TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Bốn quy tắc làm việc nhà đơn giản dành cho “người lười”
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Bốn quy tắc làm việc nhà đơn giản dành cho “người lười”

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Mẹo Vặt
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Wed Aug 16, 2023 11:23 pm    Tiêu đề: Bốn quy tắc làm việc nhà đơn giản dành cho “người lười”

Bốn quy tắc làm việc nhà đơn giản dành cho “người lười”


Cho dù công việc được yêu thích đến đâu, nếu làm quá nhiều, quá yêu cầu hoàn mỹ, thì sau một thời gian cũng sẽ dần trở nên nhàm chán. Mấy năm trước, tôi nhiệt tình với công việc nhà hơn bây giờ. Mỗi ngày, tôi hầu như đều lau dọn nhà vệ sinh, hút bụi, lau nhà, lau bàn, quét bụi... Thậm chí khi bạn của tôi đến chơi, cũng phải thốt lên: “Cậu có biết không, tớ vừa bị cái bồn cầu nhà cậu làm chói mắt. Sao có thể sáng bóng đến vậy chứ! ”

Mặc dù khi nghe lời khen thì rất vui, nhưng để có được không gian sáng sủa như vậy, thì công sức bỏ ra cũng không hề ít. Khi cuộc sống thay đổi, thời gian và sức lực có hạn, nếu vẫn kiên trì yêu cầu của mình theo tiêu chuẩn như vậy, thì không tránh được mệt mỏi.

Về sau, tôi bắt đầu học cách “mở một mắt, nhắm một mắt,” tự xem mình là một người lười biếng, nhẹ nhàng làm việc nhà bằng một loại phương thức không tốn nhiều sức lực. Tôi phát giác, ngay cả khi không làm nhiều, không cần gắng sức nhiều, vẫn có thể duy trì một ngôi nhà sạch sẽ và thoải mái.



Quy tắc 1: Nhân tiện

Bước đi đầu tiên thường là bước khó khăn nhất. Có phương pháp nào để không cần dùng ý chí mà vẫn có thể bật công tắc khởi động chế độ bắt đầu công việc hay không? Câu trả lời là “nhân tiện” làm.

Việc chia nhỏ nhiệm vụ lớn thành từng nhiệm vụ nhỏ là một trong những nguyên tắc mà các cuốn sách dạy về thói quen thường nhắc đến. Là một người đi làm bận rộn, hơn phân nửa tinh thần và sức lực trong ngày là dành cho công việc chính, nếu tiếp tục làm việc khác nữa thì rất mệt. Tuy nhiên, không thể không làm việc nhà. Chỉ cần bỏ ra khoảng 5% sức lực cho việc nhà là được rồi, còn khoảng thời gian tự do quý báu còn lại thì hãy dành cho giấc ngủ và nghỉ ngơi.

Với một người rất chú trọng không khí phòng tắm như tôi, nếu muốn cọ rửa kỹ càng, sạch sẽ thì ít nhất cũng phải mất nửa giờ. Tuy nhiên, tôi đã chia thành các nhiệm vụ nhỏ như cọ bồn cầu, cọ bồn rửa mặt, lau sạch các vết bẩn, mỗi việc chỉ tốn khoảng ba phút là có thể hoàn thành.

Hãy kết hợp việc nhà với các hoạt động hàng ngày. Ví dụ, sau khi đi vệ sinh xong thì tiện thể cọ bồn cầu; sau khi đánh răng thì tiện thể cọ bồn rửa mặt; sau khi tắm xong thì thuận tay lau vết nước bằng khăn lau... Một ngày trôi qua, công việc dọn dẹp cũng được hoàn thành thuận lợi nhẹ nhàng, không nặng nề chút nào.

Các việc quét dọn như lau nhà, hút bụi, lau bàn, tẩy mốc là những công việc không thể “tiện thể” làm được. Bởi vậy, tôi thường làm chúng vào ngày nghỉ, khi rảnh rỗi. Tôi thích xem việc nhà như một công cụ để làm tỉnh táo đầu óc vào buổi sáng sớm. Khi bắt đầu một ngày mới là lúc thể lực dồi dào nhất, nhưng đầu óc vẫn còn ở trạng thái lơ mơ. Lúc ấy, tôi chỉ cần lẳng lặng quét quét, lau lau, nghĩ đến cái gì làm cái đó, cho đến khi tinh thần tỉnh táo lại, thì việc nhà cũng đã làm xong rồi.

Khái niệm chia nhỏ công việc cũng có thể áp dụng cho việc tổng vệ sinh. Các nhiệm vụ lớn phải mất một tuần để hoàn thành, được chia nhỏ thành các nhiệm vụ có thể hoàn thành trong vòng một giờ. Sắp xếp chúng vào các ngày rảnh rỗi, hoàn thành từ từ từng việc một.

Một khi công tắc làm việc nhà được bật, có lẽ chúng ta sẽ không dừng lại được vì quá hăng say nhiệt tình. Lúc này, cần phải nhắc nhở mình, hãy hô to lên “Stop” trước khi gân cốt mỏi mệt, cạn kiệt sức lực. Hãy giữ cho tâm trạng của chúng ta luôn vui vẻ khi làm việc nhà.



Quy tắc 2: Chỉ giải quyết những vị trí quan tâm

Việc phải quan tâm chu đáo mọi nơi khiến mọi người mệt mỏi. Ngày thường, tôi sẽ nghĩ cách “giảm công bớt việc” trong việc nhà, chỉ giải quyết những vị trí quan trọng. Như vậy, thời gian làm việc nhà có thể được rút ngắn phân nửa.

Lúc này, tôi sẽ sắp xếp thứ tự ưu tiên cho mình, chỉ làm những việc nhà có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt. Ví dụ, tóc và rác nhỏ trên sàn nhà làm dơ quần áo, khi giẫm lên cũng gây khó chịu. Vì vậy, tôi sẽ ưu tiên hút bụi trên sàn nhà hơn so với việc lau dọn bàn. Còn nếu như sàn nhà sạch rồi không cần thiết phải lau, thì tôi sẽ không ưu tiên làm.

Nếu phải chọn giữa quét dọn phòng và nhà vệ sinh, tôi sẽ chọn việc quét dọn nhà vệ sinh. Vì nếu để khu vực sử dụng nước sau 2-3 tuần mới lau dọn, thì việc làm sạch nấm mốc và vết bẩn tích lũy sẽ khiến ta phải mất nhiều công sức hơn. Điều này thực sự không đáng. Sau khi tắm xong, nếu thực sự mệt mỏi quá, vậy thì chỉ lau sạch vệt nước đọng, còn việc khác hãy để đến khi có đủ sức lực thì làm tiếp.

Áp lực là kẻ thù lớn của công việc nhà. Hãy đối xử tốt với chính mình, chăm chỉ dọn dẹp ở những vị trí quan tâm và cần thiết, còn lại thì có thể lơ là một chút cũng không sao.



Quy tắc thứ 3: Sử dụng công cụ đơn giản

Để giải quyết công việc nhà, trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm vệ sinh và dụng cụ lau dọn với nhãn mác nhấn mạnh vào việc tiết kiệm thời gian như “chuyên môn ××”, “chỉ cần vài giây”, không cần cọ rửa, không làm dơ tay... Tôi đã từng mua vài loại để thử, nhưng sau đó tôi nhận thấy các sản phẩm này mặc dù mang lại tiện nghi ở mức độ nhất định, nhưng dùng hết cần phải mua thêm, chiếm không gian để cất trữ,... Vì vậy, tôi bắt đầu đơn giản hóa các công cụ dọn dẹp.

Về vấn đề này, nên học tập theo các nhà sư. Họ thường sử dụng những công cụ tối thiểu như chổi quét, hốt rác, khăn lau và xô nước. Khi tôi còn nhỏ, trong nhà tôi cũng không có những thứ như cây lau sàn. Mẹ luôn bảo chúng tôi dùng khăn lau để lau sàn gỗ, muốn lau cẩn thận thì phải quỳ xuống, dùng tay cầm khăn chà lau; nếu lười biếng thì dùng chân giẫm lên giẻ để lau. Tôi cũng đã trải qua khoảng thời gian hơn mười năm bình yên như vậy.

Tuy nhiên, việc sử dụng khăn để lau sàn nhà không còn phù hợp với thói quen sinh hoạt của con người hiện đại. Nếu vẫn lưu trữ những dụng cụ lau dọn không cần thiết cũng sẽ rất phiền phức. Lựa chọn của tôi là bàn chải cho bồn cầu, khăn lau, bàn chải chà khe nhỏ. Chất tẩy rửa thì chọn loại nhiều công dụng, có nguồn gốc từ thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Ví dụ, natri cacbonat dùng để tẩy trắng, khử trùng; bột baking soda vừa là cứu tinh của những vết bẩn do dầu mỡ, vừa có thể rửa rau củ; citric acid để tẩy cặn bẩn; ngoài ra còn có cồn và xà bông (xà bông nước). Nếu chỉ cần vài đồng là có thể giải quyết những công việc này, cớ sao phải chi mấy trăm đồng để thêm phiền phức cho chính mình?

Ngoài ra, tôi còn có một cách để khiến mình vui vẻ hơn khi làm việc nhà. Đó là chọn các công cụ lau dọn mà tôi thực sự yêu thích. Bởi vì đó là những công cụ mà mình yêu thích, nên tôi sẽ tự nhiên muốn sử dụng chúng. Tôi thích sử dụng khăn lau màu trắng từ Nara suốt nhiều năm, sử dụng nó để lau sạch nồi, chén, thau chậu, dụng cụ nấu ăn, và vết nước ở nhà tắm. Mỗi lần sử dụng đều gợi lên trong tôi những kỷ niệm từ chuyến du lịch đến Nara, làm cho việc lau dọn trở nên nhẹ nhàng, nhanh chóng



Quy tắc thứ 4: Đơn giản hóa các bước

Có hai cách để đơn giản hóa các bước, một là chính mình từng công việc, hai là toàn bộ quá trình thực hiện công việc. Đặc biệt, cái thứ hai thường dễ bị bỏ qua.

Dụng cụ quét dọn của bạn được đặt ở nơi nào? Là nơi có thể thuận tay dễ dàng lấy được, hay được cất giữ trong tủ? Tôi thấy rằng, nếu đặt chúng ở nơi dễ nhìn thấy, chỉ cần một động tác là có thể lấy được, như vậy là tốt nhất. Giống như khi dọn dẹp, chúng ta quen đặt những vật dụng thường dùng ở vị trí dễ cất, dễ lấy. Nếu như máy hút bụi, khăn lau được đặt ở vị trí trong tầm mắt, thì chúng không chỉ có tác dụng nhắc nhở, mà còn thuận tiện cho chúng ta sử dụng.

Mặt khác, khi mọi trong gia đình đều nhìn thấy dụng cụ làm việc nhà để ở đâu, cũng sẽ là động lực thúc đẩy họ tham gia làm việc nhà. Tạo môi trường thuận lợi cho việc dọn dẹp vệ sinh cũng là một khâu rất quan trọng. Chúng ta có thể bắt đầu từ việc cất giữ đồ đạc, dụng cụ. Ví dụ, cất giữ đồ theo kiểu đóng kín sẽ tốt hơn cất giữ kiểu để mở, như vậy sẽ đỡ giai đoạn lau bụi.

Đối với khu vực thường xuyên sử dụng nước như phòng tắm và nhà bếp, nên sử dụng cất giữ theo kiểu treo. Như vậy, nếu một nơi nào đó bị bẩn, có thể dùng khăn trực tiếp lau ngay.

Trong quá trình làm việc nhà, nếu cảm thấy không được thuận tay, hoặc phiền phức, thì hãy dừng lại và xét xem ở công việc nào có vấn đề. Đôi khi, không phải là chúng ta không thích làm việc nhà, mà là vì có quá nhiều bước phức tạp tăng thêm độ khó trong quá trình thực hiện. Bởi vậy, hãy cố gắng đơn giản hóa, có lẽ bạn sẽ có những phát giác mới.

Tăng Trăn
Lam Yên biên dịch

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Mẹo Vặt Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân