TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Tại sao bạn cần thử máu khi khám bệnh?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Tại sao bạn cần thử máu khi khám bệnh?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Wed Oct 25, 2023 11:21 pm    Tiêu đề: Tại sao bạn cần thử máu khi khám bệnh?

Tại sao bạn cần thử máu khi khám bệnh?

Máu chảy qua các cơ quan và mô khác nhau. Khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường, máu sẽ lưu trữ rất nhiều tin tức khác nhau trong quá trình lưu thông.


Máu chảy qua các cơ quan và mô khác nhau, tham gia vào quá trình trao đổi vật chất của cơ thể. Khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường, máu sẽ lưu trữ rất nhiều tin tức khác nhau trong quá trình lưu thông.



Tại sao cần lấy máu khi đến bệnh viện?

Nhiều người có thể thắc mắc tại sao khi đến bệnh viện để khám, bác sĩ thường chỉ định thử máu trước, dù bất kể đó là bệnh gì?

Tây y trọng chứng, đòi hỏi cơ sở khoa học khách quan làm bằng chứng, sau đó phương pháp điều trị sẽ dựa trên kinh nghiệm lâm sàng của bác sĩ và tình trạng điển hình của bệnh nhân.

Máu chảy qua các cơ quan và mô khác nhau, tham gia vào quá trình trao đổi vật chất của cơ thể. Khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường, máu sẽ lưu trữ rất nhiều tin tức khác nhau trong quá trình lưu thông.

Thông qua thử máu, có thể phát giác kịp thời những thay đổi về số lượng và phẩm chất của các thành phần tế bào. Sau khi xác định nguồn truyền nhiễm, bạn cũng cần biết vi khuẩn hoặc virus nào gây ra bệnh trước khi có thể tiến hành điều trị có mục tiêu.

So với siêu âm B, CT, MRI và các phương pháp kiểm soát khác, lấy máu là giải pháp kiểm soát tương đối thuận tiện và giá cả phải chăng nên có nhiều ứng dụng lâm sàng.



Thử máu có thể phát giác những bệnh gì?

Về mặt lâm sàng, rất nhiều bệnh được chẩn đoán và điều trị bằng cách lấy máu, chủ yếu chia thành thử máu định kỳ, thử nội tiết tố máu và thử tác dụng cơ quan.

    • Thử máu có thể kiểm soát lipid máu, huyết áp và lượng đường trong máu, đồng thời tiến hành các biện pháp điều trị và can thiệp tiếp theo dựa trên các chỉ số khám;

    • Thử nội tiết tố máu có thể biết nồng độ hormone tuyến giáp trạng, epinephrine, estrogen... trong máu, rất hữu ích trong việc chẩn đoán các bệnh nội tiết và bệnh phụ khoa;

    • Thử tác dụng cơ quan sử dụng transaminase và bilirubin để xác định tác dụng gan, hàm lượng enzyme và các chất chuyển hóa khác để xác định xem tim có khỏe mạnh hay không.

Ngoài ra, trong điều kiện y tế hiện nay, máu cũng được sử dụng để kiểm soát xem kháng nguyên ung thư phổi và hỗ trợ phát giác khối u.



Tại sao phải lấy nhiều ống máu?

Người quan sát kỹ sẽ thấy rằng, sau khi lấy máu, người ta sẽ đựng máu trong những ống có nắp đậy có màu sắc khác nhau, điều này tượng trưng cho điều gì?

    • Đỏ: dùng cho sinh hóa huyết thanh, điện giải, tác dụng tuyến giáp, thử ma túy, thử AIDS, sàng lọc dấu hiệu khối u, miễn dịch huyết thanh, v.v.;

    • Tím: dùng để thử máu, nhóm máu, huyết sắc tố glycosyl hóa và thử amoniac trong máu;

    • Màu xanh lá cây: dùng để thử sinh hóa, điện giải và huyết học khẩn cấp;

    • Xanh lam: được sử dụng để phát giác hệ thống tiêu sợi huyết;

    • Đen: dùng để phát giác tốc độ lắng của hồng cầu.

Việc lấy nhiều máu cho mỗi lần kiểm soát thực tế là cần thiết cho các lần kiểm soát khác nhau, một số test yêu cầu máu toàn phần, một số yêu cầu huyết thanh và một số yêu cầu huyết tương, rất khó để một ống máu đáp ứng tất cả các test.

Hơn nữa, mỗi test sử dụng các máy móc và phương pháp test khác nhau, muốn kết quả chính xác hơn thì lượng máu phải đủ. Vì vậy, một số ống máu được rút ra và chia thành các ống nghiệm khác nhau.



Máu sau khi thử có được tái chế không? Bệnh viện có kiếm tiền từ việc truyền máu không?

Sau khi thử mẫu máu, bác sĩ thường giữ lại lượng máu dư để xem xét. Đặc biệt khi có sự bất thường rõ ràng ở một vài chỉ số, bác sĩ sẽ thường xuyên xem xét kết quả để ngăn ngừa sai sót.

Thông thường, máu sẽ được giữ lại khoảng 7 ngày, sau khi test, mẫu cần được khử trùng bằng áp suất cao, giải quyết và khử trùng bằng hóa chất, sau đó chuyển đến trạm trung chuyển rác để giải quyết tập trung.

Vì lượng máu cho mỗi lần thử nằm trong khoảng 50ml, trong khi lượng máu hiến cần ít nhất là 200ml. Lượng máu còn lại sau mỗi lần lấy hoàn toàn không thể đáp ứng được sức lưu trữ của một đơn vị, máu của những người khác nhau không thể trộn lẫn được, vì nhiều lý do nên rất khó sử dụng lại lượng máu đã lấy.



Những lưu ý trước và sau khi lấy máu

    • Trước khi lấy máu ba ngày, chú ý ăn nhạt, không uống rượu, ngủ đủ giấc.

    • Mặc quần áo rộng rãi khi lấy máu và ấn vào điểm lấy máu trong 3 đến 5 phút sau khi test hoàn tất.

    • Nếu sau khi lấy máu thấy chóng mặt, thiếu sức lực và các triệu chứng khác, bạn cần nằm xuống ngay lập tức, có thể uống một lượng nhỏ nước đường và đợi đến khi cơ thể khỏe hơn rồi mới rời đi.

    • Khi nhận thấy kết quả bất thường, bạn nên kịp thời thảo luận ý kiến với bác sĩ chuyên môn và đừng sợ hãi.

(theo Song Yun)
Nhật Duy biên dịch

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân