Nov 15, 2023 12:10 am    Tiêu đề: Bột ngọt có thực sự gây hại cho sức khỏe hay không?

Bột ngọt có thực sự gây hại cho sức khỏe hay không?

Bột ngọt là một hóa chất phụ thực phẩm được sử dụng phổ thông với đặc tính tăng hương vị. Tuy nhiên, cuộc tranh luận về tác động tiềm ẩn của nó đối với sức khỏe vẫn tiếp tục.


Bột ngọt là một hóa chất phụ thực phẩm được sử dụng phổ thông với đặc tính tăng hương vị. Tuy nhiên, cuộc tranh luận về tác động tiềm ẩn của nó đối với sức khỏe vẫn tiếp tục. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu xem liệu bột ngọt có thực sự gây ra mối đe dọa cho sức khỏe hay không.



Thành phần của bột ngọt

Thành phần chính của bột ngọt là dạng acid glutamic tự do, giúp tăng hương vị của thực phẩm. Tuy nhiên, khi acid glutamic liên kết với các amino acid khác, nó sẽ trở thành một phần của protein và không có tác dụng tăng hương vị tương tự.

Acid glutamic dạng tự do này có mặt tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm, chẳng hạn như cà chua, phô mai, nấm, đậu xanh và một số loại ngũ cốc.

Bột ngọt không phải là acid glutamic tự nhiên và cũng không được tổng hợp về mặt hóa học. Nó được sản xuất thông qua quá trình thủy phân hoặc lên men thực phẩm. Cơ thể người không thể phân biệt được acid glutamic trong bột ngọt và acid glutamic tự nhiên, dẫn đến quá trình trao đổi vật chất trong cơ thể giống hệt nhau.


Tranh vẽ giáo sư người Nhật Kikunae Ikeda


Ai đã phát minh ra bột ngọt?

Năm 1908, một giáo sư người Nhật tên là Kikunae Ikeda đã phát giác ra một hương vị đặc biệt trong nước luộc rong biển của vợ ông, một hương vị không thể miêu tả là chua, ngọt, đắng hay cay. Sau đó, ông chiết xuất hợp chất tạo ra hương vị này và tạo ra một loại gia vị mà ngày nay chúng ta gọi là bột ngọt. Trong hơn một thế kỷ sau đó, bột ngọt đã trở thành một phần cần thiết trong cách ăn uống của nhiều người.



Vấn đề của bột ngọt xuất hiện như thế nào?

Nó bắt nguồn từ thập niên 1960 khi một giáo sư người Mỹ dùng bữa tại một nhà hàng Trung Hoa. Sau bữa ăn, ông cảm thấy không khỏe, có các triệu chứng như đau đầu, tê chân tay, đầu óc choáng váng và buồn nôn.

Sau đó, ông viết một bức thư ngỏ nêu chi tiết các triệu chứng của mình và suy đoán rằng chúng có thể liên quan đến việc tiêu thụ bột ngọt. Kể từ đó, người ta đã đặt ra một từ ngữ cho triệu chứng này và gọi là “Hội chứng nhà hàng Trung Hoa”.

Kết quả là nhiều nhà hàng Trung Hoa bị ảnh hưởng. Nhiều người bắt đầu liên kết ẩm thực Trung Hoa với bột ngọt vì tin rằng nó gây ra nhiều nguy cơ sức khỏe. Một số thậm chí còn bắt đầu tẩy chay đồ ăn Trung Hoa. Cho đến ngày nay, trong nỗ lực duy trì hoạt động kinh doanh của mình, một số nhà hàng Trung Hoa vẫn tuyên bố rõ rằng họ không sử dụng bột ngọt.



Có tác dụng phụ của việc tiêu thụ bột ngọt hay không?

Việc tiêu thụ bột ngọt có thực sự dẫn đến các triệu chứng hay không?

Trên thực tế, người ta vẫn chưa tìm được bằng chứng rõ ràng để chứng minh cho những tuyên bố đó. Vị giáo sư người Mỹ nói trên đã không trực tiếp tiêu thụ một thìa bột ngọt và sau đó biểu lộ phản ứng; thay vào đó, ông chỉ gặp phải các triệu chứng sau khi ăn nhiều món có chứa bột ngọt. Vì vậy, không thể kết luận rằng việc tiêu thụ bột ngọt sẽ gây ra phản ứng bất lợi.

Trên thực tế, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về bột ngọt và không ai trong số họ có thể tìm ra bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa bột ngọt với “Hội chứng nhà hàng Trung Hoa”.

Vậy tại sao một số người lại gặp phải những phản ứng như vậy?

Ý thức chung cho thấy rằng các cá nhân có thể có độ nhạy cảm khác nhau với các chất khác nhau. Do đó, có thể một số người có thể gặp các phản ứng dị ứng như đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, nôn hoặc phát ban trên da sau khi tiêu thụ thực phẩm có chứa bột ngọt.

Tuy nhiên, không rõ liệu có bao nhiêu trường hợp xảy ra phản ứng tương tự, điều này khiến độ tin cậy của các tin đồn liên quan đến tác hại của bột ngọt bị đặt nghi vấn.



Kết quả nghiên cứu về bột ngọt

Mặc dù bột ngọt chưa được chứng minh là có hại cho sức khỏe nhưng một số nghiên cứu đã phát giác ra rằng, việc tiêu thụ bột ngọt thường xuyên có thể dẫn đến tăng cân và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi vật chất.

Điều này là do hương vị của bột ngọt kích thích sự thèm ăn, khiến bạn tiêu thụ quá nhiều calories và muối, từ đó gián tiếp dẫn đến tăng cân và các vấn đề liên quan đến trao đổi vật chất.

Một nghiên cứu trên 752 người trưởng thành khỏe mạnh cho thấy những người tiêu thụ bột ngọt có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn và dễ bị thừa cân hơn những người không dùng. Hơn nữa, những người tiêu thụ bột ngọt thường có lượng protein động vật, chất béo, cholesterol và calories cao hơn trong khi lượng protein thực vật, tổng lượng carbohydrate, chất xơ, tinh bột và magnesium thấp hơn so với những người không ăn.

Ngoài những phát giác này, một nghiên cứu do Đại học Harvard thực hiện đã khám phá phản ứng đối với việc tiêu thụ bột ngọt. Nhóm nghiên cứu đã tuyển chọn 130 tình nguyện viên tự báo cáo các phản ứng với bột ngọt và cho họ ăn 5g bột ngọt hoặc giả dược.

Trong vòng hai giờ sau khi uống, với 10 triệu chứng được liệt kê, nếu những người tham gia có biểu lộ của hai hoặc nhiều hơn các triệu chứng này, thì sẽ được xác nhận là dương tính.

Sau nhiều vòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu kết luận rằng không quan sát thấy tác động dai dẳng hoặc nghiêm trọng nào do ăn bột ngọt, hơn nữa, các phản ứng trong quá trình thí nghiệm cũng không nhất quán.



Những điều cần cân nhắc khi tiêu thụ bột ngọt

Mặc dù không có bằng chứng trực tiếp chứng minh rằng bột ngọt có hại, nhưng cần phải cân nhắc khi sử dụng bột ngọt.

Đầu tiên, glutamate (acid glutamic) là chất dẫn truyền thần kinh kích thích, đóng vai trò quan trọng trong trí nhớ, nhận thức và điều chỉnh tâm trạng. Tiêu thụ quá nhiều bột ngọt trong bữa tối có thể dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ.

Thứ hai, nếu bạn cảm thấy khó chịu sau khi ăn thực phẩm có bột ngọt, thì nên tránh sử dụng bột ngọt trong tương lai.

Sự thật là bột ngọt không chỉ giới hạn ở ẩm thực Tàu; nó có mặt trong nhiều thực phẩm chế biến. Tuy nhiên, đôi khi nhãn thực phẩm có thể không chỉ rõ sự hiện diện của bột ngọt. Nó chỉ được liệt kê trên nhãn khi bột ngọt là thành phần chính.

(theo Jingduan Yang)
Nhật Duy biên dịch

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nữ Công Gia Chánh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân