TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Palestine
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Palestine

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
THANH BINH



Ngày tham gia: 26 Jun 2008
Số bài: 158

Bài gửiGửi: Fri Nov 10, 2023 10:31 am    Tiêu đề: Palestine

Palestine
Ian Bùi


Jerusalem đầu thập niên 1940. Nguồn: wikimedia

Sau nhiều thế kỷ bị lưu đày, lưu lạc, phân tán khắp mọi nơi trên thế giới, giấc mơ thành lập một đất nước riêng của người Do Thái cuối cùng đã trở thành hiện thực. Khởi phát từ phong trào Zionism vào cuối thế kỷ 19, trải qua hai cuộc Đại Thế Chiến, vùng đất Palestine đã được trao từ tay đế quốc Ottoman sang đế quốc Anh sang Liên Hiệp Quốc để cuối cùng đến tay người Do Thái.

Sau Đệ Nhị Thế Chiến, mặc dù Hoa Kỳ ủng hộ trên nguyên tắc văn bản Balfour Declaration năm 1917 đề xuất việc lập quốc cho người Do Thái tại Palestine trong tương lai, nhưng Tổng thống Franklin D. Roosevelt tuyên bố Mỹ sẽ không can thiệp mà sẽ tham vấn với cả hai bên mỗi khi cần đi đến quyết định gì quan trọng. Trong khi đó thì chính phủ Anh đến năm 1948 vẫn còn uỷ trị vùng đất thuộc địa cũ gọi là Palestine Mandate. Anh không những chống đối việc thành lập hai quốc gia riêng biệt cho người Do-Thái và Ả-Rập mà còn không tán thành việc người Jews từ khắp nơi đổ về Palestine. Thực tế là Anh muốn giữ mối quan hệ tốt với các nước trong khối Ả-Rập để bảo vệ ích lợi chính trị và kinh tế của họ trong khu vực.



Anh quốc ủy trị Palestine năm 1945-1948

Tháng Tư 1945 Roosevelt mất, Phó tổng thống Harry Truman lên thay thế. Một trong những việc đầu tiên Truman làm là đặt ra một văn phòng đặc biệt để điều nghiên vấn đề Palestine cùng với Anh quốc. Năm 1946 Truman công bố Hoa Kỳ chấp nhận cho phép 100,000 người Jews nhập cư vào Palestine. Đồng thời, Liên Hiệp Quốc cũng lập ra một uỷ ban đặc trách vấn đề Palestine để tìm một đáp án thích hợp. Cuối năm 1947 Uỷ Ban Liên Hiệp Quốc đề nghị giải pháp chia đất-partition, để lập ra hai quốc gia riêng rẽ cho người Jews và Arabs. Nghị Quyết 181, còn được gọi là “Partition Resolution”, được thông qua ngày 29/11/1947.

Theo đó, một khi Anh quốc hoàn tất nhiệm vụ ủy trị Palestine vào tháng 5/1948, người Do Thái sẽ có chủ quyền trên phần đất được cắt ra cho họ; phần còn lại thuộc về người Palestine. Song, để bảo vệ các địa điểm trọng yếu thuộc 3 tôn giáo lớn có nguồn gốc tại đây, Jerusalem sẽ được tách làm một khu biệt lập – gọi là corpus separatum, đặt dưới quyền kiểm soát và cai quản của Liên Hiệp Quốc. Cộng đồng Ả-Rập cực lực phản đối nghị quyết này vì họ cho rằng nó thiên vị người Do-Thái và không công bằng đối với những người Arab sẽ phải sống dưới quyền cai trị của người Jewish.

Tuy Hoa Kỳ bỏ phiếu thuận cho Nghị Quyết 181, nhưng Bộ Ngoại Giao Mỹ đề nghị Liên Hiệp Quốc nên thiết lập một cơ chế bảo vệ (trusteeship) trên vùng đất này để hạn chế số người Jews nhập cư vào Palestine. Đồng thời Bộ cũng đề xuất không thành lập hai quốc gia mới mà chỉ lập ra hai tỉnh (province) dưới sự bảo vệ của cộng đồng quốc tế. Một phần vì Bộ không muốn thấy Liên-Xô lợi dụng tình hình rối ren này để móc nối và tạo thế lực với các xứ Ả-Rập trong vùng. Nhưng hệ trọng hơn nữa, Bộ lo rằng nguồn dầu thô đến từ đây sẽ bị ảnh hưởng.



Một ấp định cư của người Do Thái ở West Bank. Nguồn: Israeli Forum

Bộ Ngoại Giao khuyên TT Truman chớ nên can thiệp nhiều quá để giúp người Jews, nhất là khi có nhiều dấu hiệu cho thấy các nước Ả-Rập đang chuẩn bị một cuộc tổng tấn công một khi quốc gia Israel thành hình. Nhưng Truman đã không ủng hộ cơ chế trusteeship như nói trên mà lại chính thức công nhận Israel là một quốc gia độc lập. Chiến tranh bùng nổ.

Từ Lebanon, Syria, Iraq và Ai-Cập, các binh đoàn Ả-Rập đồng loạt tiến vào Palestine, mở màn cuộc chiến tranh Arab-Israeli War kéo dài từ tháng 5, 1948 đến tháng 3, 1949. Sau khi thắng lớn, Israel ký 4 hòa ước song phương với Lebanon, Syria, Transjordan và Ai-Cập. Theo đó, Israel lấy thêm được 60% phần đất của người Palestinian dựa trên Nghị Quyết 181. Một lằn ranh mới được vạch ra gọi là The Green Line. Ai-Cập được quyền kiểm soát dải đất Gaza Strip nằm cạnh biển Địa Trung Hải; Jordan kiểm soát khu vực West Bank, tức Tây Ngạn của sông Jordan.

Sau chiến tranh, những người Do Thái sống trong khu vực West Bank nếu không tự ý rời đi thì cũng bị Jordan trục xuất. Tây Ngạn trở thành gần như một tỉnh của Jordan, hầu hết dân cư là người Palestinian. Tình trạng này kéo dài đến 1967 thì xảy ra cuộc Chiến tranh Sáu Ngày mà sử sách đã kể rất nhiều. Một trong những hệ quả của “Six-Day War” là Israel lấy được West Bank từ tay Jordan, Golan Heights từ Syria, và bán đảo Sinai từ Ai-Cập.



Dân Palestinian chạy loạn sang sông Jordan năm 1967. Nguồn: wikimedia

Trước đó dân số của Tây Ngạn có gần một triệu người. Sau 1967, khoảng 300,000 người đã bị mất nhà cửa hoặc phải di tản sang các nước lân cận. Đa số chạy sang Jordan lánh nạn hay định cư. Số còn lại sống dưới sự quản lý của quốc gia Israel; quân đội Do-Thái nghiễm nhiên trở thành lực lượng chiếm đóng tại đây.

Tháng Bảy, 1967 chính quyền Israel thông báo người tị nạn Palestinian có thể nộp đơn xin trở về cố hương. Nhưng trong số 120,000 hồ sơ nhận được chỉ có khoảng 14,000 người Palestinian được cấp giấy phép trở về West Bank. Riêng tại Golan Heights, khoảng 130,000 người Syrian bị Israel tống xuất sang Syria. Lúc bấy giờ phần lớn Golan Heights nằm dưới sự cai quản của người Do-Thái, nhưng cộng đồng quốc tế không công nhận chủ quyền của Israel. Mãi đến năm 2019 Hoa Kỳ mới là nước đầu tiên làm chuyện đó khi Tổng thống Trump tuyên bố “Golan Heights thuộc về Israel.”



Những người Do Thái đầu tiên trở về lập nghiệp tại Tây Ngạn sau năm 1967. Nguồn: wikimedia

Sau khi chiếm đóng West Bank, chính quyền Israel cho lập ra các khu định cư gọi là settlements để đưa người Jews đến lập nghiệp. Mục đích chính ban đầu là để án ngữ các địa điểm trọng yếu, nhất là trong thung lũng Jordan Valley, để đề phòng các cuộc tấn công từ hướng Đông (Jordan) và Nam (Ai-Cập). Một loạt các đạo luật và nghị quyết được nghị viện Knesset thông qua để chính thức hóa những “ấp chiến lược” này. Chiến dịch lập ấp của Israel tính đến nay đã trải qua nhiều giai đoạn, với những mục tiêu thay đổi theo hoàn cảnh và nhu cầu chính trị, kinh tế.

Đầu tiên phải nói đến kế hoạch “Allon Plan” của Thứ trưởng Bộ Lao Động Yigal Allon, đề xuất ngay sau chiến tranh. Theo kế hoạch này, thung lũng Jordan sẽ được dùng làm trái độn giữa Israel và Jordan. Thêm vào đó là một vòng đai bảo vệ thánh địa Jerusalem. Tổng cộng hơn 30 ấp chiến lược đã được xây dựng trong một thời gian ngắn tại Tây Ngạn. Kế hoạch Allon Plan còn dự tính cắt West Bank làm đôi, chỉ giao cho Jordan hai phần đất ở hai đầu Bắc Nam nơi có nhiều làng mạc người Ả-Rập sinh sống từ bao đời. Tuy nhiên, đối với người Palestinian thì thung lũng Jordan phì nhiêu màu mỡ này là vựa lúa của họ, cho nên kế hoạch tằm ăn dâu của Allon đã gặp phải nhiều sự chống đối.



Kế hoạch Da Beo của Matiyahu Drobles. Nguồn: Israeli Forum

Sang cuối thập niên 1970, đảng bảo thủ Likud lên nắm chính quyền. Chính sách lập ấp dưới thời thủ tướng Ariel Sharon chuyển sang một hướng khác. Israel cho xây dựng hàng loạt các thôn ấp về phía Tây của West Bank – tức Judea và Samaria theo cách gọi của người Do-Thái xưa. Mục đích lần này là để tạo một vòng vây bao bọc các thành phố và làng mạc Palestinian ở Tây Ngạn vào giữa, tách biệt họ khỏi cộng đồng Ả-Rập trong khu vực Tam Giác (Triangle), nơi sinh sống của phần lớn công dân Israel gốc Palestinian.

Nối tiếp Sharon Plan là kế hoạch của Matisyahu Drobles, người đứng đầu ban Tái Định Cư (Resettlement) của một tổ chức mang tên World Zionist Organization (WZO) vào đầu thập niên 1980. Không cần viện lý do an ninh quốc phòng nữa, Drobles đề nghị chính phủ cho xây dựng ấp chiến lược cùng khắp West Bank theo kiểu da beo. Mục tiêu của kế hoạch này là chia năm xẻ bảy các cộng đồng Palestinian, không cho phép họ liền lạc với nhau thành một khối, đồng thời trải người Do-Thái ra khắp mọi nơi trong vùng chiếm đóng. Động lực chính trị đằng sau kế hoạch của WZO là không để cho một quốc gia Palestine có thể thành hình sau này, đi ngược lại Giải-pháp Song-quốc (Two-state Solution) được Hoa-Kỳ và Liên Hiệp Quốc ủng hộ. Giữa thập niên 1980 biểu tình nổi lên khắp nơi, dẫn đến cuộc nổi dậy đầu tiên (The First Intifada) và sự ra đời của tổ chức khủng bố Hamas năm 1987.


Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân