TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Tại sao 90% kim cương hồng của thế giới nằm tại châu Úc?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Tại sao 90% kim cương hồng của thế giới nằm tại châu Úc?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
THANH BINH



Ngày tham gia: 26 Jun 2008
Số bài: 158

Bài gửiGửi: Tue Nov 14, 2023 9:23 pm    Tiêu đề: Tại sao 90% kim cương hồng của thế giới nằm tại châu Úc?

Tại sao 90% kim cương hồng của thế giới nằm tại châu Úc?
Ánh Dương


Một viên kim cương hồng 12,76 carat được tìm thấy tại mỏ Argyle ở Tây Úc

Trong nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Communications về một mỏ kim cương lớn nhất thế giới, mỏ Argyle ở Tây Úc, nguồn cung cấp hơn 90% kim cương hồng cho thấy những điều đặc biệt.

Các nhà khoa học phát giác rằng tại Argyle, những viên kim cương kết tinh sâu bên trong Trái đất đã được đưa lên bề mặt Trái đất, khi siêu lục địa Nuna bắt đầu tách ra. Khi các lục địa tách ra, tại khe hở khoảng cách giữa hai lục địa đó, các túi magma giàu kim cương sẽ được đẩy lên trên bề mặt Trái đất.



Một bức hình chụp từ trên không của mỏ kim cương Argyle ở Tây Úc, đã đóng cửa vào năm 2020, là nguồn cung cấp 90% kim cương hồng trên thế giới.

Tại sao kim cương hồng lại đặc biệt?
Chỉ có khoảng 20% kim cương khai thác được có phẩm chất được coi là đá quý. Trong đó thì lại chỉ có 0,01% là kim cương màu, loại cực kỳ quý hiếm.

Tuy nhiên, một số nơi trên thế giới rất đặc biệt, có được nhiều kim cương màu hơn.

Khi nói đến kim cương hồng, chỉ có một nơi duy nhất được tìm thấy. Hơn 90% tổng số kim cương hồng từng được tìm thấy đều đến từ một mỏ duy nhất ở vùng Kimberley, Tây Úc: mỏ Argyle.

Kim cương được tạo thành từ các nguyên tử carbon sắp xếp thành một mạng tinh thể nhỏ gọn, đều đặn. Những viên kim cương trong suốt, hoàn hảo lấp lánh vì ánh sáng phản chiếu từ bề mặt bên trong của chúng.

Tuy nhiên, khi kim cương chịu áp lực cực mạnh ở sâu bên trong Trái đất, mạng lưới nguyên tử có thể bị xoắn và uốn cong. Điều này gây ra những thay đổi nhỏ làm nhiễu xạ ánh sáng và mang lại màu sắc cho chính kim cương.



Ba bản đồ thế giới ở những thời điểm khác nhau, cho thấy sự hình thành của ngọn núi lửa dẫn tới mỏ kim cương Argyle. (Hình: Olierook et al. / Nature Communications, CC BY)

Tại sao Argyle lại có nhiều kim cương hồng?

Tất cả kim cương đều được tìm thấy trong các núi lửa dạng ống hoặc trong tàn tích còn lại của chúng. Những ngọn núi lửa này bắt nguồn từ rất sâu bên dưới các lục địa, nơi có sự tồn tại của kim cương.

Câu chuyện về núi lửa Argyle bắt đầu khoảng 1.800 triệu năm trước, khi mảng lục địa bên dưới Kimberley va vào một lục địa khác để hình thành siêu lục địa, Nuna. Năm trăm triệu năm sau, Nuna lại bị tách rời ra và hình thành nên châu Úc.

Tuy nhiên, mối liên kết giữa Kimberley và phần còn lại của lục địa bị kéo căng ra khi Nuna tách ra, và núi lửa Argyle phun trào lên bề mặt, mang theo những viên kim cương hồng. Chính sự tách ra của siêu lục địa Nuna đã sinh ra Argyle.

Vậy điều gì đã khiến những viên kim cương của Argyle có màu hồng? Lực va chạm khi các lục địa kết hợp lại với nhau đã làm hư hại những viên kim cương nằm sâu dưới chúng, khiến chúng có màu sắc đẹp đẽ này; sau đó các lục địa lại tách ra và đẩy những viên kim cương nằm rất lâu dưới lớp phủ Trái đất này lên mặt đất.




Những viên kim cương hình thành sâu trong lớp vỏ Trái đất chứa bằng chứng về sự vận động không ngừng nghỉ của các quá trình địa chất.

Kim cương có thể còn cho biết về lịch sử của Trái đất

Kim cương không chỉ là sự hào nhoáng và quyến rũ, nó còn là bằng chứng hùng hồn về lịch sử sâu sắc nhất của Trái đất.

Kim cương là cái hộp thời gian cổ xưa từ độ sâu của hành tinh chúng ta. Chúng là di tích của một quá khứ xa xôi đến nỗi thách thức sự hiểu biết của con người.

Chúng ta biết kim cương được hình thành từ carbon nguyên chất – nhưng lượng carbon này đến từ đâu?

Phần lớn carbon là tàn dư của các tiểu hành tinh giàu carbon đã kết tụ lại với nhau để tạo thành Trái đất cách đây 4,5 tỷ năm.

Tuy nhiên, một số viên kim cương có chứa cacbon từng là một phần của sinh vật sống. Carbon hữu cơ, từ các sinh vật từng phát triển mạnh trên bề mặt Trái đất, đã bị chôn vùi sâu vào trong lòng đất bởi sự vận động không ngừng nghỉ của các quá trình địa chất.

Ví dụ, những viên kim cương Argyle có thể đang lưu giữ những dấu ấn về chất hữu cơ của những sinh vật sống từ một thế giới cổ xưa đã biến mất từ lâu. Trong những tia sáng của quá khứ xa xôi này, chúng ta tìm thấy nhiều điều hơn là vẻ đẹp của kim cương; chúng ta tìm thấy chìa khóa để mở khóa những bí mật sâu sắc nhất trong lịch sử hành tinh của chúng ta.


Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân