TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Ích lợi cho sức khỏe của Mướp
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Ích lợi cho sức khỏe của Mướp

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nữ Công Gia Chánh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9655

Bài gửiGửi: Sun Oct 09, 2022 8:19 am    Tiêu đề: Ích lợi cho sức khỏe của Mướp

Ích lợi cho sức khỏe của Mướp

Mướp có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù, trừ hỏa, tiêu mụn, giảm táo bón. Chà xát cơ thể bằng xơ mướp cũng có thể loại bỏ các độc tố trong hệ bạch huyết và làm chậm quá trình lão hóa của da.


Mướp là một thực phẩm vừa ngon vừa có tác dụng lợi tiểu, tiêu trừ phù thũng, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, giảm táo bón. Ngoài ra, tắm rửa bằng xơ mướp có thể giúp cơ thể giải độc và làm chậm tốc độ lão hóa của da.



Cách chọn mướp tươi

Có ba mẹo để chọn được một trái mướp tốt: nhìn, cầm, và ấn.

    • Hình dáng trái mướp hoàn chỉnh, tròn đều, dài, không có đốm đen, không bị sứt sát; cuống có màu xanh vàng, không bị khô hoặc có màu nâu đen. Như vậy là trái mướp tương đối tươi.

    • Cầm lên càng nặng thì càng chứa nhiều nước, phẩm chất tốt.

    • Ấn nhẹ thấy cứng là trái mướp đó tốt.


5 ích lợi sức khỏe của mướp

Canh mướp nấu tôm khô


Ngăn ngừa táo bón và tăng tốc độ giải độc

Mướp có thể cải thiện tình trạng táo bón vì nó rất giàu chất xơ thực vật, có thể loại bỏ các tạp chất bám trên thành ruột. Nước ép mướp có thể nhuận tràng, tăng nhu động ruột, giảm táo bón hiệu quả.

Mướp có vị ngọt tính bình, một số sách nói nó có tính hơi lạnh, chứa nhiều nước. Đối với người già hoặc người răng không tốt, mướp luộc là món thích hợp, vừa là nguồn cung cấp chất xơ, có tác dụng cải thiện tình trạng táo bón.


Mì trứng mướp. (Hình do Đông y sĩ Hồ Nãi Văn cung cấp)


Loại bỏ mụn trứng cá, ổn định tâm trạng

Cùi mướp mọng nước và ngọt, có tác dụng giải nhiệt giải hỏa rất hiệu quả. Ăn mướp có thể giải hỏa, giải nhiệt, giảm bực bội, thúc đẩy tuần hoàn máu và thông kinh lạc.

Nam thanh nữ tú khi gặp phải tình trạng mụn trứng cá, hoặc trẻ em học tập căng thẳng dễ cáu gắt, lúc này có thể nấu món canh mướp, sẽ có tác dụng loại bỏ mụn trứng cá và ổn định cảm xúc.

Món ăn đề xuất là “mì trứng mướp”. Đập trứng ra bát, cho vào chảo đánh tan và chiên vàng. Sau khi nấu mướp chín thì cho mì vào nấu thêm một lúc, rắc trứng vừa xong lên là có thể được món mì trứng mướp thơm ngon. Món ăn này đối với trẻ thích ăn ngọt hoặc mặn đều phù hợp, đồng thời giúp tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.


Mướp xào


Làm mát dạ dày, lợi tiểu, tiêu phù thũng

Mướp có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù thũng, đồng thời có thể làm giảm và cải thiện các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần, hoặc đau buốt khi đi tiểu.

Khi xào mướp, nên xào ở lửa nhỏ và không cần thêm nước. Khi xào, mướp sẽ tiết ra một ít nước, sau đó dùng nước này tiếp tục nấu mướp, nêm thêm chút muối ăn là sẽ rất ngọt và thơm.

Vị ngọt của mướp rất hợp với dạ dày, ăn xong có thể khiến dạ dày như được bao phủ bởi một lớp màng. Nếu dạ dày của bạn hơi bị tổn thương hoặc bị loét, ăn mướp có thể khiến dạ dày rất dễ chịu. Canh mướp rất ngon, chan với cơm cũng rất tuyệt.



Làm thông tuyến vú

Một số bà mẹ mới bắt đầu cho con bú mà thấy sữa không đủ, phải làm sao? Đừng lo lắng, có thể ăn mướp, vì mướp có thể làm thông tuyến vú và giúp tiết sữa thuận lợi.

Mướp cũng có thể làm giảm cảm giác khó chịu do tức ngực trước kỳ kinh nguyệt, cũng có thể làm giảm các cơn bốc hỏa trước và sau khi mãn kinh.

Mướp có tính hơi hàn nên những người tỳ vị hư hàn, dạ dày kém không nên ăn quá nhiều, vì ăn nhiều sẽ hại dương khí. Hoặc nếu bạn sợ lạnh, hãy cho thêm một ít gừng băm nhỏ khi nấu mướp để trung hòa tính hàn của mướp.


Xơ mướp gần giống như mạch máu của cơ thể con người, có thể giúp kinh lạc cơ thể con người thông thuận. (Hình do Đông y sĩ Hồ Nãi Văn cung cấp)


Giải độc và làm đẹp da

Trong các sách cổ nói rằng mướp non thường làm món ăn ngon, mướp già làm thuốc. Mướp già chính là xơ mướp, sau khi phơi khô có thể dùng để tắm rửa.

Chất xơ thô trong mướp chính là kinh lạc của mướp, có tác dụng vận chuyển chất dinh dưỡng và nước. Bạn có thể thấy xơ mướp từng sợi từng sợi được liên kết với nhau, gần giống như mạch máu của cơ thể con người chúng ta. Có câu “ăn gì bổ nấy”, vậy nên ăn mướp có thể giúp thông kinh lạc và huyết mạch.

Cách đây hơn 20 năm, tôi thấy trên rất nhiều tạp chí đều nói dùng xơ mướp để nạo hạch bạch huyết, lỗ chân lông v.v., có thể làm chậm quá trình lão hóa của da. Khi tắm, bạn có thể dùng xơ mướp già để chà xát thân thể, giúp làm thoáng khí lỗ chân lông, loại bỏ độc tố ở hệ bạch huyết, giúp làn da trở nên đẹp hơn.

Điển hình là làm thế nào? Hãy chải từ dưới tai đến xương đòn, rồi từ xương đòn đến nách. Sau đó chải từ dưới lên trên, từ gót chân và mắt cá chân lên đến hốc đầu gối (huyệt Ủy Trung), sau đó từ hốc đầu gối đến mặt trong của đùi, sau đó tiếp tục đến bẹn, rồi đến thắt lưng.

Xơ mướp có vẻ cứng, khi chà phải chăng sẽ làm bong hoặc xước da? Không nên lo lắng, nếu sợ rằng da sẽ bị tổn thương khi chải, bạn có thể nhúng ướt xơ mướp rồi chải.

Đông y sĩ Hồ Nãi Văn, Lý Thanh Phong
Xuân Hoàng biên dịch

Về Đầu Trang
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9655

Bài gửiGửi: Mon May 22, 2023 10:53 pm    Tiêu đề: 8 ích lợi sức khỏe của mướp

8 ích lợi sức khỏe của mướp


Mướp là một trong những loại rau trái rất thông dụng, toàn thân đều là bảo vật, có công dụng giải nhiệt giải độc, làm mát máu, cầm máu, thông kinh lạc, làm đẹp da, chống ung thư...

Mướp còn được gọi là “quả mướp dược liệu”, “sứa thực vật”. Theo Y học cổ truyền, mướp có tính mát, vị ngọt, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, làm mát máu, cầm máu, thông kinh lạc, lưu thông khí huyết, làm đẹp da, chống ung thư.

Nước ép mướp là một sản phẩm làm đẹp rất tốt, thậm chí còn được mệnh danh là “nước làm đẹp”, các cô gái mê làm đẹp nhất định không nên bỏ qua!


8 ích lợi sức khỏe của mướp


Trị chứng ra mồ hôi nhiều

Đốt mướp già thành than, nghiền thành bột mịn, rắc vào giày, trong nửa tháng sẽ khử sạch mùi hôi...

Phát triển trí óc

Hàm lượng vitamin B cao trong mướp có lợi cho sự phát triển trí óc của trẻ em và sức khỏe trí óc của người trung niên và cao niên.

Làm trắng da và chống lão hóa

Nước ép mướp được mệnh danh là “nước làm đẹp” chứa nhiều vitamin nhóm B ngăn ngừa lão hóa da. Lấy trực tiếp nước lá mướp trộn với mật ong hoặc glycerin vừa đủ để bảo vệ da, trừ mụn, giúp da trắng sáng và mềm mịn.

Giảm viêm họng

Viêm họng hạt là bệnh do vi khuẩn gây ra, có thể chia thành viêm họng hạt cấp tính và viêm họng hạt mãn tính. Xơ mướp rửa sạch, giã vắt lấy nước cốt, thêm lượng đường thích hợp, ngày 1 thìa, ngày 3 lần, có thể làm dịu cổ họng.

Tăng cường tác dụng của bắp thịt tim.

Y học hiện đại cho thấy, mướp có chứa saponin, chỉ có thể tồn tại trong dược liệu như nhân sâm, có tác dụng tăng cường tác dụng của bắp thịt tim.

Chống dị ứng

Chất chiết xuất từ ​​xơ mướp có tác dụng phòng ngừa rõ ràng đối với virus viêm óc Nhật Bản. Một chất chống dị ứng là acid linoleic cũng được chiết xuất từ dịch nuôi cấy mô xơ mướp, có tác dụng chống dị ứng mạnh.

Giải nhiệt, mát huyết

Ăn kiêng mùa hè chủ yếu dựa vào giải nhiệt giải nhiệt, mướp là nguyên liệu giải nhiệt trong mùa hè nắng nóng, dùng thích hợp có tác dụng giải nhiệt, mát huyết, trừ đờm, giải độc. Phù hợp với những người bị nhiệt miệng, phát sốt khát nước và những người bị khô miệng vào mùa hè nóng nực.

Bổ sung potassium

Theo số liệu, hàm lượng potassium trong 100 gam mướp là 115 mg, những người nhịn ăn, ăn kém, tiêu chảy, nôn mửa, đổ mồ hôi nhiều sẽ khiến cơ thể mất một lượng lớn potassium, những người cần dùng thuốc lợi tiểu điều trị dài ngày cũng dễ bị thiếu hụt Potassium, nếu bạn có thể ăn một lượng nhỏ mướp thường xuyên, bạn có thể tránh được nỗi lo thiếu potassium.


Món ngon từ mướp


Có nhiều cách để ăn mướp, có thể xào, nấu canh hoặc làm món nguội. Cần lưu ý nhiều thành phần trong mướp không chịu được nhiệt độ cao, dễ bị phá hủy khi tiếp xúc với nhiệt, vì vậy khi nấu cần động tác nhanh và dùng nhiệt độ vừa đủ.



1. Mướp xào

Xào gừng băm nhỏ, đổ mướp vào xào cho thơm, thêm tiêu xanh và ít tỏi, khi mướp chín thì đừng quên cho thêm bách hợp vào nấu cùng.

2. Mướp hấp cách thủy

Mướp gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc 1,5 cm. Hấp cách thủy trên lửa lớn trong 7 phút, chắt lấy nước, cho dầu vào chảo, phi thơm tỏi, cho lên trên mướp, thêm một chút xì dầu và dầu mè.

3. Canh mướp đậu phụ

Rửa sạch mướp hương, gọt bỏ hai đầu, thái miếng nhỏ cùng với đậu phụ, chần riêng, cho nước luộc gà vào nồi, đun sôi với muối, giấm và hạt tiêu, cho mướp hương, đậu phụ, hành lá và gừng vào đun sôi. Sau đó cho trứng vào khuấy đều, thêm chút bột ngọt rồi nhỏ vài giọt mỡ gà đã nấu chín.

4. Canh mướp hương tôm thịt

Mướp gọt vỏ, cắt khối vuông, chần qua tôm; đổ nước luộc gà vào nồi, nêm chút muối, đun sôi, cho mướp cắt hạt lựu vào, thêm bột ngọt, cho tôm vào, rưới dầu mè lên.

Xơ mướp tính lạnh, có tác dụng làm thông ruột, chống tiêu chảy, đối với người tỳ vị hư yếu thì nên cẩn thận. Mướp không thích hợp để ăn nhiều, dùng nhiều quá có thể hư hại dương khí, mỗi ngày chỉ nên ăn 1 đến 2 khúc.

Thái Hà

Về Đầu Trang
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9655

Bài gửiGửi: Wed Oct 18, 2023 10:48 pm    Tiêu đề: Dinh dưỡng của mướp và 5 thực phẩm không nên ăn cùng mướp

Dinh dưỡng của mướp và 5 thực phẩm không nên ăn cùng mướp


Mướp là một loại rau củ có giá trị dinh dưỡng cao thường thấy trong các món ăn châu Á, có kết cấu mềm, vị nhẹ. Mướp không chỉ dùng để xào, nấu soup mà còn có thể sử dụng trong y học cổ truyền và trong trị liệu.



Thành phần dinh dưỡng của mướp

Mướp là một loại rau củ bổ dưỡng có chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác. Sau đây là các chất dinh dưỡng chính của mướp:

    1. Vitamin C: Mướp rất giàu vitamin C, giúp nâng cao sức miễn dịch, thúc đẩy quá trình lành vết thương và tổng hợp collagen.

    2. Chất xơ: Mướp rất giàu chất xơ, giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa, giảm các vấn đề táo bón, giúp kiểm soát lượng đường và cholesterol trong máu.

    3. Vitamin A: Mướp chứa tiền chất vitamin A, chẳng hạn như beta-carotene, giúp duy trì thị lực và sức khỏe cho làn da.

    4. Khoáng chất: Mướp chứa nhiều loại khoáng chất, bao gồm potassium, magnesium, calcium, phosphorus và sắt. Những khoáng chất này rất quan trọng đối với sức khỏe của xương và tim và giúp tổng hợp huyết sắc tố.

    5. Chất chống oxy hóa: Mướp chứa nhiều chất chống oxy hóa, chẳng hạn như flavonoid và polyphenol. Những chất này giúp bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương bởi các gốc tự do và làm trì hoãn sự lão hóa tế bào và góp phần ngăn ngừa các bệnh tật.

    6. Ít calories: Mướp là thực phẩm ít calories, thích hợp như một phần của cách ăn uống lành mạnh, giúp kiểm soát cân nặng và duy trì sức khỏe tốt.



Ích lợi cho sức khỏe của mướp

    1. Thúc đẩy quá trình tiêu hóa: Mướp rất giàu chất xơ, giúp tăng cường sức khỏe của hệ thống tiêu hóa, giảm các vấn đề táo bón và duy trì tác dụng ruột một cách bình thường.

    2. Giảm lượng đường và cholesterol trong máu: Chất xơ trong mướp giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường, giúp kiểm soát lượng đường trong máu, đồng thời có thể giúp làm giảm nồng độ cholesterol và duy trì sức khỏe tim mạch.

    3. Cải thiện sức miễn dịch: Mướp rất giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa khác, có thể tăng cường sự miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng.

    4. Tăng cường thị lực và sức khỏe cho làn da: Tiền chất vitamin A trong mướp giúp duy trì thị lực và sức khỏe làn da.

    5. Bảo vệ tim mạch: Các khoáng chất như potassium và magnesium trong mướp có thể giúp hạ huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và bảo vệ sức khỏe hệ tim mạch.

    6. Tác dụng chống oxy hóa và chống viêm: Chất chống oxy hóa trong mướp giúp chống lại tác hại của các gốc tự do, giảm phản ứng viêm và có lợi cho việc ngăn ngừa các bệnh mãn tính như ung thư và bệnh tim mạch.



Những thực phẩm không nên ăn cùng mướp


    1. Giá đỗ: Giá đỗ là loại rau giàu vitamin C nhưng lại chứa một loại enzyme sẽ phá hủy vitamin B2 và vitamin B3 trong mướp. Vì vậy, ăn mướp và giá đỗ cùng lúc sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ 2 loại vitamin này.

    2. Cá chép: Không nên ăn mướp và cá chép cùng lúc, chủ yếu vì cá chép là loại thực phẩm có tính hàn, dễ gây rối loạn lá lách, dạ dày. Chính mướp có tác dụng giải nhiệt, nếu ăn chung sẽ khiến thức ăn mang tính hàn mạnh kết hợp với nhau, dễ gây tiêu chảy, thậm chí đau bụng và các triệu chứng khác. Vì vậy, không nên ăn mướp và cá chép cùng nhau.

    3. Spinach: Mướp không thể ăn cùng với spinach. Spinach có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, trong khi mướp có tác dụng giải nhiệt và thúc đẩy nhu động ruột. Nếu ăn chung hai loại thực phẩm này sẽ làm tăng tốc độ nhu động của đường tiêu hóa và gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy. Nếu bạn không muốn có những triệu chứng như vậy thì đừng ăn chúng cùng nhau.

    4. Rượu: Mướp rất giàu vitamin B1, khi gặp rượu sẽ cản trở quá trình hấp thụ và sử dụng vitamin B1 của cơ thể, làm giảm tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng của mướp.

    5. Củ cải trắng: Các chất dinh dưỡng có trong mướp và củ cải trắng không tương thích với nhau nên trong đời sống hàng ngày không nên kết hợp hai nguyên liệu này cùng nhau. Đặc biệt các bạn nam không nên ăn mướp và củ cải trắng cùng nhau, vì điều này sẽ dễ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nam giới. Bạn cần chú ý khi ăn mướp trong đời sống hàng ngày.



Cách chọn mướp khi mua

    1. Hình thức: Chọn loại mướp có bề ngoài mịn màng, màu sắc đồng đều. Tránh chọn những quả mướp bị hư hỏng, móp méo hoặc bầm dập vì điều này có thể cho thấy mướp đã quá chín hoặc kém phẩm chất.

    2. Độ mềm: Ấn mướp nhẹ nhàng, cần có độ mềm nhất định nhưng không quá mềm hoặc quá cứng. Mướp quá cứng có thể chưa trưởng thành, còn mướp quá mềm có thể bị chín quá hoặc thối.

    3. Kích thước: Kích thước của mướp không phản ảnh phẩm chất của nó nên bạn có thể lựa chọn kích thước mướp phù hợp theo nhu cầu của mình. Nói chung, mướp cỡ vừa thường mềm và có hương vị thơm ngon hơn.

    4. Cuống quả: Phần cuống mướp phải xanh và tươi. Nếu cuống quả có màu vàng hoặc khô thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy mướp đã mất độ tươi.

    5. Trọng lượng: Dùng tay cầm mướp và cảm nhận sức nặng của nó. Mướp nặng hơn có thể có hàm lượng nước cao hơn, còn mướp nhẹ hơn có thể bị khô hoặc chín quá gây rỗng ruột nên nhẹ.

Khi chọn mướp, tốt nhất nên chọn những quả còn tươi, nguyên vẹn. Nếu có điều kiện, nên mua mướp được trồng hữu cơ hoặc không dùng thuốc trừ sâu để bảo đảm an toàn cho sức khỏe của mình và gia đình.

Vương Hòa
Khả Vy biên dịch

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nữ Công Gia Chánh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân