TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - 9 triệu chứng chính của bệnh viêm phế quản
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

9 triệu chứng chính của bệnh viêm phế quản

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Fri Oct 06, 2023 10:57 pm    Tiêu đề: 9 triệu chứng chính của bệnh viêm phế quản

9 triệu chứng chính của bệnh viêm phế quản


Viêm phế quản là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp chính trong phổi, phế quản, khiến chúng bị kích thích và viêm. Triệu chứng chính là ho, có thể tiết ra chất nhầy màu vàng xám. Viêm phế quản cũng có thể gây đau họng, thở khò khè và nghẹt mũi.

Phế quản là các ống dẫn khí từ bên ngoài cơ thể sau khi đi qua đường hô hấp trên (mũi, họng, thanh quản) để vào hai phổi. Thành của ống phế quản tiết ra chất nhầy để giữ bụi và các hạt khác có thể gây kích thích.



Hầu hết các trường hợp viêm phế quản cấp tính xảy ra khi phế quản bị kích thích và viêm do nhiễm trùng, khiến chúng tiết ra nhiều chất nhầy hơn bình thường. Cơ thể cố gắng thay đổi lượng đờm dư thừa này bằng cách ho.

Hút thuốc là nguyên nhân chủ yếu gây viêm phế quản. Theo thời gian, khói thuốc lá có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho ống phế quản, khiến chúng bị viêm kéo dài (mãn tính).

Viêm phổi là biến chứng phổ thông nhất của viêm phế quản. Điều này xảy ra khi nhiễm trùng lan sâu hơn vào phổi, khiến các túi khí trong phổi chứa đầy chất lỏng. Cứ 20 trường hợp viêm phế quản thì có một trường hợp sẽ dẫn đến viêm phổi.

Những người dễ bị nhiễm trùng hơn, chẳng hạn như trẻ nhỏ hoặc những người có tiền sử bệnh từ trước, có thể cần nhập viện để đề phòng nếu họ bị viêm phổi.

Triệu chứng chính của viêm phế quản là ho. Ho có thể tiết ra chất nhầy đặc, màu xám vàng, mặc dù điều này không phải lúc nào cũng đúng. Sau khi các triệu chứng khác biến mất, cơn ho vẫn có thể kéo dài hàng tuần, bạn có thể thấy rằng ho dai dẳng khiến ngực và cơ bụng đau nhức.



Các triệu chứng khác của viêm phế quản có thể bao gồm:

• Cảm giác tức ngực

• Khó thở

• Thở hổn hển

• Đau họng

• Sốt nhẹ và ớn lạnh

• Đau đầu

• Nghẹt mũi và xoang

• Nhức mỏi và đau nhức.

Mặc dù khó chịu nhưng những triệu chứng này thường không nghiêm trọng và có thể không cần đến bác sĩ. Tuy nhiên, các triệu chứng của viêm phế quản có thể tương tự với viêm phổi, vì vậy điều quan trọng là phải lưu ý bất kỳ thay đổi nào về triệu chứng.



Gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu:

• Ho rất nặng hoặc kéo dài hơn ba tuần

• Sốt kéo dài hơn ba ngày

• Ho ra đờm có máu

• Thở nhanh (hơn 30 nhịp thở mỗi phút) hoặc đau ngực

• Buồn ngủ hoặc lú lẫn

• Đã từng bị viêm phế quản nhiều lần

Có bệnh tim hoặc bệnh phổi tiềm ẩn, chẳng hạn như hen suyễn, khí thũng (tổn thương các đường dẫn khí nhỏ trong phổi), suy tim sung huyết (suy tim gây ra dịch trong phổi) hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Bạn cũng nên liên lạc với bác sĩ để được cố vấn nếu mắc bệnh tim hoặc phổi có thể làm tăng rủi ro nhiễm trùng, chẳng hạn như hen suyễn hoặc suy tim.

Các triệu chứng của viêm phế quản mãn tính thường nặng hơn vào mùa đông và thường có hai đợt bùng phát trở lên mỗi năm. Khi các triệu chứng đặc biệt nghiêm trọng, chúng xảy ra đột ngột.

Nếu bạn mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bạn có thể ngày càng khó thở khi tập thể dục hoặc di chuyển.



Nhiễm trùng viêm phế quản có thể do virus hoặc vi khuẩn gây ra, mặc dù viêm phế quản do virus thông thường hơn.

Trong hầu hết các trường hợp, viêm phế quản là do cùng loại virus gây cảm lạnh hoặc cúm thông thường. Khi ai đó ho hoặc hắt hơi, virus có trong hàng triệu giọt nước nhỏ. Những giọt này thường lan rộng khoảng 1m. Chúng lơ lửng trong không khí một thời gian rồi rơi xuống các bề mặt nơi virus có thể tồn tại trong 24 giờ. Bất cứ ai chạm vào những bề mặt này đều có thể lây bệnh.

Các vật dụng hàng ngày trong nhà và nơi công cộng như tay nắm cửa hoặc bàn phím có thể chứa dấu vết của virus. Mọi người thường bị nhiễm bệnh bằng cách dính virus trên tay từ một vật thể bị ô nhiễm, rồi đưa tay gần miệng hoặc mũi. Bạn cũng có thể vô tình hít phải virus nếu nó lơ lửng trong các giọt nhỏ trong không khí.



Viêm phế quản cũng có thể được khởi động bởi các chất kích thích hô hấp, chẳng hạn như khói thuốc, hóa chất trong các sản phẩm gia dụng hoặc khói thuốc lá.

Hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phế quản mãn tính, có thể ảnh hưởng đến những người hít phải khói thuốc thụ động cũng như chính người hút thuốc.

Bạn cũng có nguy cơ bị viêm phế quản nếu thường xuyên tiếp xúc với các chất có thể gây hại cho phổi, chẳng hạn như bụi ngũ cốc, vải dệt, amoniac, acid mạnh hoặc clo. Tình trạng này đôi khi được gọi là viêm phế quản nghề nghiệp và thường thuyên giảm sau khi loại bỏ việc tiếp xúc với chất gây kích thích.

Trong hầu hết các trường hợp, viêm phế quản sẽ tự khỏi trong vòng vài tuần mà không cần điều trị. Loại viêm phế quản này được gọi là viêm phế quản cấp tính. Trong khi chờ bệnh viêm phế quản khỏi, bạn nên bồi bổ cơ thể bằng cách uống nhiều nước và nghỉ ngơi đầy đủ.

Trong một số trường hợp, triệu chứng viêm phế quản có thể kéo dài hơn. Nếu các triệu chứng kéo dài ít nhất ba tháng thì được gọi là viêm phế quản mãn tính. Không có cách chữa khỏi bệnh viêm phế quản mãn tính, nhưng có một số loại thuốc có thể giúp giảm triệu chứng. Điều quan trọng nữa là tránh hút thuốc và môi trường nhiều khói, vì điều này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng.



Nếu bị viêm phế quản, bạn nên:

    • Nghỉ ngơi đầy đủ.

    • Uống nhiều nước hơn. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước và làm giảm chất nhầy trong phổi, giúp bạn dễ ho hơn.

    • Chữa nhức đầu, sốt hoặc đau nhức bằng thuốc giảm đau (nên hỏi ý kiến bác sĩ cẩn thận, tránh tự ý mua thuốc).

    • Có rất ít bằng chứng cho thấy thuốc ho có tác dụng và bạn không nên dùng thuốc ho cho trẻ dưới 6 tuổi.

    • Nếu bạn hút thuốc, bạn nên dừng lại ngay lập tức. Hút thuốc làm trầm trọng thêm tình trạng viêm phế quản và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Ngừng hút thuốc khi bạn bị viêm phế quản cũng là cơ hội tuyệt vời để bỏ thuốc lá hoàn toàn.

Mặc dù điều trị y tế hiếm khi cần thiết nhưng đôi khi bạn nên đến gặp bác sĩ. Các bác sĩ không thường xuyên kê đơn thuốc trụ sinh vì viêm phế quản hầu hết là do virus gây ra. Thuốc trụ sinh không có tác dụng đối với virus và việc kê đơn thuốc khi không cần thiết có thể khiến vi khuẩn kháng lại việc điều trị bằng trụ sinh theo thời gian.



Bác sĩ có thể kê đơn thuốc trụ sinh nếu nguy cơ biến chứng, chẳng hạn như viêm phổi, tăng lên. Thuốc trụ sinh có thể được khuyên dùng cho:

    • Trẻ sinh non

    • Người trên 80 tuổi

    • Người có tiền sử ung thư phổi, bệnh tim, bệnh thận hoặc bệnh gan

    • Những người có hệ miễn dịch yếu, có thể do các bệnh lý tiềm ẩn hoặc tác dụng phụ của thuốc steroid

    • Người bị bệnh xơ nang

Viêm phế quản mãn tính được điều trị giống như COPD. Ví dụ: Có thể dùng một loại thuốc gọi là thuốc tiêu nhầy để dễ ho ra đờm hơn. Một chương trình tập thể dục gọi là phục hồi tác dụng phổi có thể giúp đối phó với các triệu chứng tốt hơn. Điều quan trọng là phải bỏ hút thuốc nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh viêm phế quản mãn tính hoặc COPD.



Những lời khuyên sau đây có thể giúp ngăn ngừa viêm phế quản.

    • Bỏ thuốc lá. Khói thuốc lá có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nhiễm trùng hiện có và khiến bạn dễ bị viêm phế quản mãn tính.

    • Duy trì thói quen vệ sinh tốt. Viêm phế quản thường do virus gây ra, lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua ho và hắt hơi. Rửa tay thường xuyên và sử dụng khăn giấy dùng một lần có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của nhiễm trùng.

    • Bảo vệ chính mình tại nơi làm việc. Nếu tiếp xúc với các chất có thể gây kích thích phổi, hãy luôn đeo mặt nạ che mũi và miệng.

Khoảng 1 trong 20 người bị viêm phế quản sẽ bị nhiễm trùng thứ phát ở một hoặc cả hai phổi. Điển hình, nhiễm trùng vẫn tồn tại trong các túi khí nhỏ gọi là phế nang. Nhiễm trùng này được gọi là viêm phổi.



Những người có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi cao hơn bao gồm:

• Người già

• Người hút thuốc

• Người có vấn đề sức khỏe khác như bệnh tim, bệnh gan, bệnh thận

• Người có hệ miễn dịch yếu



Các triệu chứng của bệnh viêm phổi bao gồm:

• Khó thở - Ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi

• Nhịp tim nhanh

• Sốt

• Nói chung là cảm thấy khó chịu

• Đổ mồ hôi và run rẩy

• Chán ăn

• Đau ngực

Viêm phổi nhẹ thường có thể được điều trị tại nhà bằng trụ sinh. Những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể phải nhập viện, trong đó nếu cần, bệnh nhân sẽ được gắn máy thở và tiêm thuốc trụ sinh vào tĩnh mạch.

(theo Wang He)
Chấn Hưng biên dịch

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân