TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Nguồn gốc của Tết Trung thu
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Nguồn gốc của Tết Trung thu

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
THANH BINH



Ngày tham gia: 26 Jun 2008
Số bài: 158

Bài gửiGửi: Fri Sep 29, 2023 9:54 am    Tiêu đề: Nguồn gốc của Tết Trung thu

Nguồn gốc của Tết Trung thu
Lê Trần biên dịch



Nguồn gốc của Tết Trung thu

Nguồn gốc của Tết trung thu là từ danh từ ‘Nguyệt tịch’ mà ra. Trong sách Lễ ký thời Chiến Quốc, nhiều lần nhắc đến “Thiên tử xuân phân triêu Nhật, thu phân tịch Nguyệt”. Ở đây, ‘triêu’ và ‘tịch’ đều là động từ , nghĩa là cúng tế, nghĩa là Hoàng đế nhà Chu ngày xuân phân cúng tế mặt trời, ngày thu phân cúng tế mặt trăng.


Trong sách có giải thích tại sao thiên tử phải cúng tế Nhật – Nguyệt: “Người xưa, tiên vương có thiên hạ, vừa tôn thờ Thượng Đế, Minh Thần vừa rất mực cung kính, vì lẽ ấy mà có ‘triêu Nhật’, ‘tịch Nguyệt’ để dạy dân”. Căn cứ theo chú thích rõ ràng của sử học gia Đông Ngô thời Tam Quốc, Thượng Đế ở đây có nghĩa là Thiên (Trời), Minh Thần là Nhật và Nguyệt. Thời xưa, bậc đế vương gọi mình là Thiên tử, là con của Trời, công việc hằng ngày phải xem đức hạnh, hiểu được chuyện lớn thờ cúng thiên địa, cố định thời gian mỗi năm cử hành hoạt động quy mô tế Trời, hai ngày xuân phân và thu phân khác biệt cúng tế Nhật và Nguyệt, như vậy có thể căn cứ theo ý chỉ của Thượng Thiên mà sửa trị thiên hạ tốt hơn.

Truyền thống này được nhà Chu chế định tiếp tục đến triều đại nhà Thanh, theo “Yến kinh tuế thì ký” ghi chép: “Trước ngày xuân phân, đều có các quan đại thần tập trung cúng tế ở các tự miếu trong cung, các thế gia đại tộc ngày này cũng cúng tế nhà thờ tổ tiên, tiết thu phân cũng vậy.” Nhưng mà ngày thu phân là quá nửa mùa thu, trăng không nhất định là tròn nhất trong ngày này. Theo thời gian đổi dời, từ ngày thu phân tế Nguyệt phát triển thành ngày lễ riêng biệt; đến thời nhà Đường, người ta lấy buổi tối ngày mười lăm tháng Tám âm lịch là thời điểm thích hợp nhất để ngắm trăng và cố định thành ngày Tết Trung thu. Lễ tế Nguyệt ban đầu cũng chính là truyền thống ‘Tịch Nguyệt’, vậy nên Trung thu cũng gọi là ‘Nguyệt tịch’.



Vào thời nhà Đường, người ta ấn định đêm ngày 15 tháng 8 thích hợp nhất để ngắm trăng, là Tết Trung thu.

Trung thu hay là Trọng thu?

‘Trung thu’ 中秋 cũng có thể viết thành ‘Trọng thu’ 仲秋. Vậy Trung thu và Trọng thu phải là một? Ở thời xưa, một năm được chia thành bốn mùa; mỗi mùa có ba tháng, ba tháng này chiểu theo phương thức sắp xếp thời xưa gọi là mạnh, trọng, quý. Ví dụ, ba tháng của mùa hè là mạnh hạ, trọng hạ và quý hạ; mùa thu cũng giống vậy có mạnh thu, trọng thu và quý thu. Trọng thu chính là tháng ở giữa mùa thu, tức là tháng 8 Âm lịch. Trọng thu chỉ chính là một tháng, nhưng tiết trung thu chỉ chính là một ngày.



Vào đêm Trung thu năm Khai Nguyên, một đạo sĩ đã mời Đường Huyền Tông đến thăm Nguyệt cung, đạo sĩ đã dùng thần thông của mình để xây một cây cầu bạc thẳng lên mặt trăng, và họ đến thăm Nguyệt cung. Tranh vẽ trên hành lang Di Hòa Viên: Chuyến du ngoạn Nguyệt cung của Đường Huyền Tông.

Điển tích Tết Trung thu

Ngày nay mọi người đều biết rõ điển tích ‘Hằng Nga bôn nguyệt’, ‘Thỏ ngọc đảo dược’. Thời Trung Hoa xưa, câu chuyện về chuyến thăm Nguyệt cung của Đường Huyền Tông được thảo luận sôi nổi nhất. Câu chuyện này đã được ghi lại trong nhiều sách thời nhà Đường, và sau đó được tái hiện nhiều lần trong thơ văn, tiểu thuyết và nhạc tuồng, tạo thành nhiều bản khác nhau.

Theo những ghi chép ban đầu của thời Đường, vào đêm Trung thu năm Khai Nguyên, một đạo sĩ đã mời Đường Huyền Tông (Đường Minh Hoàng) đến thăm Nguyệt cung, đạo sĩ đã sử dụng thần thông của mình xây nên một cầu bạc lớn nối thẳng lên mặt trăng, hai người đi một hồi lâu đến trước cửa một tòa thành, tấm bảng trên cổng ghi “Quảng Hàn Thanh Hư chi phủ” (phủ của Thanh Hư Quảng Hàn). Cũng nói khi đến Nguyệt cung, có hàng trăm tiên nữ đang nhảy múa thoăn thoắt bên trong thành, âm thanh tiên nhạc mỹ diệu vô cùng, điệu múa của các tiên nữ thướt tha uyển chuyển, Huyền Tông hỏi đây là bài gì, tiên nữ hồi đáp là “Nghê thường vũ y khúc” Sau khi Huyền Tông trở lại nhân gian, ông đích thân dạy các nhạc công nội cung bài này và gọi là “Nghê thường vũ y khúc”.

Bạn có thể tưởng tượng được bài hát và vũ điệu được mang về từ cung tiên đẹp đẽ như thế nào không? Bạch Cư Dị, một nhà thơ thời Đường lúc bấy giờ, đã không bao giờ quên được sau khi tận mắt chứng kiến, ông đã nhiều lần ca ngợi và ghi lại dư vị của bài này trong thơ của ông, nhưng rất tiếc bản nhạc này đã thất truyền, chúng ta ngày nay không thể nghe lại nó.



Một tranh vẽ Tết Trung Thu thời nhà Tống

Tập tục Tết Trung thu

Người xưa có những tập tục gì trong ngày Tết Trung thu? Vào ngày 15 tháng 8 Âm lịch, hầu hết người xưa đều sẽ ‘tế Nguyệt’ (cúng tế Nguyệt) và ‘thưởng nguyệt’ (ngắm trăng). “Đế kinh cảnh vật” lược ghi rằng, ngày 15 tháng 8 tế Nguyệt, ngoài bánh trái phải đầy đủ, bổ dưa không được cắt thành từng múi mà phải cắt thành miếng tròn. Miêu tả người xưa thưởng nguyệt thì trong thơ văn ca phú chỗ nào cũng có.

Về việc ăn uống, thứ nhất là ăn Nguyệt bính (bánh trung thu), trong “Hy triều nhạc sự” ghi chép rằng: “Bát nguyệt thập ngũ nhật vị chi trung thu, dân gian dĩ nguyệt bính tương dị, thủ đoàn viên chi nghĩa”. Đại ý là ngày 15 tháng 8 gọi là Tết Trung thu, dân chúng tặng bánh trung thu làm quà lẫn nhau, với hàm nghĩa là đoàn viên.

“Chước trung chí lược” miêu tả là từ ngày đầu tháng 8 đã có người bán bánh trung thu, đến ngày 15, mọi gia đình đều cúng bánh trung thu và trái cây, sau khi thắp hương cúng tế xong sẽ bắt đầu bữa tiệc, đêm tối mới tan.

Có thể khẳng định là, tất cả mọi người đều xem Trung thu là ngày đoàn viên. “Đế kinh cảnh vật lược” ghi rằng: “Nữ quy ninh, thị nhật tất phản kỳ phu gia, viết: đoàn viên tiết dã”, ý nói rằng, nếu vợ về nhà mẹ ruột, thì Tết Trung thu cũng nhất định phải trở về nhà chồng, bởi vì đây là lễ đoàn viên.



Ngoài bánh trung thu ra, các loại trái cây cũng rất phong phú. “Đông Kinh mộng hoa lục” thời Tống và “Chước trung chí lược” thời Minh đều có rất nhiều miêu tả tỉ mỉ. Vào tháng 8, hoa quế nở rộ, người ta còn ngắm hoa quế, cất rượu hoa quế. Một tập tục thú vị khác của Tết Trung thu là xem thủy triều, ngày Tết Trung thu là thời điểm tốt nhất để xem thủy triều. Các nhà thơ trong quá khứ như Lý Bạch, Mạnh Hạo Nhiên, Lưu Vũ Tích, Bạch Cư Dị, Phạm Trọng Yêm, Lục Du, Tân Khí Tật, Tô Thức v.v. đều đã viết thơ về thủy triều của sông Tiền Đường.

Khi tôi còn nhỏ, chờ đợi lớn nhất của tôi vào Tết Trung thu là được ăn bánh Trung thu, cũng giống như Tết Nguyên Tiêu muốn ăn bánh trôi nước, Tết Đoan Ngọ muốn ăn tống tử vậy. Sau khi đọc nhiều sách cổ, tôi phát giác ra rằng những ngày hội này không chỉ bao gồm sự kính ngưỡng người xưa đối với Thiên Địa, Thần Minh, mà người xưa còn có nhiều cách để tổ chức ngày hội hơn so với thời hiện đại.



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân